Chưởng Hồn Chiêu
-
Chương 15: Kỳ duyên luyện được kỳ kinh
Nghe tiếng thét của Phương Tuệ và tiếng cười của Thiên Lai Ma Nữ, Bạch Cương biết mình xuất hiện lúc này sẽ bất lợi.
Mục đích của chàng là tìm đến gian thạch thất để học võ công Kỳ kinh. Bây giờ thạch thất đã ở trước mặt chính là Tu Chân thất. Nếu xuất hiện để những nữ nhân tranh giành nhau. Phe Phương Tuệ thắng chẳng nói làm gì, nếu Thiên Lai Ma Nữ thắng là ả ta sẽ bắt chàng, lỡ dỡ ý đồ tu luyện.
Nghĩ như vậy, nên Bạch Cương len sâu vào vách đá, im hơi lặng tiếng.
Bên ngoài, tiếng Phương Tuệ thét :
- Ma nữ hãy cút đi nơi khác, đây không phải là chỗ của ngươi.
Thiên Lai Ma Nữ cười gằn :
- Hai con a đầu, đừng ỷ vào Bạch Mi lão lão mà hỗn láo với ta. Hừm, ta đã biết các ngươi tìm thằng tiểu tử non tơ ấy không thấy nên nổi nóng. Song ta đến đây là để kiếm chỗ ẩn tàng Kỳ kinh. Chuyện ân ái với đàn ông con trai ta đã từng trải nhiều rồi. Ta chẳng thèm tranh giành thằng bé ấy với các ngươi đâu.
Bị nói chạm nọc, Phương Tuệ quát lớn :
- Ma nữ, hãy câm cái miệng hôi thối của ngươi lại. Có giỏi hãy đấu ba trăm chiêu, đừng giỏi tài khoác lác.
Ma nữ chợt cười rú lên :
- Ha ha, chỉ cần ba chiêu dữ dội.
“Ầm” một tiếng chuyển núi, kình đạo đôi bên chạm nhau làm vách đá đổ ập, những tảng phi thạch bay vun vút rợn người.
Thiên Lai Ma Nữ không ngờ chưởng lực của hai người con gái quá mạnh nên ả ta chao mình đi, khí huyết đảo lộn bởi vừa hứng chịu hai chiêu thần tốc. Ả ta lắc lư một lúc mới trụ bộ vững, lập tức thét :
- Hai con a đầu phải chết...
Cuồng phong liền nổi dậy theo chưởng đạo của Ma nữ. Phía bên kia hai cô gái lại sát cánh phát chiêu phản công. Những tiếng nổ ầm ầm, vách đá đung đưa, khiến Bạch Cương suýt bị bật ra ngoài. Tiếng theo là rất nhiều kỳ thức, tuyệt chiêu của đôi bên giao đấu càng lúc càng thêm ác liệt.
Bỗng Thiên Lai Ma Nữ thét lên lanh lảnh :
- Ta đang cần truy tầm Kỳ kinh tuyệt học, lần khác sẽ cho các ngươi giáp mặt Diêm Vương.
Vèo một cái, Thiên Lai Ma Nữ đã lao đi, nhưng Vân Thường kêu to :
- Ma nữ dâm bôn, chạy đi đâu cho thoát.
Phương Tuệ huýt gió một giếng, Thần điêu từ đỉnh núi lao nhanh xuống đón hai cô gái lên lưng...
Vân Thường phẩy tay :
- Thần điêu, hãy truy đuổi Ma nữ gấp.
Con chim dữ “quác” một tiếng, dang rộng cánh lao vút về phía Thiên Lai Ma Nữ đang trổ thuật khinh công vèo vèo.
Không khí chợt tĩnh lặng, khu rừng táo lại vắng hoe.
Do tọa công một lúc Bạch Cương đã phục hồi công lực, bèn đến động đá đẩy một chiêu, hai cách cửa đá lập tức mở ra. Bạch Cương chạy thẳng vào trong động.
Một tiếng ầm phía sau làm chàng quay nhìn lại, hai cánh cửa đá khép nhanh như nhốt Bạch Cương vào thạch thất.
Chàng lẩm bẩm :
- Tốt lắm, luyện được võ công ta sẽ tính sau.
Chàng lần mò trong thạch đạo tối om để đi đến thạch thất theo trí nhớ từ lần trước.
Lát sau, Bạch Cương bỗng thấy sáng choang. Thì ra chàng đã vào được căn phòng đá, trên phòng có treo một viên dạ minh châu lớn bằng quả trứng ngỗng, chiếu sáng mọi vật.
Nhìn vách đá nổi rõ hình Ngũ Cầm, Bạch Cương vui mừng bước tới chiếc bàn đá có đặt đỉnh trầm cũng bằng đá, có khắc chữ “Ngũ Cầm Kinh”. Chàng đặt ngón tay vào những nét chữ, đỉnh đá lập tức dời qua một bên, để lộ một đáy sâu có chiếc hộp đá ghi những chữ Tàng Kinh Hộp và chàng tin chắc trong hộp đá có Kỳ kinh.
Chộp bàn tay vào hộp đá, Bạch Cương toan nhấc hộp lên. Nhưng lạ thay, cái hộp như dính liền vào đá, chàng dụng sức cỡ nào cũng không gỡ lên nổi.
Chàng giật mình tự nhủ :
- Hay là ta không có kỳ duyên nên không thể lấy được Kỳ kinh.
Chàng buồn bã toan quay ra, chợt chàng chú ý đến chữ Tàng có nét sâu hơn những chữ kia, trong đầu bỗng nảy ý tìm hiểu nơi những nét chữ. Bạch Cương lại miết ngón tay vào chữ Tàng và thấy chiếc hộp đá nhúc nhích mạnh. Không chậm trễ, chàng nhấc hộp đá kéo ra ngoài, vừa kịp lúc cái đỉnh đá trở về vị trí cũ.
Trong lòng hồi hộp, Bạch Cương mở hộp đá ra xem, nhưng chẳng thấy Kỳ kinh đâu, chỉ có mười viên linh đơn bao trong vỏ sáp và một mảnh giấy đã ngã màu vàng, ghi dòng chữ:
“Kẻ hữu duyên hãy lạy pháp tướng của ta chín lạy, rồi lên ngồi ở bệ đá phía hữu tĩnh tọa, cần tri chí, tĩnh tâm, dùng những viên thuốc bổ thay cơm, sẽ cầu được điều tâm nguyện”.
Bạch Cương nhìn qua phía hữu quả nhiên thấy tượng người bên vách đá có hàm râu suông đuột, áo mãi theo kiểu đời Hán, bên trên có những chữ:
“Hoa Đà tổ sư Pháp Tướng”
Chàng vốn biết Ngũ Cầm kinh là do Hoa Đà tổ sư truyền lại, nên bèn kỳ lạy pháp tướng chín lạy, rồi lên ngồi tĩnh tọa trên bệ đá.
Vừa tĩnh tọa vừa lần lượt ăn linh dược, Bạch Cương cảm thấy khí lực dồi dào, tinh thần sáng suốt và không hề biết đói.
Tĩnh tọa trên bệ đá hình bồ đoàn, Bạch Cương từ từ dứt bỏ những ý nghĩ phức tạp trong đầu, lòng tự nhiên lắng trong như gương.
Suốt ngày đầu ngồi tới tối, những lỗ thông hơi quanh vách đá cho chàng biết về thời gian và ánh sáng bên ngoài. Lúc bóng đêm bao trùm những chỗ sâu nhất trong thạch động mà viên dạ minh châu không soi tới, Bạch Cương thấy nhãn lực của mình tăng tiến phi thường. Chàng có thể nhìn thấy bóng đêm, nhận rõ mọi vật cách xa hàng chục trượng, đồng thời luồng nhiệt khí trong cơ thể dâng lên, luân lưu khắp kinh mạch. Bao nhiêu đau nhức của nội thương không còn nữa.
Bạch Cương hiểu ra rằng chàng hữu duyên ăn được Chu Đằng Thủy Quả và Bạch Mai Linh Quả tác động rất lớn đến sức khỏe và trí tuệ người tu luyện mấy mươi năm. Bây giờ được linh dược của Hoa Đà tổ sư hỗ trợ, lại sử dụng phương pháp tọa công tĩnh thần, nên sức mạnh tâm hồn và nội lực tăng tiến vượt bậc đến sức siêu tuyệt vô vi, nhưng chàng đã đủ sức lấy được Kỳ kinh chưa? Điều này chàng còn phải chờ đợi.
Bạch Cương cứ thanh tâm tĩnh toạ, như thế ba ngày rưỡi ăn hết mười viên linh dược, tâm linh sáng suốt, khí lực dồi dào bỗng chàng cảm thấy bệ đá hình bồ đoàn nhích qua một bên...
Hóa ra Bạch Cương ngồi tọa công, nhiệt lực làm bồ đoàn chuyển động theo nguyên lý thiết kế của người xưa, để lộ một huyệt cạn, trong huyệt có tập sách dầy, trên bìa đề mấy chữ Ngũ Cầm kỳ kinh.
Vui mừng quá, Bạch Cương vừa đưa hữu chưởng nhấc cuốn sách lên, bồ đoàn lại trở về vị trí cũ.
Chàng lật sách ra xem, trang đầu là hình tượng Hoa Đà tổ sư. Trang kế có hình vẽ một lão nhân tóc bạc, tiên phong đạo cốt, bên dưới có ghi chú “đệ tử La Phù Khách, phương chính nghiên cứu trùng đính”. Nghĩa là ông La Phù Khách đã nghiên cứu, hiệu đính thêm trong bộ Ngũ Cầm kinh.
Nội dung bộ võ công kỳ thư này chia làm bảy phần, ngoài năm phần: Hổ, Hùng, Lộc, Viên, Điểu (cọp, gấu, nai, khỉ, chim) do Hoa Đà tổ sư trước tác, La Phù Khách còn viết thêm phần Xà Kinh với những tư thế của loài rắn. Mỗi phần lại chia ra các chương: Khí Công, Lực Công, Khinh Công, Chưởng Pháp, Binh Khí và cả Thuật Số.
Cuối sách có ghi rõ :
- Người thường muốn luyện bộ Kỳ kinh này phải cần mẫn bảy mươi năm. Nhưng những kẻ hữu duyên đã ăn được Linh Quả, uống linh dược, trở nên kỳ nhân dị sĩ, thì chỉ học trong bảy tháng là đạt tới mức cao diệu, thông căn, đạt ly...
Gương mặt Bạch Cương sáng rỡ, chàng nhủ thầm, ta có hữu duyên được ăn Linh Quả, uống Linh Dược, chỉ mất bảy tháng ở trong thạch thất này là luyện xong Ngũ Cầm kỳ kinh tuyệt học võ lâm.
Dạo quanh thạch thất, Bạch Cương phát hiện một hốc đá chứa đầy thực phẩm khô, một người có thể dùng cả năm chưa hết. Phía sau thạch thất là những hàng thạch nhũ rủ xuống, luôn tiết ra thứ nước trong veo ngọt ngào của thiên nhiên.
Thế là chàng đã an tâm về cái ăn, cái uống và thầm cảm tạ tiền nhân đã lo trước mọi mặt cho kẻ hữu duyên.
Từ đó, Bạch Cương thoải mái nghiên cứu từng phần, từng chương, đối chiếu với các chiêu thức trên vách đá để rèn luyện.
Chàng học tập và ăn ngủ đều đặn, mặc thời gian lặng lẽ trôi qua. Tiền nhân quả đã tính đâu vào đó. Đúng bảy tháng sau Bạch Cương đã học hết bảy chương võ công, gồm năm chương Ngũ Cầm, một chương Xà Kinh và cuối cùng là một chương Tổng Hợp.
Sau bìa sách, La Phù Khách có ghi :
- Đệ tử hữu duyên đã học xong Kỳ kinh, hãy dùng Nhu công ẩn tàng tuyệt học, đừng để thất lạc vào tay kẻ khác.
Trong võ thuật sức mạnh của chưởng lực Ngạch Công đã ghê gớm, song Nhu Công chỉ dùng nội lực nghiền nát mọi vật, sát thương đối thủ mới là ghê gớm hơn. Bạch Cương đã học thấu đáo, rèn luyện công phu một pho bí kíp, tất nhiên ngạnh công đánh vỡ đá, chặt cây là chuyện thường. Nhưng còn sử dụng Nhu Công để giấu Kỳ kinh là nghĩa thế nào?
Chàng suy nghĩ kỹ rồi chợt mỉm cười bước đến bên vách đá, lập tức tạo thành một lỗ sâu. Chàng đặt bộ Ngũ Cầm kỳ kinh vào đó, rồi dùng đá chèn lại với một đạo nhu lực khỏa lấp chỗ giấu Kỳ kinh như liền nguyên cùng vách đá phẳng lì.
Học tập đều đã đạt, Bạch Cương kỳ lạy pháp tướng của Hoa Đà tổ sư và chuẩn bị rời thạch thất.
Chỉ một chiêu Nhu Công cất giấu Kỳ kinh cũng đủ cho Bạch Cương thấy được chưởng lực của mình, nhưng còn Khinh công thì sao? Chàng có thể vọt xa bao nhiêu trượng trong chớp mắt?
Ý nghĩ này khiến Bạch Cương không chọn lối ra bằng cửa đá phía sau thạch thất để ra khu rừng táo. Chàng nhớ lại lần đầu lạc vào nơi này là do cùng đi với Hà Thông bị ngã ngựa rơi vào hầm đá sâu như tuyệt vực. Từ đó chàng chui qua thông đạo, tìm đến được Tu Chân thất. Bây giờ chàng muốn thử xem khinh công của mình có vượt khỏi lòng vực không.
Bạch Cương liền ra ngoài vách đá, chui qua thông đạo đến lòng vực. Ngó lên trên, chàng chỉ thấy mù mịt khói sương bay, chiều sâu hàng trăm trượng chứ không ít.
Chàng hít thở, nạp khí vào Đan Điền, rồi sử dụng khinh công Điểu Tử Trực Phi trong Ngũ Cầm kinh phóng vọt mình lên, kỳ lạ thay chân Bạch Cương vừa rời lòng vực là chàng đã nhẹ nhàng bay vút lên, trong cái chớp mắt đã trụ bộ trên sườn núi.
Khinh công hết sức tuyệt vời...
Chàng liền vọng xuống miệng vực lạy tạ Hoa Đà tổ sư một lần nữa rồi nhắm hướng Thập Phương trấn lao đi.
Bạch Cương vì phải tìm đường tu học để báo thù nên mới phải cầm lòng tạm biệt Tiêu Sở Quân và Hà Thông. Nay học đã đạt thành, lẽ nào Bạch Cương không nhanh chóng trở về với Quân muội và Hà Thông thâm giao đã từng sinh tử bên chàng?
Trong chớp mắt, Bạch Cương đã lướt đi như gió.
Chàng tâm niệm là phải mau về Thập Phương trấn với Tiêu Sở Quân và Hà Thông để vui vẻ sau những ngày xa cách.
Nhưng khi Bạch Cương vừa qua khỏi vùng rừng núi bạt ngàn, đến một ngã rẽ của khu rừng thưa...
Đột nhiên “vèo” một tiếng.
Có bóng trắng lướt qua của một người khinh công tuyệt kỹ. Bạch Cương kêu lên :
- Hoàng Phủ thư thư.
Quả thật bóng người mặc y phục trắng ấy rất giống Hoàng Phủ Bích Hà, từ vóc dáng đến cách triển vận khinh công vèo vèo trong gió. Nhưng Hoàng Phủ Bích Hà đi đâu đây?
Đang nhớ Tiêu Sở Quân, mà hình bóng Hoàng Phủ Bích Hà lại làm Bạch Cương bối rối. Bởi cô gái ấy chẳng những chàng có cảm tình mà còn ơn nghĩa, đã mấy phen cứu giúp chàng trong cơn hoạn nạn.
Hoàng Phủ Bích Hà xuất hiện ở vùng rừng núi này hẳn là có việc quan trọng, lẽ nào chàng không nghĩ đến hành động tiếp tay.
Thế là Bạch Cương lại kêu lớn thêm mấy tiếng nữa, vẫn không có lời đáp lại...
Nghĩ là Hoàng Phủ Bích Hà đang có việc cần kiếp, phân tâm, không nghe tiếng kêu của chàng, nên Bạch Cương cứ nhắm hướng bóng trắng vừa lướt qua mà đuổi theo thật nhanh.
Lúc này khinh công của Bạch Cương đã tiến triển lạ lùng...
Vút vút vút...
Thân thể chàng đã nhấp nhô mấy lần đoạn đường thu ngắn đáng kể. Bạch Cương bắt kịp cô gái tà kình phục màu trắng đang bay tung trong gió.
Tin chắc đó là Hoàng Phủ Bích Hà, nên Bạch Cương không kêu nữa, chỉ phi hành gấp rút cho mau đến gần.
Bỗng... “Ầm” một tiếng dữ dội.
Kình đạo phía trước dồn tới như một ngọn thác.
Bóng người áo trắng chao đi mấy vòng rồi dừng lại. Bạch Cương cũng phải lách mình tránh ngọn kình đạo, đồng thời chàng nhận ra cô gái áo trắng ấy không phải là Hoàng Phủ Bich Hà.
Lúc đó, phía trước cô gái có hai lão hán mặt mũi hung hiểm xuất hiện. Luồng kình đạo không đánh trúng cô gái làm hai lão tỏ ra tức giận hét vang lên :
- Điền Thanh đâu, sao chỉ có con tiểu a đầu này?
Khi nhận ra cô gái không phải là Bích Hà thì Bạch Cương đã toan bỏ đi, nhưng nghe hai lão nọ hỏi đến tên Điền Thanh, người ơn có gương mặt rất giống mình, Bạch Cương thầm nghĩ người con gái này hẳn có liên hệ với Điền Thanh, và hai lão kia là kẻ thù của Điền Thanh chưa hiểu do lý lẽ nào, Bạch Cương cần phải tìm hiểu và nên ở lại giúp đỡ cô gái.
Khi ấy cô gái lại quát lớn :
- Cổ Huyền Tu, ngươi đừng lớn lối hung hăng. Nếu muốn báo thù chiêu kiếm Vô Ảnh kiếm ở Kim Sơn tự năm trước, thì bản cô nương chỉ giáo cho ngươi một lần nữa cũng đủ rồi.
Lão hán râu rìa đứng bên cạnh lão mặt mốc lập tức vọt tới, khiến Bạch Cương biết lão là Cổ Huyền Tu.
Lão ta gầm lên :
- Tiểu a đầu, ngươi là con nít mọc chưa đủ răng, ta không muốn giết trẻ thơ, nên ngươi mau kêu Điền Thanh đến đây nộp mạng, lần trước hắn đã thất hẹn, sao hôm nay cũng trốn luôn.
Bạch Cương hết sức ngạc nhiên, nghĩ trong đầu, không hiểu Điền Thanh có mối thù và hẹn hò với lão quái này ra sao? Chẳng lẽ bản lĩnh như Điền Thanh lại từng thất hẹn và trốn tránh, để cô gái áo trắng kia phải thay thế gặp gỡ kẻ thù?
Từ trên một tàn cây cao, Bạch Cương nhìn rõ cô gái và thấy dung mạo này rất giống Điền Thanh, và như vậy là cũng giống diện mạo của chàng.
Trong đầu Bạch Cương nảy ra ý nghĩ cô gái này chắc là tiểu muội của Điền Thanh, ta phải hết sức giúp đỡ.
Sau những lời khinh thị của Cổ Huyền Tu, cô gái đỏ mặt vì tức giận mà chưa biết trả lời cách nào.
Bỗng vèo một cái, có bóng người từ trên tàn cây lao xuống, người ấy chính là Bạch Cương.
Chàng dừng lại trước hai lão hán, cách khoảng một trượng, rồi bật cười sang sảng :
- Điền Thanh có mặt đây rồi, đạo trưởng khỏi cần kêu réo.
Cô gái áo trắng giật mình ngạc nhiên, còn Cổ Huyền Tu vẫn tưởng Bạch Cương chính là Điền Thanh nên nói giọng rổn rảng :
- Hay lắm, Điền các hạ lần này đã giữ được chữ tín, lần trước có lẽ vì sợ Âm Dương kiếm chưởng của bổn phái nên thất hẹn đó chăng? Để tỏ ra người lớn không ăn hiếp kẻ nhỏ, bổn đạo trưởng nhường các hạ phát chiêu trước.
Tuy ra mặt thay thế cho Điền Thanh, song chuyện ân oán năm trước ra sao Bạch Cương không biết, chàng cũng không thể hỏi, bởi sợ “ló đuôi” nên nghĩ ra một kế, trỏ vào lão hán bên cạnh Cổ Huyền Tu bảo rằng :
- Vị đứng bên cạnh chắc là bằng hữu của tôn giá? Vậy xin nhờ kể lại chuyện năm qua xem đáng phải xử lý ra sao. Điền Thanh này sẽ lập tức làm theo ý. Nhưng Điền mỗ nói trước là chỉ dùng đơn chưởng để đáp lại Âm Dương kiếm chưởng của quý đạo gia.
Cả hai lão hán đều trừng mắt, các lão tất nhiên không biết Điền Thanh này là giả, nhưng cô gái áo trắng thì biết, nàng cũng hiểu Âm Dương Vô Vi kiếm chưởng của phái Côn Lôn ghê gớm cỡ nào, vậy mà người thay thế cho Điền Thanh này lại hứa chỉ dùng đơn chưởng giao đấu thì thật vô cùng âu lo, nàng bèn bước lên phía trước nói lớn :
- Điền huynh, xin đừng nhiều lời vòng vo với lão làm gì, việc năm qua cứ để tiểu muội giải quyết cũng đủ.
Bạch Cương quay nhìn cô gái, dung mạo xinh đẹp của nàng khiến chàng hết sức cảm tình, và càng tin chắc đó là em gái của Điền Thanh.
Chàng bèn nói :
- Việc năm qua chẳng liên quan gì đến tiểu muội, vậy tiểu muội nên lui về phía sau, để huynh giải quyết theo ý của hai vị tôn giá này.
Cổ Huyền Tu bật cười lớn :
- Tốt lắm, phen này bổn đạo trưởng sẽ cho ngươi chết thảm thiết. Vị đạo gia bên cạnh đây là Thanh Hư đạo nhân của Cửu Cung sơn, không dính líu gì đến việc hôm nay, chỉ đứng ngoài xem chơi. Ngươi đã muốn nhắc lại cho minh bạch thì ta nhắc. Năm trước đây tại sao Điền Thanh ngươi lẻn vào bảo khố của phái Côn Lôn ta, đánh cắp Long Diên thảo. Ta đuổi theo đến Kim Sơn tự, ngươi không giao trả bảo vật mà còn dùng một chiêu kiếm chưởng thừa lúc ta sơ ý gây thương tích cho ta. Theo bản tánh côn đồ cuồng khạo, ngươi lại hẹn ta giao đấu sau ba tháng, nhưng thất hẹn trốn mất tiêu. Bây giờ đối diện nơi này, ngươi có gì để nói nữa chăng?
Những lời nói của Cổ Huyền Tu làm Bạch Cương ngạc nhiên, bởi chàng không thể nghĩ một người đoan chính như Điền Thanh mà lén trộm Long Diên thảo và thất hẹn giao đấu, tuy nhiên chàng cũng chẳng biết trả lời sao cho phải.
Thanh Hư đạo nhân đứng chứng kiến chợt hỏi :
- Điền các hạ có công nhận hành động phi lễ của mình không?
Bạch Cương đáp nhanh :
- Chuyện trước đây có nhiều uẩn khúc, tại hạ chưa tiện giãi bày, trước mắt hãy cứ lĩnh giáo theo ý Huyền Tu đạo trưởng. Chẳng những tại hạ dùng đơn chưởng đáp lại kiếm chưởng, mà còn nhường trước đạo trưởng ba chiêu để tạ lỗi lần thất hẹn.
Lời nói của Bạch Cương làm Thanh Hư lão đạo là bạn của Cổ Huyền Tu trố mắt ngạc nhiên, còn cô gái áo trắng cũng thay đổi sắc diện, bởi không ngờ Bạch Cương dám thách thức phiêu lưu đến thế.
Sự thật chẳng phải là Bạch Cương cuồng khạo, mà chàng muốn làm cho lão đạo sĩ Cổ Huyền Tu phải khẩu phục tâm phục để giải quyết cho xong một vụ ân oán giùm Điền Thanh. Đồng thời chàng cũng muốn thử xem chưởng pháp vừa học trong Ngũ Cầm kỳ kinh hiệu quả thế nào.
Cổ Huyền Tu cười rú lên :
- Hảo tiểu tử, ngươi đã muốn tìm cái chết thì bổn đạo trưởng cũng sẵn sàng hóa kiếp cho ngươi. Tiếp chiêu...
Tiếng tiếp chiêu vừa dứt, người và kiếm của Cổ Huyền Tu di động, với chưởng lực dồn lên mũi kiếm, kình đạo ầm ầm xuyên thẳng vào yết hầu Bạch Cương.
Kiếm ảnh, kình phong rung chuyển một vùng, thanh quang chập chờn lóe mắt.
Cô gái áo trắng thét lên một tiếng vì hoảng sợ và phi thân về phía trước toan tiếp cứu Bạch Cương.
Nhưng không kịp nữa...
Kình đạo đã tới gần...
Sức mạnh như phá núi, chưởng lực đưa mũi kiếm xuyên thẳng vào yết hầu chàng trai, tưởng hết hy vọng sống.
Song lúc đó Bạch Cương chỉ nhẹ lắc mình, luồng kình khí và mũi kiếm của Cổ Huyền Tu đã đi chệch, đồng thời tả chưởng Bạch Cương vẫy ra chặn ngang kiếm chưởng của lão đạo hung hăng.
Một tiếng ầm kinh thiên động địa, kiếm chưởng giao nhau khiếp hồn, Cổ Huyền Tu đạo trưởng chúi nhủi trên mặt đất, chiêu thứ nhất Bạch Cương đã nhường lão, chỉ tránh né và đỡ nhẹ.
Vừa rồi Bạch Cương đã sử dụng thế Xà Du một chân chống đất làm trụ, chân kia co lên, lắc mình nhanh hơn tia chớp né được luồng kiếm chưởng của đối phương.
Tả chưởng của chàng chỉ đỡ nhẹ, hất văng Cổ Huyền Tu đạo trưởng ra ngoài, thân pháp cực kỳ xảo diệu của Bạch Cương làm cô gái áo trắng hết sức vui mừng. Nàng lẩm bẩm :
- Ôi, mới hơn nữa năm sao chàng ta tiến bộ không ngờ...
Rồi gương mặt nàng lại thoáng một nét buồn, chẳng biết vì sao.
Cổ Huyền Tu lồm cồm búng mình dậy, đỏ mặt vì xấu hổ, lão ta không dè thân pháp của đối phương lại linh hoạt đến thế, Nhất Chiêu Lưởng Thức Chưởng Kiếm của lão nhanh vô cùng, sức mạnh khủng khiếp, thế mà gã trai kia chẳng những đã tránh né hóa giải được, còn khiến lão làm trò cười trước mặt người khác.
Lão ta gầm lên :
- Tiểu tử, chiêu thứ hai.
Tiếng gầm vừa dứt, Cổ Huyền Tu búng mình vẽ một đường tròn trên không, thân hình di động chớp nhoáng, vừa phản thủ quét ngang một chiêu kiếm chưởng từ sau lưng Bạch Cương phất tới.
Kình đạo ầm ầm, tạo nên những tiếng “bình bình” liên tục trong không khí. Kiếm ảnh và chưởng phong cũng đủ làm người ta phải mất tinh thần. Nhưng Bạch Cương vẫn bình tĩnh, sử dụng Xà Kinh trong bí kíp mới luyện được.
Chàng lắc mình xoay quanh đường kiếm chưởng của Cổ Huyền Tu, dùng ngay đối phương làm trung tâm chuyển động để lướt qua kình đạo, chỉ trong chớp mắt chàng đã trở về vị trí cũ, đồng thời gạt nhẹ một cước làm đạo trưởng Cổ Huyền Tu quá đà bị ngã chúi xuống.
Như vậy là chiêu thứ hai Bạch Cương cũng đã nhường Cổ Huyền Tu theo lời hứa, chỉ lấy lực của địch lướt qua, đồng thời gạt nhẹ một cước cho lão té nhào.
Thân pháp của Bạch Cương quá nhanh đến nỗi người ngoài nhìn vào cứ tưởng chàng chỉ đứng nguyên một chỗ.
Cổ Huyền Tu phát hai chiêu đều bị gã trai tránh được và làm lão té lăn khiến lão vừa thẹn vừa tức, trong đầu nghĩ thầm :
- Hừm, lần trước ở Kim Sơn tự thằng nhóc này cũng lanh lợi lắm, nhưng đâu có quỷ dị như lần này, nếu chiêu thứ ba mà ta cũng bị nó hóa giải thì uy lực của Âm Dương kiếm chưởng phải tiêu tan...
Nghĩ đến danh dự của phái Côn Lôn, Cổ Huyền Tu sát khí đằng đằng, lão thét lên một tiếng lớn, thân hình vọt cao hơn năm trượng.
Lập tức một màn ngân quang tỏa ánh sáng bạc bao phủ một vùng mười trượng vuông, từ trên chụp xuống.
Chiêu Âm Dương Giao Thế là một tuyệt chiêu của Âm Dương độc kiếm chưởng vô cùng nguy hiểm, kiếm chưởng giao phối kinh khiếp rợn người.
Cô gái áo trắng la lên :
- Coi chừng độc chiêu đấy...
Tiếng kêu của nàng chưa dứt thì đã thấy một làn sáng xanh xẹt đi trong chớp mắt, đồng thời nổi lên tiếng “rẹt” khô khan, Bạch Cương đã tránh khỏi kình đạo của Cổ Huyền Tu, đồng thời đỡ nhẹ một chiêu, cây kiếm vuột khỏi tay lão đạo rơi xuống cắm sâu trong lòng đất.
Chiêu thứ ba của Cổ Huyền Tu mãnh liệt, và nhanh chóng hơn tia chớp vẫn bị Bạch Cương hóa giải.
Cổ Huyền Tu vừa tức giận vừa xấu hổ, lão ta đột ngột vung tả chưởng tự đánh xuống đỉnh đầu mình để tự sát.
Nhưng “bình” một tiếng, luồng kình đạo từ hữu chưởng của Bạch Cương đánh ra đã làm chưởng lực của Cổ Huyền Tu bị xô bạt, cứu lão thoát khỏi vỡ óc bởi chính ngọn chưởng của mình.
Chàng phóng lại gần Cổ Huyền Tu, vòng tay nói :
- Xin đạo trưởng bớt nóng giận, tại hạ có lén lấy Long Diên thảo vì muốn cứu người khẩn cấp, tại hạ hứa sẽ hết sức tìm bảo vật ấy để hoàn lại quý phái trong nay mai.
Hữu chưởng của chàng lại vẫy nhẹ, cây kiếm của Cổ Huyền Tu đang cắm sâu dưới đất đã bật lên bay vào tay chàng.
Cầm ngang thanh kiếm, Bạch Cương trao lại cho Cổ Huyền Tu.
Hết sức xúc động, Cổ Huyền Tu nói :
- Tôn giá tuổi trẻ tài cao, võ công đã đạt tới cảnh giới thông huyền, bần đạo bại dưới tay tôn giá hôm nay kể như đã khẩu phục, tâm phục. Xin được cáo thoái, bao giờ có thời gian, lại xin được lĩnh giáo một lần nữa trong đời.
Dứt lời, Cổ Huyền Tu vòng tay vái một cái rồi tung mình đi, còn Thiên Hư đạo nhân cũng cười lạt, bỏ chạy theo Cổ Huyền Tu biệt dạng.
Qua mấy chiêu thế thủ mà đã khuất phục được một tiền bối như Cổ Huyền Tu, Bạch Cương rất phấn khởi do kết quả rèn luyện võ công của Ngũ Cầm kinh.
Chợt nhớ đến cô gái áo trắng, chàng quay lại tìm nàng để hỏi thăm về Điền Thanh.
Nhưng cô gái áo trắng đã biến dạng từ lâu, quanh mình chàng không khí đã chìm vào tĩnh lặng.
Bạch Cương thở dài một tiếng rồi chuyển mình phóng đi.
Mục đích của chàng là tìm đến gian thạch thất để học võ công Kỳ kinh. Bây giờ thạch thất đã ở trước mặt chính là Tu Chân thất. Nếu xuất hiện để những nữ nhân tranh giành nhau. Phe Phương Tuệ thắng chẳng nói làm gì, nếu Thiên Lai Ma Nữ thắng là ả ta sẽ bắt chàng, lỡ dỡ ý đồ tu luyện.
Nghĩ như vậy, nên Bạch Cương len sâu vào vách đá, im hơi lặng tiếng.
Bên ngoài, tiếng Phương Tuệ thét :
- Ma nữ hãy cút đi nơi khác, đây không phải là chỗ của ngươi.
Thiên Lai Ma Nữ cười gằn :
- Hai con a đầu, đừng ỷ vào Bạch Mi lão lão mà hỗn láo với ta. Hừm, ta đã biết các ngươi tìm thằng tiểu tử non tơ ấy không thấy nên nổi nóng. Song ta đến đây là để kiếm chỗ ẩn tàng Kỳ kinh. Chuyện ân ái với đàn ông con trai ta đã từng trải nhiều rồi. Ta chẳng thèm tranh giành thằng bé ấy với các ngươi đâu.
Bị nói chạm nọc, Phương Tuệ quát lớn :
- Ma nữ, hãy câm cái miệng hôi thối của ngươi lại. Có giỏi hãy đấu ba trăm chiêu, đừng giỏi tài khoác lác.
Ma nữ chợt cười rú lên :
- Ha ha, chỉ cần ba chiêu dữ dội.
“Ầm” một tiếng chuyển núi, kình đạo đôi bên chạm nhau làm vách đá đổ ập, những tảng phi thạch bay vun vút rợn người.
Thiên Lai Ma Nữ không ngờ chưởng lực của hai người con gái quá mạnh nên ả ta chao mình đi, khí huyết đảo lộn bởi vừa hứng chịu hai chiêu thần tốc. Ả ta lắc lư một lúc mới trụ bộ vững, lập tức thét :
- Hai con a đầu phải chết...
Cuồng phong liền nổi dậy theo chưởng đạo của Ma nữ. Phía bên kia hai cô gái lại sát cánh phát chiêu phản công. Những tiếng nổ ầm ầm, vách đá đung đưa, khiến Bạch Cương suýt bị bật ra ngoài. Tiếng theo là rất nhiều kỳ thức, tuyệt chiêu của đôi bên giao đấu càng lúc càng thêm ác liệt.
Bỗng Thiên Lai Ma Nữ thét lên lanh lảnh :
- Ta đang cần truy tầm Kỳ kinh tuyệt học, lần khác sẽ cho các ngươi giáp mặt Diêm Vương.
Vèo một cái, Thiên Lai Ma Nữ đã lao đi, nhưng Vân Thường kêu to :
- Ma nữ dâm bôn, chạy đi đâu cho thoát.
Phương Tuệ huýt gió một giếng, Thần điêu từ đỉnh núi lao nhanh xuống đón hai cô gái lên lưng...
Vân Thường phẩy tay :
- Thần điêu, hãy truy đuổi Ma nữ gấp.
Con chim dữ “quác” một tiếng, dang rộng cánh lao vút về phía Thiên Lai Ma Nữ đang trổ thuật khinh công vèo vèo.
Không khí chợt tĩnh lặng, khu rừng táo lại vắng hoe.
Do tọa công một lúc Bạch Cương đã phục hồi công lực, bèn đến động đá đẩy một chiêu, hai cách cửa đá lập tức mở ra. Bạch Cương chạy thẳng vào trong động.
Một tiếng ầm phía sau làm chàng quay nhìn lại, hai cánh cửa đá khép nhanh như nhốt Bạch Cương vào thạch thất.
Chàng lẩm bẩm :
- Tốt lắm, luyện được võ công ta sẽ tính sau.
Chàng lần mò trong thạch đạo tối om để đi đến thạch thất theo trí nhớ từ lần trước.
Lát sau, Bạch Cương bỗng thấy sáng choang. Thì ra chàng đã vào được căn phòng đá, trên phòng có treo một viên dạ minh châu lớn bằng quả trứng ngỗng, chiếu sáng mọi vật.
Nhìn vách đá nổi rõ hình Ngũ Cầm, Bạch Cương vui mừng bước tới chiếc bàn đá có đặt đỉnh trầm cũng bằng đá, có khắc chữ “Ngũ Cầm Kinh”. Chàng đặt ngón tay vào những nét chữ, đỉnh đá lập tức dời qua một bên, để lộ một đáy sâu có chiếc hộp đá ghi những chữ Tàng Kinh Hộp và chàng tin chắc trong hộp đá có Kỳ kinh.
Chộp bàn tay vào hộp đá, Bạch Cương toan nhấc hộp lên. Nhưng lạ thay, cái hộp như dính liền vào đá, chàng dụng sức cỡ nào cũng không gỡ lên nổi.
Chàng giật mình tự nhủ :
- Hay là ta không có kỳ duyên nên không thể lấy được Kỳ kinh.
Chàng buồn bã toan quay ra, chợt chàng chú ý đến chữ Tàng có nét sâu hơn những chữ kia, trong đầu bỗng nảy ý tìm hiểu nơi những nét chữ. Bạch Cương lại miết ngón tay vào chữ Tàng và thấy chiếc hộp đá nhúc nhích mạnh. Không chậm trễ, chàng nhấc hộp đá kéo ra ngoài, vừa kịp lúc cái đỉnh đá trở về vị trí cũ.
Trong lòng hồi hộp, Bạch Cương mở hộp đá ra xem, nhưng chẳng thấy Kỳ kinh đâu, chỉ có mười viên linh đơn bao trong vỏ sáp và một mảnh giấy đã ngã màu vàng, ghi dòng chữ:
“Kẻ hữu duyên hãy lạy pháp tướng của ta chín lạy, rồi lên ngồi ở bệ đá phía hữu tĩnh tọa, cần tri chí, tĩnh tâm, dùng những viên thuốc bổ thay cơm, sẽ cầu được điều tâm nguyện”.
Bạch Cương nhìn qua phía hữu quả nhiên thấy tượng người bên vách đá có hàm râu suông đuột, áo mãi theo kiểu đời Hán, bên trên có những chữ:
“Hoa Đà tổ sư Pháp Tướng”
Chàng vốn biết Ngũ Cầm kinh là do Hoa Đà tổ sư truyền lại, nên bèn kỳ lạy pháp tướng chín lạy, rồi lên ngồi tĩnh tọa trên bệ đá.
Vừa tĩnh tọa vừa lần lượt ăn linh dược, Bạch Cương cảm thấy khí lực dồi dào, tinh thần sáng suốt và không hề biết đói.
Tĩnh tọa trên bệ đá hình bồ đoàn, Bạch Cương từ từ dứt bỏ những ý nghĩ phức tạp trong đầu, lòng tự nhiên lắng trong như gương.
Suốt ngày đầu ngồi tới tối, những lỗ thông hơi quanh vách đá cho chàng biết về thời gian và ánh sáng bên ngoài. Lúc bóng đêm bao trùm những chỗ sâu nhất trong thạch động mà viên dạ minh châu không soi tới, Bạch Cương thấy nhãn lực của mình tăng tiến phi thường. Chàng có thể nhìn thấy bóng đêm, nhận rõ mọi vật cách xa hàng chục trượng, đồng thời luồng nhiệt khí trong cơ thể dâng lên, luân lưu khắp kinh mạch. Bao nhiêu đau nhức của nội thương không còn nữa.
Bạch Cương hiểu ra rằng chàng hữu duyên ăn được Chu Đằng Thủy Quả và Bạch Mai Linh Quả tác động rất lớn đến sức khỏe và trí tuệ người tu luyện mấy mươi năm. Bây giờ được linh dược của Hoa Đà tổ sư hỗ trợ, lại sử dụng phương pháp tọa công tĩnh thần, nên sức mạnh tâm hồn và nội lực tăng tiến vượt bậc đến sức siêu tuyệt vô vi, nhưng chàng đã đủ sức lấy được Kỳ kinh chưa? Điều này chàng còn phải chờ đợi.
Bạch Cương cứ thanh tâm tĩnh toạ, như thế ba ngày rưỡi ăn hết mười viên linh dược, tâm linh sáng suốt, khí lực dồi dào bỗng chàng cảm thấy bệ đá hình bồ đoàn nhích qua một bên...
Hóa ra Bạch Cương ngồi tọa công, nhiệt lực làm bồ đoàn chuyển động theo nguyên lý thiết kế của người xưa, để lộ một huyệt cạn, trong huyệt có tập sách dầy, trên bìa đề mấy chữ Ngũ Cầm kỳ kinh.
Vui mừng quá, Bạch Cương vừa đưa hữu chưởng nhấc cuốn sách lên, bồ đoàn lại trở về vị trí cũ.
Chàng lật sách ra xem, trang đầu là hình tượng Hoa Đà tổ sư. Trang kế có hình vẽ một lão nhân tóc bạc, tiên phong đạo cốt, bên dưới có ghi chú “đệ tử La Phù Khách, phương chính nghiên cứu trùng đính”. Nghĩa là ông La Phù Khách đã nghiên cứu, hiệu đính thêm trong bộ Ngũ Cầm kinh.
Nội dung bộ võ công kỳ thư này chia làm bảy phần, ngoài năm phần: Hổ, Hùng, Lộc, Viên, Điểu (cọp, gấu, nai, khỉ, chim) do Hoa Đà tổ sư trước tác, La Phù Khách còn viết thêm phần Xà Kinh với những tư thế của loài rắn. Mỗi phần lại chia ra các chương: Khí Công, Lực Công, Khinh Công, Chưởng Pháp, Binh Khí và cả Thuật Số.
Cuối sách có ghi rõ :
- Người thường muốn luyện bộ Kỳ kinh này phải cần mẫn bảy mươi năm. Nhưng những kẻ hữu duyên đã ăn được Linh Quả, uống linh dược, trở nên kỳ nhân dị sĩ, thì chỉ học trong bảy tháng là đạt tới mức cao diệu, thông căn, đạt ly...
Gương mặt Bạch Cương sáng rỡ, chàng nhủ thầm, ta có hữu duyên được ăn Linh Quả, uống Linh Dược, chỉ mất bảy tháng ở trong thạch thất này là luyện xong Ngũ Cầm kỳ kinh tuyệt học võ lâm.
Dạo quanh thạch thất, Bạch Cương phát hiện một hốc đá chứa đầy thực phẩm khô, một người có thể dùng cả năm chưa hết. Phía sau thạch thất là những hàng thạch nhũ rủ xuống, luôn tiết ra thứ nước trong veo ngọt ngào của thiên nhiên.
Thế là chàng đã an tâm về cái ăn, cái uống và thầm cảm tạ tiền nhân đã lo trước mọi mặt cho kẻ hữu duyên.
Từ đó, Bạch Cương thoải mái nghiên cứu từng phần, từng chương, đối chiếu với các chiêu thức trên vách đá để rèn luyện.
Chàng học tập và ăn ngủ đều đặn, mặc thời gian lặng lẽ trôi qua. Tiền nhân quả đã tính đâu vào đó. Đúng bảy tháng sau Bạch Cương đã học hết bảy chương võ công, gồm năm chương Ngũ Cầm, một chương Xà Kinh và cuối cùng là một chương Tổng Hợp.
Sau bìa sách, La Phù Khách có ghi :
- Đệ tử hữu duyên đã học xong Kỳ kinh, hãy dùng Nhu công ẩn tàng tuyệt học, đừng để thất lạc vào tay kẻ khác.
Trong võ thuật sức mạnh của chưởng lực Ngạch Công đã ghê gớm, song Nhu Công chỉ dùng nội lực nghiền nát mọi vật, sát thương đối thủ mới là ghê gớm hơn. Bạch Cương đã học thấu đáo, rèn luyện công phu một pho bí kíp, tất nhiên ngạnh công đánh vỡ đá, chặt cây là chuyện thường. Nhưng còn sử dụng Nhu Công để giấu Kỳ kinh là nghĩa thế nào?
Chàng suy nghĩ kỹ rồi chợt mỉm cười bước đến bên vách đá, lập tức tạo thành một lỗ sâu. Chàng đặt bộ Ngũ Cầm kỳ kinh vào đó, rồi dùng đá chèn lại với một đạo nhu lực khỏa lấp chỗ giấu Kỳ kinh như liền nguyên cùng vách đá phẳng lì.
Học tập đều đã đạt, Bạch Cương kỳ lạy pháp tướng của Hoa Đà tổ sư và chuẩn bị rời thạch thất.
Chỉ một chiêu Nhu Công cất giấu Kỳ kinh cũng đủ cho Bạch Cương thấy được chưởng lực của mình, nhưng còn Khinh công thì sao? Chàng có thể vọt xa bao nhiêu trượng trong chớp mắt?
Ý nghĩ này khiến Bạch Cương không chọn lối ra bằng cửa đá phía sau thạch thất để ra khu rừng táo. Chàng nhớ lại lần đầu lạc vào nơi này là do cùng đi với Hà Thông bị ngã ngựa rơi vào hầm đá sâu như tuyệt vực. Từ đó chàng chui qua thông đạo, tìm đến được Tu Chân thất. Bây giờ chàng muốn thử xem khinh công của mình có vượt khỏi lòng vực không.
Bạch Cương liền ra ngoài vách đá, chui qua thông đạo đến lòng vực. Ngó lên trên, chàng chỉ thấy mù mịt khói sương bay, chiều sâu hàng trăm trượng chứ không ít.
Chàng hít thở, nạp khí vào Đan Điền, rồi sử dụng khinh công Điểu Tử Trực Phi trong Ngũ Cầm kinh phóng vọt mình lên, kỳ lạ thay chân Bạch Cương vừa rời lòng vực là chàng đã nhẹ nhàng bay vút lên, trong cái chớp mắt đã trụ bộ trên sườn núi.
Khinh công hết sức tuyệt vời...
Chàng liền vọng xuống miệng vực lạy tạ Hoa Đà tổ sư một lần nữa rồi nhắm hướng Thập Phương trấn lao đi.
Bạch Cương vì phải tìm đường tu học để báo thù nên mới phải cầm lòng tạm biệt Tiêu Sở Quân và Hà Thông. Nay học đã đạt thành, lẽ nào Bạch Cương không nhanh chóng trở về với Quân muội và Hà Thông thâm giao đã từng sinh tử bên chàng?
Trong chớp mắt, Bạch Cương đã lướt đi như gió.
Chàng tâm niệm là phải mau về Thập Phương trấn với Tiêu Sở Quân và Hà Thông để vui vẻ sau những ngày xa cách.
Nhưng khi Bạch Cương vừa qua khỏi vùng rừng núi bạt ngàn, đến một ngã rẽ của khu rừng thưa...
Đột nhiên “vèo” một tiếng.
Có bóng trắng lướt qua của một người khinh công tuyệt kỹ. Bạch Cương kêu lên :
- Hoàng Phủ thư thư.
Quả thật bóng người mặc y phục trắng ấy rất giống Hoàng Phủ Bích Hà, từ vóc dáng đến cách triển vận khinh công vèo vèo trong gió. Nhưng Hoàng Phủ Bích Hà đi đâu đây?
Đang nhớ Tiêu Sở Quân, mà hình bóng Hoàng Phủ Bích Hà lại làm Bạch Cương bối rối. Bởi cô gái ấy chẳng những chàng có cảm tình mà còn ơn nghĩa, đã mấy phen cứu giúp chàng trong cơn hoạn nạn.
Hoàng Phủ Bích Hà xuất hiện ở vùng rừng núi này hẳn là có việc quan trọng, lẽ nào chàng không nghĩ đến hành động tiếp tay.
Thế là Bạch Cương lại kêu lớn thêm mấy tiếng nữa, vẫn không có lời đáp lại...
Nghĩ là Hoàng Phủ Bích Hà đang có việc cần kiếp, phân tâm, không nghe tiếng kêu của chàng, nên Bạch Cương cứ nhắm hướng bóng trắng vừa lướt qua mà đuổi theo thật nhanh.
Lúc này khinh công của Bạch Cương đã tiến triển lạ lùng...
Vút vút vút...
Thân thể chàng đã nhấp nhô mấy lần đoạn đường thu ngắn đáng kể. Bạch Cương bắt kịp cô gái tà kình phục màu trắng đang bay tung trong gió.
Tin chắc đó là Hoàng Phủ Bích Hà, nên Bạch Cương không kêu nữa, chỉ phi hành gấp rút cho mau đến gần.
Bỗng... “Ầm” một tiếng dữ dội.
Kình đạo phía trước dồn tới như một ngọn thác.
Bóng người áo trắng chao đi mấy vòng rồi dừng lại. Bạch Cương cũng phải lách mình tránh ngọn kình đạo, đồng thời chàng nhận ra cô gái áo trắng ấy không phải là Hoàng Phủ Bich Hà.
Lúc đó, phía trước cô gái có hai lão hán mặt mũi hung hiểm xuất hiện. Luồng kình đạo không đánh trúng cô gái làm hai lão tỏ ra tức giận hét vang lên :
- Điền Thanh đâu, sao chỉ có con tiểu a đầu này?
Khi nhận ra cô gái không phải là Bích Hà thì Bạch Cương đã toan bỏ đi, nhưng nghe hai lão nọ hỏi đến tên Điền Thanh, người ơn có gương mặt rất giống mình, Bạch Cương thầm nghĩ người con gái này hẳn có liên hệ với Điền Thanh, và hai lão kia là kẻ thù của Điền Thanh chưa hiểu do lý lẽ nào, Bạch Cương cần phải tìm hiểu và nên ở lại giúp đỡ cô gái.
Khi ấy cô gái lại quát lớn :
- Cổ Huyền Tu, ngươi đừng lớn lối hung hăng. Nếu muốn báo thù chiêu kiếm Vô Ảnh kiếm ở Kim Sơn tự năm trước, thì bản cô nương chỉ giáo cho ngươi một lần nữa cũng đủ rồi.
Lão hán râu rìa đứng bên cạnh lão mặt mốc lập tức vọt tới, khiến Bạch Cương biết lão là Cổ Huyền Tu.
Lão ta gầm lên :
- Tiểu a đầu, ngươi là con nít mọc chưa đủ răng, ta không muốn giết trẻ thơ, nên ngươi mau kêu Điền Thanh đến đây nộp mạng, lần trước hắn đã thất hẹn, sao hôm nay cũng trốn luôn.
Bạch Cương hết sức ngạc nhiên, nghĩ trong đầu, không hiểu Điền Thanh có mối thù và hẹn hò với lão quái này ra sao? Chẳng lẽ bản lĩnh như Điền Thanh lại từng thất hẹn và trốn tránh, để cô gái áo trắng kia phải thay thế gặp gỡ kẻ thù?
Từ trên một tàn cây cao, Bạch Cương nhìn rõ cô gái và thấy dung mạo này rất giống Điền Thanh, và như vậy là cũng giống diện mạo của chàng.
Trong đầu Bạch Cương nảy ra ý nghĩ cô gái này chắc là tiểu muội của Điền Thanh, ta phải hết sức giúp đỡ.
Sau những lời khinh thị của Cổ Huyền Tu, cô gái đỏ mặt vì tức giận mà chưa biết trả lời cách nào.
Bỗng vèo một cái, có bóng người từ trên tàn cây lao xuống, người ấy chính là Bạch Cương.
Chàng dừng lại trước hai lão hán, cách khoảng một trượng, rồi bật cười sang sảng :
- Điền Thanh có mặt đây rồi, đạo trưởng khỏi cần kêu réo.
Cô gái áo trắng giật mình ngạc nhiên, còn Cổ Huyền Tu vẫn tưởng Bạch Cương chính là Điền Thanh nên nói giọng rổn rảng :
- Hay lắm, Điền các hạ lần này đã giữ được chữ tín, lần trước có lẽ vì sợ Âm Dương kiếm chưởng của bổn phái nên thất hẹn đó chăng? Để tỏ ra người lớn không ăn hiếp kẻ nhỏ, bổn đạo trưởng nhường các hạ phát chiêu trước.
Tuy ra mặt thay thế cho Điền Thanh, song chuyện ân oán năm trước ra sao Bạch Cương không biết, chàng cũng không thể hỏi, bởi sợ “ló đuôi” nên nghĩ ra một kế, trỏ vào lão hán bên cạnh Cổ Huyền Tu bảo rằng :
- Vị đứng bên cạnh chắc là bằng hữu của tôn giá? Vậy xin nhờ kể lại chuyện năm qua xem đáng phải xử lý ra sao. Điền Thanh này sẽ lập tức làm theo ý. Nhưng Điền mỗ nói trước là chỉ dùng đơn chưởng để đáp lại Âm Dương kiếm chưởng của quý đạo gia.
Cả hai lão hán đều trừng mắt, các lão tất nhiên không biết Điền Thanh này là giả, nhưng cô gái áo trắng thì biết, nàng cũng hiểu Âm Dương Vô Vi kiếm chưởng của phái Côn Lôn ghê gớm cỡ nào, vậy mà người thay thế cho Điền Thanh này lại hứa chỉ dùng đơn chưởng giao đấu thì thật vô cùng âu lo, nàng bèn bước lên phía trước nói lớn :
- Điền huynh, xin đừng nhiều lời vòng vo với lão làm gì, việc năm qua cứ để tiểu muội giải quyết cũng đủ.
Bạch Cương quay nhìn cô gái, dung mạo xinh đẹp của nàng khiến chàng hết sức cảm tình, và càng tin chắc đó là em gái của Điền Thanh.
Chàng bèn nói :
- Việc năm qua chẳng liên quan gì đến tiểu muội, vậy tiểu muội nên lui về phía sau, để huynh giải quyết theo ý của hai vị tôn giá này.
Cổ Huyền Tu bật cười lớn :
- Tốt lắm, phen này bổn đạo trưởng sẽ cho ngươi chết thảm thiết. Vị đạo gia bên cạnh đây là Thanh Hư đạo nhân của Cửu Cung sơn, không dính líu gì đến việc hôm nay, chỉ đứng ngoài xem chơi. Ngươi đã muốn nhắc lại cho minh bạch thì ta nhắc. Năm trước đây tại sao Điền Thanh ngươi lẻn vào bảo khố của phái Côn Lôn ta, đánh cắp Long Diên thảo. Ta đuổi theo đến Kim Sơn tự, ngươi không giao trả bảo vật mà còn dùng một chiêu kiếm chưởng thừa lúc ta sơ ý gây thương tích cho ta. Theo bản tánh côn đồ cuồng khạo, ngươi lại hẹn ta giao đấu sau ba tháng, nhưng thất hẹn trốn mất tiêu. Bây giờ đối diện nơi này, ngươi có gì để nói nữa chăng?
Những lời nói của Cổ Huyền Tu làm Bạch Cương ngạc nhiên, bởi chàng không thể nghĩ một người đoan chính như Điền Thanh mà lén trộm Long Diên thảo và thất hẹn giao đấu, tuy nhiên chàng cũng chẳng biết trả lời sao cho phải.
Thanh Hư đạo nhân đứng chứng kiến chợt hỏi :
- Điền các hạ có công nhận hành động phi lễ của mình không?
Bạch Cương đáp nhanh :
- Chuyện trước đây có nhiều uẩn khúc, tại hạ chưa tiện giãi bày, trước mắt hãy cứ lĩnh giáo theo ý Huyền Tu đạo trưởng. Chẳng những tại hạ dùng đơn chưởng đáp lại kiếm chưởng, mà còn nhường trước đạo trưởng ba chiêu để tạ lỗi lần thất hẹn.
Lời nói của Bạch Cương làm Thanh Hư lão đạo là bạn của Cổ Huyền Tu trố mắt ngạc nhiên, còn cô gái áo trắng cũng thay đổi sắc diện, bởi không ngờ Bạch Cương dám thách thức phiêu lưu đến thế.
Sự thật chẳng phải là Bạch Cương cuồng khạo, mà chàng muốn làm cho lão đạo sĩ Cổ Huyền Tu phải khẩu phục tâm phục để giải quyết cho xong một vụ ân oán giùm Điền Thanh. Đồng thời chàng cũng muốn thử xem chưởng pháp vừa học trong Ngũ Cầm kỳ kinh hiệu quả thế nào.
Cổ Huyền Tu cười rú lên :
- Hảo tiểu tử, ngươi đã muốn tìm cái chết thì bổn đạo trưởng cũng sẵn sàng hóa kiếp cho ngươi. Tiếp chiêu...
Tiếng tiếp chiêu vừa dứt, người và kiếm của Cổ Huyền Tu di động, với chưởng lực dồn lên mũi kiếm, kình đạo ầm ầm xuyên thẳng vào yết hầu Bạch Cương.
Kiếm ảnh, kình phong rung chuyển một vùng, thanh quang chập chờn lóe mắt.
Cô gái áo trắng thét lên một tiếng vì hoảng sợ và phi thân về phía trước toan tiếp cứu Bạch Cương.
Nhưng không kịp nữa...
Kình đạo đã tới gần...
Sức mạnh như phá núi, chưởng lực đưa mũi kiếm xuyên thẳng vào yết hầu chàng trai, tưởng hết hy vọng sống.
Song lúc đó Bạch Cương chỉ nhẹ lắc mình, luồng kình khí và mũi kiếm của Cổ Huyền Tu đã đi chệch, đồng thời tả chưởng Bạch Cương vẫy ra chặn ngang kiếm chưởng của lão đạo hung hăng.
Một tiếng ầm kinh thiên động địa, kiếm chưởng giao nhau khiếp hồn, Cổ Huyền Tu đạo trưởng chúi nhủi trên mặt đất, chiêu thứ nhất Bạch Cương đã nhường lão, chỉ tránh né và đỡ nhẹ.
Vừa rồi Bạch Cương đã sử dụng thế Xà Du một chân chống đất làm trụ, chân kia co lên, lắc mình nhanh hơn tia chớp né được luồng kiếm chưởng của đối phương.
Tả chưởng của chàng chỉ đỡ nhẹ, hất văng Cổ Huyền Tu đạo trưởng ra ngoài, thân pháp cực kỳ xảo diệu của Bạch Cương làm cô gái áo trắng hết sức vui mừng. Nàng lẩm bẩm :
- Ôi, mới hơn nữa năm sao chàng ta tiến bộ không ngờ...
Rồi gương mặt nàng lại thoáng một nét buồn, chẳng biết vì sao.
Cổ Huyền Tu lồm cồm búng mình dậy, đỏ mặt vì xấu hổ, lão ta không dè thân pháp của đối phương lại linh hoạt đến thế, Nhất Chiêu Lưởng Thức Chưởng Kiếm của lão nhanh vô cùng, sức mạnh khủng khiếp, thế mà gã trai kia chẳng những đã tránh né hóa giải được, còn khiến lão làm trò cười trước mặt người khác.
Lão ta gầm lên :
- Tiểu tử, chiêu thứ hai.
Tiếng gầm vừa dứt, Cổ Huyền Tu búng mình vẽ một đường tròn trên không, thân hình di động chớp nhoáng, vừa phản thủ quét ngang một chiêu kiếm chưởng từ sau lưng Bạch Cương phất tới.
Kình đạo ầm ầm, tạo nên những tiếng “bình bình” liên tục trong không khí. Kiếm ảnh và chưởng phong cũng đủ làm người ta phải mất tinh thần. Nhưng Bạch Cương vẫn bình tĩnh, sử dụng Xà Kinh trong bí kíp mới luyện được.
Chàng lắc mình xoay quanh đường kiếm chưởng của Cổ Huyền Tu, dùng ngay đối phương làm trung tâm chuyển động để lướt qua kình đạo, chỉ trong chớp mắt chàng đã trở về vị trí cũ, đồng thời gạt nhẹ một cước làm đạo trưởng Cổ Huyền Tu quá đà bị ngã chúi xuống.
Như vậy là chiêu thứ hai Bạch Cương cũng đã nhường Cổ Huyền Tu theo lời hứa, chỉ lấy lực của địch lướt qua, đồng thời gạt nhẹ một cước cho lão té nhào.
Thân pháp của Bạch Cương quá nhanh đến nỗi người ngoài nhìn vào cứ tưởng chàng chỉ đứng nguyên một chỗ.
Cổ Huyền Tu phát hai chiêu đều bị gã trai tránh được và làm lão té lăn khiến lão vừa thẹn vừa tức, trong đầu nghĩ thầm :
- Hừm, lần trước ở Kim Sơn tự thằng nhóc này cũng lanh lợi lắm, nhưng đâu có quỷ dị như lần này, nếu chiêu thứ ba mà ta cũng bị nó hóa giải thì uy lực của Âm Dương kiếm chưởng phải tiêu tan...
Nghĩ đến danh dự của phái Côn Lôn, Cổ Huyền Tu sát khí đằng đằng, lão thét lên một tiếng lớn, thân hình vọt cao hơn năm trượng.
Lập tức một màn ngân quang tỏa ánh sáng bạc bao phủ một vùng mười trượng vuông, từ trên chụp xuống.
Chiêu Âm Dương Giao Thế là một tuyệt chiêu của Âm Dương độc kiếm chưởng vô cùng nguy hiểm, kiếm chưởng giao phối kinh khiếp rợn người.
Cô gái áo trắng la lên :
- Coi chừng độc chiêu đấy...
Tiếng kêu của nàng chưa dứt thì đã thấy một làn sáng xanh xẹt đi trong chớp mắt, đồng thời nổi lên tiếng “rẹt” khô khan, Bạch Cương đã tránh khỏi kình đạo của Cổ Huyền Tu, đồng thời đỡ nhẹ một chiêu, cây kiếm vuột khỏi tay lão đạo rơi xuống cắm sâu trong lòng đất.
Chiêu thứ ba của Cổ Huyền Tu mãnh liệt, và nhanh chóng hơn tia chớp vẫn bị Bạch Cương hóa giải.
Cổ Huyền Tu vừa tức giận vừa xấu hổ, lão ta đột ngột vung tả chưởng tự đánh xuống đỉnh đầu mình để tự sát.
Nhưng “bình” một tiếng, luồng kình đạo từ hữu chưởng của Bạch Cương đánh ra đã làm chưởng lực của Cổ Huyền Tu bị xô bạt, cứu lão thoát khỏi vỡ óc bởi chính ngọn chưởng của mình.
Chàng phóng lại gần Cổ Huyền Tu, vòng tay nói :
- Xin đạo trưởng bớt nóng giận, tại hạ có lén lấy Long Diên thảo vì muốn cứu người khẩn cấp, tại hạ hứa sẽ hết sức tìm bảo vật ấy để hoàn lại quý phái trong nay mai.
Hữu chưởng của chàng lại vẫy nhẹ, cây kiếm của Cổ Huyền Tu đang cắm sâu dưới đất đã bật lên bay vào tay chàng.
Cầm ngang thanh kiếm, Bạch Cương trao lại cho Cổ Huyền Tu.
Hết sức xúc động, Cổ Huyền Tu nói :
- Tôn giá tuổi trẻ tài cao, võ công đã đạt tới cảnh giới thông huyền, bần đạo bại dưới tay tôn giá hôm nay kể như đã khẩu phục, tâm phục. Xin được cáo thoái, bao giờ có thời gian, lại xin được lĩnh giáo một lần nữa trong đời.
Dứt lời, Cổ Huyền Tu vòng tay vái một cái rồi tung mình đi, còn Thiên Hư đạo nhân cũng cười lạt, bỏ chạy theo Cổ Huyền Tu biệt dạng.
Qua mấy chiêu thế thủ mà đã khuất phục được một tiền bối như Cổ Huyền Tu, Bạch Cương rất phấn khởi do kết quả rèn luyện võ công của Ngũ Cầm kinh.
Chợt nhớ đến cô gái áo trắng, chàng quay lại tìm nàng để hỏi thăm về Điền Thanh.
Nhưng cô gái áo trắng đã biến dạng từ lâu, quanh mình chàng không khí đã chìm vào tĩnh lặng.
Bạch Cương thở dài một tiếng rồi chuyển mình phóng đi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook