Chu Tuyết
-
Chương 3
12.
Không bao lâu sau hôn sự được tổ chức. Từ sau ngày ta nói mình sẽ lấy ngài, hình như mọi sự chú ý lại quay trở về bên ta. Mỗi ngày, mẫu thân tất bật chuẩn bị của hồi môn cho ta về nhà chồng. Ta từng nhìn qua danh sách của hồi môn, dài đến mấy trang, còn nhiều hơn cả khi hai đường tỷ gả chồng.
"Để lại cho A Hòa đi." Ta nhìn Mộ Hòa đang đứng mé bên, nói.
"Con bé không gấp. Ta và phụ thân con có ý giữ muội muội con ở phủ thêm mấy năm nữa." Mẫu thân vỗ vỗ tay ta.
"Nhưng mà…" Ta hơi ngập ngừng. Ta và muội ấy bằng tuổi nhau, nếu đợi thêm vài năm nữa không phải là qua tuổi hay sao?
Mẫu thân hiểu ý ta, người nói: "Muội con không được như con. Hai ta chỉ mong con bé gả vào một gia đình bình thường, có nhà mình hậu thuẫn, sống vui vẻ là tốt rồi."
Mộ Hòa đứng bên gật đầu liên tục: "Đúng vậy. Mẫu thân nói danh gia vọng tộc rất nhiều quy tắc. Muội không được thông tuệ như tỷ tỷ, muội không học được."
"A Nhu, nếu như không phải là thánh thượng chỉ hôn, ta và phụ thân con cũng mong con có cuộc sống yên bình, nhàn tản."
Hốc mắt ta hơi ươn ướt. Đúng là ta đa nghi quá. Dù Mộ Hòa trở về, nhưng phụ mẫu vẫn đối xử với ta rất tốt. Tiếc là thế sự khó lường.
13.
Đêm trước ngày thành thân, Mộ Hòa ghé phòng ta, ngồi tâm sự một hồi. Khi nhắc đến chuyện hôn sự, muội ấy nói: "Tỷ tỷ, thực ra tỷ vốn không nợ muội thứ gì."
Ta nhìn vào mắt muội ấy, nghe muội nói tiếp: "Mà là muội nợ tỷ tỷ. Nếu không phải vì cha cố bảo vệ muội, cha cũng không xảy ra chuyện. Tỷ tỷ, muội nợ tỷ một mạng."
Dứt lời, muội ấy nhào vào lòng ta.
"Không sao, không sao đâu. A Hòa, không phải chỉ vì muội nên ta mới làm vậy đâu."
Ta còn vì chính mình nữa. Nơi ta có thể nương nhờ, chỉ có Ninh Quốc phủ. Cho nên ta vẫn phải làm gì đó, lo trước cho chính mình. Nếu không, vì sao họ phải che chở cho một người vô can như ta.
Chỉ là, ta ích kỉ quá, không hề lương thiện như họ.
14.
Khi ca ca cõng ta lên kiệu hoa, ca nói với ta sau này nếu phải chịu ấm ức thì cứ về nhà mình.
Nghe vậy, ta lại muốn khóc. Đây là nơi đã sống suốt 16 năm qua. Không biết sau này ra sao, nhưng ít nhất, trong khoảnh khắc này, mọi người đều thực lòng coi ta là người một nhà.
Bái thiên địa vào động phòng.
Khi Lệ vương vén khăn che mặt lên, ta bỗng thấy hoảng. Vị vương gia số khắc vợ trong lời đồn này, nhìn trông cũng anh tuấn, làm gì đến mức người ngợm ba đầu sáu tay.
Là người, vậy tốt rồi.
Đêm xuân qua, hôm sau ta vào cung tạ ân, nhưng cơ thể cảm giác không được ổn cho lắm. Hoàng đế cũng chỉ chúc mừng mấy câu như lẽ thường. Sau đó, ta đến thỉnh an hoàng hậu. Hoàng hậu cũng vậy. Đáng lẽ còn phải đến thỉnh an thân mẫu Lệ vương, nhưng nhiều năm trước bà đã qua đời vì bạo bệnh. Nên bây giờ ta và ngài liền hồi phủ.
Ngài ấy giao hết quyền quản lí nhà cửa cho ta. Có lẽ nơi đây cũng không đến nỗi, nào phải là vào hang hùm gì.
Đến ngày lại mặt, ban đầu ta vẫn nghĩ sẽ phải trở về một mình. Không ngờ, hôm ấy ngài không đến doanh trại mà về cũng ta, còn ngồi lại một lát. Như vậy đã đủ giữ thể diện cho ta rồi.
Mẫu thân nói riêng với ta rằng, phụ thân dự định sẽ để Mộ Hòa làm con nuôi. Ta kinh ngạc lắm, hỏi lại Mộ Hòa có đồng ý không? Mẫu thân gật đầu, nói: "Con đã gả cho Lệ vương rồi, vậy Triệu gia ta sao lại kiếm đâu ra một cô con gái được nữa?"
"Mẫu thân, con…" Ta muốn nói thực ra con chưa bao giờ nghĩ mọi chuyện lại thành ra thế này.
"Ta hiểu, con cũng chỉ muốn tốt cho A Hòa. A Nhu, con là cô nương mẫu thân một lòng dạy dỗ nên người, mẫu thân hiểu lòng con."
Nhưng, không thể không nói, tin ấy vẫn làm ta thấy khá vui. Ít nhất, trên gia phả, ta vẫn là con gái Triệu gia. Chỉ là, đồng thời ta cũng cả thấy có lỗi với phụ mẫu thân sinh, ta không xứng làm con của hai người.
15.
Sau ngày thành hôn, nhịp sống vẫn êm ả.
Lệ vương không ham nữ sắc, cả ngày chỉ quanh quẩn ở thư phòng hoặc ra doanh trại. Mọi việc diễn ra tương đối dễ dàng. Mỗi tháng cũng chỉ chung chăn gối mấy ngày.
Mặc dù nhìn ngài ấy có vẻ lạnh lùng, nhưng cũng không hề có sở thích gì biến thái như đồn đại. Nghĩ vậy, những chuyện trước kia có lẽ cũng chỉ là do không may. Có lẽ, ta đã cướp mối hôn sự tốt của Mộ Hòa.
16.
Sau nửa năm lập gia đình, ta có thai. Khi biết tin, Lệ vương cũng chẳng tỏ vẻ gì kinh ngạc. Ta báo tin cho bên nhà biết, hôm sau mẫu thân và Mộ Hòa đến thăm ta.
Khi hai người đến lại đúng lúc gặp phải Lệ vương. Đợi ngài đi rồi, Mộ Hòa bất chợt hỏi ta, có phải bao lâu nay ta sống không dễ dàng?
"Sao lại thế được?"
"Nhưng mà…" Muội ấy hơi nhíu mày: "Nhưng mà nhìn vương gia có vẻ không phải kiểu người dễ sống chung lắm."
Không dễ sống chung lắm, nhưng vẫn ổn. Dẫu sao thời gian ở chung cũng không nhiều. Mẫu thân dặn dò ta những điều cần chú ý khi dưỡng thai, còn cho ta sách dạy nấu những món ăn thời kỳ thai nghén: "Hồi ấy ta mang thai ca ca con, nghén không ăn được phải nhờ có mấy công thức này mới đỡ."
Ta cũng lật giở qua, hầu hết đều là các món thiên chua, cay, không giống các món thường thấy trong kinh thành.
17.
Mang thai được sáu tháng, ta về thăm Ninh Quốc phủ. Mẫu thân nói với ta, chúng ta đã định đoạt hôn sự cho Mộ Hòa rồi. Đó là một học trò của phụ thân, vừa đỗ tiến sĩ. Nhà ta định tác động một chút để giữ y lại kinh thành, nhận một chức quan nhỏ.
Học trò của phụ thân, chắc hẳn cũng là người đứng đắn. Nhưng chức quan này có lẽ cũng chỉ loanh quanh thất phẩm, bát phẩm, phẩm vị thấp quá.
Dường như mẫu thân cũng đọc được suy nghĩ của ta: "Cậu học trò kia gia cảnh không phức tạp. A Hòa không thông tuệ được như con, không biết cách làm yên bề gia thất trong danh gia vọng tộc."
Cậu học trò này nhà cũng khấm khá, nhưng số khổ quá, còn bé đã mồ côi mẫu thân, mấy năm trước phụ thân lại qua đời. Vì giữ đạo hiếu nên đến nay vẫn để tang, chưa lập gia thất. Dẫu sao, nam tử mười bảy, mười tám tuổi đã nên yên bề gia thất mới đúng lẽ. Nhưng như vậy xem ra lại hợp với Mộ Hòa.
"Con hơi đắn đo vì thân phận của người này cũng không quá tốt."
"Sống đối đãi với nhau tốt là được rồi. A Hòa cũng thích cậu ấy. Có nhà mình làm chỗ dựa cho con bé rồi, không sợ."
Môn đăng hộ đối, tâm đầu ý hợp, từng thiếu nay lại thiếu. Trong mắt người ngoài, ta và Lệ vương được coi là môn đăng hộ đối. Nhưng quan hệ của ta và ngài chẳng đến được mức tâm đầu ý hợp. Mộ Hòa và chàng thư sinh có lẽ là tâm đầu ý hợp. Nhưng, dù chỉ là con gái nuôi của Ninh Quốc phủ, thì một chức quan nhỏ chẳng nổi mấy phẩm sao với tới được.
"Của hồi môn của A Hòa đã chuẩn bị chưa ạ?" Của hồi môn của con gái phải chuẩn từ nhỏ, tỉ mỉ từng thứ một. Khi ấy ta xuất giá, gả cho Lệ vương, hồi môn cũng nhiều hơn so với dự tính ban đầu. Còn nay, đến lượt Mộ Hòa, có lẽ nhiều thứ không kịp chuẩn bị.
Dù sao, của hồi môn không phải chỉ có của cải đã là tốt. Có một số món phải may mắn mới gặp được đồ thượng hạng. Những nhà gia cảnh bậc thường không hay để ý lắm.
"Sắp xếp cả rồi. Ta và phụ thân con bàn với nhau, của hồi môn của con bé không cần phải nhiều món, nhiều loại như con. Muội muội con cũng không phải gả vào nhà quý tộc, nên có một số thứ không cần phải quá tốt. Ngược lại, tiền bạc, cửa tiệm thì nên cho thêm. Trong tay có của mới an tâm được."
Tiền, từ trước đến nay chưa bao giờ là thừa. Nhớ lại trong hồi môn của ta khi ấy có mấy rương sách. Trông vào cũng chẳng có gì đáng quý, nhưng thực chất tất cả đều là những cổ thư hiếm có, có tiền cũng chưa chắc mua được. Của hồi môn của con nhà quyền quý "quý hồ tinh bất quý hồ đa".
"Đến lúc ấy con sẽ gửi thêm nữ trang cho A Hòa."
"Được, được."
Không bao lâu sau hôn sự được tổ chức. Từ sau ngày ta nói mình sẽ lấy ngài, hình như mọi sự chú ý lại quay trở về bên ta. Mỗi ngày, mẫu thân tất bật chuẩn bị của hồi môn cho ta về nhà chồng. Ta từng nhìn qua danh sách của hồi môn, dài đến mấy trang, còn nhiều hơn cả khi hai đường tỷ gả chồng.
"Để lại cho A Hòa đi." Ta nhìn Mộ Hòa đang đứng mé bên, nói.
"Con bé không gấp. Ta và phụ thân con có ý giữ muội muội con ở phủ thêm mấy năm nữa." Mẫu thân vỗ vỗ tay ta.
"Nhưng mà…" Ta hơi ngập ngừng. Ta và muội ấy bằng tuổi nhau, nếu đợi thêm vài năm nữa không phải là qua tuổi hay sao?
Mẫu thân hiểu ý ta, người nói: "Muội con không được như con. Hai ta chỉ mong con bé gả vào một gia đình bình thường, có nhà mình hậu thuẫn, sống vui vẻ là tốt rồi."
Mộ Hòa đứng bên gật đầu liên tục: "Đúng vậy. Mẫu thân nói danh gia vọng tộc rất nhiều quy tắc. Muội không được thông tuệ như tỷ tỷ, muội không học được."
"A Nhu, nếu như không phải là thánh thượng chỉ hôn, ta và phụ thân con cũng mong con có cuộc sống yên bình, nhàn tản."
Hốc mắt ta hơi ươn ướt. Đúng là ta đa nghi quá. Dù Mộ Hòa trở về, nhưng phụ mẫu vẫn đối xử với ta rất tốt. Tiếc là thế sự khó lường.
13.
Đêm trước ngày thành thân, Mộ Hòa ghé phòng ta, ngồi tâm sự một hồi. Khi nhắc đến chuyện hôn sự, muội ấy nói: "Tỷ tỷ, thực ra tỷ vốn không nợ muội thứ gì."
Ta nhìn vào mắt muội ấy, nghe muội nói tiếp: "Mà là muội nợ tỷ tỷ. Nếu không phải vì cha cố bảo vệ muội, cha cũng không xảy ra chuyện. Tỷ tỷ, muội nợ tỷ một mạng."
Dứt lời, muội ấy nhào vào lòng ta.
"Không sao, không sao đâu. A Hòa, không phải chỉ vì muội nên ta mới làm vậy đâu."
Ta còn vì chính mình nữa. Nơi ta có thể nương nhờ, chỉ có Ninh Quốc phủ. Cho nên ta vẫn phải làm gì đó, lo trước cho chính mình. Nếu không, vì sao họ phải che chở cho một người vô can như ta.
Chỉ là, ta ích kỉ quá, không hề lương thiện như họ.
14.
Khi ca ca cõng ta lên kiệu hoa, ca nói với ta sau này nếu phải chịu ấm ức thì cứ về nhà mình.
Nghe vậy, ta lại muốn khóc. Đây là nơi đã sống suốt 16 năm qua. Không biết sau này ra sao, nhưng ít nhất, trong khoảnh khắc này, mọi người đều thực lòng coi ta là người một nhà.
Bái thiên địa vào động phòng.
Khi Lệ vương vén khăn che mặt lên, ta bỗng thấy hoảng. Vị vương gia số khắc vợ trong lời đồn này, nhìn trông cũng anh tuấn, làm gì đến mức người ngợm ba đầu sáu tay.
Là người, vậy tốt rồi.
Đêm xuân qua, hôm sau ta vào cung tạ ân, nhưng cơ thể cảm giác không được ổn cho lắm. Hoàng đế cũng chỉ chúc mừng mấy câu như lẽ thường. Sau đó, ta đến thỉnh an hoàng hậu. Hoàng hậu cũng vậy. Đáng lẽ còn phải đến thỉnh an thân mẫu Lệ vương, nhưng nhiều năm trước bà đã qua đời vì bạo bệnh. Nên bây giờ ta và ngài liền hồi phủ.
Ngài ấy giao hết quyền quản lí nhà cửa cho ta. Có lẽ nơi đây cũng không đến nỗi, nào phải là vào hang hùm gì.
Đến ngày lại mặt, ban đầu ta vẫn nghĩ sẽ phải trở về một mình. Không ngờ, hôm ấy ngài không đến doanh trại mà về cũng ta, còn ngồi lại một lát. Như vậy đã đủ giữ thể diện cho ta rồi.
Mẫu thân nói riêng với ta rằng, phụ thân dự định sẽ để Mộ Hòa làm con nuôi. Ta kinh ngạc lắm, hỏi lại Mộ Hòa có đồng ý không? Mẫu thân gật đầu, nói: "Con đã gả cho Lệ vương rồi, vậy Triệu gia ta sao lại kiếm đâu ra một cô con gái được nữa?"
"Mẫu thân, con…" Ta muốn nói thực ra con chưa bao giờ nghĩ mọi chuyện lại thành ra thế này.
"Ta hiểu, con cũng chỉ muốn tốt cho A Hòa. A Nhu, con là cô nương mẫu thân một lòng dạy dỗ nên người, mẫu thân hiểu lòng con."
Nhưng, không thể không nói, tin ấy vẫn làm ta thấy khá vui. Ít nhất, trên gia phả, ta vẫn là con gái Triệu gia. Chỉ là, đồng thời ta cũng cả thấy có lỗi với phụ mẫu thân sinh, ta không xứng làm con của hai người.
15.
Sau ngày thành hôn, nhịp sống vẫn êm ả.
Lệ vương không ham nữ sắc, cả ngày chỉ quanh quẩn ở thư phòng hoặc ra doanh trại. Mọi việc diễn ra tương đối dễ dàng. Mỗi tháng cũng chỉ chung chăn gối mấy ngày.
Mặc dù nhìn ngài ấy có vẻ lạnh lùng, nhưng cũng không hề có sở thích gì biến thái như đồn đại. Nghĩ vậy, những chuyện trước kia có lẽ cũng chỉ là do không may. Có lẽ, ta đã cướp mối hôn sự tốt của Mộ Hòa.
16.
Sau nửa năm lập gia đình, ta có thai. Khi biết tin, Lệ vương cũng chẳng tỏ vẻ gì kinh ngạc. Ta báo tin cho bên nhà biết, hôm sau mẫu thân và Mộ Hòa đến thăm ta.
Khi hai người đến lại đúng lúc gặp phải Lệ vương. Đợi ngài đi rồi, Mộ Hòa bất chợt hỏi ta, có phải bao lâu nay ta sống không dễ dàng?
"Sao lại thế được?"
"Nhưng mà…" Muội ấy hơi nhíu mày: "Nhưng mà nhìn vương gia có vẻ không phải kiểu người dễ sống chung lắm."
Không dễ sống chung lắm, nhưng vẫn ổn. Dẫu sao thời gian ở chung cũng không nhiều. Mẫu thân dặn dò ta những điều cần chú ý khi dưỡng thai, còn cho ta sách dạy nấu những món ăn thời kỳ thai nghén: "Hồi ấy ta mang thai ca ca con, nghén không ăn được phải nhờ có mấy công thức này mới đỡ."
Ta cũng lật giở qua, hầu hết đều là các món thiên chua, cay, không giống các món thường thấy trong kinh thành.
17.
Mang thai được sáu tháng, ta về thăm Ninh Quốc phủ. Mẫu thân nói với ta, chúng ta đã định đoạt hôn sự cho Mộ Hòa rồi. Đó là một học trò của phụ thân, vừa đỗ tiến sĩ. Nhà ta định tác động một chút để giữ y lại kinh thành, nhận một chức quan nhỏ.
Học trò của phụ thân, chắc hẳn cũng là người đứng đắn. Nhưng chức quan này có lẽ cũng chỉ loanh quanh thất phẩm, bát phẩm, phẩm vị thấp quá.
Dường như mẫu thân cũng đọc được suy nghĩ của ta: "Cậu học trò kia gia cảnh không phức tạp. A Hòa không thông tuệ được như con, không biết cách làm yên bề gia thất trong danh gia vọng tộc."
Cậu học trò này nhà cũng khấm khá, nhưng số khổ quá, còn bé đã mồ côi mẫu thân, mấy năm trước phụ thân lại qua đời. Vì giữ đạo hiếu nên đến nay vẫn để tang, chưa lập gia thất. Dẫu sao, nam tử mười bảy, mười tám tuổi đã nên yên bề gia thất mới đúng lẽ. Nhưng như vậy xem ra lại hợp với Mộ Hòa.
"Con hơi đắn đo vì thân phận của người này cũng không quá tốt."
"Sống đối đãi với nhau tốt là được rồi. A Hòa cũng thích cậu ấy. Có nhà mình làm chỗ dựa cho con bé rồi, không sợ."
Môn đăng hộ đối, tâm đầu ý hợp, từng thiếu nay lại thiếu. Trong mắt người ngoài, ta và Lệ vương được coi là môn đăng hộ đối. Nhưng quan hệ của ta và ngài chẳng đến được mức tâm đầu ý hợp. Mộ Hòa và chàng thư sinh có lẽ là tâm đầu ý hợp. Nhưng, dù chỉ là con gái nuôi của Ninh Quốc phủ, thì một chức quan nhỏ chẳng nổi mấy phẩm sao với tới được.
"Của hồi môn của A Hòa đã chuẩn bị chưa ạ?" Của hồi môn của con gái phải chuẩn từ nhỏ, tỉ mỉ từng thứ một. Khi ấy ta xuất giá, gả cho Lệ vương, hồi môn cũng nhiều hơn so với dự tính ban đầu. Còn nay, đến lượt Mộ Hòa, có lẽ nhiều thứ không kịp chuẩn bị.
Dù sao, của hồi môn không phải chỉ có của cải đã là tốt. Có một số món phải may mắn mới gặp được đồ thượng hạng. Những nhà gia cảnh bậc thường không hay để ý lắm.
"Sắp xếp cả rồi. Ta và phụ thân con bàn với nhau, của hồi môn của con bé không cần phải nhiều món, nhiều loại như con. Muội muội con cũng không phải gả vào nhà quý tộc, nên có một số thứ không cần phải quá tốt. Ngược lại, tiền bạc, cửa tiệm thì nên cho thêm. Trong tay có của mới an tâm được."
Tiền, từ trước đến nay chưa bao giờ là thừa. Nhớ lại trong hồi môn của ta khi ấy có mấy rương sách. Trông vào cũng chẳng có gì đáng quý, nhưng thực chất tất cả đều là những cổ thư hiếm có, có tiền cũng chưa chắc mua được. Của hồi môn của con nhà quyền quý "quý hồ tinh bất quý hồ đa".
"Đến lúc ấy con sẽ gửi thêm nữ trang cho A Hòa."
"Được, được."
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook