Chu Du Cùng Hệ Thống
-
Chương 9: Hoài cổ
Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên
Chương 9: Hoài cổ
May quá tìm ra rồi, Đường Tư Kỳ sung sướng phát điên. Được thưởng hẳn 20 đồng vàng. Bữa tối nay chắc chắn có xương sườn và tôm hùm đất đánh chén rồi!
Song kể cũng lạ ha, ngoài kia có biết bao nhiêu cửa hàng đồ cổ hoành tráng, trang hoàng tinh xảo đẹp mắt, mà sao hệ thống lại dẫn cô tới một căn tiệm bé tí xíu, bài trí bình thường nếu không muốn nói là tầm thường này nhỉ?!
Tuy đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng xuất phát từ tò mò nên Đường Tư Kỳ quyết định đi vào bên trong ngó nghiêng một tí, để xem có phải là “thâm tàng bất lộ” không.
Chiếc radio cũ kỹ đang rè rè phát tiết mục “Thi Công Kỳ Án” trong chương trình kể chuyện Phố Đông (1), ông chú nghe vô cùng nhập tâm, khách vào cũng không hề hay biết.
Đường Tư Kỳ không lấy làm khó chịu, ngược lại còn cảm thấy thoải mái là đằng khác, cô cẩn thận dạo quanh tiệm một vòng.
Ồ, mấy món đồ bày bán ở đây khác xa với những cửa hàng đồ cổ ban nãy cô vừa đi qua. Ở đó người ta trưng bày gốm sứ, trang sức, tranh ảnh hoặc tiền cổ được đặt trong tủ kính bóng loáng, đèn đuốc sáng trưng. Nhưng nơi đây lại khác, nó không khoác lên mình vẻ quý hiếm đắt đỏ mà chỉ là nơi cất chứa đủ loại vật dụng gia đình xa xưa, mang ý nghĩa lưu giữ kỷ niệm nhiều hơn.
Ví dụ như chiếc cốc tráng men này Đường Tư Kỳ thường nhìn thấy trong các bộ phim thập niên 70-80, hay những tấm biển cũ kỹ đã biến mất khỏi phố cổ Thượng Hải từ lâu, ngoài ra còn có những vật dụng sinh hoạt trong gia đình, hoặc xếp trong góc nhà là vài ba chiếc rương da cũ mèn có đôi chỗ sờn rách. Nếu tinh ý còn nhìn thấy cả chồng áp phích tuyên truyền của Trung Hoa Dân Quốc và một xấp vé phim chiếu rạp thời xa xưa.
Đứng trong không gian này, Đường Tư Kỳ phảng phất có cảm giác quay ngược thời gian trở về quá khứ. Khi cô còn nhỏ, nhà cô cũng đã từng dùng cái phích nước này, trên tường cũng đã từng treo chiếc đồng hồ kia. Chỉ là sau vài lần chuyển nhà, rất nhiều đồ đạc cũ kỹ đã bị bỏ lại và thay mới bằng những món bóng bẩy hơn, hiện đại hơn.
Bỗng nhiên tiếng radio nhỏ dần, ông chú chắp tay sau lưng đi tới bên cạnh Đường Tư Kỳ: “Bé con, cháu muốn mua gì?”
Đường Tư Kỳ ngại ngùng gãi đầu: “Cháu..cháu xem một vòng trước đã.”
Ông chú gỡ kính lão, hiền hoà nói: “Cứ xem thoải mái. Tất cả những thứ này đều là do chú tự tay sưu tầm, có rất nhiều món còn lớn tuổi hơn cả cháu nữa đấy.”
Dứt lời, ông chú ngồi xổm xuống một góc, tỉ mỉ xếp lại chồng báo cũ. Vừa làm chú vừa vui vẻ chia sẻ: “Thật ra ban đầu chỉ đơn thuần là sở thích cá nhân thôi, ông ngoại chú rất thích tích trữ những món đồ cổ. Sau khi ông mất thì tới lượt mẹ chú. Khi ấy chú khó chịu lắm, cảm thấy toàn là những món đồ cũ kỹ hỏng hóc, tha lôi về chỉ tổ rác nhà. Thật không ngờ, sau khi mẹ mất rồi, chính bản thân chú lại nổi lên niềm yêu thích với chúng. Đây, căn nhà này cũng là ông ngoại để lại cho chú đấy chứ. Thế nên chú liền mở một tiệm đồ cổ để tưởng niệm ông. Cháu cứ thoải mái xem đi, thấy thích món nào thì mua còn không mua cũng không sao. Chú rất hoan nghênh những người trẻ tới tham quan, coi như kết thêm bạn mới, cũng tốt.”
Đường Tư Kỳ một bên nghe ông chú kể chuyện xưa, một bên thong dong ngắm nhìn.
Lát sau, cô bèn cẩn thận ướm lời: “Chú ơi, cháu có thể chụp một tấm ảnh được không ạ?”
Ông chú đồng ý ngay: “Haha, được chứ, tự nhiên chụp đi cô bé.”
Nhận được sự đồng ý của ông chủ, Đường Tư Kỳ liền rút điện thoại di động ra, căn chỉnh góc độ, chuẩn xác bắt được khoảnh khắc vệt nắng từ trên cao chiếu xuống, vắt ngang căn tiệm nhỏ bé, tạo nên bố cục sáng tối đối lập cực kỳ ấn tượng, mang đậm nét cổ xưa xen lẫn chút bí ẩn thời đại.
Trong đầu cô đã có sắp xếp cả rồi, lát nữa về cô sẽ dựa vào tấm hình này để vẽ một bức tranh, còn phần mô tả cô sẽ mượn lời ông chủ tiệm thuật lại câu chuyện xưa.
Chào tạm biệt ông chú, Đường Tư Kỳ bắt xe buýt tuyến ngược lại đi về nhà mình. Xuống xe, cô không lên lầu luôn mà vòng qua cái siêu thị cao cấp nằm ngay sát bên.
Hôm nay bước chân cô tự tin hơn hẳn, bởi trong túi đã có 20 đồng vàng mà lại!
Để chắc chắn hơn, cô mở ứng dụng ra xác nhận lại một lần nữa
[ 5 cân sườn heo thượng hạng: 10 đồng vàng. Người chơi sẽ được hoàn tiền sau khi giao dịch thành công.]
Đây rồi, siêu thị này có quầy chuyên bán thịt heo thượng hạng và hàng nhập khẩu. Chất lượng thì khỏi phải bàn rồi, từng dải sườn được chọn lựa một cách nghiêm ngặt, màu sắc đỏ au, tươi roi rói, chặt nhỏ thành từng khúc đều tăm tắp, xếp gọn gàng vào khay, bên ngoài bọc màng bọc thực phẩm cẩn thận. Và đương nhiêu, giá cả không hề rẻ tí nào. 50 đồng một cân, ăn vô chắc không dám thải ra mất!
Ngày thường, Đường Tư Kỳ và Từ Thiên Ngưng tuyệt nhiên không dám đặt chân vào chỗ này. Nhưng hôm nay có hệ thống chi trả mà lại, Đường Tư Kỳ tự tin bước vào, sảng khoái hô to “Cân cho em năm cân xương sườn chị ơi!”
Còn tôm hùm đất thì ở đây cũng bán nhưng cô biết một tiệm dưới lầu làm ngon hơn. Lại được lựa chọn theo khẩu vị nữa, có thể bảo ông chủ làm ít cay cho nhóc Tuấn Bảo ăn.
Lúc xếp hàng tính tiền xương sườn, một bác gái đứng sau không nhịn được bèn thì thầm hỏi khẽ: “Em gái, sao mua nhiều dữ vậy, bộ hôm nay xương sườn giảm giá à?”
Đường Tư Kỳ đáp tỉnh bơ: “Vẫn theo giá niêm yết đó bác, 50 đồng một cân.”
Bác gái ngẩn người: “50 mươi đồng 1 cân? Trời đất ơi…nom thì đúng là ngon thật đấy nhưng mà đắt quá. Để chỉ cho em cái này, muốn ăn xương sườn thì đi ra ngoài chợ ướt mà mua, ở đó một cân chỉ khoảng hai, ba mươi đồng thôi.”
Đường Tư Kỳ chỉ cười cười thay cho câu trả lời.
Từ hôm qua trở về trước, chính bản thân cô cũng cảm thấy siêu thị này bán đồ mắc như quỷ nhưng bây giờ đổi được bằng đồng vàng, như vậy có khác gì mua miễn phí đâu. Hiếm khi được ăn đồ ngon, tội gì không tranh thủ, đúng không nào?!
Vừa quẹt thẻ xong thì ngân hàng gửi tin nhắn đến, tài khoản cộng thêm 250 đồng.
Đường Tư Kỳ cười híp mắt, xách túi xương sườn, tung tăng tiến đến tiệm tôm hùm đất.
Tiệm hải sản này cực kỳ nổi tiếng, không chỉ gói gọn trong tiểu khu nơi cô ở mà tiếng tăm lan cả sang các con phố lân cận. Khách khứa xếp hàng tấp nập, bếp luôn đỏ rực lửa từ đầu ngày đến cuối ngày.
Mà nó lại nằm ngay dưới lầu nhà cô, thế mới khổ chứ lị!
Nằm trong phòng trùm chăn cũng ngửi rõ mùi tỏi phi thơm lừng, mùi bơ béo ngậy hoà cùng vị ớt cay xè, làm cho nước miếng cứ tứa ra ào ào, bụng thì sôi lên ùng ục, thật sự không khác gì tra tấn luôn!
Lạc Tuấn Bảo cứ hỏi đi hỏi lại khi nào nó mới được nếm thử tôm hùm đất. Mỗi lần như vậy, Từ Thiên Ngưng toàn dỗ dành thằng bé đợi đến sinh nhật sẽ mua cho nó ăn.
Đối với vấn đề này, Lạc Tuấn Bảo luôn rất khó hiểu, sao cái gì ngon cũng phải đợi tới sinh nhật và sao mỗi năm chỉ sinh nhật một lần nhỉ, nếu tháng nào cũng sinh nhật thì tốt rồi, khỏi phải mong mỏi đợi chờ!
Còn về phần Đường Tư Kỳ, mỗi buổi trưa lên mạng đặt đồ ăn là thể nào cũng nhìn thấy tiệm đó hiện lên trong danh sách, khổ nỗi nào có tiền đâu mà mua, chỉ đành ngậm ngùi nuốt cơn thèm rồi lướt xuống những lựa chọn cơm hộp rẻ tiền hơn thôi. Thế nên Đường Tư Kỳ luôn nung nấu ý định báo cáo xấu cái tiệm hải sản đó để nó đóng cửa quách đi cho đỡ ngứa mắt!
===
Chú thích:
(1)Kể chuyện Phố Đông còn được xưng là bạt tử thư, hỗ thư hay nông dân thư là loại hình nghệ thuật do một người vừa hát vừa nói kết hợp với chũm chọe làm nhạc đệm. Có nguồn gốc từ vùng ngoại ô phía Đông Thượng Hải, được lưu hành rộng rãi ở các khu vực như Phụng Hiền, Nam Hối của Thượng Hải và thành phố Bình Hồ tỉnh Chiết Giang. Với các tác phẩm tiêu biểu như “Thi Công Kỳ Án”, “Bao Công”…. Cho nên vào ngày 14/6/2008 khu Phố Đông thành phố Thượng Hải đã đệ trình “Kể Chuyện Phố Đông” lên Quốc Vụ Viện để xếp hạng 2 cấp quốc gia về di sản văn hoá phi vật thể.
Chương 9: Hoài cổ
May quá tìm ra rồi, Đường Tư Kỳ sung sướng phát điên. Được thưởng hẳn 20 đồng vàng. Bữa tối nay chắc chắn có xương sườn và tôm hùm đất đánh chén rồi!
Song kể cũng lạ ha, ngoài kia có biết bao nhiêu cửa hàng đồ cổ hoành tráng, trang hoàng tinh xảo đẹp mắt, mà sao hệ thống lại dẫn cô tới một căn tiệm bé tí xíu, bài trí bình thường nếu không muốn nói là tầm thường này nhỉ?!
Tuy đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng xuất phát từ tò mò nên Đường Tư Kỳ quyết định đi vào bên trong ngó nghiêng một tí, để xem có phải là “thâm tàng bất lộ” không.
Chiếc radio cũ kỹ đang rè rè phát tiết mục “Thi Công Kỳ Án” trong chương trình kể chuyện Phố Đông (1), ông chú nghe vô cùng nhập tâm, khách vào cũng không hề hay biết.
Đường Tư Kỳ không lấy làm khó chịu, ngược lại còn cảm thấy thoải mái là đằng khác, cô cẩn thận dạo quanh tiệm một vòng.
Ồ, mấy món đồ bày bán ở đây khác xa với những cửa hàng đồ cổ ban nãy cô vừa đi qua. Ở đó người ta trưng bày gốm sứ, trang sức, tranh ảnh hoặc tiền cổ được đặt trong tủ kính bóng loáng, đèn đuốc sáng trưng. Nhưng nơi đây lại khác, nó không khoác lên mình vẻ quý hiếm đắt đỏ mà chỉ là nơi cất chứa đủ loại vật dụng gia đình xa xưa, mang ý nghĩa lưu giữ kỷ niệm nhiều hơn.
Ví dụ như chiếc cốc tráng men này Đường Tư Kỳ thường nhìn thấy trong các bộ phim thập niên 70-80, hay những tấm biển cũ kỹ đã biến mất khỏi phố cổ Thượng Hải từ lâu, ngoài ra còn có những vật dụng sinh hoạt trong gia đình, hoặc xếp trong góc nhà là vài ba chiếc rương da cũ mèn có đôi chỗ sờn rách. Nếu tinh ý còn nhìn thấy cả chồng áp phích tuyên truyền của Trung Hoa Dân Quốc và một xấp vé phim chiếu rạp thời xa xưa.
Đứng trong không gian này, Đường Tư Kỳ phảng phất có cảm giác quay ngược thời gian trở về quá khứ. Khi cô còn nhỏ, nhà cô cũng đã từng dùng cái phích nước này, trên tường cũng đã từng treo chiếc đồng hồ kia. Chỉ là sau vài lần chuyển nhà, rất nhiều đồ đạc cũ kỹ đã bị bỏ lại và thay mới bằng những món bóng bẩy hơn, hiện đại hơn.
Bỗng nhiên tiếng radio nhỏ dần, ông chú chắp tay sau lưng đi tới bên cạnh Đường Tư Kỳ: “Bé con, cháu muốn mua gì?”
Đường Tư Kỳ ngại ngùng gãi đầu: “Cháu..cháu xem một vòng trước đã.”
Ông chú gỡ kính lão, hiền hoà nói: “Cứ xem thoải mái. Tất cả những thứ này đều là do chú tự tay sưu tầm, có rất nhiều món còn lớn tuổi hơn cả cháu nữa đấy.”
Dứt lời, ông chú ngồi xổm xuống một góc, tỉ mỉ xếp lại chồng báo cũ. Vừa làm chú vừa vui vẻ chia sẻ: “Thật ra ban đầu chỉ đơn thuần là sở thích cá nhân thôi, ông ngoại chú rất thích tích trữ những món đồ cổ. Sau khi ông mất thì tới lượt mẹ chú. Khi ấy chú khó chịu lắm, cảm thấy toàn là những món đồ cũ kỹ hỏng hóc, tha lôi về chỉ tổ rác nhà. Thật không ngờ, sau khi mẹ mất rồi, chính bản thân chú lại nổi lên niềm yêu thích với chúng. Đây, căn nhà này cũng là ông ngoại để lại cho chú đấy chứ. Thế nên chú liền mở một tiệm đồ cổ để tưởng niệm ông. Cháu cứ thoải mái xem đi, thấy thích món nào thì mua còn không mua cũng không sao. Chú rất hoan nghênh những người trẻ tới tham quan, coi như kết thêm bạn mới, cũng tốt.”
Đường Tư Kỳ một bên nghe ông chú kể chuyện xưa, một bên thong dong ngắm nhìn.
Lát sau, cô bèn cẩn thận ướm lời: “Chú ơi, cháu có thể chụp một tấm ảnh được không ạ?”
Ông chú đồng ý ngay: “Haha, được chứ, tự nhiên chụp đi cô bé.”
Nhận được sự đồng ý của ông chủ, Đường Tư Kỳ liền rút điện thoại di động ra, căn chỉnh góc độ, chuẩn xác bắt được khoảnh khắc vệt nắng từ trên cao chiếu xuống, vắt ngang căn tiệm nhỏ bé, tạo nên bố cục sáng tối đối lập cực kỳ ấn tượng, mang đậm nét cổ xưa xen lẫn chút bí ẩn thời đại.
Trong đầu cô đã có sắp xếp cả rồi, lát nữa về cô sẽ dựa vào tấm hình này để vẽ một bức tranh, còn phần mô tả cô sẽ mượn lời ông chủ tiệm thuật lại câu chuyện xưa.
Chào tạm biệt ông chú, Đường Tư Kỳ bắt xe buýt tuyến ngược lại đi về nhà mình. Xuống xe, cô không lên lầu luôn mà vòng qua cái siêu thị cao cấp nằm ngay sát bên.
Hôm nay bước chân cô tự tin hơn hẳn, bởi trong túi đã có 20 đồng vàng mà lại!
Để chắc chắn hơn, cô mở ứng dụng ra xác nhận lại một lần nữa
[ 5 cân sườn heo thượng hạng: 10 đồng vàng. Người chơi sẽ được hoàn tiền sau khi giao dịch thành công.]
Đây rồi, siêu thị này có quầy chuyên bán thịt heo thượng hạng và hàng nhập khẩu. Chất lượng thì khỏi phải bàn rồi, từng dải sườn được chọn lựa một cách nghiêm ngặt, màu sắc đỏ au, tươi roi rói, chặt nhỏ thành từng khúc đều tăm tắp, xếp gọn gàng vào khay, bên ngoài bọc màng bọc thực phẩm cẩn thận. Và đương nhiêu, giá cả không hề rẻ tí nào. 50 đồng một cân, ăn vô chắc không dám thải ra mất!
Ngày thường, Đường Tư Kỳ và Từ Thiên Ngưng tuyệt nhiên không dám đặt chân vào chỗ này. Nhưng hôm nay có hệ thống chi trả mà lại, Đường Tư Kỳ tự tin bước vào, sảng khoái hô to “Cân cho em năm cân xương sườn chị ơi!”
Còn tôm hùm đất thì ở đây cũng bán nhưng cô biết một tiệm dưới lầu làm ngon hơn. Lại được lựa chọn theo khẩu vị nữa, có thể bảo ông chủ làm ít cay cho nhóc Tuấn Bảo ăn.
Lúc xếp hàng tính tiền xương sườn, một bác gái đứng sau không nhịn được bèn thì thầm hỏi khẽ: “Em gái, sao mua nhiều dữ vậy, bộ hôm nay xương sườn giảm giá à?”
Đường Tư Kỳ đáp tỉnh bơ: “Vẫn theo giá niêm yết đó bác, 50 đồng một cân.”
Bác gái ngẩn người: “50 mươi đồng 1 cân? Trời đất ơi…nom thì đúng là ngon thật đấy nhưng mà đắt quá. Để chỉ cho em cái này, muốn ăn xương sườn thì đi ra ngoài chợ ướt mà mua, ở đó một cân chỉ khoảng hai, ba mươi đồng thôi.”
Đường Tư Kỳ chỉ cười cười thay cho câu trả lời.
Từ hôm qua trở về trước, chính bản thân cô cũng cảm thấy siêu thị này bán đồ mắc như quỷ nhưng bây giờ đổi được bằng đồng vàng, như vậy có khác gì mua miễn phí đâu. Hiếm khi được ăn đồ ngon, tội gì không tranh thủ, đúng không nào?!
Vừa quẹt thẻ xong thì ngân hàng gửi tin nhắn đến, tài khoản cộng thêm 250 đồng.
Đường Tư Kỳ cười híp mắt, xách túi xương sườn, tung tăng tiến đến tiệm tôm hùm đất.
Tiệm hải sản này cực kỳ nổi tiếng, không chỉ gói gọn trong tiểu khu nơi cô ở mà tiếng tăm lan cả sang các con phố lân cận. Khách khứa xếp hàng tấp nập, bếp luôn đỏ rực lửa từ đầu ngày đến cuối ngày.
Mà nó lại nằm ngay dưới lầu nhà cô, thế mới khổ chứ lị!
Nằm trong phòng trùm chăn cũng ngửi rõ mùi tỏi phi thơm lừng, mùi bơ béo ngậy hoà cùng vị ớt cay xè, làm cho nước miếng cứ tứa ra ào ào, bụng thì sôi lên ùng ục, thật sự không khác gì tra tấn luôn!
Lạc Tuấn Bảo cứ hỏi đi hỏi lại khi nào nó mới được nếm thử tôm hùm đất. Mỗi lần như vậy, Từ Thiên Ngưng toàn dỗ dành thằng bé đợi đến sinh nhật sẽ mua cho nó ăn.
Đối với vấn đề này, Lạc Tuấn Bảo luôn rất khó hiểu, sao cái gì ngon cũng phải đợi tới sinh nhật và sao mỗi năm chỉ sinh nhật một lần nhỉ, nếu tháng nào cũng sinh nhật thì tốt rồi, khỏi phải mong mỏi đợi chờ!
Còn về phần Đường Tư Kỳ, mỗi buổi trưa lên mạng đặt đồ ăn là thể nào cũng nhìn thấy tiệm đó hiện lên trong danh sách, khổ nỗi nào có tiền đâu mà mua, chỉ đành ngậm ngùi nuốt cơn thèm rồi lướt xuống những lựa chọn cơm hộp rẻ tiền hơn thôi. Thế nên Đường Tư Kỳ luôn nung nấu ý định báo cáo xấu cái tiệm hải sản đó để nó đóng cửa quách đi cho đỡ ngứa mắt!
===
Chú thích:
(1)Kể chuyện Phố Đông còn được xưng là bạt tử thư, hỗ thư hay nông dân thư là loại hình nghệ thuật do một người vừa hát vừa nói kết hợp với chũm chọe làm nhạc đệm. Có nguồn gốc từ vùng ngoại ô phía Đông Thượng Hải, được lưu hành rộng rãi ở các khu vực như Phụng Hiền, Nam Hối của Thượng Hải và thành phố Bình Hồ tỉnh Chiết Giang. Với các tác phẩm tiêu biểu như “Thi Công Kỳ Án”, “Bao Công”…. Cho nên vào ngày 14/6/2008 khu Phố Đông thành phố Thượng Hải đã đệ trình “Kể Chuyện Phố Đông” lên Quốc Vụ Viện để xếp hạng 2 cấp quốc gia về di sản văn hoá phi vật thể.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook