Chờ Ngày Anh Đến Được Không?
-
Chương 4
Hai bác cháu cứ mải đứng nói chuyện với nhau mà quên cả thời gian. Tận hơn 6 giờ tôi mới bắt đầu về nấu cơm. Và tối hôm đó như lời chị gái dặn, tôi phải ăn cơm một mình.
Sáng hôm sau chờ chị gái đi làm, tôi cũng vội vàng khóa cửa phòng, bắt xe bus đi loanh quanh xin việc. Nhưng quả thật không dễ dàng gì, hỏi 5 cửa hàng mà không cửa hàng chịu nào nhận. Mà nếu có nhận cũng chỉ nhận làm theo tiếng. Dòng người đông đúc làm tôi bỡ ngỡ quá, chẳng nhẽ lại ra về.
Không...
Tôi không thể bỏ về giữa chừng như này được. Tôi đã hứa với bố sẽ sống thật tốt mà...
Nghĩ vậy tôi lại lững thững ôm hồ sơ đi tiếp. Trời Hà Nội bắt đầu sang xuân không còn những cơn rét "cắt da, cắt thịt" nữa. Cơn mưa bụi bay bay không đủ làm ướt áo, đầu tôi đội chiếc mũ lưỡi trai chân vô thức bước về phía trước...
Cuối cùng chắc bố tôi trên trời phù hộ. Tôi được nhận vào làm phụ bếp cho một nhà hàng cũng lớn lắm. May mắn hơn cả là nhà hàng này lại cách nhà tôi có 20 phút đi xe bus.
Thời gian thử việc tính từ ngày mai, làm từ 8h sáng đến 9h tối. Vui quá trên đường về tôi còn mua thêm ít nem chua rán để hai chị em ăn mừng.
Tối đến ăn xong tôi cứ nằm cười tít mắt, chị gái thấy thế cũng mừng cho tôi:
- Ngoác hết miệng rồi kìa.
- Đâu...Chị cứ trêu em...
- Trêu gì mà trêu, tao nói thật ý chứ. Quần áo mang lên có đủ lên có đủ không? Thiếu thì lấy tạm của tao mà mặc, chứ lôi thôi quá, đi đâu người ta cũng cười cho.
- Vậy mai chị cho em mượn 1 bộ nhé, khi nào lấy lương em mua giả chị bộ mới.
- Thôi tao không cần mày mua cho tao đâu, cứ lo tốt cho cái thân mày trước đi. Có hai cái áo sơmi tao mới mua mà giờ không thích nữa, ở góc tủ ý lấy ra mà mặc.
Biết tính chị từ nhỏ đã không thích lèm bèm, tôi không nói gì nữa chỉ gật đầu cười hì hì.
Ngày đầu tiên đi làm, tôi dậy sớm lắm. Nấu nướng bữa sáng tinh tươm mới có hơn 6h. Lấy chiếc áo sơmi trong góc tủ của chị, mặc cùng cái quần jean trông cũng sạch sẽ, cáo ráo:
- Mày ăn mặc thế này có phải đỡ ngố hơn không? Mới có 22 mà lúc nào cũng xuề xòa như bà già.
- Em làm gì đến nỗi đấy?
- Gớm. Còn hơn thế ấy chứ. Tí nữa đến chỗ làm phải để ý vào, mồm mép để nói chứ không phải để ngậm như hến đâu.
- Nói nhiều tổn người ta ghét ý.
- Ghét cũng kể họ, mày sống cho mày chứ mày sống cho họ à.
- Vâng ạ. Em biết rồi.
Tôi chào chị rồi khoác cái balo nho nhỏ, chạy đi luôn...
Đến nơi làm việc có chị quản lí dẫn tôi vào giới thiệu với anh bếp trưởng.
- Em chào mọi người đi. Từ nay công việc của em sẽ do anh Long sắp xếp.
Anh Long là bếp trưởng mà trẻ lắm. Nhưng không hiểu sao tôi nhìn anh cứ thâm trầm, khó gần kiểu gì ý.
Anh nhẹ nhàng gật đầu với chị quản lí, ra hiệu cho tôi đứng lên trước:
- Em tên gì?
- Em tên Hoài ạ.
- Ừ.
Từng câu từng chữ rất gọn gàng, không dư thừa. Quay mặt xuống hai hàng người đang đứng xếp hàng ngay ngắn:
- Giới thiệu với mọi người, đây là Hoài. Từ hôm nay sẽ làm phụ bếp cùng Loan và Thắng. Công việc của em chủ yếu là vệ sinh dụng cụ, dọn dẹp phòng bếp, sơ chế nguyên liệu, phụ giúp thêm các công việc khác nếu có.
Tôi nghe xong cũng cúi đầu chào mọi người:
- Em chào các anh chị. Em mới từ quê lên, mong mọi người giúp đỡ.
Tiếng vỗ tay vang lên làm tôi càng hồi hộp hơn. Trong hàng một người đàn ông nữa bước ra, khác hẳn vẻ lầm lì nghiêm khắc của Long. Mũi cao, mắt sâu trong trẻo. Dáng người hơi gầy, ước chừng hơn hẳn tôi cái đầu dù tôi cũng cao 1m65. Vẻ mặt lãng tử không lẫn vào đâu được:
- Chào em. Anh tên Thiện, là bếp phó. Rất vui được làm việc với em.
Kèm theo đó là cái nháy mắt, vô cùng kì lạ.
- Mong anh giúp đỡ em nhiều hơn, vì em chưa có kinh nghiệm.
- Đương nhiên rồi, cứ gái đẹp là anh giúp đỡ nhiệt tình lắm...
Tiếng "Ồ" lên vang vọng cả căn bếp sang trọng, rộng lớn. Long quay người, khẽ cau mày:
- Chào hỏi thế đủ rồi. Ai làm việc nấy đi, Hoài tí nữa theo Loan học hỏi nhé.
- Vâng ạ.
Nói rồi tôi đi theo người phụ nữ duy nhất trong bếp:
- Chị làm gì bảo em làm mới ạ.
- Ừ. Ngồi xuống đây nhặt rau với chị đi, nhà hàng mình toàn khách có tiền. Nên họ yêu cầu cao lắm, em cứ làm cẩn thận chút là được. Bây giờ chưa cần vội vàng đâu.
- Vâng ạ.
- Mà em bao nhiêu tuổi rồi, có chồng chưa? Bao công việc nhàn nhã hơn sao không làm, lại vào đây phụ bếp cho khổ.
- Em 22 tuổi, quê ở Nam Định mới lên đây sống với chị gái mấy hôm. Không có bằng cấp gì, nên đành đi xin mấy việc lao động chân tay. Cũng xin mấy chỗ rồi mà người ta không nhận may còn có nhà hàng mình nhận. Chứ không lại khăn gói quả mướp về quê.
- Chị cũng ở Hà Nam lên đây xin việc. Có con gái 7 tuổi rồi, mà nhà nghèo quá làm ở quê chẳng đủ ăn. Trước đây bếp mình không nhận nữ đâu, chị phải nhờ người quen giới thiệu mãi đấy.
- Vậy ạ? Công nhận em số đỏ thật.
- Ừ. Vào đây rồi thì cứ chăm chỉ, chịu khó là được. Bếp trưởng tuy nghiêm khắc thế nhưng cũng biết điều lắm, không ép ai quá đáng bao giờ đâu. Còn bếp phó thì dễ tính hơn, em cũng đừng lo quá.
- Em biết rồi. Cảm ơn chị ạ.
Cuộc nói chuyện đó làm tôi dần có cảm tình với chị Loan hơn. Cứ như thế mấy ngày sau chúng tôi bắt đầu thân dần, nói chuyện với nhau cũng thoải mái lắm.
Giờ làm việc kết thúc là 9h tối, nhưng hôm nay quán vắng khách nên 8h30" tôi đã được về. Ngồi trên xe bus, ngắm nhìn thành phố về đêm mà tôi lại nhớ mẹ. Kìm lòng không được, đành phải gọi về:
- Mẹ ơi. Con đây.
- Ừ. Trên đấy thế nào rồi, mọi việc ổn thỏa chưa? Có ăn uống đầy đủ không?
- Mọi thứ tốt lắm, mẹ đừng lo. Hai chị em vẫn ăn uống đầy đủ. Con cũng tìm được việc rồi, đi phụ bếp cho nhà hàng lớn lắm. Ngày họ nuôi hai bữa cơm cơ.
- Vất vả lắm không con?
- Dạ không. Cũng nhàn ạ. Mẹ ở quê có thấy Toàn sang gây rắc rối gì không?
- Hai đứa đi được một tuần thì nó cũng sang tìm con. Nó bảo trong lúc nóng giận không kiềm chế được, gây ra nhiều lỗi lầm. Giờ nó sang đây xin lỗi nhà mình. Nhưng đúng lúc cậu con ở đấy, cậu nghe xong nóng máu quá chửi cho một trận, rồi đuổi thẳng về.
Tôi nghe mẹ nói mà lòng lạnh đi. Bản chất con người vốn dĩ không thay đổi, mà nó chỉ càng bọc lộ rõ ràng theo thời gian thôi. Tôi và Toàn bây giờ không còn gì để ràng buộc, nên tôi sẽ không mất thời gian cho người đàn ông này nữa.
Mẹ thấy tôi im lặng, lại tưởng tôi còn buồn:
- Hoài ơi...Con còn nghe không?
- Con đây ạ. Con không sao đâu. Mẹ cứ yên tâm, sống thật khỏe, đừng tiết kiệm nhiều quá. Chúng con lớn cả rồi, khi nào công việc ổn định con về thăm mẹ nhé.
Vừa hết câu thì cũng là lúc xe bus dừng lại, tôi xuống đường chào tạm biệt mẹ, rồi đi bộ về nhà.
Chị gái tôi hôm nay về sớm hơn mọi khi, đang thấy ngồi chờ tôi bên cạnh đĩa bánh gối:
- Sao mặt mũi nhem nhuốc thế kia? Vừa khóc à?
- Không. Em có khóc đâu, tại đi đường gió to quá.
- Tao là chị mày đấy, có chuyện gì nói đi không cần giấu.
- Em nhớ mẹ, vừa gọi điện về nhà.
- Mẹ có khỏe không?
- Vẫn khỏe chị ạ. Ông Toàn hôm nọ cũng sang nhà mình.
"BỘP..."
Chị tôi nghe vậy bực mình đập mạnh xuống bàn:
- Thằng chó chết đấy sang làm gì?
- Sang bảo xin lỗi mà bị cậu đuổi về.
- Đuổi về là còn nhẹ đấy, phải tao ở nhà tao cho mấy cái quốc vào mặt luôn.
- Thôi chị ơi, chấp làm gì nữa?
- Mày còn bênh nó à? Mày đã sáng mắt ra chưa?
- Em không bênh ai, đến giờ em và anh ta không còn gì để nói. Những gì anh ta và gia đình anh ta làm sớm hay muộn cũng gặp quả báo. Cuộc sống của em bây giờ rất tốt, em không muốn vì anh ta mà mất đi bất cứ thứ gì nữa.
- Biết vậy là tốt. Phụ nữ dù ở hoàn cảnh nào, cũng phải giữ được tôn nghiêm. Lấy được thì bỏ được. Không phải suy nghĩ nhiều, ăn rồi ngủ sớm mai còn đi làm.
Đêm đó không hiểu sao tôi ngủ ngon lắm, trong lòng lại cứ có cảm giác nhè nhẹ khó tả. Có lẽ tôi quyết định buông tay là đúng rồi. Tình yêu vốn là loại cảm xúc riêng của mỗi người, trong cuộc hôn nhân đó có thể nhiều người sẽ nói tôi ngu nhưng tôi không hối hận. Vì nếu tôi hối hận thì hôm nay tôi đã không có cơ hội trưởng thành.
Sáng hôm sau chờ chị gái đi làm, tôi cũng vội vàng khóa cửa phòng, bắt xe bus đi loanh quanh xin việc. Nhưng quả thật không dễ dàng gì, hỏi 5 cửa hàng mà không cửa hàng chịu nào nhận. Mà nếu có nhận cũng chỉ nhận làm theo tiếng. Dòng người đông đúc làm tôi bỡ ngỡ quá, chẳng nhẽ lại ra về.
Không...
Tôi không thể bỏ về giữa chừng như này được. Tôi đã hứa với bố sẽ sống thật tốt mà...
Nghĩ vậy tôi lại lững thững ôm hồ sơ đi tiếp. Trời Hà Nội bắt đầu sang xuân không còn những cơn rét "cắt da, cắt thịt" nữa. Cơn mưa bụi bay bay không đủ làm ướt áo, đầu tôi đội chiếc mũ lưỡi trai chân vô thức bước về phía trước...
Cuối cùng chắc bố tôi trên trời phù hộ. Tôi được nhận vào làm phụ bếp cho một nhà hàng cũng lớn lắm. May mắn hơn cả là nhà hàng này lại cách nhà tôi có 20 phút đi xe bus.
Thời gian thử việc tính từ ngày mai, làm từ 8h sáng đến 9h tối. Vui quá trên đường về tôi còn mua thêm ít nem chua rán để hai chị em ăn mừng.
Tối đến ăn xong tôi cứ nằm cười tít mắt, chị gái thấy thế cũng mừng cho tôi:
- Ngoác hết miệng rồi kìa.
- Đâu...Chị cứ trêu em...
- Trêu gì mà trêu, tao nói thật ý chứ. Quần áo mang lên có đủ lên có đủ không? Thiếu thì lấy tạm của tao mà mặc, chứ lôi thôi quá, đi đâu người ta cũng cười cho.
- Vậy mai chị cho em mượn 1 bộ nhé, khi nào lấy lương em mua giả chị bộ mới.
- Thôi tao không cần mày mua cho tao đâu, cứ lo tốt cho cái thân mày trước đi. Có hai cái áo sơmi tao mới mua mà giờ không thích nữa, ở góc tủ ý lấy ra mà mặc.
Biết tính chị từ nhỏ đã không thích lèm bèm, tôi không nói gì nữa chỉ gật đầu cười hì hì.
Ngày đầu tiên đi làm, tôi dậy sớm lắm. Nấu nướng bữa sáng tinh tươm mới có hơn 6h. Lấy chiếc áo sơmi trong góc tủ của chị, mặc cùng cái quần jean trông cũng sạch sẽ, cáo ráo:
- Mày ăn mặc thế này có phải đỡ ngố hơn không? Mới có 22 mà lúc nào cũng xuề xòa như bà già.
- Em làm gì đến nỗi đấy?
- Gớm. Còn hơn thế ấy chứ. Tí nữa đến chỗ làm phải để ý vào, mồm mép để nói chứ không phải để ngậm như hến đâu.
- Nói nhiều tổn người ta ghét ý.
- Ghét cũng kể họ, mày sống cho mày chứ mày sống cho họ à.
- Vâng ạ. Em biết rồi.
Tôi chào chị rồi khoác cái balo nho nhỏ, chạy đi luôn...
Đến nơi làm việc có chị quản lí dẫn tôi vào giới thiệu với anh bếp trưởng.
- Em chào mọi người đi. Từ nay công việc của em sẽ do anh Long sắp xếp.
Anh Long là bếp trưởng mà trẻ lắm. Nhưng không hiểu sao tôi nhìn anh cứ thâm trầm, khó gần kiểu gì ý.
Anh nhẹ nhàng gật đầu với chị quản lí, ra hiệu cho tôi đứng lên trước:
- Em tên gì?
- Em tên Hoài ạ.
- Ừ.
Từng câu từng chữ rất gọn gàng, không dư thừa. Quay mặt xuống hai hàng người đang đứng xếp hàng ngay ngắn:
- Giới thiệu với mọi người, đây là Hoài. Từ hôm nay sẽ làm phụ bếp cùng Loan và Thắng. Công việc của em chủ yếu là vệ sinh dụng cụ, dọn dẹp phòng bếp, sơ chế nguyên liệu, phụ giúp thêm các công việc khác nếu có.
Tôi nghe xong cũng cúi đầu chào mọi người:
- Em chào các anh chị. Em mới từ quê lên, mong mọi người giúp đỡ.
Tiếng vỗ tay vang lên làm tôi càng hồi hộp hơn. Trong hàng một người đàn ông nữa bước ra, khác hẳn vẻ lầm lì nghiêm khắc của Long. Mũi cao, mắt sâu trong trẻo. Dáng người hơi gầy, ước chừng hơn hẳn tôi cái đầu dù tôi cũng cao 1m65. Vẻ mặt lãng tử không lẫn vào đâu được:
- Chào em. Anh tên Thiện, là bếp phó. Rất vui được làm việc với em.
Kèm theo đó là cái nháy mắt, vô cùng kì lạ.
- Mong anh giúp đỡ em nhiều hơn, vì em chưa có kinh nghiệm.
- Đương nhiên rồi, cứ gái đẹp là anh giúp đỡ nhiệt tình lắm...
Tiếng "Ồ" lên vang vọng cả căn bếp sang trọng, rộng lớn. Long quay người, khẽ cau mày:
- Chào hỏi thế đủ rồi. Ai làm việc nấy đi, Hoài tí nữa theo Loan học hỏi nhé.
- Vâng ạ.
Nói rồi tôi đi theo người phụ nữ duy nhất trong bếp:
- Chị làm gì bảo em làm mới ạ.
- Ừ. Ngồi xuống đây nhặt rau với chị đi, nhà hàng mình toàn khách có tiền. Nên họ yêu cầu cao lắm, em cứ làm cẩn thận chút là được. Bây giờ chưa cần vội vàng đâu.
- Vâng ạ.
- Mà em bao nhiêu tuổi rồi, có chồng chưa? Bao công việc nhàn nhã hơn sao không làm, lại vào đây phụ bếp cho khổ.
- Em 22 tuổi, quê ở Nam Định mới lên đây sống với chị gái mấy hôm. Không có bằng cấp gì, nên đành đi xin mấy việc lao động chân tay. Cũng xin mấy chỗ rồi mà người ta không nhận may còn có nhà hàng mình nhận. Chứ không lại khăn gói quả mướp về quê.
- Chị cũng ở Hà Nam lên đây xin việc. Có con gái 7 tuổi rồi, mà nhà nghèo quá làm ở quê chẳng đủ ăn. Trước đây bếp mình không nhận nữ đâu, chị phải nhờ người quen giới thiệu mãi đấy.
- Vậy ạ? Công nhận em số đỏ thật.
- Ừ. Vào đây rồi thì cứ chăm chỉ, chịu khó là được. Bếp trưởng tuy nghiêm khắc thế nhưng cũng biết điều lắm, không ép ai quá đáng bao giờ đâu. Còn bếp phó thì dễ tính hơn, em cũng đừng lo quá.
- Em biết rồi. Cảm ơn chị ạ.
Cuộc nói chuyện đó làm tôi dần có cảm tình với chị Loan hơn. Cứ như thế mấy ngày sau chúng tôi bắt đầu thân dần, nói chuyện với nhau cũng thoải mái lắm.
Giờ làm việc kết thúc là 9h tối, nhưng hôm nay quán vắng khách nên 8h30" tôi đã được về. Ngồi trên xe bus, ngắm nhìn thành phố về đêm mà tôi lại nhớ mẹ. Kìm lòng không được, đành phải gọi về:
- Mẹ ơi. Con đây.
- Ừ. Trên đấy thế nào rồi, mọi việc ổn thỏa chưa? Có ăn uống đầy đủ không?
- Mọi thứ tốt lắm, mẹ đừng lo. Hai chị em vẫn ăn uống đầy đủ. Con cũng tìm được việc rồi, đi phụ bếp cho nhà hàng lớn lắm. Ngày họ nuôi hai bữa cơm cơ.
- Vất vả lắm không con?
- Dạ không. Cũng nhàn ạ. Mẹ ở quê có thấy Toàn sang gây rắc rối gì không?
- Hai đứa đi được một tuần thì nó cũng sang tìm con. Nó bảo trong lúc nóng giận không kiềm chế được, gây ra nhiều lỗi lầm. Giờ nó sang đây xin lỗi nhà mình. Nhưng đúng lúc cậu con ở đấy, cậu nghe xong nóng máu quá chửi cho một trận, rồi đuổi thẳng về.
Tôi nghe mẹ nói mà lòng lạnh đi. Bản chất con người vốn dĩ không thay đổi, mà nó chỉ càng bọc lộ rõ ràng theo thời gian thôi. Tôi và Toàn bây giờ không còn gì để ràng buộc, nên tôi sẽ không mất thời gian cho người đàn ông này nữa.
Mẹ thấy tôi im lặng, lại tưởng tôi còn buồn:
- Hoài ơi...Con còn nghe không?
- Con đây ạ. Con không sao đâu. Mẹ cứ yên tâm, sống thật khỏe, đừng tiết kiệm nhiều quá. Chúng con lớn cả rồi, khi nào công việc ổn định con về thăm mẹ nhé.
Vừa hết câu thì cũng là lúc xe bus dừng lại, tôi xuống đường chào tạm biệt mẹ, rồi đi bộ về nhà.
Chị gái tôi hôm nay về sớm hơn mọi khi, đang thấy ngồi chờ tôi bên cạnh đĩa bánh gối:
- Sao mặt mũi nhem nhuốc thế kia? Vừa khóc à?
- Không. Em có khóc đâu, tại đi đường gió to quá.
- Tao là chị mày đấy, có chuyện gì nói đi không cần giấu.
- Em nhớ mẹ, vừa gọi điện về nhà.
- Mẹ có khỏe không?
- Vẫn khỏe chị ạ. Ông Toàn hôm nọ cũng sang nhà mình.
"BỘP..."
Chị tôi nghe vậy bực mình đập mạnh xuống bàn:
- Thằng chó chết đấy sang làm gì?
- Sang bảo xin lỗi mà bị cậu đuổi về.
- Đuổi về là còn nhẹ đấy, phải tao ở nhà tao cho mấy cái quốc vào mặt luôn.
- Thôi chị ơi, chấp làm gì nữa?
- Mày còn bênh nó à? Mày đã sáng mắt ra chưa?
- Em không bênh ai, đến giờ em và anh ta không còn gì để nói. Những gì anh ta và gia đình anh ta làm sớm hay muộn cũng gặp quả báo. Cuộc sống của em bây giờ rất tốt, em không muốn vì anh ta mà mất đi bất cứ thứ gì nữa.
- Biết vậy là tốt. Phụ nữ dù ở hoàn cảnh nào, cũng phải giữ được tôn nghiêm. Lấy được thì bỏ được. Không phải suy nghĩ nhiều, ăn rồi ngủ sớm mai còn đi làm.
Đêm đó không hiểu sao tôi ngủ ngon lắm, trong lòng lại cứ có cảm giác nhè nhẹ khó tả. Có lẽ tôi quyết định buông tay là đúng rồi. Tình yêu vốn là loại cảm xúc riêng của mỗi người, trong cuộc hôn nhân đó có thể nhiều người sẽ nói tôi ngu nhưng tôi không hối hận. Vì nếu tôi hối hận thì hôm nay tôi đã không có cơ hội trưởng thành.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook