Chờ Em Đến San Francisco
-
Chương 6: Sài gòn bồng bềnh trôi
Tôi thức dậy lúc ba giờ sáng, thoạt không nhớ mình đang ở đâu. Trong căn phòng khách sạn giữa trung tâm New York, tôi thấy mình vô cùng đơn độc. Cảm giác cô đơn đối với tôi là "xa xỉ" vì tôi thường xuyên đi công tác xa và ở khách sạn một mình. Thật lạ, lần này tôi thấy lòng buồn bực, phiền muộn và nhiều bất an.
Trên bàn còn bày hai miếng pizza to khủng khiếp và một ly Coca cũng lớn khủng khiếp tôi mua từ chiều. Lúc tối chia tay chị Hương ở Time Square rồi đi bộ về lại khách sạn, đột nhiên tôi buồn ngủ và mệt đến mức chỉ kịp cởi giày rồi gục ngay xuống giường. Tôi đã trải qua hai mươi bốn tiếng chưa ngủ do lệch múi giờ mà đồng hồ sinh học bị xáo trộn. Giờ giữa đêm khuya tôi lại đột ngột thức giấc với cái bụng đói sôi réo dữ dội.
Pizza ở New York quả thật rất ngon, dù tôi đang ăn những miếng pizza nguội lạnh, phô mai đã đông cứng còn vỏ bánh thì mềm oặt. Cũng có thể tôi đang rất đói hoặc tôi đang rất chăm chú vừa ăn vừa lắng nghe dịch vị tiết ra. Tôi tận hưởng từng miếng bánh nhỏ tan ra trên lưỡi, vị mặn của xúc xích hòa với vị cà chua và hương phô mai ngầy ngậy. Đã lâu lắm rồi cuộc sống bận rộn không cho phép tôi có một bữa ăn thật sự cho ra ăn. Lúc nào tôi cũng vừa ăn vừa làm gì đó hoặc vừa ăn vừa nói với ai đó. Buổi trưa thường nếu không có business lunch thì tôi cũng hẹn gặp mặt bạn bè. Tranh thủ vừa ăn trưa vừa nói chuyện. Nhiều lúc tối về mẹ tôi hỏi trưa nay con ăn gì tôi cũng không nhớ được vì dường như ăn trưa chỉ là một thói quen lấp đầy bao tử, tuyệt không là một nhu cầu được thưởng thức một món ăn. Tối về tôi thường ngồi ăn một mình vì đã trễ, mọi người trong nhà ai cũng ăn xong từ lâu. Ăn một mình tôi cũng tranh thủ xem tivi hoặc lật các tạp chí đọc qua quýt. Ba tôi luôn không đồng tình với cách ăn uống "không chánh niệm" của tôi, ăn mà không ý thức mình đang ăn, ăn mà không thực sự tận hưởng món ăn. "Ăn như con, cuộc sống thật sự đã mất đi một trong những khoái cảm lớn nhất của con người". Tôi thở dài, đâu chỉ có khoái cảm ăn uống, cuộc sống độc thân của tôi còn loại khoái cảm khác tôi không được hưởng.
Tôi ăn đến gần hết miếng pizza thứ hai thì phát hiện mình thật sự rất no. Pizza ở New York chắc phải được nướng trong một cái lò vĩ đại vì kích thước cũng phải to bằng cái lồng bàn. Chỉ một góc nhỏ một phần mười sáu được cắt ra từ cái pizza đó đủ làm người ta no như một cái pizza nhỏ thường thấy ở Sài Gòn. Tôi chợt nhớ chưa báo tin về nhà nên mở laptop gởi một e-mail ngắn về cho ba mẹ nói mình đã đến nơi an toàn. Ba mươi mấy gần bốn mươi tuổi đầu, đi công tác như đi chợ mà ba mẹ tôi vẫn giữ thói quen kiểm soát tôi như thế. Đi đâu, làm gì, chừng nào đi, chừng nào về, tôi đều phải cập nhật cho các bậc phụ huynh biết. Một lần đi công tác ở Singapore, vì quá bận rộn và lịch làm việc quá căng thẳng, tôi quên gọi điện cũng không e-mail về nhà. Mẹ tôi rầy la dữ, bắt tôi phải xin lỗi và hứa không tái phạm. Tôi bực quá cự lại "Sao ba mẹ cứ kiểm soát thời khóa biểu của con để làm gì? Còn già rồi, đâu phải con nít. Tới chừng nào thì ba mẹ mới thôi đòi con phải báo cáo giờ giấc đây?". Mẹ tôi nhún vai rất giống đầm Parisience nhưng lại phán một câu cổ hủ vô cùng Annamite: "Chừng nào con có chồng, ba mẹ sẽ không quan tâm đến con nữa, lúc đó có chồng lo cho con rồi! Còn bây giờ, vẫn sống chung nhà với ba mẹ, con đi đâu, làm gì, mấy giờ về, ba mẹ phải biết!!!". Chao ôi, cuộc đời của phụ nữ Việt Nam như tôi, lúc nào cũng phải có người quản lý mình.
"Ba mẹ thương,
Con đã đến New York bình yên. Thành phố này cũng đẹp tuy không bằng châu Âu. Con tình cờ gặp chị "Hương qua đèo" trước ở sát nhà mình, trong một tiệm pizza. Chị Hương giờ nhìn đẹp ra nhưng hình như hơi tửng tửng. Chỉ kể cho con nhiều chuyện mắc cười. Ví dụ như chỉ từng yêu anh Bình Bảnh. Có gì về con kể sau. Nhớ ba mẹ nhiều.
Bé An"
Tôi đọc lại cái e-mail của mình, thở dài thấy giống một đứa trẻ mười hai tuổi lần đầu đi dự trại hè xa gia đình. Bé An, tới giờ ba mẹ tôi vẫn gọi tôi là bé. Tôi là con một, một cách bất đắc dĩ. Mẹ tôi từng muốn có tới bốn đứa con nhưng khi sinh tôi ra thì Sài Gòn mới trong giai đoạn sau Giải Phóng, cuộc sống vất vả quá, nuôi con đầu lòng trầy trật vì thiếu thốn trăm bề nên mẹ tôi quyết định tạm dừng, chờ cuộc sống khá lên mới dám sinh tiếp. Sau 1996 khi có chính sách "Đổi Mới", Việt Nam mở cửa, cuộc sống khá lên trông thấy nhưng mẹ tôi cũng qua tuổi sinh đẻ rồi. Thế nên tôi mãi mãi là "bé" và bao nhiêu tình thương "ngộp thở" như vậy, tôi ra đường có thể là một người trưởng thành nhưng về nhà thì chỉ là một cô bé. Hàng xóm cũng gọi tôi là bé, mấy đứa trẻ hơn tôi gọi tôi là "chị Bé" hay "cô Bé". Chị Hương gặp lại tôi sau bao nhiêu năm cũng gọi tôi là bé. Và chắc chắn nếu Bình Bảnh tình cờ gặp lại tôi, anh cũng sẽ gọi to "Bé An, Bé An" như ngày nào.
Tình cờ, sao tôi lại có thể tình cờ gặp lại chị Hương giữa lòng New York như vậy? Trong khi tôi đang nhớ đến quay quắt Bình Bảnh của mình và thầm mong được gặp lại anh ở đây thì tôi lại gặp chị. Và tại sao lại là chị, cũng là hàng xóm cũ, cũng mê muội anh Bình? Ở đời có những giây tình cờ thật khó tin, tôi có đủ trải nghiệm để khẳng định rằng trên đời này không có chuyện gì là không thể. Trong những lúc bôn ba đi công tác ở nước ngoài, thỉnh thoảng tôi cũng ngạc nhiên thốt lên "Trái Đất tròn! Thế giới này nhỏ quá!" khi bất thần nhận ra trong mối quan hệ của mình hiện tại có liên quan đến những con người xa xưa. Nhưng gặp lại chị "Hương qua đèo" để rồi bị chị tra tấn chuyện yêu thầm Bình Bảnh tại New York là một câu chuyện tình cờ kỳ quặc.
Nếu đúng như lời chị Hương kể, tình yêu của chị dành cho anh Bình chắc chắn là dằn vặt và nhiều đau khổ hơn tình cảm tôi dành cho anh. Tôi thích Bình kiểu khác và anh cũng thích lại tôi theo một kiểu rất đặc biệt. Những tháng cuối cùng còn ở lại Việt Nam, Bình dành cho tôi một ánh mắt ấm áp và những lời dịu dàng kỳ lạ. Tôi cảm nhận được một tình cảm khác thường, trưởng thành hơn giữa những cô cậu hàng xóm trẻ con nhưng cũng bị kiềm chế ráo riết, khi cả hai đều biết rằng thời gian ở bên nhau là không còn nữa. Gia đình Bình và bản thân anh đã mong chờ chuyến đi từ rất lâu, họ hầu như không dám thực hiện bất kỳ kế hoạch nào dài hơi, dù là cho công việc hay tình cảm. Mấy anh chị của Bình không có mối quan hệ nào vượt lằn ranh tình bạn. Họ sợ gặp gỡ trai gái, sợ hẹn hò yêu đương, sợ phải đau khổ khi bỏ lại người yêu để ra đi mãi mãi. Cũng có thể vì lý do đó mà anh Bình dù đẹp trai và học rất giỏi, anh đã không có bạn gái dù đã hai mươi ba tuổi, vừa tốt nghiệp đại học.
Năm đó tôi mới mười tám tuổi trăng tròn, "đẹp như một bài thơ". Đó chính xác là một cụm từ do một anh Cu trong xóm tôi tả khi nhìn thấy tôi mặc ái dài trắng giờ tan học. Bài thơ đó tôi đọc xong cười ngất, thậm chí anh Cu nào sáng tác tôi cũng không nhớ, duy cụm từ tả nhan sắc "như một bài thơ" của tôi thì tôi nhớ rất rõ. Sài Gòn khi đó vừa phê duyệt cho nữ sinh cấp ba mặc áo dài trắng đến trường. Tôi được tả như một bài thơ chắc cũng nhờ áo dài. Mỗi khi tôi dắt xe ra khỏi cửa chuẩn bị đi học, các anh Cu và cả các anh không phải tên Cu mà mọi người trong xóm gọi đùa là "non-Cu" cứ thò đầu ra đường ngắm tôi trầm trồ lộ liễu. Và tôi biết trong đó có Bình.
Nếu như trong suốt thời thơ ấu Bình chỉ xem tôi như một con bé hàng xóm không hơn không kém, dù anh có nựng nịu che chở vì tôi vốn gầy yếu xanh xao, thì khi tôi trổ mã phổng phao, mặc áo dài lộ rõ những đường cong thiếu nữ, Bình đã nhìn tôi với đôi mắt khác. Nhiều người lớn trong xóm bình luận với mẹ tôi là, con gái trổ mã đẹp quá, ráng canh chừng cẩn thận. Một loạt các anh như Cu Quẹo, Cu Síp, Cu Dập, Cu Nhọn đã vô cùng nổi giận lôi đình nếu tôi gọi họ là anh Cu gì đó mà phớt lờ tên thật.
Ơn Trời, tôi trổ mã về mặt cơ thể nhưng tâm hồn vần còn rất trong sáng. Tôi đón nhận những ánh mắt ngưỡng mộ của các anh vô cùng hồn nhiên. Nếu tôi biết rung động sớm rồi có người yêu sớm, chắc hẳn tôi không đậu được Đại học Y Dược và trở thành một manager sắc sảo trong công việc như ngày nay. Nhưng cũng vì quá trong sáng, tôi đã đợi khi Bình lên máy bay mới nhận ra tôi chịu đựng nỗi nhớ anh khổ sở hơn tôi tưởng. Dù nỗi nhớ đó có nhạt nhòa theo thời gian nhưng chỉ chờ có một cơ hội nào đó, Bình Bảnh lại khuấy động tâm hồn tôi một cách mạnh mẽ. Như khi tôi đến Mỹ và ý thức rằng Bình đang sinh sống trên đất nước này.
Đêm trước ngày Bình lên đường, anh mượn được của một người chú chiếc xe Dream cáu cạnh, một giấc mơ thật sự vào thời đó. Bình chẳng bao giờ muốn "giựt le" với tôi vì tôi quá hiểu gia đình anh vất vả ra sao. Anh dắt xe Dream sang trước cửa nhà tôi, đề nghị:
_ Chú anh cho mượn xe một chút, Bé An muốn ra Sài Gòn chung với anh không?
_ Đi bằng xe máy hả? – Tôi hỏi, mắt sáng rỡ - Để em cô nhà xin mẹ em đã.
_ Mẹ bé đang bên nhà anh kìa, đang chỉ mẹ anh làm bánh gì đó – Bình bật cười – Anh xin phép mẹ bé rồi mới dám qua đây rủ chứ! Đi một vòng Sài Gòn đi, cho mát...
_ Dạ được! Chiếc xe đẹp quá!
Tôi không chờ anh nài lâu, lật đật nhảy tót lên yên sau ngồi vui sướng. Được một anh chàng đẹp trai chở trên xe Dream là một cái mốt của con gái Sài Gòn khi đó. Thậm chí tôi còn không kịp thay đồ ra đường mà mặc luôn chiếc áo đầm đơn giản trong nhà. Bình cũng không quan tâm, anh cưới tươi tắn "đề" xe rồi quay ra sau dặn dò "Ôm anh cho chặt nhe!".
Tôi không dám ôm, phần vì mắc cỡ, phần e ngại hàng xóm xung quanh bắt gặp méc lại ba mẹ. Nhưng tôi dấn lên ngồi rất sát, ngực tôi chạm lưng Bình khiến tôi trong một tích tắc của sự va chạm, tôi cảm nhận anh thoáng rùng mình. Cơ thể thiếu nữ của tôi cũng đột ngột nóng rần lên, phản xạ tự nhiên, tôi ngồi lùi ra sau một chút. Để rồi khi xe chồm lên bắt đầu chạy, cơ thể hai chúng tôi lại bật dính vào nhau.
Tôi bối rối và hoảng loạn, dù cơ thể mười tám của tôi đang hân hoan cảm nhận những va chạm đầu tiên với người khác phái. Sau này khi tôi đã trải qua nhiều mối tình khác nhau, đã đi xa hơn những đụng chạm thể xác nhưng mỗi khi nhớ lại lần được ngồi sau xe của Bình, cảm giác nóng rẫy đó mãi là phút giây ngất ngây nhất.
Bình cho xe chạy thật chậm, ra đường Trần Quang Khải, xuôi theo đường Hai Bà Trưng, quẹo vào con đường Duy Tân có lá me bay, con đường này khi đó đã đổi tên thành Phạm Ngọc Thạch nhưng người Sài Gòn vẫn còn thói quen gọi tên cũ. Chúng tôi ra Hồ Con Rùa, những cặp trai gái yêu nhau đang ngồi ăn kem trong những quán cà phê ven đường. Cả hai gần như nín thở không dám nói gì, xe chạy đến công xã Paris, Nhà thờ Đức Bà, bưu điện Trung tâm. Phố xá thắp ánh đèn vàng lấp loáng, tháp chuông đổ bóng nghiêng, nghiêng, những bông hoa giấy ở công viên Đức Mẹ rung rinh trong gió. Rồi Bình sẽ phải nhớ Sài Gòn biết bao...
Khi xe chạy vào đường Đồng Khởi, con đường đẹp nhất khu trung tâm với những khung cửa kính bán áo dài và những bức tranh thêu khung cảnh Việt Nam, Bình đột ngột lên tiếng:
_ Bé ôm anh đi... - giọng anh tha thiết – Mai anh đi rồi, ôm một chút đi!
_ Dạ? – Tim tôi đập điên loạn.
_ Ôm anh đi!- Bình nhắc lại nhẹ nhàng – Ôm một chút có sao đâu! Ngồi sát lại!
_ Dạ...
Tôi vẫn đang bối rối và e dè, do dự chưa biết phải làm sao thì Bình đưa tay ra sau lần tìm tay tôi kéo tôi ôm choàng lấy anh. Giây phút tôi áp sát vào người Bình, vòng tay ôm trọn lấy cơ thể anh, mũi tôi chạm phải cổ anh, tôi run lên bần bật, ngực tôi nóng rẫy, cơ thể tôi ướt đẫm và tan ra thành ngàn mảnh. Sung sướng, hạnh phúc, ngất ngây.
Mãi sau này, khi đi du học, những bạn sinh viên nước ngoài trong lúc tiệc tùng thân mật tâm sự với nhau mọi người đạt đến đỉnh hân hoan ái tình vào lúc nào, tôi rùng mình thổ lộ vào đúng lúc tôi ngồi sau lưng Bình, vào buổi tối chúng tôi chạy xe trên đường phố Sài Gòn năm đó. Tôi cứ tưởng chẳng ai tin và sẽ bật cười nhưng kỳ lạ thay, cả bọn im bặt lắng nghe. Chẳng ai có được trải nghiệm đó, mười tám tuổi, chưa từng đụng chạm với người khác phái dù là một cái nắm tay, anh hàng xóm đáng yêu sắp đi xa mãi mãi, chiếc xe Giấc Mơ lãng mạn, đêm Sài Gòn thoảng gió...
Và không cần những người bạn nước ngoài cho nhận xét, bản thân tôi cũng tự biết, một cặp trai gái cũng ngồi trên xe hai bánh rồi ôm siết nhau từ đằng sau là một tư thế gợi tình nhất trên đời. Một trong những người bạn từng có dịp nghe tôi tả cảm giác ngất ngây sau lưng Bình có lần đến Sài Gòn chơi, buổi tối ngồi ở cà phê Givral trên đường Đồng Khởi, ngắm những đôi tình nhân chở nhau dập dìu, nó gật gù thú nhận, "Kích thích thật! Cứ chạy xe lòng vòng, sao chịu nổi?"
Vậy mà buổi tối hôm đó, Bình và tôi đã ôm dính nhau, nóng hổi, ướt đẫm, bồng bềnh trên chiếc Giấc mơ trôi đi khắp nẻo phố phường Sài Gòn. Tôi không nhớ vì sao cuối cùng chúng tôi cũng quay về nhà, cũng không nhớ các bậc phụ huynh có gặng hỏi điều gì khi đột nhiên cả hai đã biến mất trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Có thể mọi người đang bận rộn với chuyến đi xa, chẳng ai có tâm trí để ý đến chúng tôi nữa. Hai đứa chia tay nhau bằng một nụ cười nhẹ, không nói câu gì. Bình còn có thể nói gì khi anh sẽ đi về nơi rất xa, và tôi còn có thể nói gì khi cơ hội gặp lại anh gần như là vô vọng?
Tôi thấy ngộp thở nên đứng dậy mở cửa sổ, nhìn ra New York trong đêm. Cuối cùng thì tôi cũng đến Mỹ, nơi chàng trai cho tôi cảm giác ngất ngây đầu đời định cư gần hai mươi năm nay. Tôi tự hỏi sao tôi phải chờ lâu như thế để đặt chân lên đất Mỹ? Với một người có mức lương cao, có thói quen đi nước ngoài, chưa ràng buộc chồng con như tôi, mua một tour đi Mỹ hoàn toàn nằm trong khả năng. Nhưng tôi đã không có bất kỳ lý do nào để một mình đi Mỹ, nếu chỉ là đi du lịch tôi lại cần có bạn đồng hành, mà tôi thì ghét phải liên lụy đến ai. Vậy là cho mãi đến hôm nay khi tôi đi công tác, một cái cớ rất chính quy, tôi đã đến miền đất Bình đang ở, với một hy vọng mà tôi biết sẽ làm tôi thất vọng: được gặp lại anh.
Trong tâm trạng buồn bực vô cớ, tôi đã quyết định làm một việc chưa bao giờ dám làm. Tôi khoác áo, rời khách sạn, lang thang ra phố lúc ba giờ rưỡi khuya. Khu Mannhattan ở New York rất dễ tìm đường vì phố xá được xây theo kiểu bàn cờ. Các đường nằm ngang được đặt tên là East và West đan xen với những đường cắt dọc được đánh số thứ tự như đại lộ số 1, đại lộ số 2, đại lộ số 3, và cứ như thế cho đại lộ số 12. Từ khách sạn tôi chỉ quẹo một block nhà là ra đến đại lộ số 5 (Fifth Avenue) vô cùng nổi tiếng. Đây là con đường shopping nên các cửa hiệu lấp lánh ánh sáng rực rỡ tuy phố xá khá vắng lặng. Tôi chưa bao giờ ra khỏi nhà vào đêm khuya dù là ở Sài Gòn hay những thành phố lớn khác ở nước ngoài. Vậy mà ở New York, thành phố không mấy an toàn thì tôi lại một mình dạo phố lúc đêm khuya.
Tôi kéo cao cổ áo, thọc tay sâu vào túi, lững thững dấn bước về phía Times Square. Dần đến cuối Fifth Avenue, những màn hình lớn quảng cáo các mặt hàng tiêu dùng nhấp nháy liên tục làm tôi lóa cả mắt. Thì ra đây chính là Times Square. Tôi chưa từng thấy cái quảng trường nào bình thường và sặc mùi thương mại như ở đây. Gọi là quảng trường nhưng thực chất Times Square chỉ là một con phố đi bộ, xung quanh là các bảng hiệu và những màn hình lớn quảng cáo mà thôi. Tôi nhún vai, ngạc nhiên thấy mình không thất vọng. Một địa điểm nổi tiếng như Times Square tại một thành phố lừng danh như New York lại đơn giản đến thế.
Một đôi trai gái nói tiếng Pháp có vẻ đang ngà say men rượu cộng men tình bá cổ nhau đi xiêu vẹo ngược hướng với tôi. Tôi tránh đường cho họ đi ngang qua, nghe cô gái hỏi người yêu "Sao anh không quay lại tìm em sớm hơn?". Chàng trai cười nho nhỏ "Anh sợ gặp lại, em đã thay đổi rồi". Cô gái hơi lên giọng, nghe như đang hát một câu vút cao "Em đã không đổi thay!".
Em đã không đổi thay – Je n"ai pas changé. Lời cô gái nói trùng với một bài tình ca Pháp rất hay. Hồi đó Bình hay giúp tôi nghe nhạc Pháp trong băng cassette rồi chép lại lời. Tôi có cả một cuốn sổ chép tay lời bài hát Pháp và say đắm những giọng ca ma mị như Sylvie Vartan, Dalida, France Gall... Thậm chí, tôi và Bình còn thu âm chung bài "Paroles". Thu âm ở nhà bằng máy cassette nên lẫn rất nhiều tạp âm nhưng cả xóm đều khen ngợi. Bài đó Dalida hát, Alain Delon đọc lời đệm nghe rất "nhức nhối". Tiếng Việt có người dịch "Paroles" là "Những lời dối gian" rất tuyệt. Tôi giả làm Dalida, Bình đọc lời đệm như Alain Delon. Thời đó học tiếng Pháp với thầy Việt Nam nhưng không hiểu sao giọng phát âm của chúng tôi rất chuẩn. Có lẽ do chúng tôi thường xuyên nghe nhạc Pháp và có khả năng bắt chước cao. Khi cho mọi người nghe đoạn băng tôi và Bình giả làm Dalida và Alain Delon, khó tính như ba tôi cũng phải khen là rất giống.
Ôi chàng Bình Alain Delon của tôi. Đã nhiều lần tôi quay quắc hỏi, gần hai mươi năm qua, lẽ nào anh chưa từng quay lại Việt Nam, lẽ nào anh đã có lần về Việt Nam mà không chịu đến thăm tôi?
Je n"ai pas changé, em đã không đổi thay, em đã luôn mong anh về...
_
Trên bàn còn bày hai miếng pizza to khủng khiếp và một ly Coca cũng lớn khủng khiếp tôi mua từ chiều. Lúc tối chia tay chị Hương ở Time Square rồi đi bộ về lại khách sạn, đột nhiên tôi buồn ngủ và mệt đến mức chỉ kịp cởi giày rồi gục ngay xuống giường. Tôi đã trải qua hai mươi bốn tiếng chưa ngủ do lệch múi giờ mà đồng hồ sinh học bị xáo trộn. Giờ giữa đêm khuya tôi lại đột ngột thức giấc với cái bụng đói sôi réo dữ dội.
Pizza ở New York quả thật rất ngon, dù tôi đang ăn những miếng pizza nguội lạnh, phô mai đã đông cứng còn vỏ bánh thì mềm oặt. Cũng có thể tôi đang rất đói hoặc tôi đang rất chăm chú vừa ăn vừa lắng nghe dịch vị tiết ra. Tôi tận hưởng từng miếng bánh nhỏ tan ra trên lưỡi, vị mặn của xúc xích hòa với vị cà chua và hương phô mai ngầy ngậy. Đã lâu lắm rồi cuộc sống bận rộn không cho phép tôi có một bữa ăn thật sự cho ra ăn. Lúc nào tôi cũng vừa ăn vừa làm gì đó hoặc vừa ăn vừa nói với ai đó. Buổi trưa thường nếu không có business lunch thì tôi cũng hẹn gặp mặt bạn bè. Tranh thủ vừa ăn trưa vừa nói chuyện. Nhiều lúc tối về mẹ tôi hỏi trưa nay con ăn gì tôi cũng không nhớ được vì dường như ăn trưa chỉ là một thói quen lấp đầy bao tử, tuyệt không là một nhu cầu được thưởng thức một món ăn. Tối về tôi thường ngồi ăn một mình vì đã trễ, mọi người trong nhà ai cũng ăn xong từ lâu. Ăn một mình tôi cũng tranh thủ xem tivi hoặc lật các tạp chí đọc qua quýt. Ba tôi luôn không đồng tình với cách ăn uống "không chánh niệm" của tôi, ăn mà không ý thức mình đang ăn, ăn mà không thực sự tận hưởng món ăn. "Ăn như con, cuộc sống thật sự đã mất đi một trong những khoái cảm lớn nhất của con người". Tôi thở dài, đâu chỉ có khoái cảm ăn uống, cuộc sống độc thân của tôi còn loại khoái cảm khác tôi không được hưởng.
Tôi ăn đến gần hết miếng pizza thứ hai thì phát hiện mình thật sự rất no. Pizza ở New York chắc phải được nướng trong một cái lò vĩ đại vì kích thước cũng phải to bằng cái lồng bàn. Chỉ một góc nhỏ một phần mười sáu được cắt ra từ cái pizza đó đủ làm người ta no như một cái pizza nhỏ thường thấy ở Sài Gòn. Tôi chợt nhớ chưa báo tin về nhà nên mở laptop gởi một e-mail ngắn về cho ba mẹ nói mình đã đến nơi an toàn. Ba mươi mấy gần bốn mươi tuổi đầu, đi công tác như đi chợ mà ba mẹ tôi vẫn giữ thói quen kiểm soát tôi như thế. Đi đâu, làm gì, chừng nào đi, chừng nào về, tôi đều phải cập nhật cho các bậc phụ huynh biết. Một lần đi công tác ở Singapore, vì quá bận rộn và lịch làm việc quá căng thẳng, tôi quên gọi điện cũng không e-mail về nhà. Mẹ tôi rầy la dữ, bắt tôi phải xin lỗi và hứa không tái phạm. Tôi bực quá cự lại "Sao ba mẹ cứ kiểm soát thời khóa biểu của con để làm gì? Còn già rồi, đâu phải con nít. Tới chừng nào thì ba mẹ mới thôi đòi con phải báo cáo giờ giấc đây?". Mẹ tôi nhún vai rất giống đầm Parisience nhưng lại phán một câu cổ hủ vô cùng Annamite: "Chừng nào con có chồng, ba mẹ sẽ không quan tâm đến con nữa, lúc đó có chồng lo cho con rồi! Còn bây giờ, vẫn sống chung nhà với ba mẹ, con đi đâu, làm gì, mấy giờ về, ba mẹ phải biết!!!". Chao ôi, cuộc đời của phụ nữ Việt Nam như tôi, lúc nào cũng phải có người quản lý mình.
"Ba mẹ thương,
Con đã đến New York bình yên. Thành phố này cũng đẹp tuy không bằng châu Âu. Con tình cờ gặp chị "Hương qua đèo" trước ở sát nhà mình, trong một tiệm pizza. Chị Hương giờ nhìn đẹp ra nhưng hình như hơi tửng tửng. Chỉ kể cho con nhiều chuyện mắc cười. Ví dụ như chỉ từng yêu anh Bình Bảnh. Có gì về con kể sau. Nhớ ba mẹ nhiều.
Bé An"
Tôi đọc lại cái e-mail của mình, thở dài thấy giống một đứa trẻ mười hai tuổi lần đầu đi dự trại hè xa gia đình. Bé An, tới giờ ba mẹ tôi vẫn gọi tôi là bé. Tôi là con một, một cách bất đắc dĩ. Mẹ tôi từng muốn có tới bốn đứa con nhưng khi sinh tôi ra thì Sài Gòn mới trong giai đoạn sau Giải Phóng, cuộc sống vất vả quá, nuôi con đầu lòng trầy trật vì thiếu thốn trăm bề nên mẹ tôi quyết định tạm dừng, chờ cuộc sống khá lên mới dám sinh tiếp. Sau 1996 khi có chính sách "Đổi Mới", Việt Nam mở cửa, cuộc sống khá lên trông thấy nhưng mẹ tôi cũng qua tuổi sinh đẻ rồi. Thế nên tôi mãi mãi là "bé" và bao nhiêu tình thương "ngộp thở" như vậy, tôi ra đường có thể là một người trưởng thành nhưng về nhà thì chỉ là một cô bé. Hàng xóm cũng gọi tôi là bé, mấy đứa trẻ hơn tôi gọi tôi là "chị Bé" hay "cô Bé". Chị Hương gặp lại tôi sau bao nhiêu năm cũng gọi tôi là bé. Và chắc chắn nếu Bình Bảnh tình cờ gặp lại tôi, anh cũng sẽ gọi to "Bé An, Bé An" như ngày nào.
Tình cờ, sao tôi lại có thể tình cờ gặp lại chị Hương giữa lòng New York như vậy? Trong khi tôi đang nhớ đến quay quắt Bình Bảnh của mình và thầm mong được gặp lại anh ở đây thì tôi lại gặp chị. Và tại sao lại là chị, cũng là hàng xóm cũ, cũng mê muội anh Bình? Ở đời có những giây tình cờ thật khó tin, tôi có đủ trải nghiệm để khẳng định rằng trên đời này không có chuyện gì là không thể. Trong những lúc bôn ba đi công tác ở nước ngoài, thỉnh thoảng tôi cũng ngạc nhiên thốt lên "Trái Đất tròn! Thế giới này nhỏ quá!" khi bất thần nhận ra trong mối quan hệ của mình hiện tại có liên quan đến những con người xa xưa. Nhưng gặp lại chị "Hương qua đèo" để rồi bị chị tra tấn chuyện yêu thầm Bình Bảnh tại New York là một câu chuyện tình cờ kỳ quặc.
Nếu đúng như lời chị Hương kể, tình yêu của chị dành cho anh Bình chắc chắn là dằn vặt và nhiều đau khổ hơn tình cảm tôi dành cho anh. Tôi thích Bình kiểu khác và anh cũng thích lại tôi theo một kiểu rất đặc biệt. Những tháng cuối cùng còn ở lại Việt Nam, Bình dành cho tôi một ánh mắt ấm áp và những lời dịu dàng kỳ lạ. Tôi cảm nhận được một tình cảm khác thường, trưởng thành hơn giữa những cô cậu hàng xóm trẻ con nhưng cũng bị kiềm chế ráo riết, khi cả hai đều biết rằng thời gian ở bên nhau là không còn nữa. Gia đình Bình và bản thân anh đã mong chờ chuyến đi từ rất lâu, họ hầu như không dám thực hiện bất kỳ kế hoạch nào dài hơi, dù là cho công việc hay tình cảm. Mấy anh chị của Bình không có mối quan hệ nào vượt lằn ranh tình bạn. Họ sợ gặp gỡ trai gái, sợ hẹn hò yêu đương, sợ phải đau khổ khi bỏ lại người yêu để ra đi mãi mãi. Cũng có thể vì lý do đó mà anh Bình dù đẹp trai và học rất giỏi, anh đã không có bạn gái dù đã hai mươi ba tuổi, vừa tốt nghiệp đại học.
Năm đó tôi mới mười tám tuổi trăng tròn, "đẹp như một bài thơ". Đó chính xác là một cụm từ do một anh Cu trong xóm tôi tả khi nhìn thấy tôi mặc ái dài trắng giờ tan học. Bài thơ đó tôi đọc xong cười ngất, thậm chí anh Cu nào sáng tác tôi cũng không nhớ, duy cụm từ tả nhan sắc "như một bài thơ" của tôi thì tôi nhớ rất rõ. Sài Gòn khi đó vừa phê duyệt cho nữ sinh cấp ba mặc áo dài trắng đến trường. Tôi được tả như một bài thơ chắc cũng nhờ áo dài. Mỗi khi tôi dắt xe ra khỏi cửa chuẩn bị đi học, các anh Cu và cả các anh không phải tên Cu mà mọi người trong xóm gọi đùa là "non-Cu" cứ thò đầu ra đường ngắm tôi trầm trồ lộ liễu. Và tôi biết trong đó có Bình.
Nếu như trong suốt thời thơ ấu Bình chỉ xem tôi như một con bé hàng xóm không hơn không kém, dù anh có nựng nịu che chở vì tôi vốn gầy yếu xanh xao, thì khi tôi trổ mã phổng phao, mặc áo dài lộ rõ những đường cong thiếu nữ, Bình đã nhìn tôi với đôi mắt khác. Nhiều người lớn trong xóm bình luận với mẹ tôi là, con gái trổ mã đẹp quá, ráng canh chừng cẩn thận. Một loạt các anh như Cu Quẹo, Cu Síp, Cu Dập, Cu Nhọn đã vô cùng nổi giận lôi đình nếu tôi gọi họ là anh Cu gì đó mà phớt lờ tên thật.
Ơn Trời, tôi trổ mã về mặt cơ thể nhưng tâm hồn vần còn rất trong sáng. Tôi đón nhận những ánh mắt ngưỡng mộ của các anh vô cùng hồn nhiên. Nếu tôi biết rung động sớm rồi có người yêu sớm, chắc hẳn tôi không đậu được Đại học Y Dược và trở thành một manager sắc sảo trong công việc như ngày nay. Nhưng cũng vì quá trong sáng, tôi đã đợi khi Bình lên máy bay mới nhận ra tôi chịu đựng nỗi nhớ anh khổ sở hơn tôi tưởng. Dù nỗi nhớ đó có nhạt nhòa theo thời gian nhưng chỉ chờ có một cơ hội nào đó, Bình Bảnh lại khuấy động tâm hồn tôi một cách mạnh mẽ. Như khi tôi đến Mỹ và ý thức rằng Bình đang sinh sống trên đất nước này.
Đêm trước ngày Bình lên đường, anh mượn được của một người chú chiếc xe Dream cáu cạnh, một giấc mơ thật sự vào thời đó. Bình chẳng bao giờ muốn "giựt le" với tôi vì tôi quá hiểu gia đình anh vất vả ra sao. Anh dắt xe Dream sang trước cửa nhà tôi, đề nghị:
_ Chú anh cho mượn xe một chút, Bé An muốn ra Sài Gòn chung với anh không?
_ Đi bằng xe máy hả? – Tôi hỏi, mắt sáng rỡ - Để em cô nhà xin mẹ em đã.
_ Mẹ bé đang bên nhà anh kìa, đang chỉ mẹ anh làm bánh gì đó – Bình bật cười – Anh xin phép mẹ bé rồi mới dám qua đây rủ chứ! Đi một vòng Sài Gòn đi, cho mát...
_ Dạ được! Chiếc xe đẹp quá!
Tôi không chờ anh nài lâu, lật đật nhảy tót lên yên sau ngồi vui sướng. Được một anh chàng đẹp trai chở trên xe Dream là một cái mốt của con gái Sài Gòn khi đó. Thậm chí tôi còn không kịp thay đồ ra đường mà mặc luôn chiếc áo đầm đơn giản trong nhà. Bình cũng không quan tâm, anh cưới tươi tắn "đề" xe rồi quay ra sau dặn dò "Ôm anh cho chặt nhe!".
Tôi không dám ôm, phần vì mắc cỡ, phần e ngại hàng xóm xung quanh bắt gặp méc lại ba mẹ. Nhưng tôi dấn lên ngồi rất sát, ngực tôi chạm lưng Bình khiến tôi trong một tích tắc của sự va chạm, tôi cảm nhận anh thoáng rùng mình. Cơ thể thiếu nữ của tôi cũng đột ngột nóng rần lên, phản xạ tự nhiên, tôi ngồi lùi ra sau một chút. Để rồi khi xe chồm lên bắt đầu chạy, cơ thể hai chúng tôi lại bật dính vào nhau.
Tôi bối rối và hoảng loạn, dù cơ thể mười tám của tôi đang hân hoan cảm nhận những va chạm đầu tiên với người khác phái. Sau này khi tôi đã trải qua nhiều mối tình khác nhau, đã đi xa hơn những đụng chạm thể xác nhưng mỗi khi nhớ lại lần được ngồi sau xe của Bình, cảm giác nóng rẫy đó mãi là phút giây ngất ngây nhất.
Bình cho xe chạy thật chậm, ra đường Trần Quang Khải, xuôi theo đường Hai Bà Trưng, quẹo vào con đường Duy Tân có lá me bay, con đường này khi đó đã đổi tên thành Phạm Ngọc Thạch nhưng người Sài Gòn vẫn còn thói quen gọi tên cũ. Chúng tôi ra Hồ Con Rùa, những cặp trai gái yêu nhau đang ngồi ăn kem trong những quán cà phê ven đường. Cả hai gần như nín thở không dám nói gì, xe chạy đến công xã Paris, Nhà thờ Đức Bà, bưu điện Trung tâm. Phố xá thắp ánh đèn vàng lấp loáng, tháp chuông đổ bóng nghiêng, nghiêng, những bông hoa giấy ở công viên Đức Mẹ rung rinh trong gió. Rồi Bình sẽ phải nhớ Sài Gòn biết bao...
Khi xe chạy vào đường Đồng Khởi, con đường đẹp nhất khu trung tâm với những khung cửa kính bán áo dài và những bức tranh thêu khung cảnh Việt Nam, Bình đột ngột lên tiếng:
_ Bé ôm anh đi... - giọng anh tha thiết – Mai anh đi rồi, ôm một chút đi!
_ Dạ? – Tim tôi đập điên loạn.
_ Ôm anh đi!- Bình nhắc lại nhẹ nhàng – Ôm một chút có sao đâu! Ngồi sát lại!
_ Dạ...
Tôi vẫn đang bối rối và e dè, do dự chưa biết phải làm sao thì Bình đưa tay ra sau lần tìm tay tôi kéo tôi ôm choàng lấy anh. Giây phút tôi áp sát vào người Bình, vòng tay ôm trọn lấy cơ thể anh, mũi tôi chạm phải cổ anh, tôi run lên bần bật, ngực tôi nóng rẫy, cơ thể tôi ướt đẫm và tan ra thành ngàn mảnh. Sung sướng, hạnh phúc, ngất ngây.
Mãi sau này, khi đi du học, những bạn sinh viên nước ngoài trong lúc tiệc tùng thân mật tâm sự với nhau mọi người đạt đến đỉnh hân hoan ái tình vào lúc nào, tôi rùng mình thổ lộ vào đúng lúc tôi ngồi sau lưng Bình, vào buổi tối chúng tôi chạy xe trên đường phố Sài Gòn năm đó. Tôi cứ tưởng chẳng ai tin và sẽ bật cười nhưng kỳ lạ thay, cả bọn im bặt lắng nghe. Chẳng ai có được trải nghiệm đó, mười tám tuổi, chưa từng đụng chạm với người khác phái dù là một cái nắm tay, anh hàng xóm đáng yêu sắp đi xa mãi mãi, chiếc xe Giấc Mơ lãng mạn, đêm Sài Gòn thoảng gió...
Và không cần những người bạn nước ngoài cho nhận xét, bản thân tôi cũng tự biết, một cặp trai gái cũng ngồi trên xe hai bánh rồi ôm siết nhau từ đằng sau là một tư thế gợi tình nhất trên đời. Một trong những người bạn từng có dịp nghe tôi tả cảm giác ngất ngây sau lưng Bình có lần đến Sài Gòn chơi, buổi tối ngồi ở cà phê Givral trên đường Đồng Khởi, ngắm những đôi tình nhân chở nhau dập dìu, nó gật gù thú nhận, "Kích thích thật! Cứ chạy xe lòng vòng, sao chịu nổi?"
Vậy mà buổi tối hôm đó, Bình và tôi đã ôm dính nhau, nóng hổi, ướt đẫm, bồng bềnh trên chiếc Giấc mơ trôi đi khắp nẻo phố phường Sài Gòn. Tôi không nhớ vì sao cuối cùng chúng tôi cũng quay về nhà, cũng không nhớ các bậc phụ huynh có gặng hỏi điều gì khi đột nhiên cả hai đã biến mất trong vòng mấy tiếng đồng hồ. Có thể mọi người đang bận rộn với chuyến đi xa, chẳng ai có tâm trí để ý đến chúng tôi nữa. Hai đứa chia tay nhau bằng một nụ cười nhẹ, không nói câu gì. Bình còn có thể nói gì khi anh sẽ đi về nơi rất xa, và tôi còn có thể nói gì khi cơ hội gặp lại anh gần như là vô vọng?
Tôi thấy ngộp thở nên đứng dậy mở cửa sổ, nhìn ra New York trong đêm. Cuối cùng thì tôi cũng đến Mỹ, nơi chàng trai cho tôi cảm giác ngất ngây đầu đời định cư gần hai mươi năm nay. Tôi tự hỏi sao tôi phải chờ lâu như thế để đặt chân lên đất Mỹ? Với một người có mức lương cao, có thói quen đi nước ngoài, chưa ràng buộc chồng con như tôi, mua một tour đi Mỹ hoàn toàn nằm trong khả năng. Nhưng tôi đã không có bất kỳ lý do nào để một mình đi Mỹ, nếu chỉ là đi du lịch tôi lại cần có bạn đồng hành, mà tôi thì ghét phải liên lụy đến ai. Vậy là cho mãi đến hôm nay khi tôi đi công tác, một cái cớ rất chính quy, tôi đã đến miền đất Bình đang ở, với một hy vọng mà tôi biết sẽ làm tôi thất vọng: được gặp lại anh.
Trong tâm trạng buồn bực vô cớ, tôi đã quyết định làm một việc chưa bao giờ dám làm. Tôi khoác áo, rời khách sạn, lang thang ra phố lúc ba giờ rưỡi khuya. Khu Mannhattan ở New York rất dễ tìm đường vì phố xá được xây theo kiểu bàn cờ. Các đường nằm ngang được đặt tên là East và West đan xen với những đường cắt dọc được đánh số thứ tự như đại lộ số 1, đại lộ số 2, đại lộ số 3, và cứ như thế cho đại lộ số 12. Từ khách sạn tôi chỉ quẹo một block nhà là ra đến đại lộ số 5 (Fifth Avenue) vô cùng nổi tiếng. Đây là con đường shopping nên các cửa hiệu lấp lánh ánh sáng rực rỡ tuy phố xá khá vắng lặng. Tôi chưa bao giờ ra khỏi nhà vào đêm khuya dù là ở Sài Gòn hay những thành phố lớn khác ở nước ngoài. Vậy mà ở New York, thành phố không mấy an toàn thì tôi lại một mình dạo phố lúc đêm khuya.
Tôi kéo cao cổ áo, thọc tay sâu vào túi, lững thững dấn bước về phía Times Square. Dần đến cuối Fifth Avenue, những màn hình lớn quảng cáo các mặt hàng tiêu dùng nhấp nháy liên tục làm tôi lóa cả mắt. Thì ra đây chính là Times Square. Tôi chưa từng thấy cái quảng trường nào bình thường và sặc mùi thương mại như ở đây. Gọi là quảng trường nhưng thực chất Times Square chỉ là một con phố đi bộ, xung quanh là các bảng hiệu và những màn hình lớn quảng cáo mà thôi. Tôi nhún vai, ngạc nhiên thấy mình không thất vọng. Một địa điểm nổi tiếng như Times Square tại một thành phố lừng danh như New York lại đơn giản đến thế.
Một đôi trai gái nói tiếng Pháp có vẻ đang ngà say men rượu cộng men tình bá cổ nhau đi xiêu vẹo ngược hướng với tôi. Tôi tránh đường cho họ đi ngang qua, nghe cô gái hỏi người yêu "Sao anh không quay lại tìm em sớm hơn?". Chàng trai cười nho nhỏ "Anh sợ gặp lại, em đã thay đổi rồi". Cô gái hơi lên giọng, nghe như đang hát một câu vút cao "Em đã không đổi thay!".
Em đã không đổi thay – Je n"ai pas changé. Lời cô gái nói trùng với một bài tình ca Pháp rất hay. Hồi đó Bình hay giúp tôi nghe nhạc Pháp trong băng cassette rồi chép lại lời. Tôi có cả một cuốn sổ chép tay lời bài hát Pháp và say đắm những giọng ca ma mị như Sylvie Vartan, Dalida, France Gall... Thậm chí, tôi và Bình còn thu âm chung bài "Paroles". Thu âm ở nhà bằng máy cassette nên lẫn rất nhiều tạp âm nhưng cả xóm đều khen ngợi. Bài đó Dalida hát, Alain Delon đọc lời đệm nghe rất "nhức nhối". Tiếng Việt có người dịch "Paroles" là "Những lời dối gian" rất tuyệt. Tôi giả làm Dalida, Bình đọc lời đệm như Alain Delon. Thời đó học tiếng Pháp với thầy Việt Nam nhưng không hiểu sao giọng phát âm của chúng tôi rất chuẩn. Có lẽ do chúng tôi thường xuyên nghe nhạc Pháp và có khả năng bắt chước cao. Khi cho mọi người nghe đoạn băng tôi và Bình giả làm Dalida và Alain Delon, khó tính như ba tôi cũng phải khen là rất giống.
Ôi chàng Bình Alain Delon của tôi. Đã nhiều lần tôi quay quắc hỏi, gần hai mươi năm qua, lẽ nào anh chưa từng quay lại Việt Nam, lẽ nào anh đã có lần về Việt Nam mà không chịu đến thăm tôi?
Je n"ai pas changé, em đã không đổi thay, em đã luôn mong anh về...
_
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook