Chim Công Trắng
Chương 43: Chàng rể quý



Lý Mậu và Kỷ Nguyên ngồi máy bay trở về quê nhà, thăm hỏi ông chú út.

Cuộc đời của ông chú út gặp rất nhiều chuyện bất hạnh, tính cách u sầu, kiên cường, sống một mình ở căn nhà lầu nhỏ tại ven sông vùng ngoại ô.

Kỷ Nguyên và Lý Mậu đến nhà, ông chú út tiếp đãi hai đứa cháu ở phòng khách.

Ông cụ thấy Lý Mậu là một nhân tài, cử chỉ lời nói không tầm thường, trong lòng rất thích.

Giới thư pháp không lớn không nhỏ, trước đó ông chú út nghe nói có người ở vùng khác muốn bán đấu giá Nhàn đình thiếp, trong tay ông cụ có chính phẩm, nhưng không tỏ thái độ với bên ngoài.

Ông chú út hỏi Lý Mậu: “Tấm thiếp kia hẳn là mô phỏng thời Minh Thanh, có khả năng làm giả, cậu bán đấu giá, người cùng ngành sẽ không vạch trần cậu, tại sao không cần?”

Lý Mậu đáp: “Đồ dỏm chung quy là đồ dỏm, trong lòng người luôn luôn có định luận.”

Ông chú út mỉm cười, hỏi: “Chẳng lẽ cậu chưa từng làm chuyện trái lương tâm nào à?”

Lý Mậu nói: “Chưa từng làm.”

Ông chú út nói: “Bởi vì cậu còn trẻ.”

Lý Mậu không phản bác.

Ông chú út lại hỏi: “Phòng đấu giá của cậu bị chuyển dời tài sản, không kiện tụng sao?”

Lý Mậu nói: “Chưa đến vạn bất đắc dĩ, cháu sẽ không phí tổn sinh lực tại loại chuyện này.”

Kiện tụng kéo dài, thường thường hai bên cùng thiệt hại.

Ông chú gật đầu nói: “Cậu lấy bút lông viết vài chữ tôi xem.”

Lý Mậu nói được.

Án thư nằm ở gian phòng hướng về mặt trời tại lầu hai, ông chú út dẫn Lý Mậu lên lầu, Kỷ Nguyên đi theo.

Lý Mậu cầm bút viết bốn chữ “Chính tâm thành ý”, thể chữ Liễu*, bút lực mạnh lẽ.

(*) viết theo phong cách Liễu Công Quyền, một nhà thư pháp nổi tiếng đời Đường.


Ông chú út hơi bất ngờ, nhìn kỹ nhiều lần, nói: “Tuổi còn trẻ, sừng sững cao ngất.”

Viết chữ xong, chuyện Nhàn đình thiếp, ông chú út chưa cho lời khẳng định, bảo Lý Mậu Kỷ Nguyên về trước.

Rời khỏi nhà ông chú út, Lý Mậu muốn đến nhà Kỷ Nguyên, gặp mặt gia trưởng.

Kỷ Nguyên không phản đối, ngồi xe trở về khu nhà tan hoang chật hẹp, lên lầu càng tệ hơn, cửa sắt cũ kỹ, ánh sáng u ám.

Lúc này Vương Tú Quyên mới thức dậy không bao lâu, người còn đang ở nhà, thấy Kỷ Nguyên đưa đàn ông trở về, bà hơi giật mình.

Kỷ Nguyên nói với Vương Tú Quyên: “Mẹ, con kết hôn rồi.”

Vương Tú Quyên hết sức kinh ngạc, vỗ cánh tay Kỷ Nguyên một cái, nói: “Chuyện lớn như vậy cũng không thương lượng với mẹ!”

Kỷ Nguyên không nói lời nào.

Lý Mậu tự giới thiệu, hết sức khách khí.

Vương Tú Quyên thấy anh trông tuấn tú, không giống xuất thân nghèo khổ, thái độ dịu đi một chút, bà hỏi hai người kết hôn có mua nhà không, có mua xe không, bình thường có để dành tiền không.

Lý Mậu nói: “Đều có cả.”

Khuôn mặt Vương Tú Quyên tươi tắn, hỏi: “Có sống cùng cha mẹ không?”

Lý Mậu nói: “Tách ra ở riêng.”

Vương Tú Quyên lại hỏi: “Cậu làm việc gì?”

Lý Mậu đáp: “Quản lý một công ty.”

Vương Tú Quyên nghe xong, cười với Kỷ Nguyên, rồi nói: “Tự mình làm ông chủ, uống rượu xã giao nhiều, bên ngoài có không ít con gái trẻ trung thích sáp tới…”

Kỷ Nguyên khẽ hô một tiếng mẹ.

Vương Tú Quyên nói: “Đều là người một nhà, có cái gì không nói được chứ!”

Lý Mậu buồn cười.

Bác gái rất thân thiết, chẳng mấy chốc chính là người một nhà.

Vương Tú Quyên đuổi đi Kỷ Nguyên, bảo cô đến phòng bếp rửa rau, Kỷ Nguyên lo lắng, Vương Tú Quyên thúc giục cô, cô đành phải đi.

Vương Tú Quyên cùng Lý Mậu hàn huyên chưa được vài câu, bà liền thấp giọng mở miệng đòi tiền, nói dạ dày không khỏe, buổi chiều muốn đi khám.

Lý Mậu thành thật đưa cho, Vương Tú Quyên cầm tiền, ra ngoài đi đánh bài.

Kỷ Nguyên rửa rau xong đi ra, thấy Vương Tú Quyên không ở nhà, cô bình tĩnh hỏi Lý Mậu: “Có phải mẹ em đòi tiền anh không?”

Lý Mậu nói: “Không có.”

Sắc mặt cô dịu đi một chút.

Anh nói: “Nhóc Nguyên, chúng ta ra ngoài đi dạo.”

Cô nói được.

Lý Mậu muốn đi xem nơi Kỷ Nguyên học cấp ba, ngôi trường nằm tại trung tâm thành phố, hai người ngồi xe đến nơi.

Kỷ Nguyên nhìn thấy cổng trường quen thuộc từ xa, giờ đây cô đã thuộc về loại người ngoài xã hội, không được phép đi vào.

Cô đưa Lý Mậu đi dạo tại phố học sinh ở cổng, đều là một số tiệm văn phòng phẩm, tiệm in, tiệm quà vặt…

Lý Mậu đi dạo hết sức hứng khởi.

Hoàng hôn học sinh tan lớp, mặc đồng phục trường, tốp năm tốp ba, nói nói cười cười.

Thiếu niên tuổi xuân, trên người luôn có loại ánh hào quang không tự hiểu.

Lý Mậu nói: “Nhóc Nguyên, em mặc đồng phục đẹp lắm.”

Kỷ Nguyên cười nói: “Anh lại chưa từng nhìn thấy!”

Anh nói: “Trong album có.”

Cô ồ một tiếng.

Ban đêm, hai người ở dưới tháp đồng hồ lân cận, ăn cá tươi ninh trong nồi đất vừa làm ra tại quầy hàng ở chợ đêm, mùi vị rất thơm ngon.


Lý Mậu cười hỏi: “Em có từng sợ thi cử không?”

Kỷ Nguyên nói: “Đương nhiên là có. Còn nhớ có một lần, em ở trường thi làm bài thi vật lý, ánh sáng rất mờ, trước mắt thật tối, em cảm thấy mình sắp sửa đi gặp Watt rồi, đành phải nằm sấp trên bàn ngủ một lúc.”

Anh hỏi: “Sau đó thì sau?”

Cô nói: “Sau đó người tỉnh dậy, vẫn còn ở trường thi, đành phải lau khô nước bọt tiếp tục làm bài.”

Anh cười ra tiếng, hỏi: “Thi thế nào?”

Cô nói: “Thi tốt hơn bình thường, có lẽ bởi vì đầu óc được nghỉ ngơi trọn vẹn.”

Lý Mậu nhoẻn miệng cười, nắm tay Kỷ Nguyên.

Kỷ Nguyên nhớ hồi đi học, thi xong cùng bạn học leo núi. Tại đỉnh núi, ai cũng có thể nhìn lên, ai cũng có thể thách thức, nhiệt huyết sôi trào.

Cô hỏi: “Anh thật không tới khách sạn ở sao?”

Anh nói: “Cũng giống như ở nhà em thôi.”

Trong lòng cô không hiểu, anh là thiếu gia được nâng niu như vậy.

Buổi tối, Lý Mậu rửa mặt xong, cùng Kỷ Nguyên chen chúc trên chiếc giường nhỏ.

Trong nhà im ắng, anh nói: “Nhóc Nguyên, anh có ảo giác cùng em yêu sớm sẽ bị bố mẹ đuổi ra cửa.”

Cô nhoẻn miệng cười.

Anh nói: “Ở đây còn có sao này?”

Ngôi sao huỳnh quang sáng long lanh trên trần nhà.

Cô nói: “Đếm sao rồi sẽ mau buồn ngủ.”

Anh nói: “Chúng ta về nhà làm một hình chiếu chín hành tinh lớn, không trung vận hành theo quỹ đạo, nhất định sẽ dễ ngủ.”

Cô nở nụ cười, nói: “Hồi bé, em hay thích hỏi mẹ, em từ đâu tới. Mẹ em nói, từ trong chùa bồng về. Mẹ em còn nói, ở cửa chùa có rất nhiều cái giỏ, em bé trong những cái giỏ khác đều rất xinh xắn, nhưng em có con mắt to nhất xinh đẹp nhất, vậy nên mẹ mới miễn cưỡng chọn em.”

Lý Mậu nhoẻn miệng cười, ôm khuôn mặt Kỷ Nguyên, nói: “Ánh mắt rất to, anh hôn một cái nào.”

Cô nhắm mắt lại, anh dịu dàng hôn lên.

Cô nhẹ giọng nói: “Mậu, lần sau đừng cho mẹ em tiền nữa, bà ấy thích bài bạc, không có lợi đối với bà ấy.”

Anh nói được, ôm cô vào lòng.

Cô rất yên tâm, từ từ ngủ thiếp đi.

Kỷ Nguyên rời khỏi quê nhà, cùng Lý Mậu trở về bản địa chưa được mấy hôm, Nhàn đình thiếp của ông chú út được

công ty chuyên vận chuyển tác phẩm nghệ thuật gửi qua đây, ủy thác bán đấu giá. Ông chú út còn tặng mực cổ rất tốt cho Lý Mậu, ông gọi điện thoại dặn dò anh, thường xuyên luyện chữ, đừng bỏ bê.

Lý Mậu nhận được Tình tuyết thiếp và Nhàn đình thiếp, cộng thêm tàng phẩm thu thập mấy tháng trước, tổ chức triển lãm thử, làm tuyên truyền.

Cho dù doanh thu, hay là mức độ chú ý, buổi đấu giá đều rất thành công, thu hút sự chú ý của người khác, các chú bác nhà họ Liêu cũng để ý tới.

Phòng đấu giá đứng vững, trở về quỹ đạo.

Ông chú út của Kỷ Nguyên thấy Lý Mậu có năng lực, đặc biệt gọi điện cho Lý Mậu, nói ông có một người bạn già họ Tần, người gốc Ba Thục, trong tay có bức tranh Hoa mận của Kim Nông muốn bán đấu giá, luôn chọn người nhưng vẫn chưa có ai lọt vào mắt, Lý Mậu rất thích hợp.

(*) Tứ Xuyên còn có biệt danh là Ba Thục.

Tuy rằng Hoa mận của Kim Nông khó bán, có thể mua được bức họa do học trò vẽ đã không tệ rồi, nhưng cơ hội hiếm có, Lý Mậu nhận lời ông chú út, đến Ba Thục thăm hỏi người bạn già của ông chú út.

Trước khi đi, Lý Mậu nói với Kỷ Nguyên: “Trời lạnh rồi, anh muốn mặc áo len, nhóc Nguyên, em biết đan không?”

Kỷ Nguyên nói: “Em không biết.”

Anh cứ quấn lấy hỏi nữa: “Khăn quàng cổ thì sao?”

Cô nói: “Để em thử xem.”

Lý Mậu tới vùng khác, nửa tháng không thể trở về, Kỷ Nguyên tự mình tham dự kỳ thi trình độ sơ cấp.

Thi xong, người nhàn rỗi, cô mua một quyển sách dạy đan áo nghiên cứu, mua một cuộn len luyện tập, cuối cùng đan một chiếc khăn quàng cổ ca rô màu xanh thẫm hết sức khác thường.

Cô cảm thấy tạm dùng được, không sửa đổi nữa.


Buổi tối Tống Mân tìm Kỷ Nguyên đi uống trà dạo phố.

Hai người phụ nữ ngồi tại quán trà ở bờ sông, ngắm nhìn cảnh đêm.

Tống Mân nói: “Tớ và mẹ chồng đọ sức một thời gian dài, tớ phát hiện người chỉnh người, chỉ năm chiêu thôi.”

Kỷ Nguyên hỏi: “Cậu tiến vào thâm cung nào đấy hả? Ngay cả biện pháp chỉnh người cũng tổng kết ra được!”

Tống Mân nở nụ cười, nói: “Nguyên nhi, cậu nghe tớ nói này! Mẹ chồng tớ chỉnh người chiêu thứ nhất chính là bạo lực, không cấu véo tớ, tớ vừa rời khỏi nhà liền ngắt hoa tớ trồng, véo mèo tớ nuôi.”

Kỷ Nguyên sa sầm nét mặt.

Tống Mân nói: “Chiêu thứ hai bịa đặt gây chuyện, cứ nói với họ hàng bạn bè tớ không hiếu thuận ra sao, không biết sinh hoạt thế nào. Chiêu thứ ba là thủ đoạn pháp luật, thường xuyên xúi giục Thượng Phi và tớ lên tòa án làm ly hôn. Hai chiêu cuối cùng, dùng tiền tài và quyền thế ép người. Mẹ chồng tớ, trong lòng hễ có gì đó không thoải mái thì nói muốn giải trừ chức vụ của Thượng Phi, cắt đứt nguồn kinh tế của bọn tớ.”

Kỷ Nguyên càng nghe trái tim càng lạnh giá, hỏi: “Thượng Phi tính thế nào?”

Tống Mân nói: “Nguyên nhi, Thượng Phi và tớ sẽ đổi thành phố.”

Kỷ Nguyên hơi bất ngờ, nghĩ nghĩ, khẽ than nói: “Như vậy cũng tốt.”

Tống Mân nói: “Thượng Phi có ba cậu nâng đỡ, dự định đến thành phố kế bên thành lập công ty chi nhánh mới. Tớ thì ở nhà cũng được, tìm việc mới cũng được. Còn nữa, ba cậu đã mua lại cổ phần của nhà họ Thượng trong công ty hợp doanh, ông ấy đang tìm kiếm người bản địa tiếp nhận chức vị của Thượng Phi. Tớ nghe ý của Thượng Phi, ba cậu cảm thấy Lý Mậu thích hợp nhất.”

Kỷ Nguyên không nói gì.

Tống Mân nói: “Nguyên nhi, cậu đề cập với Lý Mậu thử xem. Phòng đấu giá mời người về quản lý là được, không cần trông coi thường xuyên. Việc đầu tư mới là sở trường của Lý Mậu.”

Kỷ Nguyên ừ một tiếng.

Tống Mân quyến luyến thành phố này, uống trà xong, kéo Kỷ Nguyên đi xe buýt nước.

Chiếc thuyền chạy qua một cây cầu lớn, tòa nhà cao ngất nằm tại bờ sông sáng chói.

Tống Mân nói: “Phong cảnh tựa như bức tranh!”

Kỷ Nguyên cười nói phải.

Hai ba hôm sau, Lý Mậu trở lại, mang về một hộp sô cô la nhân rượu, là rượu trắng của Ba Thục.

Kỷ Nguyên ăn mấy viên, hơi say, hỏi: “Bức Hoa mận kia thế nào rồi? Là hàng thật ư?”

Lý Mậu mỉm cười, nói: “Mùa xuân năm sau bán đấu giá, bức tranh này có khả năng khiến phòng đấu giá tăng thêm vẻ vang.”

Kỷ Nguyên nở nụ cười, nói: “Các trưởng bối đều thích anh. Nếu có một trưởng bối muốn mời anh đến công ty đầu tư giúp đỡ, anh có đi không?”

Lý Mậu nói có thể cân nhắc.

Kỷ Nguyên ừ một tiếng, đến ban công tưới hoa, cho ngỗng ăn rau.

Lý Mậu đeo khăn quàng cổ Kỷ Nguyên đan cho, đang cảm thấy rất đẹp, anh thoáng thấy con ngỗng trắng bước đi thong thả ngoài cửa sổ sát đất, anh hỏi: “Nhóc Nguyên, tại sao con ngỗng cũng có khăn ống cùng kiểu với anh?”

Kỷ Nguyên nói: “Em dùng len còn thừa lại đan, không thể lãng phí.”

Lý Mậu hỏi: “Vậy sao không đan một cái cho chị Quyên?”

Kỷ Nguyên nói: “Cổ chị Quyên dài quá.”

“…”

Hóa ra trong cái nhà này, địa vị của con ngỗng đã ngang hàng với anh rồi.






Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương