Chia Tay Thôi, Columbus (Goodbye, Columbus)
-
Chương 8
Mùa thu đến thật nhanh. Trời lạnh và ở Jersey lá cây đổi màu và sau một đêm là rụng sạch. Ngày thứ Bảy kế tôi lại lên đó ngắm hươu nữa, và thậm chí không ra khỏi xe vì đứng bên hàng rào thì quá lạnh, thế nên tôi ngắm lũ thú đi và chạy trong bóng lờ mờ buổi chiều tàn, và một lát sau mọi thứ, ngay cả những vật thể thiên nhiên, những cội cây, đám mây, cỏ, rêu, đều gợi tôi nhớ đến Brenda, và tôi lái xe về Newark. Chúng tôi đã trao đổi những lá thư đầu tiên và một khuya nọ tôi có gọi điện cho nàng, nhưng trong thư và qua điện thoại chúng tôi khó mà khám phá được nhau; chúng tôi chưa có được phong cách ấy. Đêm đó tôi gọi cho nàng, và ai đó ở cùng tầng bảo nàng đã ra ngoài đến khuya mới về.
Khi trở lại thư viện làm việc tôi bị ông Scapello hạch hỏi về cuốn Gauguin. Cái ông quai hàm bự đã gửi một lá thư thối tha nói về chuyện bất lịch sự của tôi, và tôi chỉ có thể gỡ rối cho mình bằng cách bịa ra một câu chuyện lộn xộn bằng một giọng cau có. Sự thực, tôi còn xoay xở lật ngược được thế cờ khiến ông Scapello phải xin lỗi khi dẫn tôi đến chỗ làm việc mới, giữa đám bách khoa tự điển, sách tiểu sử, các bảng tra và chỉ dẫn. Trò cáu gắt ấy làm tôi ngạc nhiên, và tôi tự hỏi phải chăng tôi đã học được ít nhiều trò này từ buổi sáng tôi thấy ông Patimkin rủa xả Grossman qua điện thoại. Có lẽ tôi đã nhiễm máu doanh nhân nhiều hơn tôi nghĩ. Nghe chừng tôi có thể dễ dàng học được cách trở thành người trong nhà Patimkin...
Ngày trôi qua chậm chạp; tôi không bao giờ gặp lại cậu bé da màu ấy nữa, và một trưa nọ khi tôi nhìn qua các kệ sách, cuốn Gauguin đã biến mất, rõ ràng sau cùng ông quai hàm bự đã mượn được nó. Tôi tự hỏi cái ngày cậu bé da màu khám phá ra cuốn sách đã biến mất thì như thế nào. Cậu ta có khóc không? Vì lý do nào đó tôi tưởng tượng rằng cậu sẽ oán trách tôi vì chuyện này, nhưng rồi tôi nhận ra mình đang lẫn lộn giấc mộng của mình với thực tại. Rất có thể cậu ta đã khám phá ra những người khác, Van Gogh, Vermeer... Nhưng không, họ không phải loại họa sĩ cậu thích. Có thể cậu đã chán chuyện vào thư viện và đã trở lại chơi bóng chày trên đường phố. Tôi nghĩ cậu sẽ thấy vui sướng hơn. Cứ mang những giấc mơ về Tahiti trong đầu thì thật vô nghĩa, nếu mình không đủ tiền để tới đó.
Xem nào, tôi còn làm gì khác nữa? Tôi ăn, tôi ngủ, đi xem phim, chuyển những cuốn sách long gáy tới chỗ đóng bìa – tôi làm mọi chuyện từng làm trước đây, nhưng bây giờ mỗi hoạt động bị vây kín bằng một hàng rào, tồn tại một mình, và cuộc đời tôi là chuyện nhảy cóc từ hàng rào này sang hàng rào kế. Không có dòng trôi chảy nào cả, vì đã có Brenda.
Và rồi Brenda viết thư nói rằng nàng có thể về nhân dịp tết Do Thái vốn chỉ độ một tuần nữa là tới. Tôi vui mừng đến nỗi muốn gọi điện cho ông bà Patimkin, chỉ để cho họ hay về nỗi vui mừng của tôi. Tuy nhiên khi đến bên điện thoại và đã quay được hai số đầu, tôi biết rằng bên đầu dây kia sẽ ngớ ra; nếu có gì để nói thì chỉ có chuyện bà Patimkin sẽ hỏi, "Thế cậu muốn gì?" Còn ông Patimkin chắc đã quên luôn tên tôi rồi.
Đêm đó, sau bữa tối, tôi hôn dì Gladys và bảo bà không cần phải cực nhọc đến thế.
"Còn chưa đầy một tuần là tới Rosh Hashana, mà nó bảo tôi đi nghỉ. Tao phải chăm sóc mười người. Mày nghĩ gì vậy, con gà tự tắm rửa được hả? Tạ ơn Chúa, một năm mới có một cái tết, tao chắc già trước tuổi quá."
Nhưng rồi dì Gladys chỉ phải coi sóc chín người, vì chỉ hai ngày sau khi tôi nhận lá thư Brenda đã gọi điện.
"Ôi Chúa ơi!" dì Gladys kêu lên. "Điện thoại đường dài!"
"A lô?" tôi hỏi.
"A lô, cưng hả?"
"Phải," tôi đáp.
"Cái gì vậy?" dì Gladys kéo áo tôi. "Cái gì vậy?"
"Điện của con mà."
"Ai vậy?" dì Gladys hỏi, trỏ vào ống nghe.
"Brenda," tôi đáp.
"Sao?" Brenda hỏi.
"Brenda?" dì Gladys hỏi. "Sao nó lại gọi đường dài, tao thiếu điều đau tim luôn."
"Vì cô ấy ở Boston," tôi đáp. "Dì Gladys, làm ơn đi mà..."
Và dì Gladys bỏ đi, lầm bầm, "Tụi nhỏ bây giờ..."
"A lô," tôi nói vào điện thoại.
"Neil, anh khoẻ không?"
"Anh yêu em."
"Neil, không ổn rồi. Tuần này em không về được."
"Nhưng, em, tết Do Thái mà."
"Anh yêu," nàng bật cười.
"Em không nói rõ được sao, phải có cớ gì chứ?"
"Thứ bảy em có bài kiểm tra, và một bài luận văn, và anh biết đó nếu về nhà thì em làm bài không xong..."
"Làm được mà."
"Neil, em làm không được. Mẹ sẽ bắt em đi đền thờ, và em sẽ không có giờ gặp anh."
"Ôi trời, Brenda."
"Cưng?"
"Sao?"
"Anh không lên đây được sao?" nàng hỏi.
"Anh phải đi làm."
"Tết Do Thái mà," nàng nói.
"Em yêu, anh không đi được. Năm ngoái anh cũng không nghỉ được, anh không thể..."
"Anh cứ nói là đã cải đạo."
"Với lại, bà dì anh tổ chức tiệc cho cả gia đình, và em biết với bố mẹ anh thì..."
"Lên với em đi, Neil."
"Anh không xin nghỉ hai ngày được, Bren. Anh vừa được thăng chức và tăng lương..."
"Dẹp quách vụ tăng lương đi."
"Em yêu, đây là việc làm của anh."
"Suốt đời hả?" nàng hỏi.
"Không."
"Vậy thì đến đây đi. Em đặt một phòng khách sạn."
"Cho anh?"
"Cho tụi mình."
"Em đặt được sao?"
"Được và không. Người ta làm vậy hoài."
"Brenda, em đang dụ anh đó."
"Cứ bị dụ đi."
"Anh có thể đón chuyến tàu thứ Tư ngay khi tan sở."
"Anh có thể ở đến tối Chủ nhật."
"Bren, không được đâu. Thứ Bảy anh phải trở lại làm việc."
"Trong tuần anh không có ngày nghỉ nào sao?" nàng hỏi.
"Thứ ba." Tôi nói rầu rĩ.
"Chúa ơi."
"Với Chủ nhật nữa." Tôi thêm.
Brenda nói gì đó nhưng tôi không nghe được vì dì Gladys kêu, "Mày nói chuyện đường dài cả ngày sao?"
"Im lặng giùm!" tôi quát lại.
"Neil, anh đến nghe?"
"Mẹ kiếp, đến." Tôi nói.
"Anh bực hả?"
"Không phải thế đâu. Anh sẽ đến."
"Ở tới Chủ nhật."
"Để tính sau."
"Đừng ưu tư, Neil. Nghe giọng anh ưu tư quá. Ngày tết Do Thái mà. Ý em là anh phải được nghỉ."
"Được rồi," tôi nói. "Anh là dân Do Thái chính thống, lạy Chúa tôi, anh phải lợi dụng điều đó."
"Đúng thế," nàng nói.
"Có chuyến tàu nào khoảng sáu giờ không?"
"Chắc mỗi giờ đều có chuyến."
"Vậy anh sẽ đi chuyến sáu giờ."
"Em sẽ đón ở ga," nàng nói. "Làm sao em nhận ra anh?"
"Anh sẽ cải trang thành một tay Do Thái chính thống."
"Em cũng vậy," nàng nói.
"Ngủ ngon, cưng," tôi nói.
* * *
Dì Gladys kêu trời khi tôi nói sẽ đi chơi xa trong dịp Rosh Hashana.
"Trong khi tao đang chuẩn bị một bữa tiệc lớn," dì ấy nói.
"Thì dì cứ chuẩn bị."
"Thế tao nói sao với mẹ mày?"
"Con sẽ nói với mẹ con, dì Gladys ạ. Làm ơn đi mà. Dì đâu có quyền bực bội..."
"Tới lúc mày có gia đình mày sẽ hiểu chuyện đó ra làm sao."
"Bây giờ con có gia đình rồi."
"Có chuyện gì," dì ấy nói và hỉ mũi một cái, "mà con bé ấy không về thăm nhà được trong ngày tết?"
"Cô ấy đang học, nên không thể..."
"Nếu nó yêu gia đình nó sẽ thu xếp được. Mình đâu có sống tới sáu trăm năm."
"Cô ấy yêu gia đình mà."
"Thế thì mỗi năm một lần mày phải thấy thương và về thăm."
"Dì Gladys, dì không hiểu."
"Chắc chắn rồi," dì ấy nói, "khi hăm ba tuổi tao sẽ hiểu mọi chuyện."
Tôi bước tới hôn dì và dì ấy bảo, "Mày xéo đi, cứ phóng tới Boston ấy..."
Sáng hôm sau tôi khám phá ra rằng ông Scapello cũng không muốn tôi nghỉ lễ Rosh Hashana, nhưng tôi nghĩ mình đã làm ông ta chới với bằng cách hàm ý rằng việc ông ta lạnh lùng khi tôi muốn nghỉ hai ngày này có thể là dấu hiệu của tư tưởng bài Do Thái được che giấu kỹ, nên nhìn chung ông ta cũng dễ thu xếp hơn. Đến giờ ăn trưa tôi đi bộ tới nhà ga Penn và rút lấy một tờ lịch giờ tàu chạy tới Boston. Đó là cái để tôi đọc trước khi ngủ trong ba đêm kế tiếp.
* * *
Nàng trông không hề giống Brenda, ít nhất là trong phút đầu tiên. Và có lẽ với nàng tôi cũng trông không giống tôi. Nhưng chúng tôi hôn và ôm lấy nhau, và cảm giác của những lớp áo khoác dầy cộm giữa hai chúng tôi nghe thật lạ.
"Em đang để tóc dài," nàng nói trong taxi, và thực sự suốt đoạn đường nàng chỉ nói có thế. Mãi đến khi đỡ nàng ra khỏi xe tôi mới để ý thấy một sợi băng màu vàng mỏng trên bàn tay trái của nàng.
Nàng lui ra sau, loanh quanh trong đại sảnh trong khi tôi ký sổ thuê phòng với tên "ông và bà Klugman," và khi vào trong phòng chúng tôi lại hôn nhau.
"Tim em đập quá trời," tôi nói với nàng.
"Em biết," nàng nói.
"Em bối rối sao?"
"Không?"
"Em làm chuyện này bao giờ chưa?" tôi hỏi.
"Em đọc trong Mary McCarthy."
Nàng cởi áo khoác ra và thay vì treo trong tủ, nàng vất nó trên ghế. Tôi ngồi xuống giường, nàng thì không.
"Có chuyện gì vậy?"
Brenda hít một hơi dài và bước tới cửa sổ, và tôi nghĩ tốt nhất là mình đừng hỏi gì cả – để chúng tôi quen dần với sự có mặt của nhau trong im lặng. Tôi treo áo khoác của nàng và của tôi trong cái tủ trống rỗng, và cứ để valy – của nàng và của tôi – ở cạnh giường.
Brenda đang qùi ngả ra trên ghế, nhìn ra cửa sổ cứ như nàng muốn mình đang ở ngoài đó. Tôi đến sau lưng nàng, vòng tay ôm nàng và đặt tay lên bộ ngực, và khi cảm thấy luồng gió lạnh lùa dưới khe cửa sổ, tôi nhận ra đã bao lâu rồi từ cái đêm ấm áp đầu tiên khi tôi vòng tay ôm nàng và cảm thấy đôi cánh nhỏ xíu vỗ vỗ trên lưng nàng. Và rồi tôi nhận ra tại sao mình đến Boston – cũng khá lâu rồi. Đã đến lúc thôi không đùa về chuyện hôn nhân nữa.
"Có chuyện gì hả?" tôi hỏi.
"Ừ."
Đó không phải câu trả lời tôi chờ đợi; thực ra tôi chẳng chờ đợi câu trả lời nào, tôi chỉ muốn làm nàng bớt bồn chồn bằng vẻ quan tâm của mình thôi.
Nhưng tôi vẫn hỏi, "Chuyện gì vậy? Sao không nghe em nói lúc điện thoại?"
"Mới xảy ra hôm nay."
"Chuyện ở trường?"
"Ở nhà. Ba mẹ em biết hết chuyện tụi mình rồi."
Tôi xoay khuôn mặt nàng về phía tôi. "Thế cũng tốt. Anh cũng nói với bà dì là anh đến đây. Có gì khác vậy?"
"Về mùa hè. Về chuyện tụi mình ngủ với nhau."
"Hả?"
"Phải."
"... Ron hả?"
"Không."
"Đêm đó, ý em là, có phải Julie..."
"Không," nàng nói, "Không tại ai hết."
"Anh không hiểu."
Brenda đứng dậy và đi tới giường và ngồi xuống mép. Tôi ngồi trên ghế.
"Mẹ em tìm thấy cái đó."
"Cái màng tránh thai?"
Nàng gật đầu.
"Hồi nào?" tôi hỏi.
"Bữa kia, em đoán vậy." Nàng bước tới bàn và mở ví ra. "Đây, anh có thể đọc theo thứ tự mà em nhận được." Nàng thẩy một phong bì cho tôi; nó nhàu nát và lấm lem ở góc, làm như đã bị nàng nhét túi rồi móc ra nhiều lần. "Em nhận được nó sáng nay," nàng nói. "Giao bảo đảm."
Tôi rút lá thư ra và đọc:
BỒN RỬA VÀ BỒN TẮM PATIMKIN
"Đủ cỡ – Đủ kiểu"
Brenda thân yêu,
Đừng để ý Lá thư của mẹ làm gì khi con nhận được nó. Ba yêu con cưng khi con muốn áo khoác ba sẽ mua cho Con áo khoác. Lúc nào con cũng có được những thứ con muốn. Ba mẹ luôn tin ở con nên con đừng bối rối về những điều mẹ nói trong Thư. Dĩ nhiên mẹ con có hơi hoảng loạn vì cú sốc này và mẹ lâu nay đã Làm việc chăm chỉ đến thế cho Hadassah. Mẹ con là Đàn bà và thật khó để bà hiểu được những cú Sốc trong cuộc sống. Dĩ nhiên ba không thể nói là Ba mẹ không hề ngạc nhiên vì ngay từ đầu ba đã tử tế với cậu ta và Nghĩ rằng cậu ta sẽ trân trọng kỳ nghỉ tốt đẹp mà chúng ta đem lại cho cậu ấy. Một số Người chẳng bao giờ cư xử như mình mong muốn và cầu xin nhưng ba sẵn sàng tha thứ và cho rằng Cái gì qua hãy Cho nó qua, Cho đến nay con vẫn là đứa con ngoan và được Học hành tử tế và Ron lúc nào cũng là đứa con ngoan mà ba mẹ muốn, quan trọng nhất nó là đứa Tử tế. Hãy tin ba vào lúc già đời này ba sẽ không ghét bỏ máu mủ của mình. Về lỗi lầm của con thì phải có Hai người mới làm nên tội lỗi này và bây giờ thì con đã ở trường và xa cậu ta và việc gì con làm con có lẽ sẽ làm tốt ba luôn có niềm tin ở con. Mình phải có niềm tin ở con cái mình cũng như niềm tin vào Công việc hoặc bất kỳ chuyện nghiêm túc nào và không có gì tệ hại đến nỗi ba mẹ không thể tha thứ nhất là khi dính đến ruột thịt của Ba mẹ. Chúng ta có một gia đình gắn bó và tại sao không??? Hãy hưởng một kỳ Nghỉ đẹp và ở Đền thờ ba sẽ cầu nguyện cho con như ba vẫn làm mỗi năm. Thứ Hai ba muốn con đi Boston và mua môâït cái áo khoác hay bất cứ thứ gì con cần bởi vì ba biết ở chỗ con trời sẽ Lạnh đến cỡ nào... Cho ba gửi lời thăm Linda và nhớ dẫn nó về chơi với con vào dịp lễ Tạ ơn giống hồi năm ngoái. Hai đứa con đã có những ngày thoải mái đến thế. Ba chưa bao giờ nói gì tệ về bất kỳ người bạn nào của con hay của Ron và chuyện này xảy ra cũng chỉ là cái ngoại lệ chứng minh cho qui tắc thông thường. Hãy Hưởng một Kỳ lễ Thoải mái.
BA CỦA CON
Và nó đã được ký tên là BEN PATIMKIN, rồi bị gạch bỏ và ở dưới lại viết "Ba của con" một lần nữa, như một tiếng vọng, những chữ đó, "Ba của con."
"Linda là ai vậy?" tôi hỏi.
"Bạn cùng phòng của em, năm ngoái." Nàng thẩy ra một lá thư nữa cho tôi. "Thư này, em nhận hồi chiều. Gửi đường hàng không."
Đó là thư của mẹ Brenda. Tôi bắt đầu đọc và rồi để xuống một lúc. "Em nhận thư này sau hả?"
"Ừ," nàng nói. "Khi nhận thư ba em chẳng hiểu đã xảy ra chuyện gì. Đọc thư của mẹ đi."
Tôi đọc lại.
Brenda thân yêu:
Mẹ chẳng biết phải bắt đầu làm sao. Mẹ đã khóc cả buổi sáng và đã phải bỏ buổi họp ủy ban của mẹ chiều nay vì mắt mẹ đỏ hết rồi. Mẹ chẳng bao giờ nghĩ chuyện này sẽ xảy ra với một đứa con gái của mình. Mẹ tự hỏi con có hiểu ý mẹ không, nếu ít nhất nó cũng làm con áy náy lương tâm, nên mẹ sẽ không làm khổ cả hai mẹ con bằng việc kể lể đầu đuôi. Mẹ chỉ có thể nói rằng sáng nay khi mẹ dọn dẹp các ngăn kéo và cất dọn quần áo mùa hè của con thì mẹ bắt gặp một món ở ngăn tủ dưới cùng của con, bên dưới mấy cái áo cổ lọ mà chắc con nhớ đã để ở đó. Mẹ bật khóc ngay khi trông thấy nó và tới lúc này mẹ cũng không hết khóc được. Ba con mới gọi điện về và bây giờ đang chạy xe về đây vì qua điện thoại ba nghe mẹ có vẻ choáng váng quá.
Mẹ không biết ba mẹ đã làm gì mà con đối xử như thế với ba mẹ. Ba mẹ đã cho con một mái ấm với tất cả tình yêu và trân trọng mà một đứa con cần. Mẹ lúc nào cũng tự hào rằng khi còn là một bé gái con đã biết thu xếp cho mình rất tốt. Khi mới mười bốn tuổi con đã chăm sóc Julie giỏi đến độ nhìn thấy cũng sung sướng. Nhưng con đã xa dần gia đình, tuy rằng ba mẹ đã gửi con đến những ngôi trường tốt nhất và cho con những thứ tốt nhất mà tiền bạc có thể mua được. Tại sao con lại đối xử vậy với ba mẹ vẫn là câu hỏi mẹ sẽ mang tới ngày xuống mộ.
Mẹ chẳng nói gì về anh bạn của con cả. Cậu ta thuộc trách nhiệm của bố mẹ cậu ta và mẹ không thể tưởng tượng cậu ta đã có đời sống thế nào trong gia đình để đến nỗi cậu ta cư xử như vậy. Rõ ràng đó là cách trả ơn rất hay cho lòng hiếu khách mà ba mẹ đã dành cho cậu ấy, một kẻ lạ hoàn toàn. Chuyện hai đứa bay làm như thế trong nhà của chính ba mẹ thì trong đời mẹ chẳng thể nào hiểu được. Thời đại chắc chắn đã thay đổi nhiều từ khi mẹ còn là con gái đến nỗi chuyện kiểu này có thể xảy ra. Mẹ cứ tự hỏi mình ít nhất liệu con có nghĩ tới ba mẹ trong khi con làm như thế không. Nếu không gây ra cho mẹ thì làm sao mà con lại gây chuyện đó cho ba? Cầu Chúa đừng để Julie biết được chuyện này.
Chỉ có Chúa mới biết con đã làm những chuyện gì trong bấy nhiêu năm ba mẹ tin tưởng ở con.
Con đã làm tan nát trái tim ba mẹ và con phải biết điều đó. Đây là một kiểu cám ơn đối với những gì ba mẹ đã đem lại cho con đấy.
MẸ
Bà ấy chỉ ký là "Mẹ" một lần, và viết bằng một nét rất nhỏ, như một lời thì thầm vậy.
"Brenda," tôi gọi.
"Cái gì?"
"Em khóc hả?"
"Không. Em khóc rồi."
"Vậy đừng khóc nữa."
"Em cố không khóc."
"Được rồi... Brenda, anh hỏi em một câu được không?"
"Hỏi gì?"
"Sao em bỏ nó ở nhà?"
"Vì em đâu tính sử dụng nó ở đây, vậy đó."
"Giả sử anh lên đây. Ý anh là lẽ ra anh lên đây, thì sao?"
"Em định em sẽ về dưới đó trước."
"Vậy là để lúc đó em khỏi phải mang nó theo? Như bàn chải đánh răng vậy hả?"
"Anh đang cố nói đùa đó hả?"
"Không. Anh chỉ hỏi sao em lại bỏ nó ở nhà thôi."
"Em đã nói rồi," Brenda nói. "Em nghĩ em sẽ về nhà."
"Nhưng, Brenda, chuyện đó vô lý. Giả sử như em về nhà, rồi em trở lên. Em cũng không mang nó theo được sao?"
"Em không biết."
"Đừng có bực bội," tôi nói.
"Anh mới là người bực bội thì có."
"Anh chới với, anh không bực bội."
"Em cũng chới với vậy."
Tôi không đáp mà đi lại cửa sổ nhìn ra ngoài. Trăng sao đã mọc, sáng bạc và khô cứng, và từ cửa sổ tôi có thể nhìn thấy tận khu đại học Harvard sáng đèn và có vẻ như nhấp nháy sau hàng cây lá đong đưa.
"Brenda..."
"Gì?"
"Biết mẹ em thường nghĩ gì về em, thì chuyện bỏ nó ở nhà không phải là ngu ngốc sao? Đầy rủi ro?"
"Chuyện mẹ nghĩ gì về em thì có liên quan gì?"
"Em không thể tin cậy mẹ em."
"Tại sao không?"
"Em không thấy sao? Em không thể."
"Neil, mẹ em chỉ dọn dẹp mấy ngăn kéo."
"Em không biết trước là mẹ em sẽ làm chuyện đó sao?"
"Trước đây mẹ chưa từng làm việc đó. Hoặc có thể mẹ đã làm. Neil, em đâu thể dự trù mọi chuyện. Mình ngủ với nhau hết đêm này sang đêm khác mà đâu có ai nghe được hay nhận ra..."
"Brenda, tại cái quái qủi gì mà em luôn làm rối tung mọi chuyện lên vậy?"
"Em không có làm rối!"
"Được rồi," tôi dịu giọng. "Được rồi mà."
"Anh mới là người làm rối mọi chuyện," Brenda nói. "Anh cứ làm như em muốn mẹ tìm thấy cái đó vậy."
Tôi không đáp.
"Anh tin điều đó không?" nàng nói, sau khi cả hai đứa chẳng nói gì suốt một lúc.
"Anh không biết."
"Ôi, Neil, anh điên rồi."
"Còn cái gì điên hơn chuyện để cái món mắc dịch đó ở nhà?"
"Đó là sơ sót."
"Bây giờ thì là sơ sót, còn trước đó nó là cố ý."
"Đó là sơ sót không tính trước chuyện dọn dẹp ngăn kéo. Không phải sơ sót bỏ quên nó ở nhà." Nàng nói.
"Brenda, em yêu, mang nó trong người không phải là cách an toàn nhất, khôn ngoan nhất và đơn giản nhất sao? Phải chưa?"
"Dù sao nó cũng chẳng thay đổi gì được?"
"Brenda, đây là cuộc tranh luận nản chí nhất trong đời anh!"
"Anh cứ làm như em muốn mẹ em tìm ra nó vậy. Bộ anh nghĩ em cần đến nó sao? Phải không? Thậm chí em chẳng còn mặt mũi nào mà về nhà nữa kìa."
"Vậy sao?"
"Ừ!"
"Không đâu," tôi nói. "Em vẫn có thể về... ba em sẽ chờ ở nhà với hai cái áo khoác và nửa tá váy áo."
"Còn mẹ em thì sao?"
"Với bà ấy thì cũng vậy thôi."
"Đừng vô lý thế. Làm sao em dám gặp mặt họ?"
"Sao em không dám? Em có làm gì sai đâu?"
"Neil, nhìn vào thực tế mọi chuyện coi, được không?"
"Em có làm gì sai không?"
"Neil, ba mẹ em nghĩ chuyện đó là sai. Đó là ba mẹ em."
"Nhưng em có nghĩ nó sai..."
"Chuyện đó không thành vấn đề."
"Nó là vấn đề với anh đó, Brenda..."
"Neil, sao anh cứ lẫn lộn mọi chuyện? Anh cứ kết tội em đủ thứ."
"Mẹ kiếp, Brenda, em có lỗi trong một số chuyện."
"Chuyện gì?"
"Chuyện bỏ cái màng tránh thai mắc dịch đó ở nhà. Vậy mà còn gọi đó là sơ suất nữa!"
"Ôi, Neil, đừng có dở thứ lý sự phân tâm học đó ra nữa!"
"Thế thì tại sao em làm thế? Em muốn mẹ em tìm thấy nó!"
"Tại sao?"
"Anh không biết, Brenda, tại sao?"
"Ôi trời!" Nàng nói, rồi nhặt một cái gối lên và ném lại vào giường.
"Bây giờ tới chuyện gì, Brenda?" tôi hỏi.
"Vậy nghĩa là sao?"
"Vậy đó thôi. Bây giờ tới chuyện gì?"
Nàng lăn xuống giường và giấu mặt đi.
"Đừng có khóc mà," tôi nói.
"Em không khóc."
Tôi vẫn còn cầm hai lá thư và rút thư của ông Patimkin ra khỏi phong bì.
"Sao ba em cứ viết hoa lung tung vậy?"
Nàng không đáp.
"'Về lỗi lầm của con,'" tôi đọc lớn cho Brenda nghe, "'thì phải có Hai người mới làm nên tội lỗi này và bây giờ thì con đã ở trường và xa cậu ta và việc gì con làm con có lẽ sẽ làm tốt ba luôn có niềm tin ở con. Ba của con. Ba của con.'"
Nàng quay lại nhìn tôi; nhưng vẫn im lặng.
"'Ba chưa bao giờ nói gì tệ về bất kỳ người bạn nào của con hay của Ron và chuyện này xảy ra cũng chỉ là cái ngoại lệ chứng minh cho qui tắc thông thường. Hãy Hưởng một Kỳ lễ Thoải mái.'" Tôi ngưng lại; trên gương mặt Brenda rõ ràng không có nguy cơ nước mắt nào; đột nhiên trông nàng rắn chắc và cương quyết. "Rồi, em định sẽ làm gì?" tôi hỏi.
"Chẳng làm gì cả."
"Em định dẫn ai về dịp lễ Tạ ơn... Linda?" tôi hỏi. "Hay anh?"
"Em còn dẫn được ai về nữa, Neil?"
"Anh không biết, em dẫn được ai?"
"Em dẫn anh về được không?"
"Anh không biết," tôi nói, "em dám không?"
"Đừng có lập lại câu hỏi nữa!"
"Chắc cú là anh không thể trả lời em."
"Neil, thực tế chút đi. Sau vụ này em còn dẫn anh về được sao? Anh không thấy bọn mình không còn làm gì được nữa sao?"
"Anh không thể nếu em không thể, anh làm được nếu em làm được."
"Anh lại dở giọng Thiền ra đó hả, Chúa ơi!"
"Brenda, lựa chọn không ở phía anh. Em có thể dẫn Linda hoặc anh. Em có thể về hoặc không về. Đó là một lựa chọn khác. Mà em thậm chí không cần phải ưu tư về chuyện chọn giữa anh với Linda nữa kìa."
"Neil, anh không hiểu. Họ vẫn là ba mẹ em. Họ đã cho em học ở những trường tốt nhất, đúng không? Họ đã cho em mọi thứ cần thiết, phải chưa?"
"Phải."
"Vậy làm sao em không về nhà được? Em phải về nhà."
"Tại sao?"
"Anh không hiểu rồi. Bố mẹ anh chẳng còn lo gì về anh nữa. Anh may mắn."
"Ồ, phải. Anh sống với bà dì khùng, thật là tiện lợi."
"Gia đình thì khác. Anh không hiểu."
"Mẹ kiếp. Anh còn hiểu hơn em tưởng. Anh hiểu tại cái quái gì mà em cứ bỏ bừa cái món đó. Phải không? Em không cộng hai với hai được sao?"
"Neil, anh đang nói cái khỉ gì vậy? Anh mới là người không hiểu. Anh là người ngay từ đầu đã kết tội em đủ thứ, nhớ không? Không phải vậy sao? Sao em không đi chữa mắt? Sao em không đi sửa cái này, chữa cái kia? Cứ như em không đi chữa là lỗi của em vậy. Anh cứ cư xử làm như bất cứ lúc nào em cũng sắp bỏ anh. Bây giờ anh lại làm thế nữa, bảo rằng em cố tình bỏ cái đó lại cho mẹ thấy."
"Anh yêu em, Brenda, nên anh lo nghĩ."
"Em yêu anh. Bởi thế nên ngay từ đầu em đã chịu dùng cái đó."
Và rồi chúng tôi nghe ra sự căng thẳng trong câu chuyện và cả hai chìm vào ý nghĩ riêng và im lặng.
Vài phút sau tôi nhặt túi của mình lên và mặc áo khoác vào. Tôi cũng nghĩ Brenda đang khóc khi tôi bước ra khỏi cửa.
* * *
Thay vì đón ngay một cái taxi, tôi lại đi bộ dọc theo phố và hướng về phía khu đại học Harvard mà tôi chưa từng được thấy trước đó. Tôi bước vào một trong những cánh cổng rồi đi theo một con đường, dưới tàng cây mùa thu mệt mỏi và bầu trời đêm. Tôi muốn được một mình, trong bóng tối; chẳng phải vì tôi muốn suy nghĩ về bất cứ điều gì, mà có lẽ vì, chỉ trong nhất thời, tôi chẳng muốn suy nghĩ gì cả. Tôi đi xuyên qua khu đại học và lên một quả đồi nhỏ và rồi đứng trước Thư viện Lamont, nơi đây, Brenda có lần nói với tôi, có lắp những bồn tắm Patimkin trong mấy phòng vệ sinh của nó. Từ ánh sáng đèn dọc con đường phía sau, tôi có thể thấy bóng mình phản chiếu trên mặt tiền lắp kính của tòa nhà. Bên trong tối om và chẳng thấy bóng dáng sinh viên nào, chẳng có nhân viên thủ thư nào. Đột nhiên, tôi muốn đặt va ly xuống, nhặt một cục đá và ném cho vỡ toang lớp kính, nhưng dĩ nhiên tôi không làm thế. Tôi chỉ nhìn bóng mình trong mặt kính loang loang ánh đèn. Tôi chỉ là thứ chất liệu đó, tôi nghĩ, những chân tay đó, khuôn mặt đó mà tôi nhìn thấy trước mắt. Tôi nhìn, nhưng vẻ ngoài của tôi cho biết rất ít về phần bên trong của tôi. Tôi ước chi mình có thể đi vòng ra mặt sau lớp kính, nhanh hơn ánh sáng hay âm thanh hay Herb Clark trong Ngày Cựu sinh viên, để tới được phía sau hình ảnh đó và bắt gặp cái vật thể đang nhìn bằng đôi mắt kia. Cái gì ở trong tôi đã biến việc theo đuổi và nắm giữ thành tình yêu, rồi lại lộn ngược nó ra? Cái gì đã biến thắng thành thua, và thua – ai biết được – thành thắng? Tôi biết chắc mình đã yêu Brenda, tuy rằng đứng ở đây, tôi biết mình không thể yêu nàng nữa. Và tôi biết rằng phải một thời gian dài tôi mới yêu được bất cứ ai theo cái kiểu tôi đã yêu nàng. Với bất kỳ ai khác, liệu tôi có được một nỗi đam mê như thế không? Cái gì đã tạo ra tình yêu tôi dành cho nàng thì nó có tạo ra nỗi khát khao như thế không? Nếu như nàng hơi ít chất Brenda đi một chút... nhưng rồi lúc đó tôi có yêu nàng không? Tôi nhìn kỹ vào hình bóng mình, vào cõi tối tăm của mặt thủy tinh, rồi tia nhìn của tôi thấu qua đó, qua sàn nhà mát lạnh, đến một bức tường nham nhở những sách, được chất lên kệ một cách thiếu ngay ngắn.
Tôi nhìn tiếp một lúc không lâu lắm, rồi đón chuyến xe lửa đưa tôi về đến Newark ngay khi mặt trời đang lên cho ngày đầu tiên của dịp tết Do Thái. Tôi trở về còn dư khối thì giờ trước khi đi làm lại.
Khi trở lại thư viện làm việc tôi bị ông Scapello hạch hỏi về cuốn Gauguin. Cái ông quai hàm bự đã gửi một lá thư thối tha nói về chuyện bất lịch sự của tôi, và tôi chỉ có thể gỡ rối cho mình bằng cách bịa ra một câu chuyện lộn xộn bằng một giọng cau có. Sự thực, tôi còn xoay xở lật ngược được thế cờ khiến ông Scapello phải xin lỗi khi dẫn tôi đến chỗ làm việc mới, giữa đám bách khoa tự điển, sách tiểu sử, các bảng tra và chỉ dẫn. Trò cáu gắt ấy làm tôi ngạc nhiên, và tôi tự hỏi phải chăng tôi đã học được ít nhiều trò này từ buổi sáng tôi thấy ông Patimkin rủa xả Grossman qua điện thoại. Có lẽ tôi đã nhiễm máu doanh nhân nhiều hơn tôi nghĩ. Nghe chừng tôi có thể dễ dàng học được cách trở thành người trong nhà Patimkin...
Ngày trôi qua chậm chạp; tôi không bao giờ gặp lại cậu bé da màu ấy nữa, và một trưa nọ khi tôi nhìn qua các kệ sách, cuốn Gauguin đã biến mất, rõ ràng sau cùng ông quai hàm bự đã mượn được nó. Tôi tự hỏi cái ngày cậu bé da màu khám phá ra cuốn sách đã biến mất thì như thế nào. Cậu ta có khóc không? Vì lý do nào đó tôi tưởng tượng rằng cậu sẽ oán trách tôi vì chuyện này, nhưng rồi tôi nhận ra mình đang lẫn lộn giấc mộng của mình với thực tại. Rất có thể cậu ta đã khám phá ra những người khác, Van Gogh, Vermeer... Nhưng không, họ không phải loại họa sĩ cậu thích. Có thể cậu đã chán chuyện vào thư viện và đã trở lại chơi bóng chày trên đường phố. Tôi nghĩ cậu sẽ thấy vui sướng hơn. Cứ mang những giấc mơ về Tahiti trong đầu thì thật vô nghĩa, nếu mình không đủ tiền để tới đó.
Xem nào, tôi còn làm gì khác nữa? Tôi ăn, tôi ngủ, đi xem phim, chuyển những cuốn sách long gáy tới chỗ đóng bìa – tôi làm mọi chuyện từng làm trước đây, nhưng bây giờ mỗi hoạt động bị vây kín bằng một hàng rào, tồn tại một mình, và cuộc đời tôi là chuyện nhảy cóc từ hàng rào này sang hàng rào kế. Không có dòng trôi chảy nào cả, vì đã có Brenda.
Và rồi Brenda viết thư nói rằng nàng có thể về nhân dịp tết Do Thái vốn chỉ độ một tuần nữa là tới. Tôi vui mừng đến nỗi muốn gọi điện cho ông bà Patimkin, chỉ để cho họ hay về nỗi vui mừng của tôi. Tuy nhiên khi đến bên điện thoại và đã quay được hai số đầu, tôi biết rằng bên đầu dây kia sẽ ngớ ra; nếu có gì để nói thì chỉ có chuyện bà Patimkin sẽ hỏi, "Thế cậu muốn gì?" Còn ông Patimkin chắc đã quên luôn tên tôi rồi.
Đêm đó, sau bữa tối, tôi hôn dì Gladys và bảo bà không cần phải cực nhọc đến thế.
"Còn chưa đầy một tuần là tới Rosh Hashana, mà nó bảo tôi đi nghỉ. Tao phải chăm sóc mười người. Mày nghĩ gì vậy, con gà tự tắm rửa được hả? Tạ ơn Chúa, một năm mới có một cái tết, tao chắc già trước tuổi quá."
Nhưng rồi dì Gladys chỉ phải coi sóc chín người, vì chỉ hai ngày sau khi tôi nhận lá thư Brenda đã gọi điện.
"Ôi Chúa ơi!" dì Gladys kêu lên. "Điện thoại đường dài!"
"A lô?" tôi hỏi.
"A lô, cưng hả?"
"Phải," tôi đáp.
"Cái gì vậy?" dì Gladys kéo áo tôi. "Cái gì vậy?"
"Điện của con mà."
"Ai vậy?" dì Gladys hỏi, trỏ vào ống nghe.
"Brenda," tôi đáp.
"Sao?" Brenda hỏi.
"Brenda?" dì Gladys hỏi. "Sao nó lại gọi đường dài, tao thiếu điều đau tim luôn."
"Vì cô ấy ở Boston," tôi đáp. "Dì Gladys, làm ơn đi mà..."
Và dì Gladys bỏ đi, lầm bầm, "Tụi nhỏ bây giờ..."
"A lô," tôi nói vào điện thoại.
"Neil, anh khoẻ không?"
"Anh yêu em."
"Neil, không ổn rồi. Tuần này em không về được."
"Nhưng, em, tết Do Thái mà."
"Anh yêu," nàng bật cười.
"Em không nói rõ được sao, phải có cớ gì chứ?"
"Thứ bảy em có bài kiểm tra, và một bài luận văn, và anh biết đó nếu về nhà thì em làm bài không xong..."
"Làm được mà."
"Neil, em làm không được. Mẹ sẽ bắt em đi đền thờ, và em sẽ không có giờ gặp anh."
"Ôi trời, Brenda."
"Cưng?"
"Sao?"
"Anh không lên đây được sao?" nàng hỏi.
"Anh phải đi làm."
"Tết Do Thái mà," nàng nói.
"Em yêu, anh không đi được. Năm ngoái anh cũng không nghỉ được, anh không thể..."
"Anh cứ nói là đã cải đạo."
"Với lại, bà dì anh tổ chức tiệc cho cả gia đình, và em biết với bố mẹ anh thì..."
"Lên với em đi, Neil."
"Anh không xin nghỉ hai ngày được, Bren. Anh vừa được thăng chức và tăng lương..."
"Dẹp quách vụ tăng lương đi."
"Em yêu, đây là việc làm của anh."
"Suốt đời hả?" nàng hỏi.
"Không."
"Vậy thì đến đây đi. Em đặt một phòng khách sạn."
"Cho anh?"
"Cho tụi mình."
"Em đặt được sao?"
"Được và không. Người ta làm vậy hoài."
"Brenda, em đang dụ anh đó."
"Cứ bị dụ đi."
"Anh có thể đón chuyến tàu thứ Tư ngay khi tan sở."
"Anh có thể ở đến tối Chủ nhật."
"Bren, không được đâu. Thứ Bảy anh phải trở lại làm việc."
"Trong tuần anh không có ngày nghỉ nào sao?" nàng hỏi.
"Thứ ba." Tôi nói rầu rĩ.
"Chúa ơi."
"Với Chủ nhật nữa." Tôi thêm.
Brenda nói gì đó nhưng tôi không nghe được vì dì Gladys kêu, "Mày nói chuyện đường dài cả ngày sao?"
"Im lặng giùm!" tôi quát lại.
"Neil, anh đến nghe?"
"Mẹ kiếp, đến." Tôi nói.
"Anh bực hả?"
"Không phải thế đâu. Anh sẽ đến."
"Ở tới Chủ nhật."
"Để tính sau."
"Đừng ưu tư, Neil. Nghe giọng anh ưu tư quá. Ngày tết Do Thái mà. Ý em là anh phải được nghỉ."
"Được rồi," tôi nói. "Anh là dân Do Thái chính thống, lạy Chúa tôi, anh phải lợi dụng điều đó."
"Đúng thế," nàng nói.
"Có chuyến tàu nào khoảng sáu giờ không?"
"Chắc mỗi giờ đều có chuyến."
"Vậy anh sẽ đi chuyến sáu giờ."
"Em sẽ đón ở ga," nàng nói. "Làm sao em nhận ra anh?"
"Anh sẽ cải trang thành một tay Do Thái chính thống."
"Em cũng vậy," nàng nói.
"Ngủ ngon, cưng," tôi nói.
* * *
Dì Gladys kêu trời khi tôi nói sẽ đi chơi xa trong dịp Rosh Hashana.
"Trong khi tao đang chuẩn bị một bữa tiệc lớn," dì ấy nói.
"Thì dì cứ chuẩn bị."
"Thế tao nói sao với mẹ mày?"
"Con sẽ nói với mẹ con, dì Gladys ạ. Làm ơn đi mà. Dì đâu có quyền bực bội..."
"Tới lúc mày có gia đình mày sẽ hiểu chuyện đó ra làm sao."
"Bây giờ con có gia đình rồi."
"Có chuyện gì," dì ấy nói và hỉ mũi một cái, "mà con bé ấy không về thăm nhà được trong ngày tết?"
"Cô ấy đang học, nên không thể..."
"Nếu nó yêu gia đình nó sẽ thu xếp được. Mình đâu có sống tới sáu trăm năm."
"Cô ấy yêu gia đình mà."
"Thế thì mỗi năm một lần mày phải thấy thương và về thăm."
"Dì Gladys, dì không hiểu."
"Chắc chắn rồi," dì ấy nói, "khi hăm ba tuổi tao sẽ hiểu mọi chuyện."
Tôi bước tới hôn dì và dì ấy bảo, "Mày xéo đi, cứ phóng tới Boston ấy..."
Sáng hôm sau tôi khám phá ra rằng ông Scapello cũng không muốn tôi nghỉ lễ Rosh Hashana, nhưng tôi nghĩ mình đã làm ông ta chới với bằng cách hàm ý rằng việc ông ta lạnh lùng khi tôi muốn nghỉ hai ngày này có thể là dấu hiệu của tư tưởng bài Do Thái được che giấu kỹ, nên nhìn chung ông ta cũng dễ thu xếp hơn. Đến giờ ăn trưa tôi đi bộ tới nhà ga Penn và rút lấy một tờ lịch giờ tàu chạy tới Boston. Đó là cái để tôi đọc trước khi ngủ trong ba đêm kế tiếp.
* * *
Nàng trông không hề giống Brenda, ít nhất là trong phút đầu tiên. Và có lẽ với nàng tôi cũng trông không giống tôi. Nhưng chúng tôi hôn và ôm lấy nhau, và cảm giác của những lớp áo khoác dầy cộm giữa hai chúng tôi nghe thật lạ.
"Em đang để tóc dài," nàng nói trong taxi, và thực sự suốt đoạn đường nàng chỉ nói có thế. Mãi đến khi đỡ nàng ra khỏi xe tôi mới để ý thấy một sợi băng màu vàng mỏng trên bàn tay trái của nàng.
Nàng lui ra sau, loanh quanh trong đại sảnh trong khi tôi ký sổ thuê phòng với tên "ông và bà Klugman," và khi vào trong phòng chúng tôi lại hôn nhau.
"Tim em đập quá trời," tôi nói với nàng.
"Em biết," nàng nói.
"Em bối rối sao?"
"Không?"
"Em làm chuyện này bao giờ chưa?" tôi hỏi.
"Em đọc trong Mary McCarthy."
Nàng cởi áo khoác ra và thay vì treo trong tủ, nàng vất nó trên ghế. Tôi ngồi xuống giường, nàng thì không.
"Có chuyện gì vậy?"
Brenda hít một hơi dài và bước tới cửa sổ, và tôi nghĩ tốt nhất là mình đừng hỏi gì cả – để chúng tôi quen dần với sự có mặt của nhau trong im lặng. Tôi treo áo khoác của nàng và của tôi trong cái tủ trống rỗng, và cứ để valy – của nàng và của tôi – ở cạnh giường.
Brenda đang qùi ngả ra trên ghế, nhìn ra cửa sổ cứ như nàng muốn mình đang ở ngoài đó. Tôi đến sau lưng nàng, vòng tay ôm nàng và đặt tay lên bộ ngực, và khi cảm thấy luồng gió lạnh lùa dưới khe cửa sổ, tôi nhận ra đã bao lâu rồi từ cái đêm ấm áp đầu tiên khi tôi vòng tay ôm nàng và cảm thấy đôi cánh nhỏ xíu vỗ vỗ trên lưng nàng. Và rồi tôi nhận ra tại sao mình đến Boston – cũng khá lâu rồi. Đã đến lúc thôi không đùa về chuyện hôn nhân nữa.
"Có chuyện gì hả?" tôi hỏi.
"Ừ."
Đó không phải câu trả lời tôi chờ đợi; thực ra tôi chẳng chờ đợi câu trả lời nào, tôi chỉ muốn làm nàng bớt bồn chồn bằng vẻ quan tâm của mình thôi.
Nhưng tôi vẫn hỏi, "Chuyện gì vậy? Sao không nghe em nói lúc điện thoại?"
"Mới xảy ra hôm nay."
"Chuyện ở trường?"
"Ở nhà. Ba mẹ em biết hết chuyện tụi mình rồi."
Tôi xoay khuôn mặt nàng về phía tôi. "Thế cũng tốt. Anh cũng nói với bà dì là anh đến đây. Có gì khác vậy?"
"Về mùa hè. Về chuyện tụi mình ngủ với nhau."
"Hả?"
"Phải."
"... Ron hả?"
"Không."
"Đêm đó, ý em là, có phải Julie..."
"Không," nàng nói, "Không tại ai hết."
"Anh không hiểu."
Brenda đứng dậy và đi tới giường và ngồi xuống mép. Tôi ngồi trên ghế.
"Mẹ em tìm thấy cái đó."
"Cái màng tránh thai?"
Nàng gật đầu.
"Hồi nào?" tôi hỏi.
"Bữa kia, em đoán vậy." Nàng bước tới bàn và mở ví ra. "Đây, anh có thể đọc theo thứ tự mà em nhận được." Nàng thẩy một phong bì cho tôi; nó nhàu nát và lấm lem ở góc, làm như đã bị nàng nhét túi rồi móc ra nhiều lần. "Em nhận được nó sáng nay," nàng nói. "Giao bảo đảm."
Tôi rút lá thư ra và đọc:
BỒN RỬA VÀ BỒN TẮM PATIMKIN
"Đủ cỡ – Đủ kiểu"
Brenda thân yêu,
Đừng để ý Lá thư của mẹ làm gì khi con nhận được nó. Ba yêu con cưng khi con muốn áo khoác ba sẽ mua cho Con áo khoác. Lúc nào con cũng có được những thứ con muốn. Ba mẹ luôn tin ở con nên con đừng bối rối về những điều mẹ nói trong Thư. Dĩ nhiên mẹ con có hơi hoảng loạn vì cú sốc này và mẹ lâu nay đã Làm việc chăm chỉ đến thế cho Hadassah. Mẹ con là Đàn bà và thật khó để bà hiểu được những cú Sốc trong cuộc sống. Dĩ nhiên ba không thể nói là Ba mẹ không hề ngạc nhiên vì ngay từ đầu ba đã tử tế với cậu ta và Nghĩ rằng cậu ta sẽ trân trọng kỳ nghỉ tốt đẹp mà chúng ta đem lại cho cậu ấy. Một số Người chẳng bao giờ cư xử như mình mong muốn và cầu xin nhưng ba sẵn sàng tha thứ và cho rằng Cái gì qua hãy Cho nó qua, Cho đến nay con vẫn là đứa con ngoan và được Học hành tử tế và Ron lúc nào cũng là đứa con ngoan mà ba mẹ muốn, quan trọng nhất nó là đứa Tử tế. Hãy tin ba vào lúc già đời này ba sẽ không ghét bỏ máu mủ của mình. Về lỗi lầm của con thì phải có Hai người mới làm nên tội lỗi này và bây giờ thì con đã ở trường và xa cậu ta và việc gì con làm con có lẽ sẽ làm tốt ba luôn có niềm tin ở con. Mình phải có niềm tin ở con cái mình cũng như niềm tin vào Công việc hoặc bất kỳ chuyện nghiêm túc nào và không có gì tệ hại đến nỗi ba mẹ không thể tha thứ nhất là khi dính đến ruột thịt của Ba mẹ. Chúng ta có một gia đình gắn bó và tại sao không??? Hãy hưởng một kỳ Nghỉ đẹp và ở Đền thờ ba sẽ cầu nguyện cho con như ba vẫn làm mỗi năm. Thứ Hai ba muốn con đi Boston và mua môâït cái áo khoác hay bất cứ thứ gì con cần bởi vì ba biết ở chỗ con trời sẽ Lạnh đến cỡ nào... Cho ba gửi lời thăm Linda và nhớ dẫn nó về chơi với con vào dịp lễ Tạ ơn giống hồi năm ngoái. Hai đứa con đã có những ngày thoải mái đến thế. Ba chưa bao giờ nói gì tệ về bất kỳ người bạn nào của con hay của Ron và chuyện này xảy ra cũng chỉ là cái ngoại lệ chứng minh cho qui tắc thông thường. Hãy Hưởng một Kỳ lễ Thoải mái.
BA CỦA CON
Và nó đã được ký tên là BEN PATIMKIN, rồi bị gạch bỏ và ở dưới lại viết "Ba của con" một lần nữa, như một tiếng vọng, những chữ đó, "Ba của con."
"Linda là ai vậy?" tôi hỏi.
"Bạn cùng phòng của em, năm ngoái." Nàng thẩy ra một lá thư nữa cho tôi. "Thư này, em nhận hồi chiều. Gửi đường hàng không."
Đó là thư của mẹ Brenda. Tôi bắt đầu đọc và rồi để xuống một lúc. "Em nhận thư này sau hả?"
"Ừ," nàng nói. "Khi nhận thư ba em chẳng hiểu đã xảy ra chuyện gì. Đọc thư của mẹ đi."
Tôi đọc lại.
Brenda thân yêu:
Mẹ chẳng biết phải bắt đầu làm sao. Mẹ đã khóc cả buổi sáng và đã phải bỏ buổi họp ủy ban của mẹ chiều nay vì mắt mẹ đỏ hết rồi. Mẹ chẳng bao giờ nghĩ chuyện này sẽ xảy ra với một đứa con gái của mình. Mẹ tự hỏi con có hiểu ý mẹ không, nếu ít nhất nó cũng làm con áy náy lương tâm, nên mẹ sẽ không làm khổ cả hai mẹ con bằng việc kể lể đầu đuôi. Mẹ chỉ có thể nói rằng sáng nay khi mẹ dọn dẹp các ngăn kéo và cất dọn quần áo mùa hè của con thì mẹ bắt gặp một món ở ngăn tủ dưới cùng của con, bên dưới mấy cái áo cổ lọ mà chắc con nhớ đã để ở đó. Mẹ bật khóc ngay khi trông thấy nó và tới lúc này mẹ cũng không hết khóc được. Ba con mới gọi điện về và bây giờ đang chạy xe về đây vì qua điện thoại ba nghe mẹ có vẻ choáng váng quá.
Mẹ không biết ba mẹ đã làm gì mà con đối xử như thế với ba mẹ. Ba mẹ đã cho con một mái ấm với tất cả tình yêu và trân trọng mà một đứa con cần. Mẹ lúc nào cũng tự hào rằng khi còn là một bé gái con đã biết thu xếp cho mình rất tốt. Khi mới mười bốn tuổi con đã chăm sóc Julie giỏi đến độ nhìn thấy cũng sung sướng. Nhưng con đã xa dần gia đình, tuy rằng ba mẹ đã gửi con đến những ngôi trường tốt nhất và cho con những thứ tốt nhất mà tiền bạc có thể mua được. Tại sao con lại đối xử vậy với ba mẹ vẫn là câu hỏi mẹ sẽ mang tới ngày xuống mộ.
Mẹ chẳng nói gì về anh bạn của con cả. Cậu ta thuộc trách nhiệm của bố mẹ cậu ta và mẹ không thể tưởng tượng cậu ta đã có đời sống thế nào trong gia đình để đến nỗi cậu ta cư xử như vậy. Rõ ràng đó là cách trả ơn rất hay cho lòng hiếu khách mà ba mẹ đã dành cho cậu ấy, một kẻ lạ hoàn toàn. Chuyện hai đứa bay làm như thế trong nhà của chính ba mẹ thì trong đời mẹ chẳng thể nào hiểu được. Thời đại chắc chắn đã thay đổi nhiều từ khi mẹ còn là con gái đến nỗi chuyện kiểu này có thể xảy ra. Mẹ cứ tự hỏi mình ít nhất liệu con có nghĩ tới ba mẹ trong khi con làm như thế không. Nếu không gây ra cho mẹ thì làm sao mà con lại gây chuyện đó cho ba? Cầu Chúa đừng để Julie biết được chuyện này.
Chỉ có Chúa mới biết con đã làm những chuyện gì trong bấy nhiêu năm ba mẹ tin tưởng ở con.
Con đã làm tan nát trái tim ba mẹ và con phải biết điều đó. Đây là một kiểu cám ơn đối với những gì ba mẹ đã đem lại cho con đấy.
MẸ
Bà ấy chỉ ký là "Mẹ" một lần, và viết bằng một nét rất nhỏ, như một lời thì thầm vậy.
"Brenda," tôi gọi.
"Cái gì?"
"Em khóc hả?"
"Không. Em khóc rồi."
"Vậy đừng khóc nữa."
"Em cố không khóc."
"Được rồi... Brenda, anh hỏi em một câu được không?"
"Hỏi gì?"
"Sao em bỏ nó ở nhà?"
"Vì em đâu tính sử dụng nó ở đây, vậy đó."
"Giả sử anh lên đây. Ý anh là lẽ ra anh lên đây, thì sao?"
"Em định em sẽ về dưới đó trước."
"Vậy là để lúc đó em khỏi phải mang nó theo? Như bàn chải đánh răng vậy hả?"
"Anh đang cố nói đùa đó hả?"
"Không. Anh chỉ hỏi sao em lại bỏ nó ở nhà thôi."
"Em đã nói rồi," Brenda nói. "Em nghĩ em sẽ về nhà."
"Nhưng, Brenda, chuyện đó vô lý. Giả sử như em về nhà, rồi em trở lên. Em cũng không mang nó theo được sao?"
"Em không biết."
"Đừng có bực bội," tôi nói.
"Anh mới là người bực bội thì có."
"Anh chới với, anh không bực bội."
"Em cũng chới với vậy."
Tôi không đáp mà đi lại cửa sổ nhìn ra ngoài. Trăng sao đã mọc, sáng bạc và khô cứng, và từ cửa sổ tôi có thể nhìn thấy tận khu đại học Harvard sáng đèn và có vẻ như nhấp nháy sau hàng cây lá đong đưa.
"Brenda..."
"Gì?"
"Biết mẹ em thường nghĩ gì về em, thì chuyện bỏ nó ở nhà không phải là ngu ngốc sao? Đầy rủi ro?"
"Chuyện mẹ nghĩ gì về em thì có liên quan gì?"
"Em không thể tin cậy mẹ em."
"Tại sao không?"
"Em không thấy sao? Em không thể."
"Neil, mẹ em chỉ dọn dẹp mấy ngăn kéo."
"Em không biết trước là mẹ em sẽ làm chuyện đó sao?"
"Trước đây mẹ chưa từng làm việc đó. Hoặc có thể mẹ đã làm. Neil, em đâu thể dự trù mọi chuyện. Mình ngủ với nhau hết đêm này sang đêm khác mà đâu có ai nghe được hay nhận ra..."
"Brenda, tại cái quái qủi gì mà em luôn làm rối tung mọi chuyện lên vậy?"
"Em không có làm rối!"
"Được rồi," tôi dịu giọng. "Được rồi mà."
"Anh mới là người làm rối mọi chuyện," Brenda nói. "Anh cứ làm như em muốn mẹ tìm thấy cái đó vậy."
Tôi không đáp.
"Anh tin điều đó không?" nàng nói, sau khi cả hai đứa chẳng nói gì suốt một lúc.
"Anh không biết."
"Ôi, Neil, anh điên rồi."
"Còn cái gì điên hơn chuyện để cái món mắc dịch đó ở nhà?"
"Đó là sơ sót."
"Bây giờ thì là sơ sót, còn trước đó nó là cố ý."
"Đó là sơ sót không tính trước chuyện dọn dẹp ngăn kéo. Không phải sơ sót bỏ quên nó ở nhà." Nàng nói.
"Brenda, em yêu, mang nó trong người không phải là cách an toàn nhất, khôn ngoan nhất và đơn giản nhất sao? Phải chưa?"
"Dù sao nó cũng chẳng thay đổi gì được?"
"Brenda, đây là cuộc tranh luận nản chí nhất trong đời anh!"
"Anh cứ làm như em muốn mẹ em tìm ra nó vậy. Bộ anh nghĩ em cần đến nó sao? Phải không? Thậm chí em chẳng còn mặt mũi nào mà về nhà nữa kìa."
"Vậy sao?"
"Ừ!"
"Không đâu," tôi nói. "Em vẫn có thể về... ba em sẽ chờ ở nhà với hai cái áo khoác và nửa tá váy áo."
"Còn mẹ em thì sao?"
"Với bà ấy thì cũng vậy thôi."
"Đừng vô lý thế. Làm sao em dám gặp mặt họ?"
"Sao em không dám? Em có làm gì sai đâu?"
"Neil, nhìn vào thực tế mọi chuyện coi, được không?"
"Em có làm gì sai không?"
"Neil, ba mẹ em nghĩ chuyện đó là sai. Đó là ba mẹ em."
"Nhưng em có nghĩ nó sai..."
"Chuyện đó không thành vấn đề."
"Nó là vấn đề với anh đó, Brenda..."
"Neil, sao anh cứ lẫn lộn mọi chuyện? Anh cứ kết tội em đủ thứ."
"Mẹ kiếp, Brenda, em có lỗi trong một số chuyện."
"Chuyện gì?"
"Chuyện bỏ cái màng tránh thai mắc dịch đó ở nhà. Vậy mà còn gọi đó là sơ suất nữa!"
"Ôi, Neil, đừng có dở thứ lý sự phân tâm học đó ra nữa!"
"Thế thì tại sao em làm thế? Em muốn mẹ em tìm thấy nó!"
"Tại sao?"
"Anh không biết, Brenda, tại sao?"
"Ôi trời!" Nàng nói, rồi nhặt một cái gối lên và ném lại vào giường.
"Bây giờ tới chuyện gì, Brenda?" tôi hỏi.
"Vậy nghĩa là sao?"
"Vậy đó thôi. Bây giờ tới chuyện gì?"
Nàng lăn xuống giường và giấu mặt đi.
"Đừng có khóc mà," tôi nói.
"Em không khóc."
Tôi vẫn còn cầm hai lá thư và rút thư của ông Patimkin ra khỏi phong bì.
"Sao ba em cứ viết hoa lung tung vậy?"
Nàng không đáp.
"'Về lỗi lầm của con,'" tôi đọc lớn cho Brenda nghe, "'thì phải có Hai người mới làm nên tội lỗi này và bây giờ thì con đã ở trường và xa cậu ta và việc gì con làm con có lẽ sẽ làm tốt ba luôn có niềm tin ở con. Ba của con. Ba của con.'"
Nàng quay lại nhìn tôi; nhưng vẫn im lặng.
"'Ba chưa bao giờ nói gì tệ về bất kỳ người bạn nào của con hay của Ron và chuyện này xảy ra cũng chỉ là cái ngoại lệ chứng minh cho qui tắc thông thường. Hãy Hưởng một Kỳ lễ Thoải mái.'" Tôi ngưng lại; trên gương mặt Brenda rõ ràng không có nguy cơ nước mắt nào; đột nhiên trông nàng rắn chắc và cương quyết. "Rồi, em định sẽ làm gì?" tôi hỏi.
"Chẳng làm gì cả."
"Em định dẫn ai về dịp lễ Tạ ơn... Linda?" tôi hỏi. "Hay anh?"
"Em còn dẫn được ai về nữa, Neil?"
"Anh không biết, em dẫn được ai?"
"Em dẫn anh về được không?"
"Anh không biết," tôi nói, "em dám không?"
"Đừng có lập lại câu hỏi nữa!"
"Chắc cú là anh không thể trả lời em."
"Neil, thực tế chút đi. Sau vụ này em còn dẫn anh về được sao? Anh không thấy bọn mình không còn làm gì được nữa sao?"
"Anh không thể nếu em không thể, anh làm được nếu em làm được."
"Anh lại dở giọng Thiền ra đó hả, Chúa ơi!"
"Brenda, lựa chọn không ở phía anh. Em có thể dẫn Linda hoặc anh. Em có thể về hoặc không về. Đó là một lựa chọn khác. Mà em thậm chí không cần phải ưu tư về chuyện chọn giữa anh với Linda nữa kìa."
"Neil, anh không hiểu. Họ vẫn là ba mẹ em. Họ đã cho em học ở những trường tốt nhất, đúng không? Họ đã cho em mọi thứ cần thiết, phải chưa?"
"Phải."
"Vậy làm sao em không về nhà được? Em phải về nhà."
"Tại sao?"
"Anh không hiểu rồi. Bố mẹ anh chẳng còn lo gì về anh nữa. Anh may mắn."
"Ồ, phải. Anh sống với bà dì khùng, thật là tiện lợi."
"Gia đình thì khác. Anh không hiểu."
"Mẹ kiếp. Anh còn hiểu hơn em tưởng. Anh hiểu tại cái quái gì mà em cứ bỏ bừa cái món đó. Phải không? Em không cộng hai với hai được sao?"
"Neil, anh đang nói cái khỉ gì vậy? Anh mới là người không hiểu. Anh là người ngay từ đầu đã kết tội em đủ thứ, nhớ không? Không phải vậy sao? Sao em không đi chữa mắt? Sao em không đi sửa cái này, chữa cái kia? Cứ như em không đi chữa là lỗi của em vậy. Anh cứ cư xử làm như bất cứ lúc nào em cũng sắp bỏ anh. Bây giờ anh lại làm thế nữa, bảo rằng em cố tình bỏ cái đó lại cho mẹ thấy."
"Anh yêu em, Brenda, nên anh lo nghĩ."
"Em yêu anh. Bởi thế nên ngay từ đầu em đã chịu dùng cái đó."
Và rồi chúng tôi nghe ra sự căng thẳng trong câu chuyện và cả hai chìm vào ý nghĩ riêng và im lặng.
Vài phút sau tôi nhặt túi của mình lên và mặc áo khoác vào. Tôi cũng nghĩ Brenda đang khóc khi tôi bước ra khỏi cửa.
* * *
Thay vì đón ngay một cái taxi, tôi lại đi bộ dọc theo phố và hướng về phía khu đại học Harvard mà tôi chưa từng được thấy trước đó. Tôi bước vào một trong những cánh cổng rồi đi theo một con đường, dưới tàng cây mùa thu mệt mỏi và bầu trời đêm. Tôi muốn được một mình, trong bóng tối; chẳng phải vì tôi muốn suy nghĩ về bất cứ điều gì, mà có lẽ vì, chỉ trong nhất thời, tôi chẳng muốn suy nghĩ gì cả. Tôi đi xuyên qua khu đại học và lên một quả đồi nhỏ và rồi đứng trước Thư viện Lamont, nơi đây, Brenda có lần nói với tôi, có lắp những bồn tắm Patimkin trong mấy phòng vệ sinh của nó. Từ ánh sáng đèn dọc con đường phía sau, tôi có thể thấy bóng mình phản chiếu trên mặt tiền lắp kính của tòa nhà. Bên trong tối om và chẳng thấy bóng dáng sinh viên nào, chẳng có nhân viên thủ thư nào. Đột nhiên, tôi muốn đặt va ly xuống, nhặt một cục đá và ném cho vỡ toang lớp kính, nhưng dĩ nhiên tôi không làm thế. Tôi chỉ nhìn bóng mình trong mặt kính loang loang ánh đèn. Tôi chỉ là thứ chất liệu đó, tôi nghĩ, những chân tay đó, khuôn mặt đó mà tôi nhìn thấy trước mắt. Tôi nhìn, nhưng vẻ ngoài của tôi cho biết rất ít về phần bên trong của tôi. Tôi ước chi mình có thể đi vòng ra mặt sau lớp kính, nhanh hơn ánh sáng hay âm thanh hay Herb Clark trong Ngày Cựu sinh viên, để tới được phía sau hình ảnh đó và bắt gặp cái vật thể đang nhìn bằng đôi mắt kia. Cái gì ở trong tôi đã biến việc theo đuổi và nắm giữ thành tình yêu, rồi lại lộn ngược nó ra? Cái gì đã biến thắng thành thua, và thua – ai biết được – thành thắng? Tôi biết chắc mình đã yêu Brenda, tuy rằng đứng ở đây, tôi biết mình không thể yêu nàng nữa. Và tôi biết rằng phải một thời gian dài tôi mới yêu được bất cứ ai theo cái kiểu tôi đã yêu nàng. Với bất kỳ ai khác, liệu tôi có được một nỗi đam mê như thế không? Cái gì đã tạo ra tình yêu tôi dành cho nàng thì nó có tạo ra nỗi khát khao như thế không? Nếu như nàng hơi ít chất Brenda đi một chút... nhưng rồi lúc đó tôi có yêu nàng không? Tôi nhìn kỹ vào hình bóng mình, vào cõi tối tăm của mặt thủy tinh, rồi tia nhìn của tôi thấu qua đó, qua sàn nhà mát lạnh, đến một bức tường nham nhở những sách, được chất lên kệ một cách thiếu ngay ngắn.
Tôi nhìn tiếp một lúc không lâu lắm, rồi đón chuyến xe lửa đưa tôi về đến Newark ngay khi mặt trời đang lên cho ngày đầu tiên của dịp tết Do Thái. Tôi trở về còn dư khối thì giờ trước khi đi làm lại.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook