Chỉ Yêu Chiều Thế Tử Phi
-
Chương 24: Kinh Thư Bị Huỷ
Lúc Như Ca đi ra đã là giờ Hợi, các phòng khác đều ngủ hết, xung quanh càng thêm thanh tĩnh, chỉ có tiếng gió thổi mạnh, và tiếng mưa phùn rơi.
Không buồn ngủ nên Như Ca không đến phòng Âu Dương Lâm, mà đi thẳng tới chính điện. Nghe nói kinh Phật mới thỉnh được đã đưa đến nơi này. Hiện giờ các tăng của Pháp Nguyên Tự đang kiểm lại.
Chưa tới nơi, đã nghe thấy tiếng khóc rống.
Đến gần, liền thấy một hòa thượng già cực kỳ gầy yếu, mặc chiếc áo cà sa cũ sờn, ôm cái rương tre lớn mà gào khóc, gương mặt nhuốm phong sương trông như đồng ruộng khô cằn.
Dại sư Minh Đức đứng một bên, tay cầm một quyển kinh than thở không ngừng. Mấy trăm tăng trong chùa ghé tai bàn luận xôn xao cả đại điện.
Công tử áo trắng vẽ tranh cũng đang cầm một quyển kinh khác mở ra xem, mày nhíu chặt.
“Vất vả mười mấy năm, kinh Phật mang về lại bị ướt nước hư hết, khó trách sư thúc tổ Tuệ Chân khóc dữ như vậy.”
“Chữ trên kinh bị nhòe cả rồi, còn chưa phiên dịch từ tiếng Phạn ra, làm sao bây giờ?”
“Nghe nói phải dùng cà sa tím khảm trân châu Nam Hải để đổi lấy đấy!”
“Dọc theo đường đi, trải gió dầm mưa, ướt rồi lại khô, khô rồi lại ướt, bảo sao không bị hư.”
“Thật là.... Ba ngày sau phải lấy gì để ăn nói với hoàng thượng và các Phật tử đây!”
.......
Như Ca nghe chúng tăng bàn luận, xem ra kinh thư mang về bị hư rồi, lướt qua các tăng, Như Ca đi tới rương lớn đựng kinh, lấy một quyển xem thử. Chữ viết bị nước làm nhòe hết, mà có một số quyển ướt rồi lại khô, trở nên cứng ngắc sờ vào liền nát thành mảnh vụn, toàn bộ không đọc được nữa.
Đối với chúng tăng kinh thư chẳng khác nào sinh mạng, người đang khóc lóc thảm thiết chắc là cao tăng Tuệ Chân rồi.
Kiếp trước, nghe kể, đại sư Tuệ Chân vốn được chọn làm chủ trì của Pháp Nguyên Tự, đúng lúc đó nghe nói bên Tây Thiên có đầy đủ kinh thư của nhà phật, liền kiên quyết khước từ chức chủ trì, mang theo hai tăng khác đi Tây Thiên thỉnh kinh. Trên đường đi, ba người chịu không biết bao nhiêu khổ sở, một người bị dã thú ăn mất, một người không chịu nổi gian khổ, nửa đường hoàn tục. Chỉ còn lại đại sư Tuệ Chân, giữ vững tín niệm phổ độ chúng sinh, kiên trì tới cùng, mang được kinh thư về. Nào ngờ kinh Phật lại bị hư hết.
Đến Đại Hội Phật Giáo, hoàng thượng mời trưởng lão thiền tông đến nghe đại sư Tuệ Chân giảng kinh mới, nhưng vì kinh đã hư không có mà giảng, Pháp Nguyên Tự bị hoàng thượng trách phạt tội lừa gạt vạn dân, hủy bỏ danh hiệu quốc tự, không được cấp tiền từ quốc khố nữa, thậm chí còn thu lại ngàn mẫu ruộng tốt đã ban trước đó. Sau ngày đó, cảm thấy có tội với mấy vạn Phật tử, mấy ngàn tăng trong Pháp Nguyên Tự, đại sư Tuệ Chân đau lòng quá độ, uất ức mà qua đời.
Một bộ kinh thư mà khiến chúng tăng mất đi chỗ dựa, cao tăng chán nản mất mạng, đáng buồn thay!
Như Ca có hơn trăm năm đọc kinh thư, kinh đã khắc sâu trong đầu. Cho dù là kinh bằng tiếng Phạn cũng nhớ rõ, chỉ là bây giờ phải lấy lý do gì để viết kinh thư ra đây? Nhìn đức Thích Ca Mâu Ni Phật một hồi, Như Ca đã nghĩ ra lý do.
Thấy Tuệ Chân đại sư vẫn khóc không ngừng, Như Ca đành đi đến trước mặt đại sư Minh Đức, “Xin hỏi chủ trì đại sư, không biết bộ kinh đã bị hủy này tên gọi là gì ạ?”
Đại sư Minh Đức thấy thiếu nữ tướng mạo không tầm thường cầm một quyển kinh bị hủy đi tới, cho là Phật tử tới nghe kinh thư mới, liền tiếc nuối đáp, “Đây là bộ Đại Tàng Kinh, có hơn vạn cuốn, Tuệ Chân sư thúc mang về khoảng 3000 cuốn, đáng tiếc đã hư hết, thật bất hạnh! Thí chủ nếu tới để nghe giảng kinh mới, đành phải thất vọng mà về rồi.”
“Xin hỏi ở đây có bút mực và giấy cuộn không ạ?”
Minh Đức đại sư nghe vậy rất kinh ngạc, thấy vẻ mặt thiếu nữ thành khẩn, liền kêu tăng nhân lấy giấy bút tới.
Giấy bút được đem tới nhanh chóng, Như Ca lấy vật cúng trên bàn xuống, để cuộn giấy lên, dưới ánh mắt nghi hoặc của mọi người viết ra ba chữ ‘Đại Tàng Kinh’
“Nữ thí chủ, đây là......” đại sư Minh Đức chưa kịp nói ra nghi vấn, thiếu nữ đã tiếp tục viết.
“Đại Tàng Kinh tổng cộng có 85 hàm, 3053 bộ, 11970 cuốn, giờ tiểu nữ đang viết bộ A Hàm.”
“Tôi nghe như vầy: một thuở nọ, đức Phật ở nước Xá Vệ, tại rừng Kỳ Đà vườn Cấp Cô Độc, cùng với chúng đại tỳ kheo là một ngàn hai trăm năm mươi vị. Lúc ấy gần đến giờ thọ trai của đức Thế tôn, Ngài đắp y mang bát vào đại thành Xá Vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực, xong trở về nơi cũ. Thọ trai xong, Ngài cất y bát, rửa chân, rồi trải tòa ra....”
Thiếu nữ đứng trước tượng Phật, miệng nói, tay viết không ngừng, giọng nói vốn nhẹ nhàng lúc đọc kinh trở nên vô cùng nghiêm trang. Phật đường đang xôn xao nháy mắt an tĩnh lại.
Tuệ Chân đại sự nghe Như Ca đọc, lập tức ngưng khóc, run rẩy đứng dậy, đi đến bên đại sư Minh Đức, “Đúng rồi, đây chính là Đại Tàng Kinh, lão nạp đã từng xem qua một phần, mặc dù già cả, trí nhớ không tốt, nhưng mấy câu này hết sức chính xác.”
Đại sư Minh Đức vốn đang buồn phiền, nghe vậy, vội hỏi, “Xin hỏi nữ thí chủ sao biết được kinh thư này?”
Nghe vậy, Như Ca dừng bút, xoay người làm lễ với Phật Tổ Như Lai, sau đó trả lời: “Đây là Phật Tổ ban cho, lúc nhỏ tiểu nữ bệnh thập tử nhất sinh, trong mộng thấy Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ nói tiểu nữ có duyên với Phật, nên truyền thụ cho tiểu nữ vài bộ kinh thư, bảo vệ tiểu nữ bình an, nhờ đó mà ghi nhớ tới giờ.”
Chúng tăng nghe xong, cảm thấy thiếu nữ này nhất định là đồng nữ bên cạnh Quan Thế Âm Bồ Tát, nếu không sao có cơ duyên gặp được Phật Tổ.
Chủ trì Minh Đức và đại sự Tuệ Chân lại càng tin lời Như Ca, Phật Tổ vốn phổ độ chúng sinh, thiếu nữ này hẳn là sứ giả Phật Tổ phái tới để truyền lại kinh thư.
Đại sư Tuệ Chân kích động không thôi, vốn đang lo kinh bị hủy, trong đại hội sắp tới không biết phải ăn nói thế nào với đông đảo Phật tử, thậm chí sẽ mang đến họa lớn cho Pháp Nguyên Tự, nay có thiếu nữ này được Phật Tổ đích thân truyền thụ kinh thư, chẳng lẽ là ý của Phật Tổ? “A di đà phật, xin nữ thí chủ mở lòng từ bi, ban kinh thư cho bổn tự, mấy ngàn tăng ở Pháp Nguyên Tự nhất định khắc ghi ân đức của thí chủ.”
Chủ trì Minh Đức nói thêm, “Thí chủ có duyên với Phật, được Phật Tổ Như Lai đích thân truyền kinh cho, Pháp Nguyên Tự xin được thờ phụng thí chủ.”
“Xin đại sư nói đừng nói vậy, đã do Phật Tổ ban tặng, thì chính là vật của nhà Phật, Như Ca chỉ là vật trả vật về đúng chủ thôi ạ.” tuy nói thế, nhưng quả thật Như Ca rất vui mừng, vốn chỉ muốn giúp Pháp Nguyên Tự một phen, lại được như vậy, quả là niềm vui ngoài ý muốn. Được Pháp Nguyên Tự thờ phụng nghĩa là Như Ca được tất cả ni tăng ni trong các chùa miếu am khắp cả nước bảo hộ, mỗi tháng được nhận tiền nhang đèn thờ phụng. Ở Đại Chu được Pháp Nguyên Tự thờ phụng cũng chỉ có vài vị cao tăng đương thời mà thôi.
Bên trong phật đường, đại sư Minh Đức cho chúng tăng đốt 24 ngọn nến, khiến phật điện sáng như ban ngày, để Như Ca viết kinh dễ hơn.
Thấy chúng tăng ai ai cũng vẻ mặt nghiêm túc và trang trọng, Như Ca cũng tĩnh tâm lại, chăm chú chép kinh thư.
Không buồn ngủ nên Như Ca không đến phòng Âu Dương Lâm, mà đi thẳng tới chính điện. Nghe nói kinh Phật mới thỉnh được đã đưa đến nơi này. Hiện giờ các tăng của Pháp Nguyên Tự đang kiểm lại.
Chưa tới nơi, đã nghe thấy tiếng khóc rống.
Đến gần, liền thấy một hòa thượng già cực kỳ gầy yếu, mặc chiếc áo cà sa cũ sờn, ôm cái rương tre lớn mà gào khóc, gương mặt nhuốm phong sương trông như đồng ruộng khô cằn.
Dại sư Minh Đức đứng một bên, tay cầm một quyển kinh than thở không ngừng. Mấy trăm tăng trong chùa ghé tai bàn luận xôn xao cả đại điện.
Công tử áo trắng vẽ tranh cũng đang cầm một quyển kinh khác mở ra xem, mày nhíu chặt.
“Vất vả mười mấy năm, kinh Phật mang về lại bị ướt nước hư hết, khó trách sư thúc tổ Tuệ Chân khóc dữ như vậy.”
“Chữ trên kinh bị nhòe cả rồi, còn chưa phiên dịch từ tiếng Phạn ra, làm sao bây giờ?”
“Nghe nói phải dùng cà sa tím khảm trân châu Nam Hải để đổi lấy đấy!”
“Dọc theo đường đi, trải gió dầm mưa, ướt rồi lại khô, khô rồi lại ướt, bảo sao không bị hư.”
“Thật là.... Ba ngày sau phải lấy gì để ăn nói với hoàng thượng và các Phật tử đây!”
.......
Như Ca nghe chúng tăng bàn luận, xem ra kinh thư mang về bị hư rồi, lướt qua các tăng, Như Ca đi tới rương lớn đựng kinh, lấy một quyển xem thử. Chữ viết bị nước làm nhòe hết, mà có một số quyển ướt rồi lại khô, trở nên cứng ngắc sờ vào liền nát thành mảnh vụn, toàn bộ không đọc được nữa.
Đối với chúng tăng kinh thư chẳng khác nào sinh mạng, người đang khóc lóc thảm thiết chắc là cao tăng Tuệ Chân rồi.
Kiếp trước, nghe kể, đại sư Tuệ Chân vốn được chọn làm chủ trì của Pháp Nguyên Tự, đúng lúc đó nghe nói bên Tây Thiên có đầy đủ kinh thư của nhà phật, liền kiên quyết khước từ chức chủ trì, mang theo hai tăng khác đi Tây Thiên thỉnh kinh. Trên đường đi, ba người chịu không biết bao nhiêu khổ sở, một người bị dã thú ăn mất, một người không chịu nổi gian khổ, nửa đường hoàn tục. Chỉ còn lại đại sư Tuệ Chân, giữ vững tín niệm phổ độ chúng sinh, kiên trì tới cùng, mang được kinh thư về. Nào ngờ kinh Phật lại bị hư hết.
Đến Đại Hội Phật Giáo, hoàng thượng mời trưởng lão thiền tông đến nghe đại sư Tuệ Chân giảng kinh mới, nhưng vì kinh đã hư không có mà giảng, Pháp Nguyên Tự bị hoàng thượng trách phạt tội lừa gạt vạn dân, hủy bỏ danh hiệu quốc tự, không được cấp tiền từ quốc khố nữa, thậm chí còn thu lại ngàn mẫu ruộng tốt đã ban trước đó. Sau ngày đó, cảm thấy có tội với mấy vạn Phật tử, mấy ngàn tăng trong Pháp Nguyên Tự, đại sư Tuệ Chân đau lòng quá độ, uất ức mà qua đời.
Một bộ kinh thư mà khiến chúng tăng mất đi chỗ dựa, cao tăng chán nản mất mạng, đáng buồn thay!
Như Ca có hơn trăm năm đọc kinh thư, kinh đã khắc sâu trong đầu. Cho dù là kinh bằng tiếng Phạn cũng nhớ rõ, chỉ là bây giờ phải lấy lý do gì để viết kinh thư ra đây? Nhìn đức Thích Ca Mâu Ni Phật một hồi, Như Ca đã nghĩ ra lý do.
Thấy Tuệ Chân đại sư vẫn khóc không ngừng, Như Ca đành đi đến trước mặt đại sư Minh Đức, “Xin hỏi chủ trì đại sư, không biết bộ kinh đã bị hủy này tên gọi là gì ạ?”
Đại sư Minh Đức thấy thiếu nữ tướng mạo không tầm thường cầm một quyển kinh bị hủy đi tới, cho là Phật tử tới nghe kinh thư mới, liền tiếc nuối đáp, “Đây là bộ Đại Tàng Kinh, có hơn vạn cuốn, Tuệ Chân sư thúc mang về khoảng 3000 cuốn, đáng tiếc đã hư hết, thật bất hạnh! Thí chủ nếu tới để nghe giảng kinh mới, đành phải thất vọng mà về rồi.”
“Xin hỏi ở đây có bút mực và giấy cuộn không ạ?”
Minh Đức đại sư nghe vậy rất kinh ngạc, thấy vẻ mặt thiếu nữ thành khẩn, liền kêu tăng nhân lấy giấy bút tới.
Giấy bút được đem tới nhanh chóng, Như Ca lấy vật cúng trên bàn xuống, để cuộn giấy lên, dưới ánh mắt nghi hoặc của mọi người viết ra ba chữ ‘Đại Tàng Kinh’
“Nữ thí chủ, đây là......” đại sư Minh Đức chưa kịp nói ra nghi vấn, thiếu nữ đã tiếp tục viết.
“Đại Tàng Kinh tổng cộng có 85 hàm, 3053 bộ, 11970 cuốn, giờ tiểu nữ đang viết bộ A Hàm.”
“Tôi nghe như vầy: một thuở nọ, đức Phật ở nước Xá Vệ, tại rừng Kỳ Đà vườn Cấp Cô Độc, cùng với chúng đại tỳ kheo là một ngàn hai trăm năm mươi vị. Lúc ấy gần đến giờ thọ trai của đức Thế tôn, Ngài đắp y mang bát vào đại thành Xá Vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực, xong trở về nơi cũ. Thọ trai xong, Ngài cất y bát, rửa chân, rồi trải tòa ra....”
Thiếu nữ đứng trước tượng Phật, miệng nói, tay viết không ngừng, giọng nói vốn nhẹ nhàng lúc đọc kinh trở nên vô cùng nghiêm trang. Phật đường đang xôn xao nháy mắt an tĩnh lại.
Tuệ Chân đại sự nghe Như Ca đọc, lập tức ngưng khóc, run rẩy đứng dậy, đi đến bên đại sư Minh Đức, “Đúng rồi, đây chính là Đại Tàng Kinh, lão nạp đã từng xem qua một phần, mặc dù già cả, trí nhớ không tốt, nhưng mấy câu này hết sức chính xác.”
Đại sư Minh Đức vốn đang buồn phiền, nghe vậy, vội hỏi, “Xin hỏi nữ thí chủ sao biết được kinh thư này?”
Nghe vậy, Như Ca dừng bút, xoay người làm lễ với Phật Tổ Như Lai, sau đó trả lời: “Đây là Phật Tổ ban cho, lúc nhỏ tiểu nữ bệnh thập tử nhất sinh, trong mộng thấy Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ nói tiểu nữ có duyên với Phật, nên truyền thụ cho tiểu nữ vài bộ kinh thư, bảo vệ tiểu nữ bình an, nhờ đó mà ghi nhớ tới giờ.”
Chúng tăng nghe xong, cảm thấy thiếu nữ này nhất định là đồng nữ bên cạnh Quan Thế Âm Bồ Tát, nếu không sao có cơ duyên gặp được Phật Tổ.
Chủ trì Minh Đức và đại sự Tuệ Chân lại càng tin lời Như Ca, Phật Tổ vốn phổ độ chúng sinh, thiếu nữ này hẳn là sứ giả Phật Tổ phái tới để truyền lại kinh thư.
Đại sư Tuệ Chân kích động không thôi, vốn đang lo kinh bị hủy, trong đại hội sắp tới không biết phải ăn nói thế nào với đông đảo Phật tử, thậm chí sẽ mang đến họa lớn cho Pháp Nguyên Tự, nay có thiếu nữ này được Phật Tổ đích thân truyền thụ kinh thư, chẳng lẽ là ý của Phật Tổ? “A di đà phật, xin nữ thí chủ mở lòng từ bi, ban kinh thư cho bổn tự, mấy ngàn tăng ở Pháp Nguyên Tự nhất định khắc ghi ân đức của thí chủ.”
Chủ trì Minh Đức nói thêm, “Thí chủ có duyên với Phật, được Phật Tổ Như Lai đích thân truyền kinh cho, Pháp Nguyên Tự xin được thờ phụng thí chủ.”
“Xin đại sư nói đừng nói vậy, đã do Phật Tổ ban tặng, thì chính là vật của nhà Phật, Như Ca chỉ là vật trả vật về đúng chủ thôi ạ.” tuy nói thế, nhưng quả thật Như Ca rất vui mừng, vốn chỉ muốn giúp Pháp Nguyên Tự một phen, lại được như vậy, quả là niềm vui ngoài ý muốn. Được Pháp Nguyên Tự thờ phụng nghĩa là Như Ca được tất cả ni tăng ni trong các chùa miếu am khắp cả nước bảo hộ, mỗi tháng được nhận tiền nhang đèn thờ phụng. Ở Đại Chu được Pháp Nguyên Tự thờ phụng cũng chỉ có vài vị cao tăng đương thời mà thôi.
Bên trong phật đường, đại sư Minh Đức cho chúng tăng đốt 24 ngọn nến, khiến phật điện sáng như ban ngày, để Như Ca viết kinh dễ hơn.
Thấy chúng tăng ai ai cũng vẻ mặt nghiêm túc và trang trọng, Như Ca cũng tĩnh tâm lại, chăm chú chép kinh thư.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook