Chỉ Vì Gặp Được Em
-
Chương 5
Tháng Tư là thời điểm những cơn mưa rào xuất hiện với tần số dày đặc ở Hà Thành.
Sau trận mưa lớn, khung cảnh hàng cây xanh mướt bao quanh những tòa nhà màu trắng luôn khiến cho người ta bất giác nghĩ đến những điều tốt đẹp.
Nhưng thực ra, đây là cơ sở y tế hiện đại mà bà Nhật đang theo dõi và điều trị.
Ngồi bên ghế đá trong khuôn viên bệnh viện, Yến thẫn thờ nhìn những tia nắng đang chậm chạp ló mình sau những đám mây.
Tâm tư của cô gái trẻ lúc này nặng trĩu bởi những lời chẩn đoán của bác sĩ.
Họ nói, tình hình của bà cô bắt buộc phải phẫu thuật, hơn nữa, ca phẫu thuật rất phức tạp, không chỉ yêu cầu bệnh nhân phải chuẩn bị sức khỏe và tinh thần tốt, bên cạnh đó, người nhà cũng cần đáp ứng về mặt tài chính, con số mà họ đưa ra… Thật sự khiến cho cô không thể nào bình tĩnh được.
Tổng chi phí cho cuộc đại phẫu phức tạp ấy lên tới hàng tỷ đồng, bao gồm mổ bắt cầu động mạch vành, thay van tim, ngoài ra, những chi phí sinh hoạt và điều trị tại nơi này cũng vô cùng đắt đỏ.
Yến dành dụm được chút tiền, bà Nhật cũng tiết kiệm được chút tiền, cô đem theo tất cả số tiền đó đến Hà Nội với hy vọng, bác sĩ thăm khám và chữa bệnh cho bà cô.
Chỉ không ngờ là, với chút tiền cỏn con đó, những ngày qua, từ chi phí đi lại, thăm khám và làm những thủ tục cần thiết… tiền trong túi cứ vơi đi một cách không kiểm soát.
Cứ đà này, nếu như bà cô phải nằm viện lâu dài, Yến thực không biết phải xoay sở như thế nào nữa.
Đang miên man suy nghĩ, tiếng chuông điện thoại trong túi xách vang lên như kéo Yến trở về thực tại.
Nhìn tên người gọi, cô nhẹ nhàng ấn nghe:
— Chị Thùy, em nghe đây!
— Tình hình của bà sao rồi? Hai bà cháu vẫn khỏe cả chứ? Bác sĩ kết luận thế nào hả em?
Thùy liên tục đặt câu hỏi truy vấn.
— Xuống đây rồi mới biết, tình hình của bà em phức tạp hơn rất nhiều chị ạ.
Bác sĩ nói, bà em bắt buộc phải phẫu thuật…
Yến nói tới đây thì ngưng lại, vế sau, cô không muốn nhắc đến, càng không muốn nghĩ đến, vì số tiền đó… thực sự vượt xa khả năng của một đứa con gái như cô.
— Phức tạp hơn? Cụ thể là như thế nào? Em nói cho chị nghe đi.
Chi phí cho cuộc phẫu thuật là bao nhiêu tiền??
— Cụ thể là… Phẫu thuật mổ bắt cầu động mạch vành, thay van tim.
— Chị đang hỏi chi phí cụ thể là bao nhiêu tiền???
— Khoảng 1 tỷ chị ạ!
Câu trả lời của Yến khiến cho người ở đầu dây bên kia cũng choáng váng tới mức sa sẩm mặt mày.
1 tỷ?? Ôi trời ạ, thật không thể ngờ được lại tốn kém đến mức ấy.
Thùy đi làm mấy năm nay, tiền cô kiếm được cũng không phải ít.
Tuy nhiên, chốn vũ trường đèn màu xanh đỏ, muốn lấy được tiền của khách hàng, cô cũng phải đầu tư, sắm sửa cho bản thân không ít.
Vì vậy, tiền dư cũng chẳng đáng là bao.
1 tỷ??? Số tiền mà cô có lúc này chẳng khác gì muối bỏ bể.
— Hết nhiều thế cơ à?
Sau cơn bàng hoàng, Thùy chậm chạp hỏi lại.
— Vâng ạ.
— Chị có chút tiền đấy, không nhiều đâu, nhưng chị nghĩ, trước mắt em cần dùng đến nó.
Cố gắng lên nhé.
— Em cảm ơn chị.
— Thằng Khải nó có gọi điện cho em không? Dạo vẫn không liên lạc được cho nó à?
— Không chị ạ.
— Bỏ quách đi cho rồi.
Yêu đương m,ẹ gì cái kiểu đấy.
Những lúc như này đáng lý nó phải xuất hiện và ở bên cạnh em, an ủi và động viên em mới đúng chứ?
Thấy Yến im lặng, Thùy bỗng cảm thấy mình hơi quá lời.
Tình hình hiện tại, Yến áp lực vì bà đau ốm, cô lại gợi nhắc vết thương lòng của cô ấy thêm nữa… Đúng cái miệng không biết kiềm chế là gì mà.
Thùy tự mắng chính mình.
— Chị xin lỗi, lúc khác chị gọi lại sau nhé.
Cho chị gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới bà.
Em ăn uống đầy đủ vào đấy.
— Cảm ơn chị, em nhớ rồi ạ.
***
Đầu giờ chiều, ánh nắng hiếm hoi tỏa ra sau cơn mưa nhẹ nhàng chiếu xuống căn nhà cấp 4 giản dị, người đàn ông mặc quân phục màu xanh lá cây, chiếc mũ lưỡi trai cùng màu đứng trước cổng, thẫn thờ nhìn tia nắng mỏng manh đang nhởn nhơ nhảy múa trước những giàn hoa trong sân nhà.
Cánh cửa khép im lìm, sân vườn lá khô rơi rụng lả tả, cảnh vật yên bình đến lạ.
Người đàn ông ấy, không ai khác, chính là Khải – người yêu của Yến.
Sau chuyến công tác dài ngày tại biên giới Lào, hôm nay anh xin nghỉ phép về quê thăm nhà, thăm bố mẹ, và thăm cô bạn gái.
Trên suốt hành trình từ vùng núi Tây bắc trở về Đông bắc, Khải nôn nóng, hồi hộp vì muốn gặp lại người thân cũng như cô người yêu xinh xắn.
Rất nhiều lần Khải định mở điện thoại ra để gọi cho Yến, thông báo cho cô biết mình sắp về đến nơi… nhưng anh lại cố kìm nén, cố đợi đến khi về nhà, anh muốn tạo cho cô một bất ngờ.
Nhưng mà, đến nơi lại thấy nhà cửa đóng kín mít, dường như hai bà cháu đi vắng.
Khải đứng đó hồi lâu, anh mường tượng lại cảnh lúc trước, cái thuở tán tỉnh yêu nhau, buổi tối, Khải thường chạy xe mấy chục km từ phố huyện lên thành phố để gặp Yến.
Cũng có khi hai người lang thang ở một quán cafe nào đó, có những khi anh cùng bà cháu Yến ăn bữa tối đầm ấm, hoặc anh ngồi yên lặng để ngắm người yêu say mê vẽ tranh.
Quãng thời gian tươi đẹp biết bao, Khải bất giác mỉm cười… Nếu biết trước xa cách là nhung nhớ, là khắc khoải mong chờ như thế này, anh nhất định không nghe lời bố mẹ, nhất định không tham gia vào quân ngũ nữa.
Anh sẽ lựa chọn ở gần nhà để được ở bên người mình yêu.
Bỗng, có giọng nói của ai đó truyền đến từ phía sau:
— Cậu tìm ai?
Ngay khi Khải vừa quay đầu lại nhìn, bà Hoài hàng xóm lập tức nhận ra anh.
— Cậu Khải đúng không?
— Cháu chào bà! – Khải mỉm cười lễ phép nói.
— Mới đi công tác về phải không?
— Vâng.
Bà ơi, bà có biết bà Nhật và Yến đi đâu không ạ?
— Cái Yến nó chưa nói chuyện cho cháu nghe à?
Khải ngạc nhiên hỏi lại:
— Có chuyện gì vậy bà? Nơi cháu đóng quân không có sóng điện thoại, lúc có lúc không.
Dạo gần đây cháu thấy nóng ruột quá nên xin nghỉ phép ít ngày, định tạo bất ngờ cho cô ấy… Nên cháu chưa gọi ạ.
— Cháu gọi ngay cho cái Yến đi.
Bà Nhật đang ở bệnh viện dưới Hà Nội ấy.
— Bà Nhật bị sao hả bà? Sao lại nằm viện dưới tận Hà Nội ạ?
— Nghe đâu bị bệnh gì liên quan đến tim mạch ấy, cái Yến nó vất vả lắm, lâu nay bỏ cả việc, loay hoay chăm sóc bà trong bệnh viện.
Bác sĩ nói phải chuyển bà đi tuyến trên để phẫu thuật.
— Cháu cảm ơn bà!
Nói rồi Khải tức tốc đón xe về nhà, ngồi sau ghế lái, anh mở điện thoại gọi cho Yến.
Không biết cô nàng đang bận việc gì, không thấy hồi âm.
Khải nóng lòng gọi đến lần thứ 2.
Giờ nghỉ trưa, Yến tranh thủ nằm chợp mắt bên chiếc giường gấp, từ ngày theo bà vào viện, chưa có khi nào cô được ngủ một giấc trọn vẹn đúng nghĩa.
Đang vào giấc thì điện thoại rung lên, vì quá mệt nên Yến lười biếng nghe.
Cuộc gọi báo nhỡ.
Người ở đầu dây bên kia kiên nhẫn gọi đến lần thứ 2.
Lần này Yến choàng tỉnh.
Cô mở máy ra xem…
Ngay khi nhìn được tên người gọi hiện lên màn hình điện thoại, nước mắt cô lập tức trào ra.
Khải của cô… Rốt cuộc hôm nay anh ấy cũng gọi cho cô rồi.
Yến vội vàng chạy ra khuôn viên của bệnh viện, cô hấp tấp ấn nghe máy.
— A lo!
Chỉ nói được hai từ đó thôi, cổ họng Yến nghẹn ứ.
Cô khóc nấc lên, bao nhiêu nỗi lo đè nén, bao nhiêu nỗi sợ, bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu nỗi tủi thân, bao nhiêu nhớ nhung….
những ngày qua đều theo dòng nước mắt mà lăn dài xuống má.
Ở đầu dây bên kia, Khải im lặng chờ đợi cho Yến qua cơn xúc động.
— Tình hình của bà thế nào rồi em?
Khải nhẹ nhàng hỏi.
Yến ngây ngốc đáp lại:
— Anh đã biết được những gì rồi?
— Khi nãy anh đến nhà nhưng không thấy ai, gặp bà Hoài cùng khu phố, bà ấy kể cho anh nghe mọi chuyện rồi.
Bây giờ 2 bà cháu ở Hà Nội đúng không?
Được người yêu quan tâm, Yến tủi thân quá nên khóc không ngừng.
Nhiều người đi qua thấy cô khóc cũng đứng lại nhìn, nhưng rồi họ lại bước đi.
Bởi lẽ, nơi đây là bệnh viện chuyên điều trị những bệnh nhân có bệnh lý phức tạp.
Hàng ngày họ chứng kiến không ít những trường hợp đáng tiếc.
Và vì thế, lúc này thấy cô gái trẻ òa khóc như mưa, họ ngầm hiểu được nguyên nhân phía sau là gì.
— Anh về Cao Bằng từ khi nào? Tại sao bây giờ anh mới gọi điện cho em?
— Anh vừa về đến nơi thì đến tìm em luôn, anh định tạo bất ngờ cho em… nhưng mà, anh không nghĩ mọi chuyện lại thành ra như này.
Yến, em có mệt không? Những ngày qua chăm bà, chắc em vất vả lắm.
Anh xin lỗi, do điều kiện công việc, anh thương em nhưng anh không thể làm gì.
— Bây giờ anh đang ở đâu? Lần này nghỉ phép, anh được nghỉ mấy ngày?
— 5 ngày.
Anh đang đón xe về qua nhà thăm bố mẹ.
Nếu không có gì thay đổi, tối anh đón xe xuống Hà Nội thăm bà và em.
Yến nghe vậy bỗng thấy lòng mình hân hoan.
Ít nhất, vào thời điểm lòng dạ chông chênh như hiện tại, sự xuất hiện của Khải cũng khiến cô có cảm giác được dựa dẫm, được ỷ lại cảm xúc hơn.
Tốt quá.
Nếu như anh ấy xuống thăm bà cháu cô, chắc hẳn bà sẽ vui lắm.
Cô cũng vui nữa.
Hai người đã xa nhau lâu như vậy, cô thực sự rất nhớ anh.
— Vậy anh về qua nhà thăm bố mẹ cho hai bác vui.
Khi nào lên xe thì nhắn tin cho em nhé.
— Anh biết rồi.
Đợi anh nha.
Cuộc gọi kết thúc, hai bàn tay Yến nắm chặt lấy chiếc điện thoại, nước mắt cô vẫn rơi không ngừng, nhưng đó không phải là tủi thân, mà do mong mỏi được gặp lại người yêu.
Nghĩ đến việc gặp lại người đàn ông mình thương sau mấy tháng xa cách, Yến thấy lòng mình bồi hồi, nao nao.
Ngồi xe bus thêm mấy chục km nữa mới về đến nhà, vừa đeo balo về tới cổng, Khải đã thấy bà Sáu (mẹ anh) đang ngồi sắp xếp lại rau củ chuẩn bị mang ra chợ chiều.
Nhìn thấy con trai, bà Sáu mừng rỡ reo lên:
— Ông Hai, thằng Khải nó về rồi này!
Nói rồi, bà Sáu chạy đến bên con trai, vừa nói vừa vỗ vai Khải, nước mắt ướt nhòe cả khuôn mặt:
— Thằng quỷ, được nghỉ sao không gọi điện báo trước cho bố mẹ biết.
Đi đường xa có mệt không con?
Khải vui vẻ nói:
— Như mẹ thấy đấy, con trai mẹ có vẻ gì mệt mỏi đâu.
Bố đâu ạ? Giờ này chắc bố đang ngủ trưa à mẹ?
— Đang say như chếtt ấy, hôm qua trong làng có cái đám hiếu, ông ấy đi vào đó phụ giúp người ta chút việc vặt, uống rượu đến đêm mới về, người bã ra, ngủ đến giờ chưa tỉnh.
Mẹ vừa gọi mà có thấy ông ấy nói gì đâu.
— Bố không cai được rượu ạ?
— Cai thế nào được? Bây giờ ông ý nghiện còn hơn matuy”, bỏ vợ bỏ con thì được chứ bỏ rượu thì tốt nhất đừng bao giờ nghĩ đến.
Khải thở dài lắc đầu.
Anh đặt balo trước thềm nhà, hai mẹ con ngồi thì thầm tâm sự với nhau.
Từ dạo công tác miền biên giới, nắng và gió Lào khiến làn da của Khải đen sạm đi, tuy nhiên, trông anh rắn rỏi hơn rất nhiều.
Bà Sáu nhìn con trai không biết chán, luôn miệng hỏi những câu chuyện liên quan đến công việc trong quân ngũ, nào là chế độ ăn uống có đảm bảo không, anh em ở đó có đối xử tốt với nhau không… Khải chỉ gật đầu, lát sau anh chậm rãi nói:
— Mẹ, tối nay con xuống Hà Nội một chuyến!
Bà Sáu nghe vậy tròn mắt ngạc nhiên hỏi lại:
— Màyy xuống Hà Nội làm gì? Đang tự nhiên cũng xuống Hà Nội?? Xa nhà mấy tháng trời, vừa mới về thì ở lại nghỉ ngơi, đi thăm họ hàng chú bác…
— Bà của Yến đang nằm viện dưới Hà Nội, con muốn đến thăm bà và cô ấy.
— Bà của nó bị sao mà phải nằm viện?
— Bà bị tim, phải phẫu thuật mẹ ạ.
Bà Sáu suy nghĩ hồi lâu, gương mặt bày ra vẻ đăm chiêu, sau cùng, bà đặt tay lên vai con trai rồi quả quyết nói:
— Không đi đâu cả.
Anh ở nhà cho tôi!
— Tại sao ạ? Con đi thăm người yêu con.
Con lớn rồi, mẹ đừng quản thúc con theo kiểu vậy nữa.
— Ở nhà.
Ở Cao Bằng, mày đi chơi đến khuya cũng được.
Nhưng xuống Hà Nội thì tuyệt đối không thể.
— Mẹ, bây giờ là lúc hai bà cháu cô ấy rất cần có con ở bên.
Mẹ để con đi.
Con không đến thăm hai bà cháu thì còn ra thể thống gì nữa.
— Dẹp ngay đi.
Không có yêu đương gì hết.
Mẹ không đồng ý cho màyy yêu đương con bé ấy nữa đâu.
Bố mẹ chả có, bây giờ lại phải chăm bẵm bà già đau ốm.
Con mà cưới nó về, sướng chưa thấy, tối ngày túc trực, ra vào bệnh viện nhiều hơn ở nhà.
Rồi thì sau này làm cái gì để mà ăn?
— Tại sao mẹ lại có suy nghĩ như vậy? Yến là người như thế nào, mẹ hiểu rõ mà? Lúc trước chính miệng mẹ còn khen cô ấy hiền dịu, nết na, được ông bà nuôi dạy tử tế… sao bây giờ mẹ lại nói vậy??
— Trước đây khác, bây giờ khác.
Màyy có biết phẫu thuật tim tốn kém như thế nào không hả? Cách đây không lâu, trong họ nhà mình có ông bác cũng xuống Hà Nội để phẫu thuật tim, chẳng biết người ta làm kiểu gì, nghe đâu phải bán nhà đi mới có đủ tiền để làm phẫu thuật.
Hoàn cảnh của bà cháu nó như vậy, làm gì có nhiều tiền.
Nếu như mày xuống, kiểu gì nó cũng nhờ vả để mượn tiền cho mà xem.
Mày nghĩ mày là thánh nhân à? Nhìn lại hoàn cảnh gia đình mình đi, có giàu có không, có dư giả gì không? Bây giờ mà lo cho bà ấy nữa thì mình ăn kiểu gì, sống kiểu gì? Mà căn bệnh đấy cũng chưa chắc yên ổn được lâu.
Nói chung mẹ không đồng ý.
— Mẹ!!
Khải bất lực thốt lên.
Sớm biết mẹ anh có suy nghĩ như này, chắc anh không về nhà nữa mà chờ đợi đón xe xuống Hà Nội luôn rồi.
— Không phải nói nhiều.
Cất balo vào trong nhà đi.
Lát phụ mẹ đẩy xe hàng ra ngoài chợ.
Mẹ nói rồi đấy, không có đi đâu hết.
Hoàn cảnh nó như vậy, nhà mình cũng chẳng khá hơn.
Tốt nhất nên tìm cớ mà chia tay đi.
Không yêu đứa này thì yêu đứa khác.
Làng mình bây giờ cũng nhiều đứa con gái mới lớn nhìn xinh xắn lắm.
Mày bây giờ có cái mác bộ đội chuyên nghiệp, cưới đâu chả được vợ.
— Con chỉ yêu mình Yến thôi.
Tối nay con nhất định xuống Hà Nội gặp Yến.
— Mày dám?? Một là mày có nó.
Hai là mày có mẹ.
Mày mà dám xuống Hà Nội thì đừng bao giờ vác cái mặt về nhà này nữa!!
— Mẹ!!!
— Mẹ quyết rồi đấy.
Kể cả nó không nhờ vả gì mày, thì bây giờ tiền vé xe, đi đi về về cũng tốn kém biết bao nhiêu.
Rồi thì tiền ăn ở dưới đó nữa.
Nhà mình còn đang nợ đầm nợ đìa, mày có biết nghĩ cho bố mẹ không hả? Có tiền thì đưa cho mẹ trả nợ, cấm có được đi linh tinh.
Mà chắc gì bà nó đã hết ốm được ngay, nếu như cứ nằm viện mãi, mày cứ đi đi về về như thế… tiền núi cũng hết con ạ.
Thôi bỏ đi, yêu đương kiểu vậy không ổn đâu.
— Tại sao lúc nào mở miệng ra mẹ cũng chỉ nhắc đến tiền thế? Ngoài tiền ra, mẹ không nghĩ được cái gì khác à?
— Không có tiền là chếtt! Mày có hiểu không? Mày có biết mẹ mày vật lộn với cuộc sống này vất vả đến nhường nào không hả? Con cái bất hiếu, bố mẹ khổ sở nhọc nhằn đẻ ra, nuôi dạy tới từng này, lo cho công việc ổn định… Giờ kiếm được chút tiền thì chỉ nghĩ đem cho gái thôi.
Taoo mà biết mày nguu như thế, taoo bẻ cổ từ lúc màyy mới lọt lòngg rồi.
— Con không ngờ mẹ quá đáng như vậy!!
— Taoo nói rồi đấy, một là nó, hai là mẹ.
Màyy đừng để mẹ phải nói nhiều.
Không là không, nếu mày nhất định qua lại với con nhỏ đấy thì mẹ cũng không bao giờ chấp nhận nó là con dâu!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook