Chỉ Cần Gió Biết
-
4: Cậu Như Ánh Mặt Trời
Lần đầu tiên Lâm Vãn gặp Trần Tích là khi cô học tiểu học.
Trong kí ức của Lâm Vãn, khi đó là tháng 9, mùa hạ sắp đi qua, vậy mà ánh nắng buổi sáng vẫn cực kì chói chang.
Trên hành lang vừa nhỏ vừa cũ ở trường Tiểu học Chính Huy, có cô bé mặc áo sơ mi cộc tay màu hồng ngồi xổm bên ngoài phòng học, cúi đầu khóc thút thít, mái tóc đuôi ngựa rũ xuống.
“Tóc nó bù xù lắm, bọn mình đừng chơi với nó!”
“Đúng đó, cô giáo cũng không thích nó.
”
“Quần áo của nó cũng cũ nữa, động tí là rách, giống như ăn mày vậy.
”
Mấy đứa trẻ đứng cách đó không xa nói chuyện với nhau.
Lâm Vãn không nhớ mặt mũi mấy bạn đó thế nào, cô chỉ chỉ nhớ, tuy mấy bạn đó nói thầm thì khàn khàn nhưng lại rất to, đến bây giờ cô vẫn còn nhớ như in.
Từng câu từng chữ như con dao nhỏ đâm vào trái tim non nớt của cô.
Lúc ấy, Lâm Vãn vùi đầu vào khuỷu tay khóc nức nở, tiếng khóc càng lúc càng to, có khi cả trường cũng nghe thấy.
Có một bạn nam đẩy cô ra, Lâm Vãn không phòng bị, ngã sõng soài trên mặt đất, lại càng chật vật hơn.
Lâm Vãn quay đầu nhìn Trương Hổ – cậu bạn hung hăng nghịch ngợm nhất lớp, ánh mắt quật cường.
Bình thường Lâm Vãn vẫn cố nhịn, không biết cô lấy dũng cảm từ đâu ra, lấy hòn đá gần đó ném vào người cậu ta.
Cậu ta không ngờ Lâm Vãn sẽ đánh trả, viên đá đập trúng cúc áo rồi rơi xuống đất.
Trương Hổ tức giận, đang định xông lên dạy dỗ cô một trận, cậu ta giơ tay định đánh Lâm Vãn thì bỗng nhiên có người túm lại.
“Các cậu bắt nạt bạn ấy thì không tốt lắm đâu.
” Lâm Vãn đang hoảng hốt, chợt nghe thấy có giọng nói xa lạ bênh mình.
Cô do dự ngẩng đầu lên, có cậu bạn gầy gò nhưng lại rất đẹp trai đứng trước mặt cô, cậu gạt tay Trương Hổ ra, hung dữ nhìn mấy bạn vừa bắt nạt cô.
Dù sao lúc ấy cũng là trẻ con, bề ngoài thì bướng bỉnh nhưng thật ra lại rất nhát, thấy có người chống lưng cho Lâm Vãn, thế rồi cả đám tản ra.
Cậu đi tới trước mặt Lâm Vãn, ánh mắt chân thành: “Tớ có thể chơi với cậu không?”
Lâm Vãn tròn mắt nhìn cậu, đôi mắt đẫm lệ, gương mặt nhỏ nhem nhuốc, vì khóc nên trông càng thảm thương hơn.
Cô sợ mình nghe nhầm, cậu mặc áo thun màu trắng, quần bò màu xanh, vẻ mặt chờ mong nhìn cô.
Lúc ấy, ánh nắng cũng trở nên đáng yêu hơn.
“Cậu… cậu là… thiên thần à?” Cô khịt mũi, do dự hỏi.
Giọng cậu rất trẻ con lại tỏ vẻ mình như người lớn dỗ cô: “Có khi thế thật đó!”
“Cậu nói dối, cậu không có cánh.
” Cô nghẹn ngào.
Cậu sờ đầu, ngại ngùng cười với Lâm Vãn, cậu đút tay vào túi quần lấy gì đó đưa cho cô.
“Này, cho cậu đó.
”
Lâm Vãn mở tay cậu ta, viên kẹo xinh xắn nằm gọn trong tay cậu, dưới ánh nắng, vỏ kẹo màu xanh tím than đẹp như cầu vồng.
Lâm Vãn lau nước mắt, đôi mắt cong cong như trăng non, chỉ là động tác ấy càng làm mặt cô nhem nhuốc hơn, nhưng lại ảnh hưởng gì đến nụ cười trong sáng thuần khiết của cô: “Vậy từ giờ bọn mình là bạn nhé.
”
Ánh nắng màu vàng bao trùm lấy cậu, cậu cười tươi rói để lộ hàm răng đều đều nhưng lại thiếu một cái răng cửa, trông càng ngây thơ hồn nhiên.
Mấy phút sau, tiếng chuông vào học vang lên, cô La bước vào bảo lớp có bạn mới, Lâm Vãn ngẩng đầu, người đó chính là cậu bé rạng rỡ như ánh nắng vừa nãy.
*
Người ta hay bảo trẻ con ngây thơ, ngày tháng trôi qua cũng nhanh, nhưng Lâm Vãn lại thấy tuổi thơ của cô lại lâu ơi là lâu.
Lúc còn nhỏ, nhà Lâm Vãn rất nghèo, một nhà 3 người sống trong căn phòng cũ nát ở thị trấn Chính Huy.
Ba mẹ cô lấy phần mặt tiền mở cửa hàng bán đồ ăn sáng.
Tầm 7 – 8 giờ là lúc bận nhất, mà khi ấy cũng là lúc Lâm Vãn đi học.
Ba mẹ Lâm bận rộn kiếm tiền mưu sinh cho gia đình, có khi bận quá không có thời gian chăm sóc con gái.
Từ nhà cô tới trường mất tầm 20 – 30 phút, Lâm Vãn có thể tự đi được, nhưng mà đường xa, sáng sớm lại ít người, không an toàn, Lâm Chính Tân nằng nặc đòi đưa cô đi, nhưng có lúc ông không phân thân được, bận quá nên quên, thế nên cô hay đi học muộn.
Bởi vậy, Lâm Vãn đi học muộn là chuyện bình thường như cơm bữa vậy.
Lúc mới đầu, mặt mũi Lâm Vãn tèm lem, có khi tóc cũng chưa kịp chải.
Nhiều hôm vào lớp được mấy phút rồi cô mới tới, tóc tai rối bời đứng ngoài cửa lớp, quần áo cũ kĩ bạc màu, có hôm còn cài nhầm cúc, bộ dáng xoắn xuýt trông rất buồn cười.
Mỗi lần thấy cô, cô La hậm hực không vui, lườm cô một cái, nhíu mày không kiên nhẫn, bảo: “Lại đi học muộn, em cứ đứng ngoài cửa học bài đi.
”
Trong trí nhớ của Lâm Vãn, bất luận là xuân hạ thu đông, tiết đầu tiên cô đều đứng ngoài cửa lớp.
Mùa khác còn đỡ, đến mùa đông thì gian nan hơn nhiều.
Gió rét thổi qua, khuôn mặt nhỏ nhắn của Lâm Vãn cứng đờ, không biết vì các bạn chú ý tới mình hay là vì lạnh mà cả mặt lẫn tai của cô đều đỏ bừng, nước mũi tèm lem.
Lâm Vãn vô thức nắm chặt góc áo, cúi đầu đứng ngoài cửa, rõ ràng hoảng sợ tay chân luống cuống mà lại mạnh mẽ làm như chẳng có chuyện gì cả.
Chỉ cần cô khóc hoặc nịnh nọt thầy cô như những bạn khác thì sẽ không phải trải qua những chuyện thế này.
Nhưng Lâm Vãn không thế.
Ở cái tuổi ấy, bạn nào xinh xắn học giỏi sẽ được người khác thích.
Cho dù Lâm Vãn khá xinh nhưng lại hay ăn mặc lôi thôi lếch thếch, chẳng ai thích cô cả.
Đáng sợ hơn là, có khi trên đầu cô còn có chấy, khi đó rất nhiều bạn nữ sợ con này, mà không biết ai mới là người đầu tiên.
Nhưng các bạn đều nói là tại Lâm Vãn, bởi vì tóc tai cô hay bù xù không sạch sẽ, quần áo cũng cũ, không giống các bạn khác ăn mặc chỉnh chu ngăn nắp, hay có quần áo mới.
Thậm chí Lâm Vãn còn nghĩ có khi là cô thật, thế nên lúc các bạn cười nhạo cô, xa lánh cô, cô cũng không phản kháng, mỉm cười cho qua, chơi một mình.
Tuy Dương Quyên hay chú ý tới việc vệ sinh cá nhân cho Lâm Vãn, nhưng buổi sáng quá bận không thể chải đầu cho cô được, thế nên toàn là Lâm Vãn tự làm.
Ai ngờ vì chuyện này mà Lâm Vãn lại bị các bạn chê cười chỉ trích.
Không phải cô không giải thích, nhưng chẳng ai chịu nghe cô nói cả.
Trẻ con không biết gì thì thôi, ngay cả giáo viên cũng hay phạt cô, cô giáo La lúc ấy 40 tuổi, dạy môn Toán, cũng là giáo viên chủ nhiệm.
Năm ấy, thành tích học tập của Lâm Vãn không tốt, nhất là môn Toán, điểm của cô rất thấp.
Thế nên dần dần, cô quen với việc bị cô giáo đánh, bị phê bình trước mặt cả lớp.
Có rất nhiều người không nhớ chuyện hồi còn nhỏ.
Nhưng Lâm Vãn nhớ như in, tuy cô muốn quên nhưng lại không thể quên nổi, kí ức xa xăm biến thành mảnh thủy tinh, thỉnh thoảng lại xuất hiện trong giấc mơ của cô.
Nỗi đau thời thơ ấu như vết sẹo chưa lành, thỉnh thoảng còn để lộ những vết xước nhắc nhở trước đây cô từng khổ sở thế nào.
Khi đó, thứ mà cô sợ hãi không phải là không được ăn chiếc kẹo mà mình thích mà là bị xa lánh, cô lập và cười nhạo.
Cô đơn đến nỗi ngay cả một người bạn cũng không có.
Hạt giống tự ti và nhạy cảm mọc rễ, nảy mầm trong trái tim non nớt của cô.
Năm lớp 6, Trần Tích chuyển tới trường Tiểu học Chính Huy, khi đó Lâm Vãn có thể tự tới trường, thế nên cô không còn đi học muộn nữa.
Nhưng mà cô vẫn không tránh nổi số phận bị đứng phạt ngoài cửa.
Có một lần, trong giờ toán, cô không trả lời được câu hỏi cô giáo La, cô giáo phạt cô đứng ngoài cửa nghe giảng, không được đứng ở chỗ ngồi cản tầm nhìn của bạn khác.
Ngày hôm đó trời rất lạnh, hình như còn có mưa.
Cô giáo La không quan tâm, vẫn bắt cô đứng ở đó.
Mặt cô lạnh tới nỗi đông cứng lại, tay chân không cử động được, chỉ có con ngươi khẽ nhìn qua, thỉnh thoảng thở ra một hơi, hơi lạnh màu trắng phả vào không trung.
Vất vả lắm mới tới hết tiết, các bạn khác ra ngoài chơi, lúc ấy cô giáo mới cho cô vào.
Cô chắp tay lên miệng, thở cho đỡ lạnh, đột nhiên trên bàn lại có đôi tay mảnh khảnh đưa túi sưởi cho cô, Lâm Vãn kinh ngạc.
Trần Tích mỉm cười giống như ánh mặt trời soi sáng trái tim cô.
“Cho cậu mượn này.
” Giọng cậu non nớt.
Lời nói và hành động ấm áp của Trần Tích làm Lâm Vãn không thấy lạnh nữa.
Cô cảm động nhận lấy, hốc mắt hồng hồng, có rất nhiều điều muốn nói nhưng lời đến miệng lại không thốt ra được, chỉ nói một câu cộc lốc chẳng có chút mới mẻ nào: “Cảm ơn cậu.
”
Không phải Lâm Vãn không muốn thay đổi, nhưng điểm Toán của cô rất thấp, nỗ lực thế nào cũng như nhau cả.
Không phải Lâm Vãn ngốc hay là không muốn học mà là cô học lệch, giáo viên Ngữ văn coi cô là học trò cưng, còn giáo viên Toán lại không thích cô.
Trường Tiểu Học Chính Huy chỉ là ngôi trường nhỏ ở thị trấn của Lật Thành, số lượng giáo viên nhỉnh hơn một chút so với trường ở các thôn, từ lớp 1 lên lớp 6 sẽ không thay giáo viên chủ nhiệm.
Cho nên Lâm Vãn không thoát được ác mộng của cô giáo La.
Tới tiết Ngữ văn thì khác hoàn toàn, Lâm Vãn luôn được 99 hoặc 100 điểm, ở phần viết văn, giáo viên hay bắt lỗi trừ điểm học sinh nhưng Lâm Vãn thì không.
Cô giáo môn Văn hay kiêu ngạo khen cô trước lớp.
Khen cô có thiên phú, miêu tả tinh thế, biết cách dùng từ.
Khen cô có logic rõ ràng.
Khen sức tưởng tượng của cô rất phong phú, tình cảm chân thành tha thiết.
Thế nên trong tiết Văn, Lâm Vãn như được lên thiên đường, còn tới tiết Toán thì ở dưới địa ngục.
Dù tiết Văn được khen thế nào nhưng lại không thể bù đắp được những tiếng quát mắng quở trách của giáo viên trong giờ Toán.
Có một hôm, Lâm Vãn chăm chú nghe giảng, đột nhiên cô La gọi cô lên.
“Lâm Vãn, lên bảng làm câu hỏi thực tế này đi.
” Cô La cầm cây thước làm bằng trúc chỉ lên bảng đen, một tay đẩy kính gọng vàng gọi Lâm Vãn lên làm bài.
Lâm Vãn sợ nhất là mấy bài toán ứng dụng thực tế.
“Ôi… lại là mình…” Lâm Vãn thầm nói: “Biết rõ mình không học được Toán mà cứ hay gọi mình lên bảng.
”
Lâm Vãn ủ rũ lên bảng làm bài nhưng không thể nào giải ra được.
Phòng học lặng im như tờ, Lâm Vãn còn nghe thấy tiếng thở dài của cô La.
Cô La ném viên phấn vào người cô, lạnh lùng nói: “Bao giờ giải được thì mới được về chỗ.
”
Cô hoảng loạn, trán lấm tấm mồ hôi, gương mặt ửng đỏ, cô biết các bạn đều đang nhìn mình, đôi mắt bọn họ sáng như đuốc tựa như muốn thiêu sống cô.
Từ nhỏ cô đã không học được Toán, cô càng lo lắng lại càng không làm được.
“Leng keng leng keng…”
Trời cao phù hộ, mấy phút sau, tiếng chuông ra chơi vang lên như là vị cứu tinh của cô, Lâm Vãn sợ hãi nhìn vẻ mặt nghiêm túc của cô La.
“Nhìn tôi làm gì, ra chơi cũng phải làm!” Cô La tức giận đi về phía cửa, dừng lại nhìn học sinh ngồi dưới, “Nếu bạn nào nói đáp án đúng với bạn ấy thì phải trực nhật dọn vệ sinh 3 ngày!”
Dứt lời, cô giáo đi ra ngoài.
Các bạn khác cũng chạy đi.
Cũng có bạn cười nhạo cô, nhưng bị ánh mắt hung dữ của cô dọa sợ.
10 phút trôi qua, cô sốt ruột siết chặt tay lại, ngẩn ngơ nhìn biển lớp 6-5 màu đỏ trắng ngoài cửa.
Lúc cô đang vò đầu bứt tai không biết phải làm gì thì bỗng nhiên có thứ gì lành lạnh nhét vào lòng bàn tay đỏ bừng của cô.
Lâm Vãn vội vàng nắm chặt món đồ trong tay, cô vội vàng nhìn qua, chỉ thấy phòng học trống không, có bóng người gầy gò lướt qua, cậu mặc bộ đồ thể dục màu xanh da trời, nhanh chóng biến mất ở ngoài cửa lớp.
Cô vội mở ra xem, tờ giấy nhăn nhúm ghi công thức giải bài Toán mà cô đang làm.
Nó chính là sợi rơm cứu mạng cô.
Lâm Vãn vội vàng viết lời giải lên bảng, nhân lúc không ai ở trong lớp, cô lén lút đọc thuộc rồi mới cất vào trong túi.
Cô thở phào một hơi, cuối cùng cũng làm xong.
Một lát sau, chuông vào học vang lên, các bạn ngồi về vị trí của mình.
Cô La nhìn bài giải của cô, “Không có bạn nào nói đáp án cho bạn ấy chứ?”
Phía dưới rất yên tĩnh.
Không thấy ai trả lời, cô giáo quay lại nhìn Lâm Vãn.
“Em viết lại công thức em dùng lên bảng đi.
”
May mà cô học thuộc rồi, sau đó từ từ viết công thức rồi lại dè dặt nhìn cô La.
“Được rồi, về chỗ đi, làm xong sớm có phải tốt không.
” Cô La vẫy tay bảo cô về.
Lâm Vãn về chỗ, còn lén sờ tờ giấy trong túi.
Cô nhìn sang hướng 45 độ, trong lòng cảm kích không thôi, giống như lòng dạ được ánh mặt trời ấm áp chiếu vào.
Giờ ra chơi, cô xé giấy ra, dùng thước kẻ một đường, viết hai chữ ‘Cảm ơn’ ngay ngắn, còn vẽ thêm một hình ngôi sao, lúc đi ngang qua bàn Trần Tích, cô giả vờ vô tình ném tờ giấy lên bàn cậu.
Lúc đi ra tới cửa cô mới dám ngoảnh đầu lại.
Con ngươi đen láy của Trần Tích cũng đang nhìn cô, cậu mỉm cười, lời cảm ơn này không cần nói cũng được.
Lúc còn bé, cô giáo mà đã không thích thì các bạn cũng sẽ không thích theo.
Cho nên không ai bằng lòng chơi với cô, cô luôn trốn ở một góc tự chơi một mình.
Có đôi khi, cô lấy hết can đảm nhập hội cùng mấy bạn khác nhưng lại bị các bạn ghét bỏ kéo cô ra.
Nhưng Trần Tích lại khác, thấy cô chơi một mình, cậu sẽ chơi với cô.
Các bạn kia không muốn chơi với cô, cậu sẽ đứng ra đấu võ mồm mới bọn họ để cô chơi cùng.
Cậu là học trò cưng của thầy cô, mỗi lần thi đều được 100 điểm, giáo viên môn Toán và Ngữ văn đi đâu cũng khen cậu.
Lúc ấy Trần Tích còn nhỏ nhưng Lâm Vãn chắc chắn lúc lớn cậu sẽ rất đẹp trai, cực kì thu hút người khác, đôi mắt to tròn đen láy, sáng lấp lánh, gương mặt sạch sẽ đơn thuần, quần áo chỉn chu thời thượng.
Mà Lâm Vãn chỉ biết buộc tóc đuôi ngựa, quần áo giặt nhiều lần nên bạc màu đi, các bạn nữ khác trong lớp hay buộc những kiểu tóc khác nhau, còn có cả váy đẹp.
Cho nên sau này, hai chữ ‘Trần Tích’ tựa như ánh sáng của Lâm Vãn.
Nhưng ám ảnh lúc nhỏ nảy mầm trong lòng cô, từ từ lớn lên trở thành cây đại thụ to lớn, rắc rối khó gỡ.
Thế nên mấy năm sau gặp lại Trần Tích, thậm chí cô cảm thấy mình không xứng với cậu.
.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook