Châu Chấu Đỏ
Chương 5

Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!

Ban ngày ông Tứ phát hiện châu chấu chui lên từ đất thì đến đêm, ông đã bắt được nhân tình của bà Tứ. Đó là gã thợ hàn nồi ở thôn Lưu Sa Khẩu Lý Đại Nguyên. Kết quả ngoài sức mong đợi khiến ông Tứ vừa phấn khởi vừa phẫn nộ. Cho dù đã có sắp đặt kế hoạch từ trước và chỉ nằm chờ đến lúc buông mẻ lưới cuối cùng, nhưng khi trông thấy bà Tứ cùng với gã trai trẻ khỏe mạnh Lý Đại Nguyên đang ngồi dưới đất, bên cạnh giường, lõa lồ và run rẩy thì trong người ông Tứ như có một ngọn lửa đang bừng cháy dữ dội, căm giận và khinh bỉ. Ông đang xách một chiếc chạc ba cây hòe xông thẳng vào nhà, đầu mút của thiếc chạc ba được vót rất nhọn. Đây đúng là một thứ vũ khí chính hiệu, ngày xưa gọi là “lang tiễn”, là khắc tinh của kỵ binh.

Tất cả đều không vượt qua đôi mắt tinh tường của ông Tứ. Khi mùa xuân vừa mới bắt đầu, gã thợ hàn nồi vừa đi vừa hát nghêu ngao mời gọi những ai có nồi niêu xoong chảo bị vỡ đem hàn thì trong lòng ông Tứ đã dự cảm được một điều gì đó. Sau đó, ông quan sát thấy nồi niêu soong chảo trong nhà thi nhau vỡ và mỗi lần nghe tiếng rao của gã thợ hàn thì bà Tứ có vẻ bồn chồn, mặt đỏ lên càng khiến ông Tứ tin chắc những dự cảm của mình là đúng, công việc còn lại là chờ thời cơ và sắp đặt kế hoạch để tóm gian phu dâm phụ thôi.

Ông Tứ đã từng nói rằng, ngay sau đêm tân hôn, ông đã không còn mặn mà với bà Tứ nữa, bởi miệng bà Tứ luôn luôn phả ra một thứ mùi mà ông gọi là mùi đồng đã bị rỉ sét. Ông đã từng khuyên bà Tứ là, hãy làm giống như tất cả những người đàn bà khác khi về làm dâu gia tộc này là phải nhai rễ cỏ tranh, và bà Tứ đã cự tuyệt chuyện này. Mẹ tôi đã bắt chước được giọng nói cũng như cách nói năng của bà Tứ và thông qua mẹ, tôi hình dung ra bà Tứ là một con người rất mạnh mẽ, thân thể cao lớn, tiếng nói ồ ồ như đàn ông. Bà Tứ có nước ra rất trắng, bộ ngực rất to, nếu chiếu theo tiêu chuẩn hiện tại thì có thể được xem là một mỹ nhân. Nhưng khổ nỗi, ông Tứ không hề yêu bà. Mẹ kể rằng, mỗi lần ông Tứ khuyên bà nhai rễ tranh để trị chứng hôi miệng thì bà lại nổi xung lên mà chửi: Đồ con lừa! Ông muốn biến bà đây thành con lừanhư ông sao?

Ông Tứ nói, khi ngửi thấy mùi đồng rỉ toát ra từ miệng của bà Tứ thì ông không còn có một chút hứng thú gì để làm chuyện vợ chồng với bà nữa. Do vậy mà ông chưa hề thích bà Tứ bao giờ cả. Người vợ góa của ông Ngũ là bà Ngũ đã thẳng thừng vạch tội ông Tứ là đặt điều cho vợ. Bà nói: Anh Tứ à, đừng có nói những lời mất tình mất nghĩa như vậy. Tôi còn nhớ thời gian đầu anh thành thân với chị Tứ, ngủ trưa mà hai người vẫn ôm nhau cơ mà, ngày nóng cũng như ngày lạnh, hai người cứ ôm nhau, mồ hôi chảy ròng ròng mà có thấy nóng gì đâu, anh cũng chẳng chê miệng chị Tứ có mùi hôi nào đâu. Anh chỉ chết mê chết mệt con tiểu yêu tinh mặc váy đỏ ở Lưu Sa Khẩu mới ghẻ lạnh với chị Tứ thôi. Anh em các người đều là một giuộc cả thôi! Chúng tôi không có gan tìm lấy một người đàn ông khác cho mình, chúng tôi sống quá thành thực để cho các anh coi thường!

Ông Tứ thường nói với bà Ngũ khi bà vạch tội ông:

Em dâu à, cô đừng có gắp lứa bỏ tay người nữa!

- Thế nào là gắp lửa bỏ tay người? – Bà Ngũ lớn tiếng -Cánh đàn ông thối tha của các anh cứ vác con c. đi khắp làng, hôm nay thì đi chim chuột với con gái nhà lành ở thôn đông, ngày mai lại đi tìm đàn bà góa ở thôn đoài, có đếm xỉa gì đến mấy mụ vợ già ở nhà đâu. Ruồi muỗi bọ chét cũng cần được làm tình, huống hồ chị Tứ lại là một người đàn bà khỏe mạnh xinh đẹp. Anh Tứ, anh quả thật là đồ chẳng ra gì!

Những buổi tối uống trà thu đông, những đêm hóng mát xuân hè, những lời chì chiết của bà Ngũ đối với ông Tứ được xem là tiết mục hấp dẫn nhất, sinh động nhất, những kẻ hậu bối như chúng tôi xem đó là những chuyện vui nên há mồm cười sặc sụa, cười xong thì mặc sức mà tưởng tượng.Vừa phải đối phó với nạn châu chấu vừa phải giải quyết những chuyện yêu đương ghen tuông, quả thật đó là một năm đầy ắp sinh lực khiến những năm sau đó người ta còn phải nhớ mãi.

Tinh thần bị kích động cao độ sau khi chứng kiến châu chấu trồi lên khỏi mặt đất, trên đường về nhà, ông Tứ thấy không gian bao quanh mình có điều gì đó rất thần bí. Khi cưỡi con lừa lấm lem bụi đường đi vào con ngõ dẫn về nhà thì ông nghe gã thợ hàn đang cao giọng rao như hát: Hàn nồi hàn niêu hàn soong hàn chảo hàn tất tần tật đây! Tiếng rao lanh lảnh như tiếng hát ấy như một ngọn lửa xông thẳng vào thần trí ông, đưa ông thoát khỏi thế giới tà ma quỷ thần mê loạn vàquay về với thực tại. Ông cảm thấy mỏi mệt vô cùng. Gã thợ hàn đang bồi hồi đi lại trước nhà ông. Mặt trời nóng gay gắt, mùa hè đến một cách đột ngột quá, cây liễu đầu ngõ đứng ủ rũ, những ấu trùng của đủ các loài côn trùng bám đầy trên lớp vỏ cây màu đỏ sậm, giống hệt những con châu chấu vừa mới chui lên khỏi mặt đất. Gã thợ hàn đang quảy đôi quang gánh trong đó có chất đầy những nồi niêu lưng tưng lộn xộn đang đi lại bồi hồi dưới bóng râm cây liễu, khuôn ngực phanh trần ra để lộ mảng da đỏ hồng. Trông thấy ông Tứ cười lừa quay về, gã lặng người trong giây lâu rồi lẳng lặng quảy quang gánh líu ríu bỏ đi, tiếp tục rao những lời cao vút nhưng đơn điệu. Từ trong lời rao của gã, ông Tứ không tìm ra được một chút thiếu tự tin hay chột dạ nào. Ông cảm thấy phẫn nộ vì bị một thằng oắt con sỉ nhục.

Ông Tứ buộc con lừa mệt mỏi vào gốc liễu. Nó há mõm gặm vỏ cây. Hàm răng rất trắng của nó kiên trì gặm vào thân cây mà không biết nó đã gặm đến bao nhiêu lần rồi, hình như nó đang phải thực hiện nhiệm vụ phải gặm vỏ cây mà ông Tứ giao phó cho nó.

Bà Tứ đang cầm một chiếc bát bị vỡ làm đôi đi ra đúng vào lúc ông Tứ đang chuẩn bị bước chân vào cửa. Một tiếng rít qua kẽ răng xuất phát từ miệng ông Tứ. Bằng đôi mắt tức tối đến độ thâm độc, ông nhìn thẳng vào bà Tứ thăm dò.

Mặt bà Tứ vốn rất đỏ, bây giờ lại trắng bệch, y phục rất chỉnh tề sạch sẽ, đầu tóc được bôi dầu nên sáng lấp lánh. Bàn tay cầm hai mảnh bát vỡ run run, có vẻ như đang lo lắng điều gì.

Lại vỡ một chiếc bát nữa à? – Giọng ông Tứ lạnh căm căm.

Mèo chạy làm rơi! – Giọng bà Tứ có vẻ tiếc nuối.

Ông Tứ bước vào nhà, trông thấy con mèo cái có chửa đang nằm cuộn người ngủ ngon lành trên bếp lò. Gã thợ hàn đang đi trên con đê ngay phía sau lưng nhà, tiếng hát của gã ùa vào trong nhà từ những chiếc cửa ở phía sau.

Ông Tứ đưa tay sờ con mèo. Nó mở mắt, kêu mấy tiếng lười biếng.

- Ăn cơm thôi, ăn cơm thôi! – ông Tứ nói.

- Châu chấu đã sinh đầy trên đồng rồi. – Khi ăn cơm ông Tứ nói.

- Đêm nay tôi sẽ đến ngủ ở hiệu bán thuốc. Ở đó chuột nhiều quá chúng đã cắn nát hết mấy bó thuốc rồi – Khi ăn cơm xong, ông Tứ vừa ngậm tăm vừa làu bàu.

Chỉ có ông Tứ nói. Bà Tứ từ đầu đến cuối chỉ im lặng, cười một cách lạnh lẽo, vô vị.

Suốt cả buổi chiều, ông Tứ ngồi lặng trong hiệu thuốc. Ngồi sau chiếc quầy nhưng ông vẫn có thể quan sát được tất cả những ai đi lại trên đường. Tin tức về châu chấu xuất hiện trên đồng đã nhanh chóng đến tai mọi người, từng đoàn từng đoàn người vội vã chạy ra đồng, từng đoàn từng đoàn người vội vã chạy từ ngoài đồng về. Đến chiều tối, khi ánh hoàng hôn đỏ rực đang hòa quyện với bụi đỏ ngoài đường thì có mấy người mặc quần áo màu xám xuất hiện trên đường. Họ ùa vào hiệu thuốc nhỏ bé, bằng những đôi mắt của quan tòa, họ nhìn thẳng vào mặt ông Tứ. Ông Tứ cũng nhìn họ một cách thờ ơ. Bởi tiếng rao của gã thợ hàn đang choán hết tâm trí nên ông nhìn bất kỳ vật gì cũng chỉ thấy lúc nhúc những châu chấu.

- Ông Tứ, làm sao bây giờ?

- Ông Tứ, ông nghĩ cách gì đi, nhanh lên!

Ông Tứ buộc lòng phải dẹp kế hoạch hành động đêm nay sang một bên. Ông nhìn những người đồng tộc đồng thờicũng là đồng làng.

- Các ông đều trông thấy thần trùng cả rồi phải không?

- Chúng tôi đều đã trông thấy châu chấu?

Không phải châu chấu mà là thần trùng!

- Thần trùng! Thần trùng! Thần trùng!

Đêm ấy, ta nằm mơ… – Ông Tứ lấy một nhúm rễ cỏ tranh bỏ vào miệng nhai, đôi mắt hướng về những đám bụi đang bay trong gió trên đường, hình như ông đang cố gắng nhớ lại những gì mà ông đã thấy trong mơ.

Ông Tứ kể rằng, trong giấc mơ ông đang cưỡi con lừa đi trên con đường lát đá xanh trước nha môn. Vó lừa đạp xuống mặt đường, những âm thanh cồm cộp khô giòn vang lên. Một chú ngựa non màu đỏ rực đang ngẩng đầu tiến về phía ông, không hề có yên cương, một ông lão mắt to râu đỏ đang ngồi trên lưng nó. Vó ngựa dẫm lên mặt đường đá xanh cũng phát ra những tiếng lộc cộc khô giòn. Khi lừa và ngựa đấu mặt nhau, cả hai đều tự động dừng vó. Ông Tứ trừng mắt nhìn ông già ngồi trên lưng ngựa, ông già trên lưng ngựa cũng đang trừng mắt nhìn người trên lưng con lừa. Ông Tứ kể rằng, ông già ấy hỏi ông có phải là người vùng Đông Bắc Cao Mật, ông Tứ đáp: đúng. Ông già nói, ta có hàng ức hàng vạn con cháu được sinh ra trên mảnh đất ấy, định ăn hết tất cả, ngay cả cỏ tranh cũng không chừa lại một cọng nào. Thủ lĩnh của gia tộc ăn cỏ tranh lại gặp thủ lĩnh của một gia tộc cũng ăn cỏ tranh khiến trong lòng ông Tứ có một chút kinh ngạc và bất an. Ông Tứ nói, ông bảo con cháu ông ăn hết, kể cả cỏ tranh cũng không chừa cọng nào, thế thì con cháu của gia tộc chúng tôi làm sao sống được? Ông ấy bảo ông Tứ hãy về xây dựng miếu đường đi. Ông Tứ hỏi xây dựng miếu nào, ông lão ấy bảo xây dựng miếu Ba Lạp, ông Tứ hỏi miếu ấy thờ thần nào, ông lão ấy rất nhanh nhẹn nhảy xuống ngựa. Có ông lão nào đâu? Ông Tứ nói, ông chỉ trông thấy trên nền đá xanh là một con châu chấu màu đỏ to bằng một con cừu. Đôi mắt nó to như hai quả dưa, cái mồm to bằng mồm ngựa có hai chiếc răng nanh màu lục to tướng, hai chân sau có bốn hàng răng nhọn sắc như răng chó. Toàn thân nó được phủ trong bộ giáp cứng. Ông Tứ kể, ông vội vàng lăn xuống khỏi lưng lừa, quỳ xuống đất sụp lạy. Vua châu chấu nhảy một cái, hai cánh vang lên, một luồng ánh sáng màu đỏ bay vút lên trời và bay thẳng về hướng Đông Bắc Cao Mật. Còn con ngựa thì dựng bờm lên và men theo con đường lát đá xanh chạy thẳng về phía đông, tiếng vó ngựa lộp cộp xa dần, xa dần…

Nghe xong giấc mơ của ông Tứ, tất cả những người ngồi chung quanh đều lặng người, im thin thít. Con châu chấu đáng sợ đáng ghét màu đỏ như lửa ấy hình như đang đứng ở bất kỳ trên đường làng, cũng có thể đang đứng bất kỳ trong sân nhà ai đó để giám thị những hành tung của mỗi người.

- Nếu không xây miếu đường… – Ông Tứ lẩm bẩm, lời ông đầy những ẩn ý sâu xa – Nếu không xây miếu đường, vua châu chấu sẽ thống lĩnh triệu triệu tinh binh của mình tàn phá hết, ngay cả một cọng cỏ tranh cũng không còn. Đến lúc ấy màu xanh sẽ biến mất, khắp nơi đất đen nhiễm phèn sẽ lộ ra, ngay cả lau lách trên đầm lầy, cỏ dưới nước cũng không còn lấy một cọng, đầm lầy màu đỏ chỉ còn trơ lại những bùn… Đến lúc ấy bò dê đều chết hết, những loài thú như chồn thỏ sống trong lau lách sẽ chạy trốn khỏi đầm lầy, nửa đêm canh ba sẽ kêu khắp các ngả làng, trong vườn, trong sân mọi người…

- Ông Tứ, tất cả là do ông quyết định?

Ông Tứ trầm ngâm giây lâu, nói:

- Mọi người tin ở tôi, tôi còn lời nào để nói nữa. Góp tiền xây miếu thôi. Cứ theo đầu người, mỗi người một đồng Đại Dương.

Trong quá trình thu tiền và mua vật tư đề xây ngôi miếu Ba Lạp, suy cho cùng ông Tứ có biển lận một số tiền như người ta đồn đại hay không? Tôi muốn tìm một cơ hội thuận lợi để hỏi ông Tứ một cách chân thành cởi mở rằng chuyện đó thực hư như thế nào. Tôi dự cảm rằng, thời cơ ấy đang chuẩn bị đến. Năm mươi năm đã qua, dịch châu chấu lại đang tái diễn ở Đông Bắc Cao Mật, ông Tứ bốn mươi tuổi lúc ấy bây giờ đã chín mươi, cho dù ngày nào cũng nhai cỏ tranh nhưng răng ông cũng đã rụng mất khá nhiều.

Tiễn mọi người đi xong, ông Tứ lấy từ trong hộc tủ thuốc ra một chiếc rìu thật sắc, nhấc một chiếc ghế cao đặt dưới cây hòe cổ thụ. Trên trời sao sáng lung linh, chen chúc nhau khiến ông nghĩ đến những đống châu chấu. Khi đứng trên chiếc ghế cao, ông cảm thấy sao trên trời trở nên gần với mình hơn. Ánh sao sáng đến độ ông có thể nhìn thấy những hoa và quả của những loài dây leo trên cành hòe. Quả của chúng đã bắt đầu chín, những bông hoa màu trắng màu vàng có thể phân biệt được to bằng đồng xu. Đương nhiên ông Tứ cũng ngửi thấy mùi hương dìu dịu từ những đóa hoa ấy tiết ra. Ông Tứ chọn một cành thật đẹp, vung rìu lên chặt đứt.

Chọn loại vũ khí nào để đi bắt gian phu dâm phụ là vấn đề mà ông đã suy nghĩ suốt cả buổi chiều. Chọn cành cây hòe có nhiều nhánh chính là thể hiện tư tưởng cũng như sự thông minh hơn người đáng sợ của ông Tứ. Nó sẽ cho gã thợ hàn Lý Đại Nguyên kia nếm mùi đau khổ như thế nào khi muốn chạy trốn.

Cầm chắc vũ khí trong tay, bỏ chiếc hộp diêm đầu trắng rất quý giá bình thường ông ít khi dùng đến vào túi áo, ông Tứ nhanh nhẹn rời khỏi hiệu thuốc. Ông vượt qua con hẻm tối tăm, ngồi phục trong lùm dây tử đằng leo trên đầu tường. Lùm dây tử đằng chằng chịt sum suê, cộng với tiếng kêu của mười mấy con chim cuốc ẩn tàng trong đó khiến những hành vi của ông trở nên bí mật hơn. Bộ phận cài then của cánh cửa lớn nhà ông rất đơn giản, chỉ cần một nhánh sắt uốn thành hình lưỡi câu luồn qua khe hở là đã có thể kéo được chốt cứa, quan trọng là phải cẩn thận để khỏi phát ra tiếng động lớn là được, còn âm thanh nhè nhẹ của tiếng chốt cửa bật ra chỉ có những con chuột mới có thể nghe thấy. Đề phòng hờ tiếng chốt cửa kêu quá to, từ buổi trưa ông Tứ đã bôi vào chốt một ít dầu nhớt nên chiếc cửa lớn đã được mở ra mà không gây nên tiếng động nào. Hai tay ông Tứ cầm thật chắc cành cây có mấy cành chĩa ra đã được vót nhọn, lấy chân đẩy nhẹ cánh cửa và bước vào gian nhà giữa dùng để thờ và tiếp khách. Ông bước nhẹ về phía phòng ngủ, dùng chân đẩy nhẹ cánh cứa, ngay lập tức nó đã mở toang ra. Từ trong phòng, bà Tứ phát ra những tiếng kêu không rõ ràng vì đang chìm trong giấc mộng xuân tình bị những tiếng động nhỏ làm cho tỉnh giấc. Lúc này, ông Tứ ngừng thở, hai tay cầm lăm lăm cành cây đưa thẳng vềphía cánh cửa đã mở, đôi mắt phát ra những tia sáng xanh lè trông chằng khác mắt mèo vì cơn giận đã lên đến cực điểm. Trong đêm hôm ấy, trong bóng tối ông Tứ có thể trông thấy một cách rõ ràng những gì diễn ra trước mắt ông.

Trước khi bước qua cửa lớn, để tránh việc rút dây động rừng, cắt cỏ động rắn, ông Tứ đã thám thính thật kỹ càng. Ông đã trông thấy những dụng cụ nồi niêu cũng như chiếc đòn gánh của gã thợ hàn để bên cạnh nhà xí. Lúc ấy sự phẫn nộ đã khiến toàn thân ông run lên không ngừng. Ông cắn chặt môi và bằng những bước chân run rẩy, ông lê dần đến cửa sổ, quan sát và nghe ngóng thật kỹ những gì đang diễn ra bên trong phòng. Cả hai đang ngủ rất ngon, tiếng ngáy như cưa gỗ (ông Tứ đã từng nói là bà Tứ ngáy rất to và rất khó chịu khiến ông không thể ngon giấc, đây là một trong những nguyên nhân khiến ông không thích bà) vang đến tai ông. Suýt chút nữa thì ông đã ho lên, may mà kịp nén lại. Tiếp theo là ông dùng chân đá cánh cửa nhà, hai tay nắm chặt cành cây hòe trong tư thế của một người thợ săn đang chuẩnbị bắt con mồi.

Cho dù gã thợ hàn vốn là tay lòng lang dạ sói, gan hổ sức báo nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt ấy cũng không thể giữ được sự điềm tĩnh. Gã vơ vội quần áo và run rẩy bò xuống khỏi giường định chạy vào nhà trong. Ông Tứ nheo mắt nhắm rồi đâm mạnh cành cây có mấy đầu nhọn vào giữa mặt gã. Người đâm kẻ tránh, một người lửa giận ngút trời, một kẻ như chó bị dồn đến chân tường, cả hai đều cố hết sức bình sinh và cành cây hòe được chọn làm vũ khí đã phát huy hết uy lực của mình.

Ông Tứ cảm thấy những chiếc đầu vót nhọn của cánh cây hòe đã đâm trúng mặt của gã thợ hàn và tiếp theo đó là tiếng rú thê thảm của gã. Gã bật người ngã ra phía sau, một thiếc mông rơi bịch xuống mép giương. Thừa cơ hội ấy, ông Tứ móc bao diêm bật lên một que rồi châm vào ngọn đèn dầu để trên bậu cửa. Ông cười một cách ác độc, tiếp tục giơ cành cây lên. Ánh đèn sáng trưng, mặt gã thợ hàn bầy nhầy máu, một mắt đã bị chọc trúng, nước đen nước trắng thi nhau trào từ trong hốc mắt ra.

Trong lòng ông Tứ đã cảm thấy chán nản, hai vai ông đã cảm thấy mỏi mệt nhưng ông vẫn giơ cành cây tiếp tục đâm thẳng vào ngực gã thợ hàn. Gã không hề có chút phản kháng nào, điệu bộ như xấu hổ đưa hai tay ôm lấy mặt. Máu tươi chảy qua những kẽ ngón tay gã, chảy lên mu bàn tay, chảy xuống cùi tay và dừng lại ở chỗ hai bờ vai và từ đó nhỏ thành từng giọt xuống đất. Khi cành cây của ông Tứ thúc mạnh vào giữa ngực, chỉ có những chỗ thịt da bị cành cây chọc đúng mới rung lên, đầu tay và các bộ phận khác của gã hoàn toàn không có phản ứng gì. Ông Tứ đã bị thái độ cam chịu của gã thợ hàn đánh bại, hai cánh tay cầm cành cây của ông từ từ mềm oặt đi.

Bà Tứ cất tiếng khóc, nước mắt chảy ròng ròng trên mặt.

Nỗi căm giận của ông Tứ tưởng như đã mất bỗng nhiên bị tiếng khóc ấy làm cho sục sôi trở lại. Ông nhấc cành cây lên đâm thẳng vào ngực bà. Bà Tứ cũng đang úp mặt vào trong hai bàn tay, rất giống với gã thợ hàn là không sợ nỗi đau đớn khi đầu cành cây đâm vào da thịt. Ông Tứ nhìn theo đầu cành cây trên đó vẫn còn có mấy chiếc lá non, sắp sửa đâm thắng xuyên qua bộ ngực trắng nõn mềm mại của bà Tứ, bỗng nhiên tay ông Tứ như gặp phải một cú đánh rất mạnh, đòn đâm không còn chút sức lực nữa và đầu cành cây gục xuống, nằm im trên giường một lát rồi rơi đánh cạch xuống đất. Ông Tứ cảm thấy tinh thần và sức lực của mình đã hoàn toàn suy kiệt, những cơn run không thể kềm nén nổi lên trong lòng, một cảm giác tội lỗi choán ngợp trong trí óc ông. Đột nhiên ông nghĩ đến chuyện, nếu đem một con chó cái đang trong thời kỳ động tình đặt bên cạnh một con chó đực cường tráng, chuyện tất nhiên sẽ xảy ra là chúng sẽ tiến hành giao phối với nhau. Nhìn gương mặt bị đâm nát của gã thợ hàn, ông Tứ cảm thấy có một chút hổ thẹn trong lòng. Ông thối lui một bước, đặt mông ngồi trên ngạch cửa, nói:

- Anh đi đi!

Gã thợ hàn vẫn ngang ngạnh trong tư thế cố hữu, hình như gã không hề nghe thấy lời nói của ông Tứ. Ông Tứ đứng dậy, đến bên giường cúi người nhặt đôi giày của gã thợ hàn lên, nói với bà Tứ:

- Đồ dâm tặc, đừng có gào nữa. Mang giày vào cho nó rồi bảo nó đi đi

Ông Tứ đi ra khỏi nhà, bước ra sân, từng bước một rất nặng nề lê đôi chân trên con hẻm hẹp và vắng. Những đóa hoa của dây đậu leo trên đầu tường trắng nhờ nhờ, tiếng kêu của chim cuốc văng vẳng, bầu trời đầy sao đang kinh sợ nheo nheo đôi mắt nhấp nháy nhìn những gì đang diễn ra dưới trần gian.

Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương