Chấp Niệm - Dạ Mạn
-
Chương 80: Ngoại truyện 7
Ở thế kỷ trước, khi luật kế hoạch hóa gia đình bắt đầu được chấp hành, rất nhiều gia đình đã nghĩ đủ biện pháp để sinh được con trai. Ở phía đông thành phố D, nơi có một thị trấn nhỏ nằm tại chân núi.
Người dân nơi đây đều theo tư tưởng trọng nam khinh nữ, cho nên gần như nhà nhà đều mong sinh được một đứa con trai. Trong thị trấn đó có một gia đình họ Phương.
Khi Phương gia sinh được một đứa con đầu lòng, cả gia đình đều đang vô cùng mong ngóng lập tức trở nên oán hận. Đứa bé này mang tên Phương Hủ Hủ.
Lúc vẫn còn đang mang thai đứa bé, mọi người trong trấn đều nói rằng thai nhi là con trai. Cha Phương nghe vậy cũng tin, cho nên vật chất đồ dùng rất phong phú chất lượng. Bởi vì sắp sinh được con trai, ông Phương luôn cố gắng để cho vợ con mình được hưởng đãi ngộ cao nhất.
Nhưng người xưa có câu, hy vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn.
Lúc này, y tá đang báo cáo, “Giường số 18, con gái, 8 cân 6 lạng.”
Ông Phương nghe đến ngây ngẩn cả người, không dám tin hét lên, “Cô có nhầm không vậy, con tôi là con trai, làm sao lại biến thành con gái rồi!”
Cô y tá nghe vậy cũng không thèm để tâm.
Bà Phương đã ngủ thiếp đi vì mệt mỏi. Cho dù vậy, trước lúc nhắm mắt bà đã nhận ra rằng đứa trẻ là một đứa con gái, nhưng bà cũng không có cách nào.
Sau khi tỉnh lại, ông Phương ngồi ở bên cạnh giường, trầm mặc không nói một câu.
Trong lòng bà Phương cũng không vui vẻ gì, nhưng cũng không dám nói nhiều. Bà nội ôm cháu gái nhỏ đi đến để bú sữa mẹ. Cũng một phần vì thời gian mang thai được chăm sóc tốt, cho nên bé cũng ngoan, ăn ngon lành.
“Cháu bé khỏe mạnh kháu khỉnh thật. Thiết Thụ (ông Phương), con đặt một cái tên khác cho con bé đi, những cái tên lúc trước nghĩ ra bây giờ cũng không dùng được nữa rồi.”
Ông không mặn không nhạt liếc về phía đứa bé, một chút vui vẻ trong lòng cũng không có nổi. Con mình bỗng nhiên thành con gái, cả tinh thần ông đều rối loạn lên rồi, “Cũng chỉ là một đứa con gái, tùy tiện đặt một tên đi. Cây hoa đào trước cửa cũng không tệ, nếu không thì gọi là Đào Hoa đi.”
Bà Phương níu chăn, nhìn con gái bé bỏng, viền mắt bỗng đỏ lên, bà biết chắc là tương lai đứa bé này sẽ không được thuận lợi rồi.
Nhưng may là đến cùng, đứa bé không phải là Đào Hoa mà bà hỏi cô em chồng là giáo viên đặt cho con bé một cái tên khác.
Vào một đêm trăng rằm, Phương Hủ Hủ được bà nội tổ chức cho một bữa tiệc đầy tháng. Khách khứa không nhiều lắm nhưng họ hàng hai bên cũng coi như đầy đủ.
Cô em chồng lúc ấy vẫn chỉ là một cô gái hai mươi tuổi. Nhìn thấy Phương Hủ Hủ liền yêu thích không rời. Cánh tay mập mạp của con bé vung vẩy, đáng yêu cực kì. Cô hỏi, “Chị dâu, tên bảo bảo là gì?”
Bà Phương thoáng im lặng một lúc, nhỏ giọng nói, “Anh em bảo gọi nó là Đào Hoa.”
Cô bỗng giật mình, “Sao anh Thiết Thụ lại đặt cho con gái mình tên là Đào Hoa, sao có thể lấy cái tên tục như vậy?”
Ông Phương cười ha ha, “Cũng chỉ là một cái tên mà thôi, tùy tiện gọi cũng được rồi.”
Bà Phương nghĩ nghĩ rồi nói, “Chị bảo, em đọc sách nhiều như thế, hay là đặt cho con bé một cái tên khác đi.”
Cô em chồng cũng không từ chối, “Em thấy cháu gái rất khả ái, cũng rất hiếu động. Anh chị thấy Hủ Hủ thế nào?”
Bà Phương thầm nghĩ, con gái mình không có tên gì quá màu mè thô tục là được. Cho nên nghe xong liền gật đầu tán thành. Lại nhìn qua chồng, người nghĩ rằng lấy tên qua loa là được, nay có người nghĩ hộ cho, ông cũng thấy không có vấn đề gì, “Thế thì lấy tên đó đi. Em gái, em viết tên ấy xuống để hôm nào anh đi làm hộ khẩu cho con bé. Thế thôi hai người nói chuyện đi, anh sang bên kia một chút.”
Ông vừa đi, bà Phương liền xụ mặt.
Cô em chồng thấy vậy, nói, “Chị dâu, Hủ Hủ đáng yêu như thế, tương lai rồi cũng sẽ tốt thôi.” Cô an ủi.
“Ừ, chị cũng chỉ có thể khẩn cầu cho con bé thôi.” Sinh ra đã được một tháng, cha nó cũng không thèm ôm nó một cái, về sau còn có thể trông chờ vào gì đây. Bà hít sâu một hơi, nuốt nước mắt vào trong lòng.
Nửa năm sau, bà lại mang thai một lần nữa, Phương Hủ Hủ bị đưa đến nhà cậu. Từ đó, cũng không còn mấy người để ý đến thời gian đón cô về nữa.
Mười tháng sau, bà Phương lại một lần nữa sinh ra một đứa con gái. Ông Phương tức giận đến mức đồ đạc trong nhà đều lôi ra đập phá. Con gái thứ hai sau khi sinh ra ông cũng mặc kệ. Cũng may vì bà kiên trì cho nên mới giữ được đứa bé này lại để nuôi bên mình mà Phương Hủ Hủ thì vẫn sống cùng với nhà cậu. Hàng năm bà Phương đều gửi cho anh trai mình một khoản tiền. Khá may mắn là thời gian đó, Phương Hủ Hủ sống ở nhà cậu cũng không tệ.
Phương Hủ Hủ từ nhỏ đã không có nhiều ấn tượng về cha mẹ mình, một năm gặp họ vài lần, cũng chẳng biết nên nói gì với nhau.
Cuối cùng Phương Hủ Hủ cũng đến lúc phải về nhà với cha mẹ, vào năm bảy tuổi, là năm cô bắt đầu đi học. Cậu và mợ ở nhà cãi nhau một trận khá to, “Chẳng lẽ họ định để chúng ta nuôi con bé cả đời? Cha mẹ nó vẫn còn sờ sờ ra đấy, nếu ông định để Hủ Hủ ở lại, tôi mang con tôi đi!” Đây cũng là lần đầu cô nhận ra rằng, không hề có ai muốn cô cả.
Ông Phương bất đắc dĩ phải đưa con gái về nhà. Trước khi đi, chỉ có cậu cô kéo tay lặng lẽ nói với cô rằng, “Hủ Hủ, bánh quy này cho con. Nếu không có gì ăn thì ăn tạm.”
Phương Hủ Hủ quay về căn nhà kia cũng không đến mức không có cơm ăn. Nhưng cũng không đến mức sống khá giả.
Ông bà Phương vốn là công nhân viên mua bán trên thị trấn. Nhưng bởi vì mang thai hai lần, bà Phương bị hạ cấp. Không mấy năm sau, nguồn cung ứng cũng giải tán, Ông Phương đành phải mở một tiệm bán quần áo bên đường, buôn bán cũng không tồi. Còn cô sau khi về, liền phát hiện trong nhà có thêm em gái cùng rất nhiều váy đẹp.
Về nhà đã được một tháng, rốt cuộc cô cũng được đi học. Mà đây cũng trở thành niềm vui duy nhất của cô, lại có thể nhìn thấy anh họ Trầm Thu Thực.
Trầm Thu Thực thỉnh thoảng sau khi tan học sẽ qua tìm cô, đưa cho cô một ít đồ ăn, “Hủ Hủ, ở nhà có tốt không?” Mùa hè này, anh về nhà bà ngoại cho nên cũng phải hơn một tháng không được gặp nhau rồi.
Phương Hủ Hủ im lặng một lúc, rồi mới nói nhỏ, “Em không thích ở đó.”
Thẩm Thu Thực xoa đầu cô, “Nghe lời.”
Cô cũng không nói gì thêm, nhưng trong lòng cô muốn nói rằng, mình muốn quay về. Nhưng cô sợ mình không có đủ dũng khí, bởi cô biết mợ sẽ không cho phép.
Kỳ thi đầu tiên, Phương Hủ Hủ thất bại, được có 48 điểm. Cô nơm nớp lo sợ về nhà, nhìn Phương Thiết Thụ như chuột nhìn thấy mèo, đầu rụt hết cả lại đi về phòng.
Lúc này Phương Thiết Thụ ngồi trên ghế đẩu, chân vắt trên ghế. Trên bàn còn bày rượu trắng và hoa sinh gạo.
“Ra đây, Đồng Đồng bảo hôm nay có kỳ thi, con bé đạt 98 điểm, con được bao nhiêu?” Phương Thiết Thụ uống một ngụm rượu, nói.
Phương Hủ Hủ cúi đầu, buồn bực mở miệng, “Con làm bài không được tốt lắm.”
“Cái gì?” Phương Thiết Thụ nặng nề đặt chén rượu xuống mặt bàn, “Tới đây!”
Phương Hủ Hủ sợ hãi bước đến, mỗi bước đều nhỏ xíu như kiến.
Ông giật cặp sách của cô xuống, “Bài thi đâu?” Mở ra, tìm thấy bài thi bị Phương Hủ Hủ gấp nhỏ lại bằng bàn tay, “Có phải cái này không?” Rồi chậm rãi mở ra.
“48?!!” Phương Thiết Thụ nhìn số điểm đỏ tươi trên mặt giấy, lớn tiếng, “Bài thi mày làm được có 48 điểm? 48! Mày rủa tao chết sớm một chút có phải không?”
Phương Hủ Hủ cúi gằm mặt, “Không ạ.”
Phương Thiết Thụ tức giận, dùng tay túm tóc cô giật giật, “Sao mày lại đần như vậy? Tao bị mù cho nên lúc đó mới cho mày ăn nhiều thứ tốt như thế!”
Phương Hủ Hủ cắn chặt môi không dám nói lời nào, trên đầu truyền đến cảm giác ong ong choáng váng.
Phương Thiết Thụ bị rượu làm cho mờ mắt, càng nói càng hăng, “Tao nuôi mày để làm gì cơ chứ?” Rồi cầm lấy cây gậy bên tường đem tới định đánh Phương Hủ Hủ.
Cô nhìn thấy vậy, bèn tranh thủ chạy trốn. Nhìn thấy cô chạy, Phương Thiết Thụ càng nổi giận, đi tới tóm cổ áo kéo cô lại. “Chạy? Con nhóc chết tiệt. Tao tạo điều kiện cho mày ăn mặc, trả tiền cho mày đến trường. Mà mày lại mang số điểm này về trả ơn cho tao?” Ông vừa nói vừa vung gậy đánh vào người Phương Hủ Hủ.
Rượu vào rồi, còn ai phân biệt được nặng nhẹ nữa?
“Không, con sẽ không thế nữa!” Phương Hủ Hủ đau đớn gào thét, “Không, cha đừng đánh nữa, cha… đau!”
Phương Thiết Thụ cầm gậy đánh cô gần mười cái liên tiếp, đến khi tay đau xót mới ném cây gậy kia đi.
Cô đau đến không đứng dậy nổi. Khi bà Phương và cô em gái về nhà thấy con gái lớn nằm trên mặt đất, bà sợ đến mức mặt mũi trắng bệch, xông tới cãi nhau với chồng.
Từ hôm đó, Phương Hủ Hủ nghỉ ở nhà một tuần lễ mới đi được đến trường, cũng không nói chuyện với bà Phương nữa. Cô từ một cô bé hoạt bát trở nên trầm mặc đầy áp lực.
Không bao lâu sau, bà Phương lại mang thai thêm một lần nữa. Ông Phương cũng chẳng coi trọng chuyện này như trước. Vì bà mang thai, cho nên việc trong nhà cũng nghiễm nhiên rơi vào đầu Phương Hủ Hủ.
Năm đó, cô phải giặt quần áo, rửa bát, cứ là việc nặng nhẹ đều rơi vào tay cô. Nhưng khổ nỗi Phương Hủ Hủ lại có sở thích vẽ tranh.
Ông trời rất quan tâm đến đứa trẻ này, khả năng vẽ tranh của con bé vô cùng tốt. Trường học mỹ thuật tạo hình phát hiện ra tài năng của cô, thầy giáo cũng là bạn học cũ của cô Phương Hủ Hủ, cho nên càng đặc biệt chăm sóc. Xuất phát từ tài năng, cũng là để giúp cô phát triển.
Khi đó áp lực học hành không lớn, cũng chưa có nhiều bài tập. Phương Hủ Hủ mới có nhiều thời gian để vẽ. Nếu không có giấy, cô sẽ cầm que gỗ để vẽ lên mặt đất.
Cô đã dùng hết bút vẽ rồi, mà lại không dám hỏi tiền ông Phương nên phải lén lút lấy tiền Trầm Thu Thực cho cô đi mua. Kết quả, vào một lần định vào phòng vẽ tranh, cô bị em gái gọi lại, “Cha tìm chị.”
Lúc vào phòng, cô một mực giữ im lặng. Từ lúc bị đánh, cô không hề nói chuyện với cha câu nào.
“Cha hỏi con, 50 đồng tiền để trên mặt bàn bây giờ không thấy đâu nữa, con có thấy không?”
Phương Hủ Hủ lắc đầu.
“Không nói gì sao? Sao lại không mở mồm ra nói? Có phải là con cầm không?”
Phương Hủ Hủ lập tức đỏ bừng mặt vì bị oan uổng, “Không có! Con không cầm!”
“Cha nhìn thấy còn giấu giếm đi mua bút rồi, tiền ở đâu ra?”
Phương Hủ Hủ đỏ mắt nhìn cha của mình, một đứa trẻ bảy tuổi cũng có lòng tự trọng rất lớn. Cô có thể cảm nhận được sự nhục nhã, mà lại còn đến từ người thân nhất của mình. “Số tiền đó là của anh Thu Thực cho con. Con không hề trộm tiền của cha!” Cô quật cường không để nước mắt rơi.
“Nói thật! Nếu không chịu, tao đánh mày! Con gái, đi lấy gậy!”
Phương Tiểu Tử nhìn thoáng qua Phương Hủ Hủ, không dám làm trái lời cha mà ngoan ngoãn đi lấy gậy.
Bóng lưng Phương Hủ Hủ thẳng tắp, thân thể nhỏ bé thoáng run rẩy.
Ông Phương giơ cao cây gậy, hung dữ trừng mắt nhìn cô, “Nói hay không? Còn bé tí mà dám đi ăn trộm, tao đánh chết mày!”
Đôi mắt trắng đen rõ ràng của Phương Hủ Hủ trừng lớn, trong đó phảng phất nỗi oán hận dâng cao.
Đúng lúc đó, bà Phương nghe thấy ồn ào liền chạy đến xem, “Ông làm cái gì đấy? Sao lại đánh Hủ Hủ, mau dừng tay!”
Bà nâng bụng, ông Phương cũng không dám hành động, thở phì phò kể rõ câu chuyện từ đầu chí cuối.
Bà Phương xoa lưng của đứa con gái lớn, “Số tiền đó tôi lấy để đưa cho mẹ rồi. Ông không thể hỏi cho rõ ràng một chút mà đã đổ oan cho Hủ Hủ rồi sao? Phương Thiết Thụ, ông có lương tâm hay không? Bút vẽ của con gái đã hết lâu rồi, nó còn không dám hỏi ông đòi tiền. Ông xem ông làm cha của nó như thế nào?”
“Được rồi, không cầm thì không cầm. Thôi, cha cho con 50 đồng, con cầm đi muốn mua gì thì mua.” Phương Thiết Thụ móc ra 50 đồng từ trong túi đưa cho cô.
Phương Hủ Hủ cũng không khóc không náo loạn nhìn cha mẹ nói qua nói lại mà ngơ ngác nhìn khoảng sân nhỏ. Khi đó, cô nghĩ rằng cô sẽ phải ra khỏi cái nơi chưa bao giờ là nhà cô này. Cô đã tiêu hết bao nhiêu tiền của Phương Thiết Thụ, sau này nhất định sẽ trả lại từng đó cho ông ta, một cắc cũng không thiếu.
Bà Phương cầm lấy tiền nhét vào tay cô, “Con cầm đi, muốn mua gì thì mua.”
Ông Phương cũng ngại ngùng đứng đó.
Không bao lâu sau, cuối cùng cũng như mong muốn, bà Phương sinh được một đứa con trai.
Phương Hủ Hủ nhìn đứa bé kia, không có cảm giác gì. Chỉ thấy rằng em bé đúng là chỉ biết khóc, không như mong muốn sẽ khóc. Cô và em gái ngủ không ngon mà hết lần này tới lần khác, cha cô cũng rất vui vẻ, mỗi ngày đều muốn ôm để cưng nựng. Lúc đó cô mới phát hiện cha mình thế mà cũng biết cười.
Sau khi sinh thêm một đứa con trai, chi phí sinh hoạt của nhà họ Phương càng ngày càng nhiều.
Phương Hủ Hủ muốn đi học vẽ, thế nhưng lúc này cha cô cũng không cho tiền để đi học thêm nữa. Bà Phương cũng không còn biện pháp nào, đành phải vụng trộm cho cô tiền. Dù ông Phương biết rõ cũng không nói gì.
Thành tích học tập của Phương Hủ Hủ cũng không phải nổi bật, nhưng vì có năng khiếu mỹ thuật, cho nên đã thi đỗ vào một trường cấp 3 ở thị trấn. Cứ như vậy mà bắt đầu đi học xa nhà.
Cô cũng không cảm thấy buồn. Ngược lại vô cùng nhẹ nhõm.
Lúc ấy Trầm Thu Thực đã lên đại học, anh nói cho cô rằng anh muốn đi du học nước ngoài, nhất định phải đi. Cho nên trong 4 năm cấp ba, cô cố gắng hết mình. Một phần là để kiếm được học bổng, một phần là để ra khỏi cái nhà kia.
Sau đó vài năm, Phương Hủ Hủ chỉ về nhà khi nào cần thiết. Bất hòa giữa cô và ông Phương càng lúc càng lớn. Dù vậy, hiện tại ông dành hết tâm tư của mình cho đứa con trai. Mà tình cha con với Phương Hủ Hủ đã sớm phai nhạt.
Cũng may, với sự cố gắng không ngừng, cô đỗ đại học D.
Càng may mắn hơn, khi cô cho rằng cả đời này sẽ không thể yêu được người con trai nào nữa, có một người con trai tên Lương Cảnh Thâm lại xuất hiện.
Người dân nơi đây đều theo tư tưởng trọng nam khinh nữ, cho nên gần như nhà nhà đều mong sinh được một đứa con trai. Trong thị trấn đó có một gia đình họ Phương.
Khi Phương gia sinh được một đứa con đầu lòng, cả gia đình đều đang vô cùng mong ngóng lập tức trở nên oán hận. Đứa bé này mang tên Phương Hủ Hủ.
Lúc vẫn còn đang mang thai đứa bé, mọi người trong trấn đều nói rằng thai nhi là con trai. Cha Phương nghe vậy cũng tin, cho nên vật chất đồ dùng rất phong phú chất lượng. Bởi vì sắp sinh được con trai, ông Phương luôn cố gắng để cho vợ con mình được hưởng đãi ngộ cao nhất.
Nhưng người xưa có câu, hy vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn.
Lúc này, y tá đang báo cáo, “Giường số 18, con gái, 8 cân 6 lạng.”
Ông Phương nghe đến ngây ngẩn cả người, không dám tin hét lên, “Cô có nhầm không vậy, con tôi là con trai, làm sao lại biến thành con gái rồi!”
Cô y tá nghe vậy cũng không thèm để tâm.
Bà Phương đã ngủ thiếp đi vì mệt mỏi. Cho dù vậy, trước lúc nhắm mắt bà đã nhận ra rằng đứa trẻ là một đứa con gái, nhưng bà cũng không có cách nào.
Sau khi tỉnh lại, ông Phương ngồi ở bên cạnh giường, trầm mặc không nói một câu.
Trong lòng bà Phương cũng không vui vẻ gì, nhưng cũng không dám nói nhiều. Bà nội ôm cháu gái nhỏ đi đến để bú sữa mẹ. Cũng một phần vì thời gian mang thai được chăm sóc tốt, cho nên bé cũng ngoan, ăn ngon lành.
“Cháu bé khỏe mạnh kháu khỉnh thật. Thiết Thụ (ông Phương), con đặt một cái tên khác cho con bé đi, những cái tên lúc trước nghĩ ra bây giờ cũng không dùng được nữa rồi.”
Ông không mặn không nhạt liếc về phía đứa bé, một chút vui vẻ trong lòng cũng không có nổi. Con mình bỗng nhiên thành con gái, cả tinh thần ông đều rối loạn lên rồi, “Cũng chỉ là một đứa con gái, tùy tiện đặt một tên đi. Cây hoa đào trước cửa cũng không tệ, nếu không thì gọi là Đào Hoa đi.”
Bà Phương níu chăn, nhìn con gái bé bỏng, viền mắt bỗng đỏ lên, bà biết chắc là tương lai đứa bé này sẽ không được thuận lợi rồi.
Nhưng may là đến cùng, đứa bé không phải là Đào Hoa mà bà hỏi cô em chồng là giáo viên đặt cho con bé một cái tên khác.
Vào một đêm trăng rằm, Phương Hủ Hủ được bà nội tổ chức cho một bữa tiệc đầy tháng. Khách khứa không nhiều lắm nhưng họ hàng hai bên cũng coi như đầy đủ.
Cô em chồng lúc ấy vẫn chỉ là một cô gái hai mươi tuổi. Nhìn thấy Phương Hủ Hủ liền yêu thích không rời. Cánh tay mập mạp của con bé vung vẩy, đáng yêu cực kì. Cô hỏi, “Chị dâu, tên bảo bảo là gì?”
Bà Phương thoáng im lặng một lúc, nhỏ giọng nói, “Anh em bảo gọi nó là Đào Hoa.”
Cô bỗng giật mình, “Sao anh Thiết Thụ lại đặt cho con gái mình tên là Đào Hoa, sao có thể lấy cái tên tục như vậy?”
Ông Phương cười ha ha, “Cũng chỉ là một cái tên mà thôi, tùy tiện gọi cũng được rồi.”
Bà Phương nghĩ nghĩ rồi nói, “Chị bảo, em đọc sách nhiều như thế, hay là đặt cho con bé một cái tên khác đi.”
Cô em chồng cũng không từ chối, “Em thấy cháu gái rất khả ái, cũng rất hiếu động. Anh chị thấy Hủ Hủ thế nào?”
Bà Phương thầm nghĩ, con gái mình không có tên gì quá màu mè thô tục là được. Cho nên nghe xong liền gật đầu tán thành. Lại nhìn qua chồng, người nghĩ rằng lấy tên qua loa là được, nay có người nghĩ hộ cho, ông cũng thấy không có vấn đề gì, “Thế thì lấy tên đó đi. Em gái, em viết tên ấy xuống để hôm nào anh đi làm hộ khẩu cho con bé. Thế thôi hai người nói chuyện đi, anh sang bên kia một chút.”
Ông vừa đi, bà Phương liền xụ mặt.
Cô em chồng thấy vậy, nói, “Chị dâu, Hủ Hủ đáng yêu như thế, tương lai rồi cũng sẽ tốt thôi.” Cô an ủi.
“Ừ, chị cũng chỉ có thể khẩn cầu cho con bé thôi.” Sinh ra đã được một tháng, cha nó cũng không thèm ôm nó một cái, về sau còn có thể trông chờ vào gì đây. Bà hít sâu một hơi, nuốt nước mắt vào trong lòng.
Nửa năm sau, bà lại mang thai một lần nữa, Phương Hủ Hủ bị đưa đến nhà cậu. Từ đó, cũng không còn mấy người để ý đến thời gian đón cô về nữa.
Mười tháng sau, bà Phương lại một lần nữa sinh ra một đứa con gái. Ông Phương tức giận đến mức đồ đạc trong nhà đều lôi ra đập phá. Con gái thứ hai sau khi sinh ra ông cũng mặc kệ. Cũng may vì bà kiên trì cho nên mới giữ được đứa bé này lại để nuôi bên mình mà Phương Hủ Hủ thì vẫn sống cùng với nhà cậu. Hàng năm bà Phương đều gửi cho anh trai mình một khoản tiền. Khá may mắn là thời gian đó, Phương Hủ Hủ sống ở nhà cậu cũng không tệ.
Phương Hủ Hủ từ nhỏ đã không có nhiều ấn tượng về cha mẹ mình, một năm gặp họ vài lần, cũng chẳng biết nên nói gì với nhau.
Cuối cùng Phương Hủ Hủ cũng đến lúc phải về nhà với cha mẹ, vào năm bảy tuổi, là năm cô bắt đầu đi học. Cậu và mợ ở nhà cãi nhau một trận khá to, “Chẳng lẽ họ định để chúng ta nuôi con bé cả đời? Cha mẹ nó vẫn còn sờ sờ ra đấy, nếu ông định để Hủ Hủ ở lại, tôi mang con tôi đi!” Đây cũng là lần đầu cô nhận ra rằng, không hề có ai muốn cô cả.
Ông Phương bất đắc dĩ phải đưa con gái về nhà. Trước khi đi, chỉ có cậu cô kéo tay lặng lẽ nói với cô rằng, “Hủ Hủ, bánh quy này cho con. Nếu không có gì ăn thì ăn tạm.”
Phương Hủ Hủ quay về căn nhà kia cũng không đến mức không có cơm ăn. Nhưng cũng không đến mức sống khá giả.
Ông bà Phương vốn là công nhân viên mua bán trên thị trấn. Nhưng bởi vì mang thai hai lần, bà Phương bị hạ cấp. Không mấy năm sau, nguồn cung ứng cũng giải tán, Ông Phương đành phải mở một tiệm bán quần áo bên đường, buôn bán cũng không tồi. Còn cô sau khi về, liền phát hiện trong nhà có thêm em gái cùng rất nhiều váy đẹp.
Về nhà đã được một tháng, rốt cuộc cô cũng được đi học. Mà đây cũng trở thành niềm vui duy nhất của cô, lại có thể nhìn thấy anh họ Trầm Thu Thực.
Trầm Thu Thực thỉnh thoảng sau khi tan học sẽ qua tìm cô, đưa cho cô một ít đồ ăn, “Hủ Hủ, ở nhà có tốt không?” Mùa hè này, anh về nhà bà ngoại cho nên cũng phải hơn một tháng không được gặp nhau rồi.
Phương Hủ Hủ im lặng một lúc, rồi mới nói nhỏ, “Em không thích ở đó.”
Thẩm Thu Thực xoa đầu cô, “Nghe lời.”
Cô cũng không nói gì thêm, nhưng trong lòng cô muốn nói rằng, mình muốn quay về. Nhưng cô sợ mình không có đủ dũng khí, bởi cô biết mợ sẽ không cho phép.
Kỳ thi đầu tiên, Phương Hủ Hủ thất bại, được có 48 điểm. Cô nơm nớp lo sợ về nhà, nhìn Phương Thiết Thụ như chuột nhìn thấy mèo, đầu rụt hết cả lại đi về phòng.
Lúc này Phương Thiết Thụ ngồi trên ghế đẩu, chân vắt trên ghế. Trên bàn còn bày rượu trắng và hoa sinh gạo.
“Ra đây, Đồng Đồng bảo hôm nay có kỳ thi, con bé đạt 98 điểm, con được bao nhiêu?” Phương Thiết Thụ uống một ngụm rượu, nói.
Phương Hủ Hủ cúi đầu, buồn bực mở miệng, “Con làm bài không được tốt lắm.”
“Cái gì?” Phương Thiết Thụ nặng nề đặt chén rượu xuống mặt bàn, “Tới đây!”
Phương Hủ Hủ sợ hãi bước đến, mỗi bước đều nhỏ xíu như kiến.
Ông giật cặp sách của cô xuống, “Bài thi đâu?” Mở ra, tìm thấy bài thi bị Phương Hủ Hủ gấp nhỏ lại bằng bàn tay, “Có phải cái này không?” Rồi chậm rãi mở ra.
“48?!!” Phương Thiết Thụ nhìn số điểm đỏ tươi trên mặt giấy, lớn tiếng, “Bài thi mày làm được có 48 điểm? 48! Mày rủa tao chết sớm một chút có phải không?”
Phương Hủ Hủ cúi gằm mặt, “Không ạ.”
Phương Thiết Thụ tức giận, dùng tay túm tóc cô giật giật, “Sao mày lại đần như vậy? Tao bị mù cho nên lúc đó mới cho mày ăn nhiều thứ tốt như thế!”
Phương Hủ Hủ cắn chặt môi không dám nói lời nào, trên đầu truyền đến cảm giác ong ong choáng váng.
Phương Thiết Thụ bị rượu làm cho mờ mắt, càng nói càng hăng, “Tao nuôi mày để làm gì cơ chứ?” Rồi cầm lấy cây gậy bên tường đem tới định đánh Phương Hủ Hủ.
Cô nhìn thấy vậy, bèn tranh thủ chạy trốn. Nhìn thấy cô chạy, Phương Thiết Thụ càng nổi giận, đi tới tóm cổ áo kéo cô lại. “Chạy? Con nhóc chết tiệt. Tao tạo điều kiện cho mày ăn mặc, trả tiền cho mày đến trường. Mà mày lại mang số điểm này về trả ơn cho tao?” Ông vừa nói vừa vung gậy đánh vào người Phương Hủ Hủ.
Rượu vào rồi, còn ai phân biệt được nặng nhẹ nữa?
“Không, con sẽ không thế nữa!” Phương Hủ Hủ đau đớn gào thét, “Không, cha đừng đánh nữa, cha… đau!”
Phương Thiết Thụ cầm gậy đánh cô gần mười cái liên tiếp, đến khi tay đau xót mới ném cây gậy kia đi.
Cô đau đến không đứng dậy nổi. Khi bà Phương và cô em gái về nhà thấy con gái lớn nằm trên mặt đất, bà sợ đến mức mặt mũi trắng bệch, xông tới cãi nhau với chồng.
Từ hôm đó, Phương Hủ Hủ nghỉ ở nhà một tuần lễ mới đi được đến trường, cũng không nói chuyện với bà Phương nữa. Cô từ một cô bé hoạt bát trở nên trầm mặc đầy áp lực.
Không bao lâu sau, bà Phương lại mang thai thêm một lần nữa. Ông Phương cũng chẳng coi trọng chuyện này như trước. Vì bà mang thai, cho nên việc trong nhà cũng nghiễm nhiên rơi vào đầu Phương Hủ Hủ.
Năm đó, cô phải giặt quần áo, rửa bát, cứ là việc nặng nhẹ đều rơi vào tay cô. Nhưng khổ nỗi Phương Hủ Hủ lại có sở thích vẽ tranh.
Ông trời rất quan tâm đến đứa trẻ này, khả năng vẽ tranh của con bé vô cùng tốt. Trường học mỹ thuật tạo hình phát hiện ra tài năng của cô, thầy giáo cũng là bạn học cũ của cô Phương Hủ Hủ, cho nên càng đặc biệt chăm sóc. Xuất phát từ tài năng, cũng là để giúp cô phát triển.
Khi đó áp lực học hành không lớn, cũng chưa có nhiều bài tập. Phương Hủ Hủ mới có nhiều thời gian để vẽ. Nếu không có giấy, cô sẽ cầm que gỗ để vẽ lên mặt đất.
Cô đã dùng hết bút vẽ rồi, mà lại không dám hỏi tiền ông Phương nên phải lén lút lấy tiền Trầm Thu Thực cho cô đi mua. Kết quả, vào một lần định vào phòng vẽ tranh, cô bị em gái gọi lại, “Cha tìm chị.”
Lúc vào phòng, cô một mực giữ im lặng. Từ lúc bị đánh, cô không hề nói chuyện với cha câu nào.
“Cha hỏi con, 50 đồng tiền để trên mặt bàn bây giờ không thấy đâu nữa, con có thấy không?”
Phương Hủ Hủ lắc đầu.
“Không nói gì sao? Sao lại không mở mồm ra nói? Có phải là con cầm không?”
Phương Hủ Hủ lập tức đỏ bừng mặt vì bị oan uổng, “Không có! Con không cầm!”
“Cha nhìn thấy còn giấu giếm đi mua bút rồi, tiền ở đâu ra?”
Phương Hủ Hủ đỏ mắt nhìn cha của mình, một đứa trẻ bảy tuổi cũng có lòng tự trọng rất lớn. Cô có thể cảm nhận được sự nhục nhã, mà lại còn đến từ người thân nhất của mình. “Số tiền đó là của anh Thu Thực cho con. Con không hề trộm tiền của cha!” Cô quật cường không để nước mắt rơi.
“Nói thật! Nếu không chịu, tao đánh mày! Con gái, đi lấy gậy!”
Phương Tiểu Tử nhìn thoáng qua Phương Hủ Hủ, không dám làm trái lời cha mà ngoan ngoãn đi lấy gậy.
Bóng lưng Phương Hủ Hủ thẳng tắp, thân thể nhỏ bé thoáng run rẩy.
Ông Phương giơ cao cây gậy, hung dữ trừng mắt nhìn cô, “Nói hay không? Còn bé tí mà dám đi ăn trộm, tao đánh chết mày!”
Đôi mắt trắng đen rõ ràng của Phương Hủ Hủ trừng lớn, trong đó phảng phất nỗi oán hận dâng cao.
Đúng lúc đó, bà Phương nghe thấy ồn ào liền chạy đến xem, “Ông làm cái gì đấy? Sao lại đánh Hủ Hủ, mau dừng tay!”
Bà nâng bụng, ông Phương cũng không dám hành động, thở phì phò kể rõ câu chuyện từ đầu chí cuối.
Bà Phương xoa lưng của đứa con gái lớn, “Số tiền đó tôi lấy để đưa cho mẹ rồi. Ông không thể hỏi cho rõ ràng một chút mà đã đổ oan cho Hủ Hủ rồi sao? Phương Thiết Thụ, ông có lương tâm hay không? Bút vẽ của con gái đã hết lâu rồi, nó còn không dám hỏi ông đòi tiền. Ông xem ông làm cha của nó như thế nào?”
“Được rồi, không cầm thì không cầm. Thôi, cha cho con 50 đồng, con cầm đi muốn mua gì thì mua.” Phương Thiết Thụ móc ra 50 đồng từ trong túi đưa cho cô.
Phương Hủ Hủ cũng không khóc không náo loạn nhìn cha mẹ nói qua nói lại mà ngơ ngác nhìn khoảng sân nhỏ. Khi đó, cô nghĩ rằng cô sẽ phải ra khỏi cái nơi chưa bao giờ là nhà cô này. Cô đã tiêu hết bao nhiêu tiền của Phương Thiết Thụ, sau này nhất định sẽ trả lại từng đó cho ông ta, một cắc cũng không thiếu.
Bà Phương cầm lấy tiền nhét vào tay cô, “Con cầm đi, muốn mua gì thì mua.”
Ông Phương cũng ngại ngùng đứng đó.
Không bao lâu sau, cuối cùng cũng như mong muốn, bà Phương sinh được một đứa con trai.
Phương Hủ Hủ nhìn đứa bé kia, không có cảm giác gì. Chỉ thấy rằng em bé đúng là chỉ biết khóc, không như mong muốn sẽ khóc. Cô và em gái ngủ không ngon mà hết lần này tới lần khác, cha cô cũng rất vui vẻ, mỗi ngày đều muốn ôm để cưng nựng. Lúc đó cô mới phát hiện cha mình thế mà cũng biết cười.
Sau khi sinh thêm một đứa con trai, chi phí sinh hoạt của nhà họ Phương càng ngày càng nhiều.
Phương Hủ Hủ muốn đi học vẽ, thế nhưng lúc này cha cô cũng không cho tiền để đi học thêm nữa. Bà Phương cũng không còn biện pháp nào, đành phải vụng trộm cho cô tiền. Dù ông Phương biết rõ cũng không nói gì.
Thành tích học tập của Phương Hủ Hủ cũng không phải nổi bật, nhưng vì có năng khiếu mỹ thuật, cho nên đã thi đỗ vào một trường cấp 3 ở thị trấn. Cứ như vậy mà bắt đầu đi học xa nhà.
Cô cũng không cảm thấy buồn. Ngược lại vô cùng nhẹ nhõm.
Lúc ấy Trầm Thu Thực đã lên đại học, anh nói cho cô rằng anh muốn đi du học nước ngoài, nhất định phải đi. Cho nên trong 4 năm cấp ba, cô cố gắng hết mình. Một phần là để kiếm được học bổng, một phần là để ra khỏi cái nhà kia.
Sau đó vài năm, Phương Hủ Hủ chỉ về nhà khi nào cần thiết. Bất hòa giữa cô và ông Phương càng lúc càng lớn. Dù vậy, hiện tại ông dành hết tâm tư của mình cho đứa con trai. Mà tình cha con với Phương Hủ Hủ đã sớm phai nhạt.
Cũng may, với sự cố gắng không ngừng, cô đỗ đại học D.
Càng may mắn hơn, khi cô cho rằng cả đời này sẽ không thể yêu được người con trai nào nữa, có một người con trai tên Lương Cảnh Thâm lại xuất hiện.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook