Chân Huyết Lệ
-
Quyển 1 - Chương 84: Trận Chiến Nơi Biên Giới
Doanh quân Sở tại Biệt Canh, cách biên giới Việt quốc tám mươi dặm.
Trong trướng phủ, đội ngũ tướng lĩnh đang nghiêm chỉnh ngồi thành hai hàng, người ngồi đầu phía tả là Phạm Trực, người ngồi đầu phía hữu là Trác Bất Phàm, sau lưng hai hàng ghế còn có mấy chục vị tướng lĩnh, chính giữa là bàn đại soái của Cao Kỳ Viễn.
Lúc này một tướng bên dưới bước ra trình báo:
- Thưa tướng quân, đại đội nhân mã của các nước đã trên đường tiến quân, hai mươi ba tháng này sẽ đến Đông Hiệu Lĩnh.
- Trong tất cả các nhánh quân, hiện tại Sở quân ta vẫn là đội chậm nhất, không biết chúng ta có cần gấp rút tiến lên hội quân với mọi người không?
Cao Kỳ Viễn chăm chú lắng nghe, sau đó hắn đặt viết xuống phê duyệt một số thứ, được một lúc hắn lên tiếng:
- Không cần thiết, hiện tại cứ để đám chư hầu đó ra uy một chút. Còn Sở quân ta cứ ung dung mà tiến đó mới là thượng sách.
- Hơn nữa địa đồ vẫn chưa vẽ xong, nếu tự tiện tiến vào lãnh thổ của nước Việt, chẳng khác nào lao đầu vào chỗ chết.
- Các nước sẽ sớm nhận ra điều này và yêu cầu Sở quân chúng ta ra tay, đến lúc đó mới chính là lúc chúng ta thể hiện sức ảnh hưởng của mình, tạo tiền đề cho kế hoạch về sau.
Các vị tướng lĩnh bên dưới nghe vậy thì lắm lời bàn luận, trong số đó có một người đứng sau Phạm Trực tên Lỗ Ngang lớn tiếng nói:
- Đại soái người đã quá đề cao bọn chúng rồi.
- Lần này đại quân các nước đông gấp mấy lần quân địch, lại được thống lãnh bởi những chiến tướng khét tiếng, thiết nghĩ việc đánh thành Phú Gia chỉ là chuyện một sớm một chiều.
- Nếu đại nhân không chê thần xin nguyện mang theo quân bản bộ đi trước hội họp với mọi người, và cũng để khiến đám thất dũng tướng của nước Việt biết thế nào là sự lợi hại của quân Sở ta.
Trác Bất Phàm nghe vậy lông mày khẻ chau lại, tuy nhiên hắn vẫn không nói gì chỉ chờ quyết định của Cao Kỳ Viễn. Cao Kỳ Viễn nhìn tên tướng kia, sau đó cằm một tấm thẻ bài trên bàn đưa cho hắn:
- Nếu tướng quân đã có lòng vì Sở quốc lập công, vậy thì đi đi.
- Chúc mọi người mã đáo thành công.
Lỗ Ngang nghe vậy thì vui mừng chào chúng tướng mà bước ra đi, hắn không biết lúc này Trác Bất Phàm cười nhếch mép khinh thường.
-------------------------------------------------o0o------------------------------------------
Biên giới Việt quốc.
Lúc này các thành gần biên giới đã tiến hành rút quân được một thời gian, tốp người đang tụ tập tại Như Điệp này chính là nhóm người cuối cùng chưa kịp lui về các thành trấn phía sau.
Để hổ trợ cho tám ngàn người này lên đường, ba ngàn quân bố phòng ở ngoại vi đã giúp mọi người thu xếp hành lý và phương tiện di chuyển. Tuy nhiên tốc độ tiến quân của các nước kia quá nhanh, trong khi dân chúng thì di chuyển quá chậm, một ngày chỉ đi được mười lăm dặm, già trẻ lớn bé dắt dìu nhau trông hết sức thảm thương, trên đường đi tiếng khóc như ri.
Từ Như Điệp tới phòng tuyến thứ hai của Việt quốc còn cách năm mươi dặm nữa, tuy nhiên lúc này sau đám dân chúng hốt hoảng, bụi mù phủ lấp bốc cao. Văn Hứa, tam thiên nhân tướng Việt quốc nhìn thấy thì bảo binh sỹ:
- Mọi người mau chóng lập phòng tuyến hỗ trợ cho dân chúng rút lui, chỉ cần chúng ta cầm cự ở đây viện quân phía sau sẽ đến ngay.
- Chúng binh sỹ Việt quốc, vì danh dự của quốc gia huynh đệ chúng ta quyết tâm một bước cũng không lùi.
Rầm.
Những tấm khiên thép nặng nề rơi thịch xuống nền đất, đội thương binh sau tấm khiên vững chãi đưa trường thương lên ở thế phòng ngự. Văn Hứa nhìn tình hình quân địch trước mặt mà cắn môi, sau đó hắn nói thầm trong lòng:
- Đáng sợ, chỉ là quân tiên phong thôi mà quân số đã hơn hai vạn, gấp bảy lần quân ta.
- Hơn nữa tất cả lại là kỵ binh trong khi quân ta chỉ có bộ binh. Chết tiệt!
Bên này đi đầu là bốn tướng, Lỗ Ngang của Sở, Trách Nghiêm của Tấn, Tỷ Can của Ngô, Lê Dục của Thanh Xa. Không hẹn mà bốn người nhìn đội hình của Việt quân trước mặt mà cười khinh thường.
Lỗ Ngang nói:
- Đùa với chúng một chút.
Nói rồi, bốn tướng chia quân bốn đường tiến công đội quân Việt trước mặt. Văn Hứa rút kiếm ra hét lớn:
- Huynh đệ không được để chúng sỉ nhục chúng ta, mọi người theo ta tiến lên.
Sát.
Một tiếng nói vang lên của ngàn quân, binh khí vứt đi vẻ ngoài bóng loáng ưa nhìn thay bằng cái sắc lạnh ghê rợn. Những khuôn mặt hình dung khác nhau lại đồng tỏa lên cái sát niệm duy nhất, hôm nay không thành công thì thành nhân.
Đứng trước quyết định tử chiến của Việt quân, Lỗ Ngang khinh miệt vung đại chùy xông đến, hắn hét lớn:
- Đừng vọng tưởng.
Ầm.
Một chùy phất xuống, máu thịt bầy nhầy, óc trộn với huyết vung vãi xuống nền đất khô cằn. Một người ngã xuống, một người lại tiến lên, dù biết kẻ đến rất mạnh nhưng không ai chịu thoái lui, vì họ phải ngăn lại, ngăn hai vạn quân hổ lang đang tiến lên giày xéo quê hương họ, đang đe dọa mạng sống đồng bào họ, vì vậy một bước cũng không lùi.
Thế mới biết vì đại nghĩa mạng sống có là gì.
Thay cho cuộc sống vật vờ le lói, chi bằng một lần duy nhất bùng cháy.
Ngọn đèn sinh mạng đang tỏa ra cái tinh hoa vĩnh cữu.
Máu hòa nước mắt đang trãi lên con đường vong mạng chi đồ.
Tuy nhiên một chút cũng không hối hận.
Văn Hứa người ướt đẫm máu, một người một ngựa tả xung hữu đột trong đám loạn quân, phía trước quân địch mỗi lúc một đông, tựa như bầy sói đang bủa vây quanh con thú tội nghiệp. Ánh mắt chúng lạnh lùng nhìn con mồi đang giãy chết. Lỗ Ngang tay vung một chùy thật mạnh, Văn Hứa đưa kiếm lên đỡ, vừa chạm nhau thanh kiếm trong tay đã gãy nát, đại chùy vút mạnh vào tấm kính hộ tâm, hất Văn Hứa bắn mạnh ra sau.
Vừa ngã xuống đất, đám binh các nước đã xông đến muốn lấy mạng của Văn Hứa. Văn Hứa bất lực phun ra một ngụm máu tươi, hai mắt đờ đẫn. May thay các binh sỹ Việt quốc thấy vậy thì bất chấp tất cả lao vào cứu chủ tướng của mình. Mắt thấy huynh đệ vì mình liều mạng lòng Văn Hứa đau như cắt nhưng trong thời điểm này hắn không thốt ra lời, vì bản thân sớm đã nhìn thấy kết cục, một con đường dẫn thẳng xuống hoàng tuyền nếu như viện binh không kịp đến.
Đám liên quân các nước thấy Việt quân mỗi ngày một co cụm thì mừng thầm, chúng bảo nhau làm cách nào để khiến những kẻ trước mặt thành thứ đồ chơi tiêu khiển cho mình.
Nhìn đám sài lang nhe nanh múa vuốt, buông lời cười cợt, những tử sỹ quên mình vì nước đang chuẩn bị đón nhận cái chết hai hàm răng cắn chặt vào nhau, gồng mình chống trả từng đợt, từng đợt tấn công như vũ bão, vì họ biết thêm được một khắc thì dân chúng sẽ có thêm một khắc để bỏ trốn, cho nên mọi người nhủ thầm trong lòng mà gắng gượng.
Đúng lúc liên quân đắc ý nhất, đúng lúc Việt quân nản lòng nhất, thì một tiếng tù và như cánh chim lạ cất lên giữa thinh không đánh động sự chú ý của mọi người. Phía xa xa, nơi một góc rừng ở mé trái có bụi mù di chuyển, sau đó dọc một tuyến dài những cánh đại kỳ dựng lên san sát nhau, trên tâm đại kỳ màu đen có thêu một chữ “Triệu” thật lớn bằng chỉ đỏ.
Việt quân thấy vậy thì hưng phấn hét lớn:
- Là Triệu tướng quân, là Triệu tướng quân.
- Mọi người viện quân đến rồi, viện quân đến rồi.
Cả đám người mới đó như con cá giãy chết trên bờ bị đàn kiến cấu xé không thương tiếc, ấy vậy mà trong thoáng chốc lại chẳng khác gì những con sư tử trọng thương bị dồn đến đường cùng điên cuồng chống trả kẻ thù. Đến Văn Hứa vốn chìm trong cơn tuyệt vọng thì ngay khi nghe tin Triệu tướng quân mang viện binh đến tiếp viện, Văn Hứa liền mượn kiếm và chiến mã của huynh đệ tiếp tục chiến đấu.
Đám người Lỗ Ngang thấy khí thế của kẻ địch thay đổi thì hơi bất ngờ một chút, nhưng không hổ những người giày dạng kinh nghiệm trên chiến trường, Lỗ Ngang nói với ba người còn lại:
- Để ta lên trước xem tướng địch là ai, mà chỉ danh tự thôi cũng khiến đám nhược binh này kích động như vậy.
- Sẵng dịp chém lấy đầu địch tướng lập công luôn, các người không ai được dành với ta đấy.
Lỗ Ngang lập tức giục cương ngựa và trăm bộ hạ tách khỏi đại quân mà tiến lên phía trước.
Lúc này bên kía một nhóm nhỏ kỵ binh cũng đang làm hành động tương tự. Đi đầu là một tướng đội thiết lang quan, mặc áo giáp sư tử bạc, cưỡi con hắc vân mã, tay cằm đao ngắn. Bên cạnh vị tướng ấy là một nhóm binh sỹ tay cằm trường mâu, một người trong số họ đang cằm một cây đại kỳ lớn có những đám mây đen và một chữ Triệu cự đại thêu bằng chỉ bạc.
Lỗ Ngang thấy người đó uy vũ như vậy, biết rằng kẻ đến chính là đại tướng bên địch, lòng hắn mừng thầm múa binh khí đến đánh. Lỗ Ngang hét lớn:
- Kẻ đến là ai! Xưng tên họ để tiện ghi chép vào sổ công trạng.
Vị tướng quân bên kia dùng chân thúc vào bụng ngựa, con ngựa nhảy chồm về phía trước. Bên dưới Lỗ Ngang bị bóng ngựa che khuất, nhìn lên trên con chiến mã tựa như bóng dáng của một con rồng đang vươn mình xông thẳng lên trời, kèm với đó là một lời đáp trả, rất ngắn gọn và cũng rất thành thật:
- Kẻ đến lấy mạng ngươi, Triệu Phong Việt quốc.
Phập.
Lưỡi đao mạnh mẽ nhanh gọn chém xuống, chặt đứt thủ cấp của Lỗ Ngang trong khi hắn còn chưa kịp định hình. Chân ngựa vừa chạm đất, người ấy không thèm lý đến xác tên tướng địch ngã xuống, mà chỉ hướng ánh nhìn vào đội Việt quân đang bị vây.
Vị tướng ấy nói:
- Rúc tù và lên, quân Triệu Phong theo ta nhập trận.
Tiếng tù và từ phía sau rúc lên liên hồi, sau đó những tiếng hét vang dội cất cao, một đội kỵ binh khoảng ba ngàn theo đuôi Triệu Phong tiến vào trận địa của địch.
Đội kỵ binh này tuy không đông nhưng khí thế họ mang đến lại khiến cho đám liên quân phải rùng mình. Đặc biệt là khi có không ít người nhận ra người cằm đầu đội quân này:
- Là hắn, tứ cuồng tiểu hổ Triệu Phong.
- Là kẻ đã đánh ngang ngửa với A Báo và Mông Tập, chết tiệt hắn làm gì xuất hiện ở nơi biên giới như thế này cơ chứ?
Cái tên Triệu Phong từ sớm đã vang danh, trong khắp các tiểu quốc Bắc Nhung không ai không biết về vị tướng tiên phong dũng mãnh nhất Việt quốc vào thời điểm. Người được cho là người kế thừa Lai Câu trong thời gian gần, trải qua trăm trận chiến, đối đầu với cả ngàn võ tướng chưa một lần thất bại hay quay lưng, cái tên Triệu Phong đã cho mình một danh tự ghê gớm trên khắp các chiến trường.
Hôm nay, ngay tại Như Điệp này cái tên ấy lại một lần nữa được xướng lên, khiến quân nhà hồ hởi, khiến địch nhân choáng váng, toàn cục trận chiến có thể vì đây mà thay đổi.
Triệu Phong chỉ tay về phía trước mà nói:
- Vòng sang cánh trái đánh mạnh vào sườn của chúng.
- Ba đội tách nhau ra.
Lệnh vừa ban ra, ba ngàn quân dưới trướng lập tức phân thành ba nhánh quân tiến công vào mạng trái của địch, giống như cây đinh ba giương cái mũi sắc lạnh vào tử huyệt của kẻ thù.
Sát
Cánh quân ở giữa do Triệu Phong dẫn đầu, hai cánh còn lại do hai thiên nhân tướng được tuyển trong đội Hắc Vân cằm trịch, tốc độ tiến quân như vũ bão, sát ý nồng đượm đến nghẹt thở. Tiếng người hô vang, tiếng binh khí tuốt vỏ, tiếng vó ngựa dồn dập tạo thành một bản hùng ca bất khuất thiêu đốt tâm can và chiến ý mạnh mẽ.
Rầm.
Phía trước đội kỵ binh của Triệu Phong, liên quân các nước chẳng khác nào cành cây ngọn cỏ mặc hắn chà đạp. Việt quân thế như hùm như beo, vung binh khí gạt phăng mọi chướng ngại trên đường đi, tầng tầng lớp lớp địch nhân ngã rạp dưới bước chân ngựa của họ, máu thịt đầy đất, binh khí vương vãi, thế tiến công như mũi dùi sắt bổ vào đậu phụ khiến nó vỡ tung tóe thành từng mảng. Ba tướng Trách Nghiêm, Tỷ Can, Lê Dục thấy vậy thì kinh ngạc không thôi, tuy nhiên biết tình hình này quân mình đông áp đảo nên bản thân có hơi vững dạ, Trách Nghiêm định giải vây quân của Văn Hứa để qua giúp Tỷ Can, Trách Nghiêm nói:
- Quân Tấn theo ta vòng sang tấn công quân tiếp viện của địch.
Quân Tấn nghe vậy thì định giải vây, nhưng lúc này Việt quân bên trong nhận được lệnh của Văn Hứa:
- Chư vị huynh đệ, Triệu tướng quân đã ở đây, chúng ta không còn gì phải sợ nữa.
- Dù phải chiến đấu đến giọt máu cuối cùng cũng không thể để cho đám mọi Tấn quốc này mang quân đánh tập hậu tướng quân.
- Anh em theo ta.
Quân Việt nghe đến tên Triệu Phong dù thân thể mệt mỏi không còn sức lực vấn cố gắng gào lên tận sức mà tiến về phía trước bám lấy quân Tấn không buông. Trách Nghiêm thấy vậy thì tức mình vung trường mâu đâm xuống mấy phát kết liễu mẫy binh sỹ Việt quân ở hàng đầu, hắn hét bảo quân sỹ:
- Không cần phải sợ, bọn chúng giờ chỉ là cung giương hết cỡ, diều sắp đứt dây, mọi người không cần phải lo lắng.
- Đến một thì giết một, đến mười thì giết mười.
Quân Tấn nhận lệnh nên vừa lui, vừa mặc sức chém giết, nhưng Việt quân của Văn Hứa chưa một lần sợ hãi lui quân, họ hết người này ngã xuống người khác lại tiếp tục lao lên, cứ một chiến binh Việt quốc tử trận đều cố gắng kéo theo một tên Tấn quốc phải chết chung. Cứ vậy cuộc đấu của họ trở thành một trận thí mạng theo kiểu ngọc đá cùng nát, không thành công thì thành nhân.
Quân Tấn thấy quân Việt liều mạng như vậy trong lòng đã có phần nao núng, đến như Trách Nghiêm cũng không còn tự tin như xưa, đặc biệt khi Văn Hứa người mang đầy vết thương nhưng vẫn đang điên cuồng xông đến.
Thấy địch tướng ngày càng đến gần, Trách Nghiêm cằm thương đâm mạnh về phía Văn Hứa, Văn Hứa không những không né mà còn giục ngựa xông đến nhanh hơn. Mũi thương sắc nhọn xuyên qua áo giáp cắm ngập vào bên trong cơ thể, máu tươi trào ra thành vòi, Văn Hứa một tay nắm chắc vào thương, tay kia cằm kiếm lạnh lùng nói:
- Địch tướng chúng ta cùng chết nào.
Mặt Trách Nghiêm cắt không còn giọt máu, hắn ú ớ định nói gì thì lưỡi kiếm trong tay Văn Hứa đã chém xuống cắt phăng thủ cấp của Trách Nghiêm. Sau đó Văn Hứa hét lớn:
- Địch tướng đã chết, các ngươi còn không mau đầu hàng.
Quân Tấn trong lòng đã không còn muốn chiến, lại thấy tướng bên mình tử trận thì không ai bảo ai đều buông vũ khí xuống xin hàng. Văn Hứa nhìn đám binh Tấn từng người vứt binh khí thì trong lòng nhẹ nhõm, hắn hai tay cằm chặt thân thương sau đó rút mạnh ra khiến nội tạng bên trong như muốn nhào cả ra, miệng hắn thổ máu tươi nhưng vẫn thoáng nét cười, hắn hét lên một tiếng cuối cùng rồi tắt thở:
- Triệu tướng quân Văn Hứa đã hoàn thành nhiệm vụ, Văn Hứa xin đi trước một bước.
Văn Hứa gục mình xuống ngựa trong sự tiếc núi của chúng binh sỹ, bên này Triệu Phong nheo mắt thấy vậy thì càng tiến nhanh hơn, hai tướng Tỷ Can và Lê Dục liền hợp quân lại kháng cự. Họ vốn định dùng quân số để áp đảo Việt quân, nhưng từ khi bắt đầu họ đã nhằm, vì họ vẫn không tính ra sức mạnh của một người, kẻ đó chính là Triệu Phong.
Keng.
Một đao vung xuống như phân kim phá thạch, Tỷ Can dùng búa đón đỡ mà hai tay tê dại không thốt được một lời chỉ biết cắn chặt răng chịu đựng. Một đao lại tiếp một đao, sức mạnh từ thanh đao cơ hồ không ai dùng nổi, cùng một cỗ sát ý khiến người ta nghẹt thở làm cho Tỷ Can luống cuống tay chân.
Roẹt.
Chiêu thứ ba chém một nhát rạch trên bộ chiến giáp của Tỷ Can một vệt máu dài đẫm huyết, Tỷ Can còn chưa kịp làm gì thì đã nghe một âm thanh như tử thần vẫy gọi:
- Chết đi.
Quá nhanh, đao này nhanh đến mức cả nửa thân trên đứt lìa mà Tỷ Can vẫn còn chưa kịp định hình được rằng cuộc đời võ tướng của mình chính thức chấm dứt từ đây. Tỷ Can cười chua chát nói một câu rồi tắt thở:
- Lợi hại!
Thân thể Tỷ Can vừa rơi xuống, con ngựa của Triệu Phong không dừng lại mà tiếp tục phóng mình lao đến, Lê Dục sợ hãi muốn thoái lui nhưng không còn kịp nữa. Con ngựa của Triệu Phong phi nhanh như gió cuốn kèm theo đó một âm thanh sắc nhọn, Lê Dục cũng theo Tỷ Can về chầu trời.
Máu và huyết thấm đẫm trên người, Triệu Phong lạnh lùng quát bảo đám binh sỹ trước mặt:
- Hàng hay không hàng!
Một câu nói, một hành động cũng đủ cho vạn người kinh hồn bạt vía, binh sỹ liên quân sợ hãi vứt binh khí quỳ xuống đầu hàng, chúng tướng sỹ Việt quốc thấy vậy thì vui mừng hoan hô. Triệu Phong không nói gì, chỉ lặng lẽ đứng nhìn thi thể Văn Hứa yên ấm nằm trong vòng tay của binh sỹ thì khẽ thở dài, sau đó hắn tự nhủ với mình rằng:
- Mọi thứ chỉ vừa mới bắt đầu, càng về sau sẽ còn nhiều người chết hơn.
- Rốt cuộc ta vẫn lực bất tòng tâm.
Nghĩ đến đó lòng Triệu Phong chùng lại, hắn nói gì đó với binh sỹ để dọn dẹp chiến trường, sau đó dẫn đại đội lui về phòng tuyến sau, chuẩn bị cho một trận đánh lớn thật sự.
Trong trướng phủ, đội ngũ tướng lĩnh đang nghiêm chỉnh ngồi thành hai hàng, người ngồi đầu phía tả là Phạm Trực, người ngồi đầu phía hữu là Trác Bất Phàm, sau lưng hai hàng ghế còn có mấy chục vị tướng lĩnh, chính giữa là bàn đại soái của Cao Kỳ Viễn.
Lúc này một tướng bên dưới bước ra trình báo:
- Thưa tướng quân, đại đội nhân mã của các nước đã trên đường tiến quân, hai mươi ba tháng này sẽ đến Đông Hiệu Lĩnh.
- Trong tất cả các nhánh quân, hiện tại Sở quân ta vẫn là đội chậm nhất, không biết chúng ta có cần gấp rút tiến lên hội quân với mọi người không?
Cao Kỳ Viễn chăm chú lắng nghe, sau đó hắn đặt viết xuống phê duyệt một số thứ, được một lúc hắn lên tiếng:
- Không cần thiết, hiện tại cứ để đám chư hầu đó ra uy một chút. Còn Sở quân ta cứ ung dung mà tiến đó mới là thượng sách.
- Hơn nữa địa đồ vẫn chưa vẽ xong, nếu tự tiện tiến vào lãnh thổ của nước Việt, chẳng khác nào lao đầu vào chỗ chết.
- Các nước sẽ sớm nhận ra điều này và yêu cầu Sở quân chúng ta ra tay, đến lúc đó mới chính là lúc chúng ta thể hiện sức ảnh hưởng của mình, tạo tiền đề cho kế hoạch về sau.
Các vị tướng lĩnh bên dưới nghe vậy thì lắm lời bàn luận, trong số đó có một người đứng sau Phạm Trực tên Lỗ Ngang lớn tiếng nói:
- Đại soái người đã quá đề cao bọn chúng rồi.
- Lần này đại quân các nước đông gấp mấy lần quân địch, lại được thống lãnh bởi những chiến tướng khét tiếng, thiết nghĩ việc đánh thành Phú Gia chỉ là chuyện một sớm một chiều.
- Nếu đại nhân không chê thần xin nguyện mang theo quân bản bộ đi trước hội họp với mọi người, và cũng để khiến đám thất dũng tướng của nước Việt biết thế nào là sự lợi hại của quân Sở ta.
Trác Bất Phàm nghe vậy lông mày khẻ chau lại, tuy nhiên hắn vẫn không nói gì chỉ chờ quyết định của Cao Kỳ Viễn. Cao Kỳ Viễn nhìn tên tướng kia, sau đó cằm một tấm thẻ bài trên bàn đưa cho hắn:
- Nếu tướng quân đã có lòng vì Sở quốc lập công, vậy thì đi đi.
- Chúc mọi người mã đáo thành công.
Lỗ Ngang nghe vậy thì vui mừng chào chúng tướng mà bước ra đi, hắn không biết lúc này Trác Bất Phàm cười nhếch mép khinh thường.
-------------------------------------------------o0o------------------------------------------
Biên giới Việt quốc.
Lúc này các thành gần biên giới đã tiến hành rút quân được một thời gian, tốp người đang tụ tập tại Như Điệp này chính là nhóm người cuối cùng chưa kịp lui về các thành trấn phía sau.
Để hổ trợ cho tám ngàn người này lên đường, ba ngàn quân bố phòng ở ngoại vi đã giúp mọi người thu xếp hành lý và phương tiện di chuyển. Tuy nhiên tốc độ tiến quân của các nước kia quá nhanh, trong khi dân chúng thì di chuyển quá chậm, một ngày chỉ đi được mười lăm dặm, già trẻ lớn bé dắt dìu nhau trông hết sức thảm thương, trên đường đi tiếng khóc như ri.
Từ Như Điệp tới phòng tuyến thứ hai của Việt quốc còn cách năm mươi dặm nữa, tuy nhiên lúc này sau đám dân chúng hốt hoảng, bụi mù phủ lấp bốc cao. Văn Hứa, tam thiên nhân tướng Việt quốc nhìn thấy thì bảo binh sỹ:
- Mọi người mau chóng lập phòng tuyến hỗ trợ cho dân chúng rút lui, chỉ cần chúng ta cầm cự ở đây viện quân phía sau sẽ đến ngay.
- Chúng binh sỹ Việt quốc, vì danh dự của quốc gia huynh đệ chúng ta quyết tâm một bước cũng không lùi.
Rầm.
Những tấm khiên thép nặng nề rơi thịch xuống nền đất, đội thương binh sau tấm khiên vững chãi đưa trường thương lên ở thế phòng ngự. Văn Hứa nhìn tình hình quân địch trước mặt mà cắn môi, sau đó hắn nói thầm trong lòng:
- Đáng sợ, chỉ là quân tiên phong thôi mà quân số đã hơn hai vạn, gấp bảy lần quân ta.
- Hơn nữa tất cả lại là kỵ binh trong khi quân ta chỉ có bộ binh. Chết tiệt!
Bên này đi đầu là bốn tướng, Lỗ Ngang của Sở, Trách Nghiêm của Tấn, Tỷ Can của Ngô, Lê Dục của Thanh Xa. Không hẹn mà bốn người nhìn đội hình của Việt quân trước mặt mà cười khinh thường.
Lỗ Ngang nói:
- Đùa với chúng một chút.
Nói rồi, bốn tướng chia quân bốn đường tiến công đội quân Việt trước mặt. Văn Hứa rút kiếm ra hét lớn:
- Huynh đệ không được để chúng sỉ nhục chúng ta, mọi người theo ta tiến lên.
Sát.
Một tiếng nói vang lên của ngàn quân, binh khí vứt đi vẻ ngoài bóng loáng ưa nhìn thay bằng cái sắc lạnh ghê rợn. Những khuôn mặt hình dung khác nhau lại đồng tỏa lên cái sát niệm duy nhất, hôm nay không thành công thì thành nhân.
Đứng trước quyết định tử chiến của Việt quân, Lỗ Ngang khinh miệt vung đại chùy xông đến, hắn hét lớn:
- Đừng vọng tưởng.
Ầm.
Một chùy phất xuống, máu thịt bầy nhầy, óc trộn với huyết vung vãi xuống nền đất khô cằn. Một người ngã xuống, một người lại tiến lên, dù biết kẻ đến rất mạnh nhưng không ai chịu thoái lui, vì họ phải ngăn lại, ngăn hai vạn quân hổ lang đang tiến lên giày xéo quê hương họ, đang đe dọa mạng sống đồng bào họ, vì vậy một bước cũng không lùi.
Thế mới biết vì đại nghĩa mạng sống có là gì.
Thay cho cuộc sống vật vờ le lói, chi bằng một lần duy nhất bùng cháy.
Ngọn đèn sinh mạng đang tỏa ra cái tinh hoa vĩnh cữu.
Máu hòa nước mắt đang trãi lên con đường vong mạng chi đồ.
Tuy nhiên một chút cũng không hối hận.
Văn Hứa người ướt đẫm máu, một người một ngựa tả xung hữu đột trong đám loạn quân, phía trước quân địch mỗi lúc một đông, tựa như bầy sói đang bủa vây quanh con thú tội nghiệp. Ánh mắt chúng lạnh lùng nhìn con mồi đang giãy chết. Lỗ Ngang tay vung một chùy thật mạnh, Văn Hứa đưa kiếm lên đỡ, vừa chạm nhau thanh kiếm trong tay đã gãy nát, đại chùy vút mạnh vào tấm kính hộ tâm, hất Văn Hứa bắn mạnh ra sau.
Vừa ngã xuống đất, đám binh các nước đã xông đến muốn lấy mạng của Văn Hứa. Văn Hứa bất lực phun ra một ngụm máu tươi, hai mắt đờ đẫn. May thay các binh sỹ Việt quốc thấy vậy thì bất chấp tất cả lao vào cứu chủ tướng của mình. Mắt thấy huynh đệ vì mình liều mạng lòng Văn Hứa đau như cắt nhưng trong thời điểm này hắn không thốt ra lời, vì bản thân sớm đã nhìn thấy kết cục, một con đường dẫn thẳng xuống hoàng tuyền nếu như viện binh không kịp đến.
Đám liên quân các nước thấy Việt quân mỗi ngày một co cụm thì mừng thầm, chúng bảo nhau làm cách nào để khiến những kẻ trước mặt thành thứ đồ chơi tiêu khiển cho mình.
Nhìn đám sài lang nhe nanh múa vuốt, buông lời cười cợt, những tử sỹ quên mình vì nước đang chuẩn bị đón nhận cái chết hai hàm răng cắn chặt vào nhau, gồng mình chống trả từng đợt, từng đợt tấn công như vũ bão, vì họ biết thêm được một khắc thì dân chúng sẽ có thêm một khắc để bỏ trốn, cho nên mọi người nhủ thầm trong lòng mà gắng gượng.
Đúng lúc liên quân đắc ý nhất, đúng lúc Việt quân nản lòng nhất, thì một tiếng tù và như cánh chim lạ cất lên giữa thinh không đánh động sự chú ý của mọi người. Phía xa xa, nơi một góc rừng ở mé trái có bụi mù di chuyển, sau đó dọc một tuyến dài những cánh đại kỳ dựng lên san sát nhau, trên tâm đại kỳ màu đen có thêu một chữ “Triệu” thật lớn bằng chỉ đỏ.
Việt quân thấy vậy thì hưng phấn hét lớn:
- Là Triệu tướng quân, là Triệu tướng quân.
- Mọi người viện quân đến rồi, viện quân đến rồi.
Cả đám người mới đó như con cá giãy chết trên bờ bị đàn kiến cấu xé không thương tiếc, ấy vậy mà trong thoáng chốc lại chẳng khác gì những con sư tử trọng thương bị dồn đến đường cùng điên cuồng chống trả kẻ thù. Đến Văn Hứa vốn chìm trong cơn tuyệt vọng thì ngay khi nghe tin Triệu tướng quân mang viện binh đến tiếp viện, Văn Hứa liền mượn kiếm và chiến mã của huynh đệ tiếp tục chiến đấu.
Đám người Lỗ Ngang thấy khí thế của kẻ địch thay đổi thì hơi bất ngờ một chút, nhưng không hổ những người giày dạng kinh nghiệm trên chiến trường, Lỗ Ngang nói với ba người còn lại:
- Để ta lên trước xem tướng địch là ai, mà chỉ danh tự thôi cũng khiến đám nhược binh này kích động như vậy.
- Sẵng dịp chém lấy đầu địch tướng lập công luôn, các người không ai được dành với ta đấy.
Lỗ Ngang lập tức giục cương ngựa và trăm bộ hạ tách khỏi đại quân mà tiến lên phía trước.
Lúc này bên kía một nhóm nhỏ kỵ binh cũng đang làm hành động tương tự. Đi đầu là một tướng đội thiết lang quan, mặc áo giáp sư tử bạc, cưỡi con hắc vân mã, tay cằm đao ngắn. Bên cạnh vị tướng ấy là một nhóm binh sỹ tay cằm trường mâu, một người trong số họ đang cằm một cây đại kỳ lớn có những đám mây đen và một chữ Triệu cự đại thêu bằng chỉ bạc.
Lỗ Ngang thấy người đó uy vũ như vậy, biết rằng kẻ đến chính là đại tướng bên địch, lòng hắn mừng thầm múa binh khí đến đánh. Lỗ Ngang hét lớn:
- Kẻ đến là ai! Xưng tên họ để tiện ghi chép vào sổ công trạng.
Vị tướng quân bên kia dùng chân thúc vào bụng ngựa, con ngựa nhảy chồm về phía trước. Bên dưới Lỗ Ngang bị bóng ngựa che khuất, nhìn lên trên con chiến mã tựa như bóng dáng của một con rồng đang vươn mình xông thẳng lên trời, kèm với đó là một lời đáp trả, rất ngắn gọn và cũng rất thành thật:
- Kẻ đến lấy mạng ngươi, Triệu Phong Việt quốc.
Phập.
Lưỡi đao mạnh mẽ nhanh gọn chém xuống, chặt đứt thủ cấp của Lỗ Ngang trong khi hắn còn chưa kịp định hình. Chân ngựa vừa chạm đất, người ấy không thèm lý đến xác tên tướng địch ngã xuống, mà chỉ hướng ánh nhìn vào đội Việt quân đang bị vây.
Vị tướng ấy nói:
- Rúc tù và lên, quân Triệu Phong theo ta nhập trận.
Tiếng tù và từ phía sau rúc lên liên hồi, sau đó những tiếng hét vang dội cất cao, một đội kỵ binh khoảng ba ngàn theo đuôi Triệu Phong tiến vào trận địa của địch.
Đội kỵ binh này tuy không đông nhưng khí thế họ mang đến lại khiến cho đám liên quân phải rùng mình. Đặc biệt là khi có không ít người nhận ra người cằm đầu đội quân này:
- Là hắn, tứ cuồng tiểu hổ Triệu Phong.
- Là kẻ đã đánh ngang ngửa với A Báo và Mông Tập, chết tiệt hắn làm gì xuất hiện ở nơi biên giới như thế này cơ chứ?
Cái tên Triệu Phong từ sớm đã vang danh, trong khắp các tiểu quốc Bắc Nhung không ai không biết về vị tướng tiên phong dũng mãnh nhất Việt quốc vào thời điểm. Người được cho là người kế thừa Lai Câu trong thời gian gần, trải qua trăm trận chiến, đối đầu với cả ngàn võ tướng chưa một lần thất bại hay quay lưng, cái tên Triệu Phong đã cho mình một danh tự ghê gớm trên khắp các chiến trường.
Hôm nay, ngay tại Như Điệp này cái tên ấy lại một lần nữa được xướng lên, khiến quân nhà hồ hởi, khiến địch nhân choáng váng, toàn cục trận chiến có thể vì đây mà thay đổi.
Triệu Phong chỉ tay về phía trước mà nói:
- Vòng sang cánh trái đánh mạnh vào sườn của chúng.
- Ba đội tách nhau ra.
Lệnh vừa ban ra, ba ngàn quân dưới trướng lập tức phân thành ba nhánh quân tiến công vào mạng trái của địch, giống như cây đinh ba giương cái mũi sắc lạnh vào tử huyệt của kẻ thù.
Sát
Cánh quân ở giữa do Triệu Phong dẫn đầu, hai cánh còn lại do hai thiên nhân tướng được tuyển trong đội Hắc Vân cằm trịch, tốc độ tiến quân như vũ bão, sát ý nồng đượm đến nghẹt thở. Tiếng người hô vang, tiếng binh khí tuốt vỏ, tiếng vó ngựa dồn dập tạo thành một bản hùng ca bất khuất thiêu đốt tâm can và chiến ý mạnh mẽ.
Rầm.
Phía trước đội kỵ binh của Triệu Phong, liên quân các nước chẳng khác nào cành cây ngọn cỏ mặc hắn chà đạp. Việt quân thế như hùm như beo, vung binh khí gạt phăng mọi chướng ngại trên đường đi, tầng tầng lớp lớp địch nhân ngã rạp dưới bước chân ngựa của họ, máu thịt đầy đất, binh khí vương vãi, thế tiến công như mũi dùi sắt bổ vào đậu phụ khiến nó vỡ tung tóe thành từng mảng. Ba tướng Trách Nghiêm, Tỷ Can, Lê Dục thấy vậy thì kinh ngạc không thôi, tuy nhiên biết tình hình này quân mình đông áp đảo nên bản thân có hơi vững dạ, Trách Nghiêm định giải vây quân của Văn Hứa để qua giúp Tỷ Can, Trách Nghiêm nói:
- Quân Tấn theo ta vòng sang tấn công quân tiếp viện của địch.
Quân Tấn nghe vậy thì định giải vây, nhưng lúc này Việt quân bên trong nhận được lệnh của Văn Hứa:
- Chư vị huynh đệ, Triệu tướng quân đã ở đây, chúng ta không còn gì phải sợ nữa.
- Dù phải chiến đấu đến giọt máu cuối cùng cũng không thể để cho đám mọi Tấn quốc này mang quân đánh tập hậu tướng quân.
- Anh em theo ta.
Quân Việt nghe đến tên Triệu Phong dù thân thể mệt mỏi không còn sức lực vấn cố gắng gào lên tận sức mà tiến về phía trước bám lấy quân Tấn không buông. Trách Nghiêm thấy vậy thì tức mình vung trường mâu đâm xuống mấy phát kết liễu mẫy binh sỹ Việt quân ở hàng đầu, hắn hét bảo quân sỹ:
- Không cần phải sợ, bọn chúng giờ chỉ là cung giương hết cỡ, diều sắp đứt dây, mọi người không cần phải lo lắng.
- Đến một thì giết một, đến mười thì giết mười.
Quân Tấn nhận lệnh nên vừa lui, vừa mặc sức chém giết, nhưng Việt quân của Văn Hứa chưa một lần sợ hãi lui quân, họ hết người này ngã xuống người khác lại tiếp tục lao lên, cứ một chiến binh Việt quốc tử trận đều cố gắng kéo theo một tên Tấn quốc phải chết chung. Cứ vậy cuộc đấu của họ trở thành một trận thí mạng theo kiểu ngọc đá cùng nát, không thành công thì thành nhân.
Quân Tấn thấy quân Việt liều mạng như vậy trong lòng đã có phần nao núng, đến như Trách Nghiêm cũng không còn tự tin như xưa, đặc biệt khi Văn Hứa người mang đầy vết thương nhưng vẫn đang điên cuồng xông đến.
Thấy địch tướng ngày càng đến gần, Trách Nghiêm cằm thương đâm mạnh về phía Văn Hứa, Văn Hứa không những không né mà còn giục ngựa xông đến nhanh hơn. Mũi thương sắc nhọn xuyên qua áo giáp cắm ngập vào bên trong cơ thể, máu tươi trào ra thành vòi, Văn Hứa một tay nắm chắc vào thương, tay kia cằm kiếm lạnh lùng nói:
- Địch tướng chúng ta cùng chết nào.
Mặt Trách Nghiêm cắt không còn giọt máu, hắn ú ớ định nói gì thì lưỡi kiếm trong tay Văn Hứa đã chém xuống cắt phăng thủ cấp của Trách Nghiêm. Sau đó Văn Hứa hét lớn:
- Địch tướng đã chết, các ngươi còn không mau đầu hàng.
Quân Tấn trong lòng đã không còn muốn chiến, lại thấy tướng bên mình tử trận thì không ai bảo ai đều buông vũ khí xuống xin hàng. Văn Hứa nhìn đám binh Tấn từng người vứt binh khí thì trong lòng nhẹ nhõm, hắn hai tay cằm chặt thân thương sau đó rút mạnh ra khiến nội tạng bên trong như muốn nhào cả ra, miệng hắn thổ máu tươi nhưng vẫn thoáng nét cười, hắn hét lên một tiếng cuối cùng rồi tắt thở:
- Triệu tướng quân Văn Hứa đã hoàn thành nhiệm vụ, Văn Hứa xin đi trước một bước.
Văn Hứa gục mình xuống ngựa trong sự tiếc núi của chúng binh sỹ, bên này Triệu Phong nheo mắt thấy vậy thì càng tiến nhanh hơn, hai tướng Tỷ Can và Lê Dục liền hợp quân lại kháng cự. Họ vốn định dùng quân số để áp đảo Việt quân, nhưng từ khi bắt đầu họ đã nhằm, vì họ vẫn không tính ra sức mạnh của một người, kẻ đó chính là Triệu Phong.
Keng.
Một đao vung xuống như phân kim phá thạch, Tỷ Can dùng búa đón đỡ mà hai tay tê dại không thốt được một lời chỉ biết cắn chặt răng chịu đựng. Một đao lại tiếp một đao, sức mạnh từ thanh đao cơ hồ không ai dùng nổi, cùng một cỗ sát ý khiến người ta nghẹt thở làm cho Tỷ Can luống cuống tay chân.
Roẹt.
Chiêu thứ ba chém một nhát rạch trên bộ chiến giáp của Tỷ Can một vệt máu dài đẫm huyết, Tỷ Can còn chưa kịp làm gì thì đã nghe một âm thanh như tử thần vẫy gọi:
- Chết đi.
Quá nhanh, đao này nhanh đến mức cả nửa thân trên đứt lìa mà Tỷ Can vẫn còn chưa kịp định hình được rằng cuộc đời võ tướng của mình chính thức chấm dứt từ đây. Tỷ Can cười chua chát nói một câu rồi tắt thở:
- Lợi hại!
Thân thể Tỷ Can vừa rơi xuống, con ngựa của Triệu Phong không dừng lại mà tiếp tục phóng mình lao đến, Lê Dục sợ hãi muốn thoái lui nhưng không còn kịp nữa. Con ngựa của Triệu Phong phi nhanh như gió cuốn kèm theo đó một âm thanh sắc nhọn, Lê Dục cũng theo Tỷ Can về chầu trời.
Máu và huyết thấm đẫm trên người, Triệu Phong lạnh lùng quát bảo đám binh sỹ trước mặt:
- Hàng hay không hàng!
Một câu nói, một hành động cũng đủ cho vạn người kinh hồn bạt vía, binh sỹ liên quân sợ hãi vứt binh khí quỳ xuống đầu hàng, chúng tướng sỹ Việt quốc thấy vậy thì vui mừng hoan hô. Triệu Phong không nói gì, chỉ lặng lẽ đứng nhìn thi thể Văn Hứa yên ấm nằm trong vòng tay của binh sỹ thì khẽ thở dài, sau đó hắn tự nhủ với mình rằng:
- Mọi thứ chỉ vừa mới bắt đầu, càng về sau sẽ còn nhiều người chết hơn.
- Rốt cuộc ta vẫn lực bất tòng tâm.
Nghĩ đến đó lòng Triệu Phong chùng lại, hắn nói gì đó với binh sỹ để dọn dẹp chiến trường, sau đó dẫn đại đội lui về phòng tuyến sau, chuẩn bị cho một trận đánh lớn thật sự.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook