Cầu Vong Khách
-
Chương 16: Cách thức
Sáng sớm ngày hôm đó, tôi hì hục cùng bố của Hiệp bít kín đường dẫn nước ở phía dưới sàn nhà. Tôi cũng phải dò xem trên tường có những nguồn ống nước nào đang chảy, đề phòng những trường hợp xấu xảy ra. Người bố phải ngắt tạm nước không dùng nữa, những người trong gia đình đành phải xin dùng nhờ những nhà hàng xóm. Chỉ có cách này mới tạm thời ngăn cản được tác động của những con ma da ngoài kia.
Trong khoảng thời gian đó, tôi nhờ mẹ của Hiệp ở lại trông chừng cô gái. Sau cơn ác mộng đêm qua, trông Hiệp yếu ớt đi hẳn. Thế nhưng cô vẫn đòi đi làm. Tôi thiết nghĩ rằng không nên. Hiệp vẫn giữ được thần trí tỉnh táo, dù trong mắt cô ánh lên sự ám ảnh. Cảnh tượng hôm qua tuy chỉ là ảo giác nhưng rất chân thật. Nếu bị giam vào địa ngục nước hằng đêm như thế, một người khỏe mạnh sắt đá đến đâu cũng sẽ phải sợ hãi đến phát điên.
Tôi đã kịp hỏi chuyện Hiệp về những người tự tử được cứu sống trước đây ở trên hòn đảo này. Giờ cô chỉ còn biết rõ một người, từng sống ở đây, gieo mình xuống sông rồi lại may mắn được vớt lên. Sau đó người ấy quá sợ hãi mà chuyển khỏi đây, sống tha hương, tâm tính không ổn định, giờ phải sống trong trung tâm bảo trợ xã hội cách đây gần 100 cây số.
Tôi không ngần ngừ gì mà dù thế nào cũng phải lên đường luôn. Những cơn ác mộng này cần được chấm dứt. Có lẽ những người đó nắm giữ bí quyết để sống sót?
Đường xa, ngồi lắc lư trên xe khách hai tiếng tôi mới tới được địa phương. Những ký ức về chuyến xe đường dài lần trước vẫn còn ám ảnh, nên lần này tôi đã cẩn thận xem ngày giờ và hướng trước khi đi xem có gì bất lợi cần cúng bái hay không. Rất may là mọi sự đều thuận lợi, không vướng phải ngày kỵ xuất hành, bớt đi một khoản lễ lạt. Tôi mất thêm nửa tiếng nữa để tìm đường vào khu bảo trợ xã hội. Bầu trời cứ âm u suốt. Bước xuống xe khách lúc đó, một cơn mưa bóng mây rơi xuống trong chốc lát rồi lại tạnh ngay đi đi. Phía cuối chân trời, mây ánh lên một chút ánh ngũ sắc, làm tôi cảm thấy phấn chấn hơn, đó là một điềm lành.
Đến trung tâm bảo trợ xã hội, tôi vào tìm gặp giám đốc trung tâm. Nói mãi, người đó mới đồng ý cho tôi gặp chị Hiền, được đưa vào đây đã hai năm, lâu lâu mới có người họ hàng xa tới thăm hay cho tiền. Giờ đây thần trí của chị không còn được tỉnh táo nữa, âu cũng là kết cục của cuộc đời kham khổ lầm than. Chúng tôi có cuộc gặp mặt tầm 15 phút.
Tôi ngồi đợi ngoài bàn của gian sảnh trước, phía sau là khu sinh hoạt của những người sinh sống nơi đây, hầu hết là những người khuyết tật, nghèo khổ hoặc không nơi nương tựa.
Chị Hiền được dìu ra ngoài. Năm nay người phụ nữ này cũng đâu tầm hơn 50 tuổi rồi, thế nhưng nhìn mái tóc bạc trắng và vùng da mặt nhăn nheo bủng beo sầu thảm của chị, người ta tưởng đâu như một bà già đã 70 tuổi.
Người hướng dẫn đỡ chị Hiền ngồi xuống chiếc ghế đối diện tôi rồi lùi lại ra sau. Tôi kiên nhẫn nhìn vào đôi mắt ngờ nghệch của người phụ nữ, hỏi:
"Chị có phải là Hiền, từng sống ở làng Độc Kiều không?"
Người phụ nữ chỉ khục khặc mái đầu, nhìn xuống dưới bàn tay đang mân mê thứ đồ chơi nào đó như một đứa trẻ con.
Tôi vẫn hỏi tiếp: "Vậy chị có nhớ lúc mình nhảy xuống sông, đã có thứ gì không?"
Người phụ nữ ngước lên nhìn tôi đôi lát, rồi lại cúi xuống không nói gì thêm.
"Vậy làm thế nào mà người ta cứu chị kịp vậy...Thường những ai rơi xuống đều biến mất trong các xoáy nước..."
Vẫn im lặng.
Tôi bắt đầu hoang mang. Làm sao để nói chuyện với một người có khi đến tên mình còn không biết? Tôi đang tốn thời gian ư? Những người sống sót còn lại đang ở đâu? Tôi phải tìm họ thế nào đây?
Tôi đang miên man suy nghĩ thì một người điều dưỡng của khu nhà đặt xuống trước mặt tôi một cốc nước trà nóng để mời khách. Nhìn dòng nước đen sóng sánh trong chiếc cốc sứ trắng, tôi gợn lên sự khó chịu. Tôi không nhìn vào đó nữa, không lại thấy hình bóng phản chiếu của chính mình. Tôi khẽ đẩy cốc nước trà ra xa hơn. Người phụ nữ lúc đó mới kêu lên ú ớ, chỉ chỉ trỏ trỏ.
"Chắc chị không còn nhớ gì đâu nhỉ?" tôi khẽ thở dài, chép miệng.
Thế rồi tôi đứng lên, định bụng sẽ rời đi.
Bất ngờ người phụ nữ đó kêu lên một tiếng như để thu hút sự chú ý của tôi. Thế rồi bà ta bắt đầu hành động khó hiểu.
Người phụ nữ nắm lấy chiếc cốc trà còn nóng của tôi ở trên bàn, giơ lên, rồi chọc hai ngón tay vào đó. Nước nóng làm người phụ nữ la lên oai oái, nhưng bà ta vẫn nhìn tôi, kêu ú ớ gì đó và vẫn tiếp tục chọc ngón tay vào. Người điều dưỡng phía sau chạy lên ngăn hành động dại dột của bà ta, thế nhưng bà Hiền giãy giụa, không chịu. Bà ta cứ nhìn tôi rồi nói:
"Và...và..vào...vào..phải vào..."
Tôi cau mày vì không hiểu.
Thế rồi bà ta lại dốc ít nước trà trong cốc ra đổ xuống lòng bàn tay bên trái. Nước khẽ chảy qua các kẽ ngón tay ròng ròng. Người điều dưỡng phải đi tìm khăn lau, lôi bà Hiền đứng dậy.
"Chắc chúng tôi phải đưa bà ấy vào thôi. Tự nhiên hôm nay lại bị kích động quá!".
Bà Hiền lắc đầu lia lịa, vẫn tiếp tục đổ nước vào lòng bàn tay rồi lắc lắc bàn tay, đầu cũng thế, miệng vẫn kêu lên từng tràng.
Tôi sợ, lùi lại.
"Xin lỗi đã làm phiền, nhờ chị đưa chị Hiền vào..." Tôi lắp bắp nói với người phụ tá đó.
Thế rồi tôi đội chiếc mũ lên, vội vã bước đi, trong lòng vẫn lởn vởn hình ảnh đám mây ngũ sắc ban nãy.
Rõ ràng vừa rồi người phụ nữ đó có ý định nói với tôi điều gì. Có lẽ là tôi không hiểu được?
Tôi đi bộ ra bên ngoài đường cái bắt xe. Phía đối diện đường là một dãy những cửa hàng tạp hóa, nước uống nho nhỏ. Một người phụ nữ đang dắt một đứa bé đi ngang qua đường. Đứa bé đang chăm chú ăn món đồ ngọt đựng trong chiếc hộp nhựa như hộp caramel. Sang phía bên đường nơi tôi đứng, đứa bé đánh rơi món đồ ăn trên chiếc thìa sữa chua bé tí xuống đất, rồi mếu máo vì tiếc. Hóa ra nó đang ăn thạch rau câu, vừa mua được ở cửa hiệu tạp hóa bên đường.
Người mẹ nói: "Múc lên thế nó chả rơi! Lỏng toẹt như vậy múc cái gì! Húp thẳng ấy..."
Cảnh tượng đó làm tôi phải suy nghĩ.
Và thế rồi một cơn sang chấn ập đến làm tim tôi đập thình thịch.
Lời nói văng vẳng của lão Lộc lần trước lại dội về trong tôi cùng lúc với hình ảnh của người phụ nữ tên Hiền khi nãy: "Muốn diệt nước thì phải làm gì?"
Tôi chợt hiểu ra. Các mảnh ghép đã dần khớp lại.Thế nhưng cùng lúc đó, một nỗi sợ hãi ập đến trong lòng tôi không sao kìm nén được.
Người phụ nữ khi nãy đã chỉ cho tôi rằng: Nếu muốn chạm được vào nước, thì phải nhúng mình vào đó, như cách bà ta chọc hai ngón tay vào, còn nếu đưa nước ra ngoài bản thể của nó, cũng như rót nước ra ngoài bàn tay, chỉ trôi qua kẽ tay mà chảy đi mất...Bọn ma da chính là quỷ nước, muốn diệt được nước phải thâm nhập vào nước...Điều này chính lão Lộc đã nhận ra, vậy mà hắn không chịu nói với tôi.
Thế nhưng,...tôi không thể chạm vào nước quá lâu, nữa là ngâm mình trong đó.
Ngồi trên xe khách quay trở về hòn đảo, tôi ngồi im lặng trước sự thật vừa phát hiện ra. Trong lòng tôi vẫn bán tín bán nghi không biết liệu mình có hiểu nhầm ẩn ý trong những sự việc lần này không. Thế nhưng tôi vẫn tin tưởng vào điềm báo mình đã bắt gặp khi đến tận đây.
Ký ức về nước đối với tôi là một ký ức đầy đau buồn và thương tâm mà tôi không bao giờ muốn nhớ lại. Ký ức ấy luôn hiện lên mỗi khi tôi nhìn vào đôi mắt nâu sâu thẳm của Hiệp. Một ánh mắt khảng khái, cương nghị và mạnh mẽ nhưng hết sức trìu mến và ấm áp, một ánh mắt tôi khó lần nào có thể thấy lại lần nữa.
Ánh mắt người mẹ vĩ đại của tôi.
Lại mất thêm hai tiếng vòng vèo nữa tôi mới về tới thành phố, rồi lại bắt xe về dốc Độc Kiều. Ngồi cả quãng đường, mồ hôi tôi cứ tuôn ra như tắm mặc dù cho thời tiết không hề nóng. Hai tay tôi cứ run lẩy bẩy. Thực sự khi vừa đặt chân xuống bến xe thành phố, tôi chỉ muốn lên xe về nhà ngay lập tức, tôi không muốn quay lại nơi chốn kinh hoàng kia nữa. Thế nhưng ánh mắt của Hiệp lẫn cái nắm tay cầu khẩn của cô gái khiến tôi chùn bước. Tôi lại lầm lũi đi về hướng làng Độc Kiều như một cái máy. Tôi không ngờ một người đã từng đánh Đông dẹp Tây như tôi lại phải có lúc sợ hãi đến thế này.
Vừa ra khỏi bến xe, một bóng dáng quen thuộc đập vào mắt tôi. Nó đứng giữa đường cái, nơi đông xe cộ qua lại, vẫy tay với tôi và mỉm cười. Tôi nhanh chóng đi sang đường để gặp nó. Nó lùi lại và bước lên vỉa hè phía sau, chờ đợi tôi. Đó chính là vong bé trong nhà của Thi mà tôi đã từng nhìn thấy
Tôi cũng bước lên vỉa hè, lại gần nó. Tôi cúi xuống giả bộ buộc dây giày, rồi cất tiếng.
"Hôm trước không thấy đâu nữa, sao cháu ra tận đây?"
Thằng bé đáp:
"Chị Hiệp hay là người khác?"
"Cháu hỏi gì cơ?"
"Chú thích chị Hiệp hay là người khác?"
Câu hỏi khiến tim tôi đập thình thịch.
"Cháu hỏi thế làm gì...Đương nhiên là...Mà sao cháu biết Hiệp?"
Cậu bé này chính là cậu đỏ nhà cái Thi, có lẽ có quan hệ huyết thống với người nhà Thi, mà nó bé thế này, có lẽ chính là...em trai nào đó chưa từng được ra đời của Thi.
"Chị Hiệp tốt, hay giúp chị Thi." Thằng bé đáp gọn lỏn, thế rồi nó cúi xuống ghé sát vào vai tôi. Hơi thở lạnh lẽo của âm khí phả nhẹ vào người tôi. Tôi vẫn kiên nhẫn lắng nghe.
"Chú về trước 4h 47 phút, tới ngã tư không được nhìn sang trái, phải đi thẳng, có chuyện gì cũng không được dừng lại. Tới cột điện đỏ dừng lại 20 giây mới được đi. Tới cầu, tránh thanh gỗ thứ 4...."
"Sao...sao lại thế...?"
"Đi đi...4 giờ hơn rồi...Nhớ câu trả lời của chú đấy." Thế rồi nó biến mất. Tôi không rõ nó có ý đồ gì.
Tôi vội vã bước đi tới ngã tư, nơi có vài chú xe ôm đang đứng đó. Tôi định bụng bắt xe về chợ, rồi từ chợ mới có người đèo vào tận đảo được.
Khi tôi bước tới đó, bỗng nhiên phía bên làn đối diện, một chiếc xe oto đâm phải chiếc xe máy đi ngắt chéo đường. Một vụ tai nạn thảm khốc diễn ra trong chốc lát, máu chảy ra lênh láng. Tôi theo phản xạ nhìn sang bên trái theo hướng đó. Tôi nhìn thấy vong hồn người kia đang nửa đi nửa ở, sắp rời cơ thể, nếu giờ tôi dùng bùa trấn thì có lẽ giữ được mạng.
Thế nhưng lời thằng bé vừa nãy vang lên làm tôi chùn bước.
"Chú thích chị Hiệp hay là người khác?" "Không được nhìn sang trái, phải đi thẳng, về trước 4h47 phút..."
Tôi day dứt trong lòng nhưng vẫn cố ép bản thân đi về phía trước, bỏ qua vụ tai nạn đằng sau lưng. Tôi đã từ chối việc phải cứu một người. Bác xe ôm cũng đang ngáo ngơ xem có chuyện gì xảy ra. Tôi giục bác mau đi đến điểm cần tới.
Đi vòng vèo trên đường, tôi vẫn cố chú ý hai bên đường. Những ngày trước tôi đã bất cẩn gây ra nhiều hậu quả cho bản thân và mọi người, giờ tôi không thể bất cẩn thêm nữa.
Xe vừa rẽ ở một góc quanh, tôi thấy ở phía trước có một chiếc cột điện được sơn đỏ để trang trí cho quán café gần đó. Tôi giật mình.
Tôi hét lên: "Chú ơi dừng lại đã!"
Chiếc xe dừng kít tại chỗ, ngay gần chiếc cột điện sơn đỏ đó. Tôi chờ đếm 20s xem có chuyện gì xảy ra.
Trong khoảng thời gian đó, tôi nhờ mẹ của Hiệp ở lại trông chừng cô gái. Sau cơn ác mộng đêm qua, trông Hiệp yếu ớt đi hẳn. Thế nhưng cô vẫn đòi đi làm. Tôi thiết nghĩ rằng không nên. Hiệp vẫn giữ được thần trí tỉnh táo, dù trong mắt cô ánh lên sự ám ảnh. Cảnh tượng hôm qua tuy chỉ là ảo giác nhưng rất chân thật. Nếu bị giam vào địa ngục nước hằng đêm như thế, một người khỏe mạnh sắt đá đến đâu cũng sẽ phải sợ hãi đến phát điên.
Tôi đã kịp hỏi chuyện Hiệp về những người tự tử được cứu sống trước đây ở trên hòn đảo này. Giờ cô chỉ còn biết rõ một người, từng sống ở đây, gieo mình xuống sông rồi lại may mắn được vớt lên. Sau đó người ấy quá sợ hãi mà chuyển khỏi đây, sống tha hương, tâm tính không ổn định, giờ phải sống trong trung tâm bảo trợ xã hội cách đây gần 100 cây số.
Tôi không ngần ngừ gì mà dù thế nào cũng phải lên đường luôn. Những cơn ác mộng này cần được chấm dứt. Có lẽ những người đó nắm giữ bí quyết để sống sót?
Đường xa, ngồi lắc lư trên xe khách hai tiếng tôi mới tới được địa phương. Những ký ức về chuyến xe đường dài lần trước vẫn còn ám ảnh, nên lần này tôi đã cẩn thận xem ngày giờ và hướng trước khi đi xem có gì bất lợi cần cúng bái hay không. Rất may là mọi sự đều thuận lợi, không vướng phải ngày kỵ xuất hành, bớt đi một khoản lễ lạt. Tôi mất thêm nửa tiếng nữa để tìm đường vào khu bảo trợ xã hội. Bầu trời cứ âm u suốt. Bước xuống xe khách lúc đó, một cơn mưa bóng mây rơi xuống trong chốc lát rồi lại tạnh ngay đi đi. Phía cuối chân trời, mây ánh lên một chút ánh ngũ sắc, làm tôi cảm thấy phấn chấn hơn, đó là một điềm lành.
Đến trung tâm bảo trợ xã hội, tôi vào tìm gặp giám đốc trung tâm. Nói mãi, người đó mới đồng ý cho tôi gặp chị Hiền, được đưa vào đây đã hai năm, lâu lâu mới có người họ hàng xa tới thăm hay cho tiền. Giờ đây thần trí của chị không còn được tỉnh táo nữa, âu cũng là kết cục của cuộc đời kham khổ lầm than. Chúng tôi có cuộc gặp mặt tầm 15 phút.
Tôi ngồi đợi ngoài bàn của gian sảnh trước, phía sau là khu sinh hoạt của những người sinh sống nơi đây, hầu hết là những người khuyết tật, nghèo khổ hoặc không nơi nương tựa.
Chị Hiền được dìu ra ngoài. Năm nay người phụ nữ này cũng đâu tầm hơn 50 tuổi rồi, thế nhưng nhìn mái tóc bạc trắng và vùng da mặt nhăn nheo bủng beo sầu thảm của chị, người ta tưởng đâu như một bà già đã 70 tuổi.
Người hướng dẫn đỡ chị Hiền ngồi xuống chiếc ghế đối diện tôi rồi lùi lại ra sau. Tôi kiên nhẫn nhìn vào đôi mắt ngờ nghệch của người phụ nữ, hỏi:
"Chị có phải là Hiền, từng sống ở làng Độc Kiều không?"
Người phụ nữ chỉ khục khặc mái đầu, nhìn xuống dưới bàn tay đang mân mê thứ đồ chơi nào đó như một đứa trẻ con.
Tôi vẫn hỏi tiếp: "Vậy chị có nhớ lúc mình nhảy xuống sông, đã có thứ gì không?"
Người phụ nữ ngước lên nhìn tôi đôi lát, rồi lại cúi xuống không nói gì thêm.
"Vậy làm thế nào mà người ta cứu chị kịp vậy...Thường những ai rơi xuống đều biến mất trong các xoáy nước..."
Vẫn im lặng.
Tôi bắt đầu hoang mang. Làm sao để nói chuyện với một người có khi đến tên mình còn không biết? Tôi đang tốn thời gian ư? Những người sống sót còn lại đang ở đâu? Tôi phải tìm họ thế nào đây?
Tôi đang miên man suy nghĩ thì một người điều dưỡng của khu nhà đặt xuống trước mặt tôi một cốc nước trà nóng để mời khách. Nhìn dòng nước đen sóng sánh trong chiếc cốc sứ trắng, tôi gợn lên sự khó chịu. Tôi không nhìn vào đó nữa, không lại thấy hình bóng phản chiếu của chính mình. Tôi khẽ đẩy cốc nước trà ra xa hơn. Người phụ nữ lúc đó mới kêu lên ú ớ, chỉ chỉ trỏ trỏ.
"Chắc chị không còn nhớ gì đâu nhỉ?" tôi khẽ thở dài, chép miệng.
Thế rồi tôi đứng lên, định bụng sẽ rời đi.
Bất ngờ người phụ nữ đó kêu lên một tiếng như để thu hút sự chú ý của tôi. Thế rồi bà ta bắt đầu hành động khó hiểu.
Người phụ nữ nắm lấy chiếc cốc trà còn nóng của tôi ở trên bàn, giơ lên, rồi chọc hai ngón tay vào đó. Nước nóng làm người phụ nữ la lên oai oái, nhưng bà ta vẫn nhìn tôi, kêu ú ớ gì đó và vẫn tiếp tục chọc ngón tay vào. Người điều dưỡng phía sau chạy lên ngăn hành động dại dột của bà ta, thế nhưng bà Hiền giãy giụa, không chịu. Bà ta cứ nhìn tôi rồi nói:
"Và...và..vào...vào..phải vào..."
Tôi cau mày vì không hiểu.
Thế rồi bà ta lại dốc ít nước trà trong cốc ra đổ xuống lòng bàn tay bên trái. Nước khẽ chảy qua các kẽ ngón tay ròng ròng. Người điều dưỡng phải đi tìm khăn lau, lôi bà Hiền đứng dậy.
"Chắc chúng tôi phải đưa bà ấy vào thôi. Tự nhiên hôm nay lại bị kích động quá!".
Bà Hiền lắc đầu lia lịa, vẫn tiếp tục đổ nước vào lòng bàn tay rồi lắc lắc bàn tay, đầu cũng thế, miệng vẫn kêu lên từng tràng.
Tôi sợ, lùi lại.
"Xin lỗi đã làm phiền, nhờ chị đưa chị Hiền vào..." Tôi lắp bắp nói với người phụ tá đó.
Thế rồi tôi đội chiếc mũ lên, vội vã bước đi, trong lòng vẫn lởn vởn hình ảnh đám mây ngũ sắc ban nãy.
Rõ ràng vừa rồi người phụ nữ đó có ý định nói với tôi điều gì. Có lẽ là tôi không hiểu được?
Tôi đi bộ ra bên ngoài đường cái bắt xe. Phía đối diện đường là một dãy những cửa hàng tạp hóa, nước uống nho nhỏ. Một người phụ nữ đang dắt một đứa bé đi ngang qua đường. Đứa bé đang chăm chú ăn món đồ ngọt đựng trong chiếc hộp nhựa như hộp caramel. Sang phía bên đường nơi tôi đứng, đứa bé đánh rơi món đồ ăn trên chiếc thìa sữa chua bé tí xuống đất, rồi mếu máo vì tiếc. Hóa ra nó đang ăn thạch rau câu, vừa mua được ở cửa hiệu tạp hóa bên đường.
Người mẹ nói: "Múc lên thế nó chả rơi! Lỏng toẹt như vậy múc cái gì! Húp thẳng ấy..."
Cảnh tượng đó làm tôi phải suy nghĩ.
Và thế rồi một cơn sang chấn ập đến làm tim tôi đập thình thịch.
Lời nói văng vẳng của lão Lộc lần trước lại dội về trong tôi cùng lúc với hình ảnh của người phụ nữ tên Hiền khi nãy: "Muốn diệt nước thì phải làm gì?"
Tôi chợt hiểu ra. Các mảnh ghép đã dần khớp lại.Thế nhưng cùng lúc đó, một nỗi sợ hãi ập đến trong lòng tôi không sao kìm nén được.
Người phụ nữ khi nãy đã chỉ cho tôi rằng: Nếu muốn chạm được vào nước, thì phải nhúng mình vào đó, như cách bà ta chọc hai ngón tay vào, còn nếu đưa nước ra ngoài bản thể của nó, cũng như rót nước ra ngoài bàn tay, chỉ trôi qua kẽ tay mà chảy đi mất...Bọn ma da chính là quỷ nước, muốn diệt được nước phải thâm nhập vào nước...Điều này chính lão Lộc đã nhận ra, vậy mà hắn không chịu nói với tôi.
Thế nhưng,...tôi không thể chạm vào nước quá lâu, nữa là ngâm mình trong đó.
Ngồi trên xe khách quay trở về hòn đảo, tôi ngồi im lặng trước sự thật vừa phát hiện ra. Trong lòng tôi vẫn bán tín bán nghi không biết liệu mình có hiểu nhầm ẩn ý trong những sự việc lần này không. Thế nhưng tôi vẫn tin tưởng vào điềm báo mình đã bắt gặp khi đến tận đây.
Ký ức về nước đối với tôi là một ký ức đầy đau buồn và thương tâm mà tôi không bao giờ muốn nhớ lại. Ký ức ấy luôn hiện lên mỗi khi tôi nhìn vào đôi mắt nâu sâu thẳm của Hiệp. Một ánh mắt khảng khái, cương nghị và mạnh mẽ nhưng hết sức trìu mến và ấm áp, một ánh mắt tôi khó lần nào có thể thấy lại lần nữa.
Ánh mắt người mẹ vĩ đại của tôi.
Lại mất thêm hai tiếng vòng vèo nữa tôi mới về tới thành phố, rồi lại bắt xe về dốc Độc Kiều. Ngồi cả quãng đường, mồ hôi tôi cứ tuôn ra như tắm mặc dù cho thời tiết không hề nóng. Hai tay tôi cứ run lẩy bẩy. Thực sự khi vừa đặt chân xuống bến xe thành phố, tôi chỉ muốn lên xe về nhà ngay lập tức, tôi không muốn quay lại nơi chốn kinh hoàng kia nữa. Thế nhưng ánh mắt của Hiệp lẫn cái nắm tay cầu khẩn của cô gái khiến tôi chùn bước. Tôi lại lầm lũi đi về hướng làng Độc Kiều như một cái máy. Tôi không ngờ một người đã từng đánh Đông dẹp Tây như tôi lại phải có lúc sợ hãi đến thế này.
Vừa ra khỏi bến xe, một bóng dáng quen thuộc đập vào mắt tôi. Nó đứng giữa đường cái, nơi đông xe cộ qua lại, vẫy tay với tôi và mỉm cười. Tôi nhanh chóng đi sang đường để gặp nó. Nó lùi lại và bước lên vỉa hè phía sau, chờ đợi tôi. Đó chính là vong bé trong nhà của Thi mà tôi đã từng nhìn thấy
Tôi cũng bước lên vỉa hè, lại gần nó. Tôi cúi xuống giả bộ buộc dây giày, rồi cất tiếng.
"Hôm trước không thấy đâu nữa, sao cháu ra tận đây?"
Thằng bé đáp:
"Chị Hiệp hay là người khác?"
"Cháu hỏi gì cơ?"
"Chú thích chị Hiệp hay là người khác?"
Câu hỏi khiến tim tôi đập thình thịch.
"Cháu hỏi thế làm gì...Đương nhiên là...Mà sao cháu biết Hiệp?"
Cậu bé này chính là cậu đỏ nhà cái Thi, có lẽ có quan hệ huyết thống với người nhà Thi, mà nó bé thế này, có lẽ chính là...em trai nào đó chưa từng được ra đời của Thi.
"Chị Hiệp tốt, hay giúp chị Thi." Thằng bé đáp gọn lỏn, thế rồi nó cúi xuống ghé sát vào vai tôi. Hơi thở lạnh lẽo của âm khí phả nhẹ vào người tôi. Tôi vẫn kiên nhẫn lắng nghe.
"Chú về trước 4h 47 phút, tới ngã tư không được nhìn sang trái, phải đi thẳng, có chuyện gì cũng không được dừng lại. Tới cột điện đỏ dừng lại 20 giây mới được đi. Tới cầu, tránh thanh gỗ thứ 4...."
"Sao...sao lại thế...?"
"Đi đi...4 giờ hơn rồi...Nhớ câu trả lời của chú đấy." Thế rồi nó biến mất. Tôi không rõ nó có ý đồ gì.
Tôi vội vã bước đi tới ngã tư, nơi có vài chú xe ôm đang đứng đó. Tôi định bụng bắt xe về chợ, rồi từ chợ mới có người đèo vào tận đảo được.
Khi tôi bước tới đó, bỗng nhiên phía bên làn đối diện, một chiếc xe oto đâm phải chiếc xe máy đi ngắt chéo đường. Một vụ tai nạn thảm khốc diễn ra trong chốc lát, máu chảy ra lênh láng. Tôi theo phản xạ nhìn sang bên trái theo hướng đó. Tôi nhìn thấy vong hồn người kia đang nửa đi nửa ở, sắp rời cơ thể, nếu giờ tôi dùng bùa trấn thì có lẽ giữ được mạng.
Thế nhưng lời thằng bé vừa nãy vang lên làm tôi chùn bước.
"Chú thích chị Hiệp hay là người khác?" "Không được nhìn sang trái, phải đi thẳng, về trước 4h47 phút..."
Tôi day dứt trong lòng nhưng vẫn cố ép bản thân đi về phía trước, bỏ qua vụ tai nạn đằng sau lưng. Tôi đã từ chối việc phải cứu một người. Bác xe ôm cũng đang ngáo ngơ xem có chuyện gì xảy ra. Tôi giục bác mau đi đến điểm cần tới.
Đi vòng vèo trên đường, tôi vẫn cố chú ý hai bên đường. Những ngày trước tôi đã bất cẩn gây ra nhiều hậu quả cho bản thân và mọi người, giờ tôi không thể bất cẩn thêm nữa.
Xe vừa rẽ ở một góc quanh, tôi thấy ở phía trước có một chiếc cột điện được sơn đỏ để trang trí cho quán café gần đó. Tôi giật mình.
Tôi hét lên: "Chú ơi dừng lại đã!"
Chiếc xe dừng kít tại chỗ, ngay gần chiếc cột điện sơn đỏ đó. Tôi chờ đếm 20s xem có chuyện gì xảy ra.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook