Cát Bụi Giang Hồ
-
Chương 3: Triệu đại ca râu quắn
Cỗ xe vừa dừng lại thì Thư Hương đã nhảy xuống và tên phu xe chỉ vào nhà :
- Trong đó. Triệu đại ca đang tiếp người bạn trong đó, phải không bận thì dễ đi được không...
Không đợi người đánh xe nói dứt, Thư Hương chỉ gật đầu rồi lao thẳng vào cửa, nàng sợ không kịp túm tên đại bịp...
Gian nhà cũ kỹ, trong nhà bày biện sơ sài nhưng quả có người đang uống rượu.
Thư Hương giận lắm, nàng quyết xáng trước hắn năm ba tát chơ đích đáng rồi có gì sẽ nói chuyện sau.
Ai người uống rượu trong nhà, một người da mặt vàng bệt như sốt rét kinh niên, một người cao lớn râu quắn.
Thư Hương hỏi lớn :
- Triệu đại ca ở đâu?
Người mặt vàng hỏi :
- Các hạ tìm Triệu đại ca có chuyện chi?
Thư Hương nói :
- Tự nhiên là có chuyện, chuyện rất cần.
Người mặt vàng nâng chén lên uống một hớp rồi đặt nhẹ chén xuống bàn, không nói.
Gã đại hán râu quắn nhìn trân trân vào mặt Thư Hương :
- Nói đi, có chuyện gì nói đi. Ta là Triệu Hùng, Triệu đại ca đây.
Thư Hương sửng sốt :
- Cái gì? Ông là Triệu đại ca? Tôi đâu có tìm ông?
Gã đại hán râu quắn cười :
- Đùa chi mà lạ vậy? Toàn thành này chỉ có một Triệu Hùng, chỉ có một người bạn bè gọi là Triệu đại ca, chớ làm gì có đến hai người?
Thư Hương xanh mặt.
Không lẽ cái tên áo xanh đeo kiếm gạt nàng cũng là Triệu đại ca giả mạo?
Tên đại hán râu quắn uống một hớp rượu rồi lại nhìn Thư Hương, nhìn Đào Liễu...
Thình lình, hắn đập tay xuống bàn cười ha hả :
- Thôi, bị rồi, bị gạt rồi phải không? Bị người tự xưng là “Triệu đại ca” phải không?
Có phải cái tên mặc áo xanh đeo kiếm không?
Thư Hương gật đầu :
- Đúng rồi, hắn đó.
Gã râu quắn lại cười, hắn ôm bụng cười, cười sặc cả rượu ra :
- Hắn mà là Triệu đại ca? Trời đất, hắn là Trần đại... bịp. Hắn chỉ có một bộ quần áo đó thôi, nhưng cái nghề bịp của hắn thì nhiều lắm. Hắn có cái tên khá đẹp, tên Trần Đại Nhã, nhưng vì hắn chỉ chuyên sống bằng nghề bịp thiên hạ, nên người ta đã đồng lòng sửa khai sanh hắn ra Trần đại... bịp, chắc nhị vị bị hắn bịp rồi phải không?
Thư Hương nghiến răng :
- Chẳng hay nhị vị có thể giúp cho tôi tìm được hắn chăng?
Triệu Hùng râu quắn đáp :
- Cái con người đó gian ngoan lắm, nhất là bây giờ thì hắn trốn kỹ rồi, muốn tìm được hắn chắc cũng phải mất mấy ngày.
Hắn vụt cười và hỏi :
- Hành lý của nhị vị đã bị lấy cả rồi phải không?
Thư Hương gật gật đầu.
Thư Hương lại hỏi :
- Nhị vị lần thứ nhất đến đây phải không?
Thư Hương lại gật đầu, chuyến này thì nàng không thể còn nói dóc nổi nữa.
Triệu Hùng nói :
- Cũng không sao, đối với kẻ lỡ đường, không phải nghĩa hiệp nghĩa hiếc gì cả, nhưng lòng trắc ẩn của con người, tôi có thể chỉ cho nhị vị một chỗ an toàn tạm ở đỡ trong vòng năm sáu ngày, sẽ cố giúp cho tìm tên Trần đại bịp.
Thư Hương đỏ mặt, có lẽ nàng thẹn vì mình bị bịp :
- Như thế... thế sao cho phải... Phiền Triệu... đại ca quá.
Triệu Hùng lắc đầu :
- Không, bạn hay không bạn cũng thế, người tốt không thể làm ngơ đối với người hoạn nạn, tôi không định làm ơn để kết bằng hữu gì cả. Tôi chỉ làm cái chuyện mà bất cứ ai không xấu cũng đều làm thế thôi.
À, cái con người này tướng mạo xe có vẻ thô lỗ, ăn nói có vẻ không tỏ ra khí phách hào hiệp gì cả, nhưng đối với Thư Hương bây giờ, nàng nghe thấy cả một sự thật tình.
Giá như lúc nàng chưa bị lừa, thì có lẽ nàng sẽ không coi vào đâu cả, nhưng bây giờ thì nàng đã ngán cái lối nói chữ nghĩa của tên Trần đại bịp quá rồi, nàng thấy con người gã Triệu “râu quắn” này mà còn dễ tin hơn.
Thư Hương hết sức cảm kích, tuy đã “ê” quá rồi, nhưng vẫn nhớ phận “tu mi” của mình, nên nàng lại cũng khệnh khạng vung tay :
- Đã thế, tiểu đệ cung kính bất như tòng mạng.
Triệu Hùng nhìn hai người chăm chăm và vụt bật cười quay qua nói với gã mặt vàng :
- Tôi thấy tốt hơn hết là nên đưa nhị vị đây đến ở tạm với Vương đại nương, vì họ cùng là đàn bà với nhau cho tiện.
Thư Hương sửng sốt :
- Cùng là đàn bà? Sao vậy? Chúng tôi... chúng tôi...
Triệu Hùng cười :
- Chẳng lẽ nhị vị không phải là đàn bà?
Thư Hương đỏ mặt, nàng liếc vào mặt Đào Liễu...
Đào Liễu thở ra quay sang chỗ khác.
Thư Hương đành phải gượng cười :
- Thật không ngờ chư vị tinh mắt quá...
Triệu Hùng đáp :
- Không phải chúng tôi tinh mắt...
Hắn cười cười và nín luôn.
Thư Hương hỏi dồn :
- Không phải tinh mắt? Chớ chẳng lẽ chúng tôi cải trang không giống?
Triệu Hùng cười sặc sụa :
- Nói thật tình nghe, cải nam trang như nhị vị, nếu có người nào nhìn không ra là con gái thì nhất định người đó đã... mù.
Thư Hương cau mặt khá lâu rồi nói lầm bầm :
- Như vậy không lẽ cái gã họ Trần cũng đã biết chúng tôi là gái?
Triệu Hùng đáp :
- Bởi hắn chưa mù.
Thư Hương lại đứng sững một hồi rồi nàng lột chiếc khăn thư sinh quăng xuống đất hầm hừ :
- Gái là gái, nhưng sớm muộn gì rồi tôi cũng sẽ cho gã họ Trần biết con gái không phải hạng để cho hắn dễ dàng lừa.
* * * * *
Như vậy là vị Đào tiểu thơ lại trở về y lốt gái.
Nhưng khi trở lại nguyên hình, cô con gái cưng yêu của Đào gia trang lại gặp thêm nhiều bài học mới, trước hết là nàng gặp Vương đại nương...
* * * * *
Vương đại nương cũng đàn bà.
Đàn bà cũng có nhiều thứ, Vương đại nương có lẽ thuộc loại rất là đặc biệt.
Nói “rất” có nghĩa là cái đặc biệt của bà ta không ai có thể tưởng tượng ra.
Nhà của Vương đại nương ở trong một ngõ hẻm rất yên tĩnh.
Ngõ hẻm tạo thành bởi hai giải tường rào hai bên cao khuất bóng mặt trời, bên trong cửa có một cây vú sữa tàng che mát tới bên ngoài.
Bây giờ thì đang đúng ngọ, hai cánh cửa ngoài sơn màu đỏ vẫn còn đóng kín, bên trong không nghe một tiếng động.
Chỉ cần nhìn hai cánh cửa bên ngoài, cửa cao, màu sáng, không chút bụi, ai cũng có thể biết ngay nhà này thuộc hạng sang.
Thư Hương có vẻ mừng, nàng hỏi Triệu Hùng :
- Triệu đại ca có chắc Vương đại nương chấp nhận cho chúng tôi tạm ngụ hay chăng?
Triệu Hùng gật gật đầu :
- Cô nương yên lòng. Vương đại nương là một người bạn tốt của tôi.
Thư Hương hỏi :
- Bà... bà ta như thế nào?
Triệu Hùng đáp :
- Bà ta là một con người rất tốt, chỉ có điều tính tình có chỗ khác người một chút.
Thư Hương hỏi :
- Sao gọi là khác?
Triệu Hùng đáp :
- Bà ta rất thích người khác nghe lời mình, chỉ cần nghe lời chỉ dạy của bà ta thì muốn gì được nấy, còn hơn là ở tại nhà mình nữa. Nhưng nếu ai làm trái ý bà ta thì...
thì sẽ có nhiều hậu quả không được đẹp.
Hắn nói câu đó với bộ mặt có phần nghiêm trọng, hình như có ẩn ý dọa chừng.
Nhưng Thư Hương thì vẫn cười như không :
- Kể ra thì cũng không đáng gọi là khác người, chính tôi, tôi cũng không thích ai trái ý tôi cả.
Triệu Hùng cũng cười :
- Như thế thì tốt biết bao nhiêu, như vậy thì hai người sẽ... ý hợp tâm đầu lắm lắm.
Hắn bước lại gõ cửa và nói với Thư Hương :
- Để tôi vào trước nói một tiếng, nhị vị hãy đợi ngoài này.
Đứng ngoài đợi có tánh cách chầu hầu như thế, đối với khách thật là khó chịu, bằng vào tánh tình của vị Đào tiểu thơ, cung cách đó chính là sự hối nhục hơn nữa, thế nhưng Thư Hương vẫn ẩn nhẫn cười cười.
Chính thái độ đó đã làm cho Đào Liễu ngạc nhiên.
Mới ra khỏi cửa nhà có một ngày mà vị tiểu thơ khó tánh thay đổi nhu hòa như thế hay sao?
Đúng là một phép mầu.
Phải qua một lúc thật lâu, bên trong bỗng có người lên tiếng :
- Bét mắt lã đã đến, cũng không chịu chờ đến tối nữa sao?
Trời đất, gần quá ngọ rồi mà “bét mắt”?
Mà cái gì lại phải chờ đến tối?
Thật cung cách nhà giàu có khác.
Triệu Hùng cười cười :
- Ta đây mà, Triệu đại ca đây mà.
Bây giờ thì hai cánh cửa mới chịu rung rinh, nhưng cũng mở một chút thôi, từ trong đó ló ra một cái đầu tóc rối như bùi nhùi, một người ngủ mới thức dậy.
Đó là một cô gái còn nhỏ tuổi.
Triệu Hùng bước nhanh tới kề tai cô ta nói mấy câu, cặp mắt cô gái chiếu về phía Thư Hương và Đào Liễu, cặp mắt ném từ trên xuống dưới thật nhanh và sau cùng thì cô ta mới gật gật :
- Được rồi, vào đi, nhè nhẹ một chút nghe, các cô còn ngủ đó, làm cho các cô phiền hà là Vương đại nương lột da anh.
Bọn Triệu Hùng, Thư Hương bước vô cửa, nhưng cả ba lại phải đợi dưới dàn hoa dạ lý, chờ cô gái vào thông báo.
Thư Hương nói nhỏ với Đào Liễu :
- Xem chừng các cô con nhà này lười biếng dữ, đã vậy mà không chịu ai làm động, đúng là con gái nhà giàu.
Triệu Hùng chẳng những mắt lanh mà tai cũng thính, Thư Hương nói nhỏ, nhưng hắn vẫn nghe, hắn cười :
- Như vậy đủ thấy Vương đại nương rộng rãi lắm, ai vào đây là có phước lắm đó nghe.
Đào Liễu vụt hỏi :
- Nhưng các cô đó là gì của Vương đại nương?
Triệu Hùng đáp :
- Hầu hết là con nuôi. Con nuôi của Vương đại nương mà đi đâu là được đối đãi tốt đến đó, không một ai dám khinh lờn.
Thư Hương cười :
- Tôi không muốn làm con nuôi, nhưng bằng hữu mà tốt như bà ta thì lại thích kết giao lắm.
Triệu Hùng gật lia :
- Đúng đúng, Vương đại nương cũng rất thích kết giao bằng hữu. Bà ta là một Nữ Mạnh Thường mà, sự rộng rãi của bà ta y như Đào nhị gia Đào Ngọc Thạch ở Cẩm Tú sơn trang vậy hè.
Thư Hương đưa mắt nhìn Đào Liễu, cả hai cùng mím miệng cười.
Có ai lại không thích có người không biết nhè khen cha trước mặt con!
Triệu Hùng bước vào trong một lát quay ra lộ vẻ vui mừng :
- Được rồi, Vương đại nương đã bằng lòng, xin thỉnh nhị vị bước vào.
Theo tay hắn chỉ, Thư Hương và Đào Liễu bước ngang bồn hoa đi thẳng vào thềm.
* * * * *
Ngay giữa bậc thềm, bên cạnh những chậu hoa lan, một người đàn bàn trung niên đang đứng dang tay đón khách.
Miệng bà ta điểm nụ cười tươi, nhưng bộ mặt vẫn mang vẻ uy nghi của một con người nhiều khí phách.
Đôi mắt lá râm có đuôi dài của bà ta nhìn Thư Hương và Đào Liễu từ trên xuống dưới và hỏi thật nhẹ :
- Nhị vị tiểu muội muội đây phải không?
Triệu Hùng rước nói :
- Vâng, nhị vị đó.
Trung niên thiếu phụ gật đầu :
- Đẹp quá chớ, chắc cũng là con nhà khá giả, chắc chắn Vương đại nương sẽ vui lòng.
Triệu Hùng cười :
- Nếu là hạng tầm thường thì tôi đâu dám mang đến nơi này.
Trung niên thiếu phụ lại gật đầu :
- Được rồi, để tôi đưa hai cô vào, ngươi cứ yên tâm đi ra đi.
Triệu Hùng cười cười :
- Vâng, tất nhiên là tôi rất yên tâm, rất yên tâm.
Thư Hương ngạc nhiên :
- Ủa, Triệu đại ca không cùng vào với chúng tôi sao?
Triệu Hùng cười :
- Tôi đã nói chuyện gởi gấm với Vương đại nương rồi, xin nhị vị cứ yên lòng, có tôi là tôi sẽ đến ngay.
Hắn chào trung niên thiếu phụ lần nữa rồi hấp tấp đi ra.
Thư Hương muốn nói thêm, nhưng hai cánh cửa đó đã khép lại.
Trung niên thiếu phụ vẫy vẫy tay, Thư Hương đắn đo một chút rồi dắt tay Đào Liễu đi theo.
Trung niên thiếu phụ dịu dàng :
- Nhị vị mới đến, có lẽ sẽ thấy có một vài chuyện không thích, nhưng lâu rồi nhất định sẽ thích ghê lắm.
Đào Liễu hớt nói :
- Chắc chúng tôi không ở lâu đâu, nhiều lắm là năm, sáu ngày thôi.
Làm như làm không nghe, trung niên thiếu phụ nói :
- Ở đây hiện có hơn hai mươi cô, tất cả đều như chị em ruột với nhau, tất cả đều gọi tôi là Mai thư vì tôi có lớn hơn đôi chút. Chuyện gì cần, nhị vị cứ hỏi tôi nghe.
Đào Liễu định nói trước nữa, nhưng Thư Hương lừ mắt và quay lại nói với Mai thư :
- Nơi này vừa vào là thấy thích ngay, yên tịnh quá, chắc chắn chúng tôi sẽ vui lắm, xin Mai thư đừng lo.
Đúng là chỗ này rất đẹp, đi qua khỏi sân, lên thềm, vô giải hành lang, nơi nào cũng có hoa, muôn tía ngàn hồng, hương thơm sực nức. So với vườn hoa của Cẩm Tú sơn trang cũng không hề kém sút.
Trong hoa viên đầy đủ giả sơn, thủy tạ, hoa sen, điểm xuyết bởi những chiếc cầu nho nhỏ xinh xinh với những hàng lan can màu son đỏ thắm, rải rác mấy cô gái “đào tơ mơn mởn” đứng ngắm cảnh đó đây, có người đang hong tóc bên cửa sổ, có người ngắt hoa liệng dưới hồ sen, hương hoa quyện vào người đẹp, mặt hoa dờn dờn đây đó, thật đúng là cảnh bồng lai.
Những con bướm cánh màu sặc sỡ lượn hút nụ hoa, mấy lồng chim tiếng oanh thỏ thẻ, người nhìn hoa, hoa đón bước và chim hót tưng bừng, cho dầu có tâm sự não nề, vào đến đây rồi, bao nhiêu phiền muộn cũng tan thành mây khói.
Như nhớ lại cảnh rộn rịp của nhà mình, Thư Hương chép miệng :
- Ở đây cái gì cũng đẹp, chỉ có điều quá yên tịnh.
Mai thư hỏi :
- Muội muội thích ồn ào chớ không thích yên tịnh à?
Thư Hương đáp :
- Quá yên tĩnh thì thường hay suy nghĩ bây, tôi không thích nghĩ bậy bạ.
Mai thư cười :
- Như vậy lại càng tốt, ở đây ban ngày yên tĩnh như vầy, nhưng cứ tối đến là rất ồn ào náo nhiệt, như vậy thích yên tĩnh cũng có, thích náo nhiệt cũng có, ở đây nhất định sẽ không khi nào chán.
Thư Hương ngẩng lên nhìn lên lầu, nhìn mấy cô gái đang đứng tựa lan can có vẻ trầm tư, nàng hỏi :
- Nhưng những vị cô nương ở đây thì hình như không thích lắm.
Mai thư mỉm cười :
- Họ là những con mèo, ban ngày thì hiền khô như cục bột đó, nhưng cứ mặt trời sụp xuống là mắt họ sáng ngời, họ như con lật đật, nhiều lúc ồn ào đến không chịu nổi.
Thư Hương nói :
- Tôi không sợ ồn ào, ở nhà có nhiều lúc tôi cũng đã làm thiên hạ chịu không nổi nữa, không tin Mai thư hỏi a đầu này xem.
Đào Liễu nhếch nhếch môi :
- Hỏi tôi làm gì, tôi thì có lẽ cái gì cũng không hiểu, cái gì cũng đều không biết...
Mai thư mỉm cười :
- Vị tiểu muội này hình như là không thích ồn, nhưng tôi dám chắc về sau lần lần rồi tiểu muội muội cũng thích cho mà xem.
Mai thư là con người hơi lạ, nàng tươi cười luôn miệng, nàng dịu dàng từ cử chỉ đến lời nói, nhưng đôi mắt thì lạnh lùng trống vắng.
Đào Liễu vốn cũng muốn nói, nhưng tình cờ nàng bắt gặp ánh mắt gần như sâu độc của Mai thư là nàng ngậm miệng lại luôn.
Không hiểu tại sao, vừa bước vào đây là cô ta chợt nghe làm như có nhiều đe dọa đang rình rập chung quanh.
Ba người đi qua một hòn giả sơn là gặp ngay hồ sen.
Hồ sen ở đây không tròn, không vuông, mà chỗ rộng chỗ hẹp luồn trong sân, ra đến sân sau, mới nhìn qua tưởng chừng như là một con sông nhỏ chảy xuyên, nhìn vòi nhiều vịnh.
Họ đi lên một cây cầu nhỏ, bên dưới đáy nước trong veo, hương thơm sực nức, và những con cá nhiều màu phóng qua phóng lại dưới nước.
Bên câu cầu, sau hòn non bộ, có một ngôi lầu nhỏ, chợt nghe có tiếng kêu :
- Không, tôi không chịu nổi... tôi chịu không nổi... các người cho tôi đi...
Một cô gái nhỏ đầu tóc rối bời, từ trong chạy ra lan can, nước mắt đầm đìa tức tưởi.
Cô ta mặc một cái áo hồng thật đẹp, nhưng đã có nhiều nơi sướt rách.
Không ai để ý đến cô ta, mấy cô gái đứng dựa lan can lầu bên trên không hề dòm lại, làm như họ không thấy, không nghe gì cả.
Chỉ có Mai thư đi lại, nàng choàng tay qua ngang lưng cô bé, không hiểu nàng nói gì nho nhỏ, nhưng cô bé bỗng dịu ngay, đang gào đang kêu, bỗng lặng im như một con mèo nhỏ, cô ta cúi đầu quay trở vào phòng.
Mai thư vẫn cười thật tươi, làm như không có chuyện gì đáng cả.
Không ngăn được tánh tò mò, Thư Hương hỏi :
- Vị cô nương đó làm sao thế?
Mai thư thở ra :
- Khi cô ta chưa đến đây thì đã từng bị những chuyện làm cho xúc động thần kinh, cho nên cô ta thường hay có những thái độ gần như điên cuồng, chúng tôi ở đây đã quen cái chuyện ấy rồi.
Đúng chớ sao, nếu không quen rồi thì làm gì người ta lại có thể làm như không nghe không thấy, trong khi chuyện “lạ lùng” xảy ra trước mắt?
Thư Hương lại hỏi :
- Cô ta bị cái gì làm cho xúc động thần kinh như thế?
Mai thư nói :
- Chúng tôi cũng không rõ lắm, mà cũng không đành hỏi. Hỏi chỉ gợi cho cô ta chuyện thương tâm, nghe nói hình như trước đây, cô ta đã bị một tình nhân gạt gẫm sao đó, có lẽ cũng thê thảm lắm.
Thư Hương hừ hừ :
- Bọn đàn ông thật là thứ chẳng ra gì.
Mai thư gật gật và dịu giọng :
- Đàn ông tốt ít lắm, tiểu muội muội nhớ kỹ câu nói của tôi, sau này tránh được chuyện buồn lòng.
Họ đi qua khỏi hòn giả sơn, băng vào vườn hoa phía hông.
Hoa ở đây thật đẹp và đang nở rộ. Những bồn hoa đủ hình đủ cỡ chen khít vào nhau, chỉ còn lối đi nho nhỏ và cành hoa tràn ra ngoài.
Xế bên vườn hoa có một ngôi lầu, ngôi lầu không lớn nhưng rất xinh, mái ngói đỏ tươi, những rèm của ngôi lầu cũng đỏ tươi.
Mai thư nói :
- Vương đại nương ở trong ngôi lầu đó, bây giờ thì đã thức dậy rồi, để tôi vào báo là có nhị vị muội muội đến.
Nàng rẽ hoa thoăn thoắt vào trong.
Người thiếu phụ này tuổi cũng đã quá ba mươi, nhưng nhan sắc trong chừng hăm mấy.
Từ lời nói, giọng cười đến tướng đi, không một chỗ nào chê được.
Thư Hương nhìn theo chép miệng :
- Mình đến cái tuổi của chị ấy mà được như thế thì đủ để vừa lòng.
Đào Liễu cắn một thật chặt, và vụt nói :
- Tiểu thơ, chúng ta đi có được không?
Thư Hương cau mặt :
- Đi đâu?
Đào Liễu đáp :
- Đi đâu cũng được, chỉ cần tránh khỏi chỗ này.
Đôi mày Thư Hương nhíu lại :
- Sao vậy?
Đào Liễu ngập ngừng :
- Tôi cũng không biết tại sao... nhưng tôi cảm thấy chỗ này không ổn.
Thư Hương hỏi :
- Có chỗ nào không ổn đâu?
Đào Liễu nói :
- Cái gì tôi thấy cũng không ổn. Con người ở đây hình như không giống bình thường, họ có cái gì khác lạ lắm, nhưng tôi chưa biết lạ ở chỗ nào.
Thư Hương cười và nhẹ lắc đầu :
- Đúng là cái thứ nhát chết, nghi cái gì mà nghi dữ vậy. Một nhà quyền quý như thế này mà cô cũng nghi xấu được à?
Nàng nhìn lên ngôi lầu và nói tiếp :
- Nhất là ta vẫn muốn gặp Vương đại nương, nhất định bà ta là một con người không phải tầm thường.
- Trong đó. Triệu đại ca đang tiếp người bạn trong đó, phải không bận thì dễ đi được không...
Không đợi người đánh xe nói dứt, Thư Hương chỉ gật đầu rồi lao thẳng vào cửa, nàng sợ không kịp túm tên đại bịp...
Gian nhà cũ kỹ, trong nhà bày biện sơ sài nhưng quả có người đang uống rượu.
Thư Hương giận lắm, nàng quyết xáng trước hắn năm ba tát chơ đích đáng rồi có gì sẽ nói chuyện sau.
Ai người uống rượu trong nhà, một người da mặt vàng bệt như sốt rét kinh niên, một người cao lớn râu quắn.
Thư Hương hỏi lớn :
- Triệu đại ca ở đâu?
Người mặt vàng hỏi :
- Các hạ tìm Triệu đại ca có chuyện chi?
Thư Hương nói :
- Tự nhiên là có chuyện, chuyện rất cần.
Người mặt vàng nâng chén lên uống một hớp rồi đặt nhẹ chén xuống bàn, không nói.
Gã đại hán râu quắn nhìn trân trân vào mặt Thư Hương :
- Nói đi, có chuyện gì nói đi. Ta là Triệu Hùng, Triệu đại ca đây.
Thư Hương sửng sốt :
- Cái gì? Ông là Triệu đại ca? Tôi đâu có tìm ông?
Gã đại hán râu quắn cười :
- Đùa chi mà lạ vậy? Toàn thành này chỉ có một Triệu Hùng, chỉ có một người bạn bè gọi là Triệu đại ca, chớ làm gì có đến hai người?
Thư Hương xanh mặt.
Không lẽ cái tên áo xanh đeo kiếm gạt nàng cũng là Triệu đại ca giả mạo?
Tên đại hán râu quắn uống một hớp rượu rồi lại nhìn Thư Hương, nhìn Đào Liễu...
Thình lình, hắn đập tay xuống bàn cười ha hả :
- Thôi, bị rồi, bị gạt rồi phải không? Bị người tự xưng là “Triệu đại ca” phải không?
Có phải cái tên mặc áo xanh đeo kiếm không?
Thư Hương gật đầu :
- Đúng rồi, hắn đó.
Gã râu quắn lại cười, hắn ôm bụng cười, cười sặc cả rượu ra :
- Hắn mà là Triệu đại ca? Trời đất, hắn là Trần đại... bịp. Hắn chỉ có một bộ quần áo đó thôi, nhưng cái nghề bịp của hắn thì nhiều lắm. Hắn có cái tên khá đẹp, tên Trần Đại Nhã, nhưng vì hắn chỉ chuyên sống bằng nghề bịp thiên hạ, nên người ta đã đồng lòng sửa khai sanh hắn ra Trần đại... bịp, chắc nhị vị bị hắn bịp rồi phải không?
Thư Hương nghiến răng :
- Chẳng hay nhị vị có thể giúp cho tôi tìm được hắn chăng?
Triệu Hùng râu quắn đáp :
- Cái con người đó gian ngoan lắm, nhất là bây giờ thì hắn trốn kỹ rồi, muốn tìm được hắn chắc cũng phải mất mấy ngày.
Hắn vụt cười và hỏi :
- Hành lý của nhị vị đã bị lấy cả rồi phải không?
Thư Hương gật gật đầu.
Thư Hương lại hỏi :
- Nhị vị lần thứ nhất đến đây phải không?
Thư Hương lại gật đầu, chuyến này thì nàng không thể còn nói dóc nổi nữa.
Triệu Hùng nói :
- Cũng không sao, đối với kẻ lỡ đường, không phải nghĩa hiệp nghĩa hiếc gì cả, nhưng lòng trắc ẩn của con người, tôi có thể chỉ cho nhị vị một chỗ an toàn tạm ở đỡ trong vòng năm sáu ngày, sẽ cố giúp cho tìm tên Trần đại bịp.
Thư Hương đỏ mặt, có lẽ nàng thẹn vì mình bị bịp :
- Như thế... thế sao cho phải... Phiền Triệu... đại ca quá.
Triệu Hùng lắc đầu :
- Không, bạn hay không bạn cũng thế, người tốt không thể làm ngơ đối với người hoạn nạn, tôi không định làm ơn để kết bằng hữu gì cả. Tôi chỉ làm cái chuyện mà bất cứ ai không xấu cũng đều làm thế thôi.
À, cái con người này tướng mạo xe có vẻ thô lỗ, ăn nói có vẻ không tỏ ra khí phách hào hiệp gì cả, nhưng đối với Thư Hương bây giờ, nàng nghe thấy cả một sự thật tình.
Giá như lúc nàng chưa bị lừa, thì có lẽ nàng sẽ không coi vào đâu cả, nhưng bây giờ thì nàng đã ngán cái lối nói chữ nghĩa của tên Trần đại bịp quá rồi, nàng thấy con người gã Triệu “râu quắn” này mà còn dễ tin hơn.
Thư Hương hết sức cảm kích, tuy đã “ê” quá rồi, nhưng vẫn nhớ phận “tu mi” của mình, nên nàng lại cũng khệnh khạng vung tay :
- Đã thế, tiểu đệ cung kính bất như tòng mạng.
Triệu Hùng nhìn hai người chăm chăm và vụt bật cười quay qua nói với gã mặt vàng :
- Tôi thấy tốt hơn hết là nên đưa nhị vị đây đến ở tạm với Vương đại nương, vì họ cùng là đàn bà với nhau cho tiện.
Thư Hương sửng sốt :
- Cùng là đàn bà? Sao vậy? Chúng tôi... chúng tôi...
Triệu Hùng cười :
- Chẳng lẽ nhị vị không phải là đàn bà?
Thư Hương đỏ mặt, nàng liếc vào mặt Đào Liễu...
Đào Liễu thở ra quay sang chỗ khác.
Thư Hương đành phải gượng cười :
- Thật không ngờ chư vị tinh mắt quá...
Triệu Hùng đáp :
- Không phải chúng tôi tinh mắt...
Hắn cười cười và nín luôn.
Thư Hương hỏi dồn :
- Không phải tinh mắt? Chớ chẳng lẽ chúng tôi cải trang không giống?
Triệu Hùng cười sặc sụa :
- Nói thật tình nghe, cải nam trang như nhị vị, nếu có người nào nhìn không ra là con gái thì nhất định người đó đã... mù.
Thư Hương cau mặt khá lâu rồi nói lầm bầm :
- Như vậy không lẽ cái gã họ Trần cũng đã biết chúng tôi là gái?
Triệu Hùng đáp :
- Bởi hắn chưa mù.
Thư Hương lại đứng sững một hồi rồi nàng lột chiếc khăn thư sinh quăng xuống đất hầm hừ :
- Gái là gái, nhưng sớm muộn gì rồi tôi cũng sẽ cho gã họ Trần biết con gái không phải hạng để cho hắn dễ dàng lừa.
* * * * *
Như vậy là vị Đào tiểu thơ lại trở về y lốt gái.
Nhưng khi trở lại nguyên hình, cô con gái cưng yêu của Đào gia trang lại gặp thêm nhiều bài học mới, trước hết là nàng gặp Vương đại nương...
* * * * *
Vương đại nương cũng đàn bà.
Đàn bà cũng có nhiều thứ, Vương đại nương có lẽ thuộc loại rất là đặc biệt.
Nói “rất” có nghĩa là cái đặc biệt của bà ta không ai có thể tưởng tượng ra.
Nhà của Vương đại nương ở trong một ngõ hẻm rất yên tĩnh.
Ngõ hẻm tạo thành bởi hai giải tường rào hai bên cao khuất bóng mặt trời, bên trong cửa có một cây vú sữa tàng che mát tới bên ngoài.
Bây giờ thì đang đúng ngọ, hai cánh cửa ngoài sơn màu đỏ vẫn còn đóng kín, bên trong không nghe một tiếng động.
Chỉ cần nhìn hai cánh cửa bên ngoài, cửa cao, màu sáng, không chút bụi, ai cũng có thể biết ngay nhà này thuộc hạng sang.
Thư Hương có vẻ mừng, nàng hỏi Triệu Hùng :
- Triệu đại ca có chắc Vương đại nương chấp nhận cho chúng tôi tạm ngụ hay chăng?
Triệu Hùng gật gật đầu :
- Cô nương yên lòng. Vương đại nương là một người bạn tốt của tôi.
Thư Hương hỏi :
- Bà... bà ta như thế nào?
Triệu Hùng đáp :
- Bà ta là một con người rất tốt, chỉ có điều tính tình có chỗ khác người một chút.
Thư Hương hỏi :
- Sao gọi là khác?
Triệu Hùng đáp :
- Bà ta rất thích người khác nghe lời mình, chỉ cần nghe lời chỉ dạy của bà ta thì muốn gì được nấy, còn hơn là ở tại nhà mình nữa. Nhưng nếu ai làm trái ý bà ta thì...
thì sẽ có nhiều hậu quả không được đẹp.
Hắn nói câu đó với bộ mặt có phần nghiêm trọng, hình như có ẩn ý dọa chừng.
Nhưng Thư Hương thì vẫn cười như không :
- Kể ra thì cũng không đáng gọi là khác người, chính tôi, tôi cũng không thích ai trái ý tôi cả.
Triệu Hùng cũng cười :
- Như thế thì tốt biết bao nhiêu, như vậy thì hai người sẽ... ý hợp tâm đầu lắm lắm.
Hắn bước lại gõ cửa và nói với Thư Hương :
- Để tôi vào trước nói một tiếng, nhị vị hãy đợi ngoài này.
Đứng ngoài đợi có tánh cách chầu hầu như thế, đối với khách thật là khó chịu, bằng vào tánh tình của vị Đào tiểu thơ, cung cách đó chính là sự hối nhục hơn nữa, thế nhưng Thư Hương vẫn ẩn nhẫn cười cười.
Chính thái độ đó đã làm cho Đào Liễu ngạc nhiên.
Mới ra khỏi cửa nhà có một ngày mà vị tiểu thơ khó tánh thay đổi nhu hòa như thế hay sao?
Đúng là một phép mầu.
Phải qua một lúc thật lâu, bên trong bỗng có người lên tiếng :
- Bét mắt lã đã đến, cũng không chịu chờ đến tối nữa sao?
Trời đất, gần quá ngọ rồi mà “bét mắt”?
Mà cái gì lại phải chờ đến tối?
Thật cung cách nhà giàu có khác.
Triệu Hùng cười cười :
- Ta đây mà, Triệu đại ca đây mà.
Bây giờ thì hai cánh cửa mới chịu rung rinh, nhưng cũng mở một chút thôi, từ trong đó ló ra một cái đầu tóc rối như bùi nhùi, một người ngủ mới thức dậy.
Đó là một cô gái còn nhỏ tuổi.
Triệu Hùng bước nhanh tới kề tai cô ta nói mấy câu, cặp mắt cô gái chiếu về phía Thư Hương và Đào Liễu, cặp mắt ném từ trên xuống dưới thật nhanh và sau cùng thì cô ta mới gật gật :
- Được rồi, vào đi, nhè nhẹ một chút nghe, các cô còn ngủ đó, làm cho các cô phiền hà là Vương đại nương lột da anh.
Bọn Triệu Hùng, Thư Hương bước vô cửa, nhưng cả ba lại phải đợi dưới dàn hoa dạ lý, chờ cô gái vào thông báo.
Thư Hương nói nhỏ với Đào Liễu :
- Xem chừng các cô con nhà này lười biếng dữ, đã vậy mà không chịu ai làm động, đúng là con gái nhà giàu.
Triệu Hùng chẳng những mắt lanh mà tai cũng thính, Thư Hương nói nhỏ, nhưng hắn vẫn nghe, hắn cười :
- Như vậy đủ thấy Vương đại nương rộng rãi lắm, ai vào đây là có phước lắm đó nghe.
Đào Liễu vụt hỏi :
- Nhưng các cô đó là gì của Vương đại nương?
Triệu Hùng đáp :
- Hầu hết là con nuôi. Con nuôi của Vương đại nương mà đi đâu là được đối đãi tốt đến đó, không một ai dám khinh lờn.
Thư Hương cười :
- Tôi không muốn làm con nuôi, nhưng bằng hữu mà tốt như bà ta thì lại thích kết giao lắm.
Triệu Hùng gật lia :
- Đúng đúng, Vương đại nương cũng rất thích kết giao bằng hữu. Bà ta là một Nữ Mạnh Thường mà, sự rộng rãi của bà ta y như Đào nhị gia Đào Ngọc Thạch ở Cẩm Tú sơn trang vậy hè.
Thư Hương đưa mắt nhìn Đào Liễu, cả hai cùng mím miệng cười.
Có ai lại không thích có người không biết nhè khen cha trước mặt con!
Triệu Hùng bước vào trong một lát quay ra lộ vẻ vui mừng :
- Được rồi, Vương đại nương đã bằng lòng, xin thỉnh nhị vị bước vào.
Theo tay hắn chỉ, Thư Hương và Đào Liễu bước ngang bồn hoa đi thẳng vào thềm.
* * * * *
Ngay giữa bậc thềm, bên cạnh những chậu hoa lan, một người đàn bàn trung niên đang đứng dang tay đón khách.
Miệng bà ta điểm nụ cười tươi, nhưng bộ mặt vẫn mang vẻ uy nghi của một con người nhiều khí phách.
Đôi mắt lá râm có đuôi dài của bà ta nhìn Thư Hương và Đào Liễu từ trên xuống dưới và hỏi thật nhẹ :
- Nhị vị tiểu muội muội đây phải không?
Triệu Hùng rước nói :
- Vâng, nhị vị đó.
Trung niên thiếu phụ gật đầu :
- Đẹp quá chớ, chắc cũng là con nhà khá giả, chắc chắn Vương đại nương sẽ vui lòng.
Triệu Hùng cười :
- Nếu là hạng tầm thường thì tôi đâu dám mang đến nơi này.
Trung niên thiếu phụ lại gật đầu :
- Được rồi, để tôi đưa hai cô vào, ngươi cứ yên tâm đi ra đi.
Triệu Hùng cười cười :
- Vâng, tất nhiên là tôi rất yên tâm, rất yên tâm.
Thư Hương ngạc nhiên :
- Ủa, Triệu đại ca không cùng vào với chúng tôi sao?
Triệu Hùng cười :
- Tôi đã nói chuyện gởi gấm với Vương đại nương rồi, xin nhị vị cứ yên lòng, có tôi là tôi sẽ đến ngay.
Hắn chào trung niên thiếu phụ lần nữa rồi hấp tấp đi ra.
Thư Hương muốn nói thêm, nhưng hai cánh cửa đó đã khép lại.
Trung niên thiếu phụ vẫy vẫy tay, Thư Hương đắn đo một chút rồi dắt tay Đào Liễu đi theo.
Trung niên thiếu phụ dịu dàng :
- Nhị vị mới đến, có lẽ sẽ thấy có một vài chuyện không thích, nhưng lâu rồi nhất định sẽ thích ghê lắm.
Đào Liễu hớt nói :
- Chắc chúng tôi không ở lâu đâu, nhiều lắm là năm, sáu ngày thôi.
Làm như làm không nghe, trung niên thiếu phụ nói :
- Ở đây hiện có hơn hai mươi cô, tất cả đều như chị em ruột với nhau, tất cả đều gọi tôi là Mai thư vì tôi có lớn hơn đôi chút. Chuyện gì cần, nhị vị cứ hỏi tôi nghe.
Đào Liễu định nói trước nữa, nhưng Thư Hương lừ mắt và quay lại nói với Mai thư :
- Nơi này vừa vào là thấy thích ngay, yên tịnh quá, chắc chắn chúng tôi sẽ vui lắm, xin Mai thư đừng lo.
Đúng là chỗ này rất đẹp, đi qua khỏi sân, lên thềm, vô giải hành lang, nơi nào cũng có hoa, muôn tía ngàn hồng, hương thơm sực nức. So với vườn hoa của Cẩm Tú sơn trang cũng không hề kém sút.
Trong hoa viên đầy đủ giả sơn, thủy tạ, hoa sen, điểm xuyết bởi những chiếc cầu nho nhỏ xinh xinh với những hàng lan can màu son đỏ thắm, rải rác mấy cô gái “đào tơ mơn mởn” đứng ngắm cảnh đó đây, có người đang hong tóc bên cửa sổ, có người ngắt hoa liệng dưới hồ sen, hương hoa quyện vào người đẹp, mặt hoa dờn dờn đây đó, thật đúng là cảnh bồng lai.
Những con bướm cánh màu sặc sỡ lượn hút nụ hoa, mấy lồng chim tiếng oanh thỏ thẻ, người nhìn hoa, hoa đón bước và chim hót tưng bừng, cho dầu có tâm sự não nề, vào đến đây rồi, bao nhiêu phiền muộn cũng tan thành mây khói.
Như nhớ lại cảnh rộn rịp của nhà mình, Thư Hương chép miệng :
- Ở đây cái gì cũng đẹp, chỉ có điều quá yên tịnh.
Mai thư hỏi :
- Muội muội thích ồn ào chớ không thích yên tịnh à?
Thư Hương đáp :
- Quá yên tĩnh thì thường hay suy nghĩ bây, tôi không thích nghĩ bậy bạ.
Mai thư cười :
- Như vậy lại càng tốt, ở đây ban ngày yên tĩnh như vầy, nhưng cứ tối đến là rất ồn ào náo nhiệt, như vậy thích yên tĩnh cũng có, thích náo nhiệt cũng có, ở đây nhất định sẽ không khi nào chán.
Thư Hương ngẩng lên nhìn lên lầu, nhìn mấy cô gái đang đứng tựa lan can có vẻ trầm tư, nàng hỏi :
- Nhưng những vị cô nương ở đây thì hình như không thích lắm.
Mai thư mỉm cười :
- Họ là những con mèo, ban ngày thì hiền khô như cục bột đó, nhưng cứ mặt trời sụp xuống là mắt họ sáng ngời, họ như con lật đật, nhiều lúc ồn ào đến không chịu nổi.
Thư Hương nói :
- Tôi không sợ ồn ào, ở nhà có nhiều lúc tôi cũng đã làm thiên hạ chịu không nổi nữa, không tin Mai thư hỏi a đầu này xem.
Đào Liễu nhếch nhếch môi :
- Hỏi tôi làm gì, tôi thì có lẽ cái gì cũng không hiểu, cái gì cũng đều không biết...
Mai thư mỉm cười :
- Vị tiểu muội này hình như là không thích ồn, nhưng tôi dám chắc về sau lần lần rồi tiểu muội muội cũng thích cho mà xem.
Mai thư là con người hơi lạ, nàng tươi cười luôn miệng, nàng dịu dàng từ cử chỉ đến lời nói, nhưng đôi mắt thì lạnh lùng trống vắng.
Đào Liễu vốn cũng muốn nói, nhưng tình cờ nàng bắt gặp ánh mắt gần như sâu độc của Mai thư là nàng ngậm miệng lại luôn.
Không hiểu tại sao, vừa bước vào đây là cô ta chợt nghe làm như có nhiều đe dọa đang rình rập chung quanh.
Ba người đi qua một hòn giả sơn là gặp ngay hồ sen.
Hồ sen ở đây không tròn, không vuông, mà chỗ rộng chỗ hẹp luồn trong sân, ra đến sân sau, mới nhìn qua tưởng chừng như là một con sông nhỏ chảy xuyên, nhìn vòi nhiều vịnh.
Họ đi lên một cây cầu nhỏ, bên dưới đáy nước trong veo, hương thơm sực nức, và những con cá nhiều màu phóng qua phóng lại dưới nước.
Bên câu cầu, sau hòn non bộ, có một ngôi lầu nhỏ, chợt nghe có tiếng kêu :
- Không, tôi không chịu nổi... tôi chịu không nổi... các người cho tôi đi...
Một cô gái nhỏ đầu tóc rối bời, từ trong chạy ra lan can, nước mắt đầm đìa tức tưởi.
Cô ta mặc một cái áo hồng thật đẹp, nhưng đã có nhiều nơi sướt rách.
Không ai để ý đến cô ta, mấy cô gái đứng dựa lan can lầu bên trên không hề dòm lại, làm như họ không thấy, không nghe gì cả.
Chỉ có Mai thư đi lại, nàng choàng tay qua ngang lưng cô bé, không hiểu nàng nói gì nho nhỏ, nhưng cô bé bỗng dịu ngay, đang gào đang kêu, bỗng lặng im như một con mèo nhỏ, cô ta cúi đầu quay trở vào phòng.
Mai thư vẫn cười thật tươi, làm như không có chuyện gì đáng cả.
Không ngăn được tánh tò mò, Thư Hương hỏi :
- Vị cô nương đó làm sao thế?
Mai thư thở ra :
- Khi cô ta chưa đến đây thì đã từng bị những chuyện làm cho xúc động thần kinh, cho nên cô ta thường hay có những thái độ gần như điên cuồng, chúng tôi ở đây đã quen cái chuyện ấy rồi.
Đúng chớ sao, nếu không quen rồi thì làm gì người ta lại có thể làm như không nghe không thấy, trong khi chuyện “lạ lùng” xảy ra trước mắt?
Thư Hương lại hỏi :
- Cô ta bị cái gì làm cho xúc động thần kinh như thế?
Mai thư nói :
- Chúng tôi cũng không rõ lắm, mà cũng không đành hỏi. Hỏi chỉ gợi cho cô ta chuyện thương tâm, nghe nói hình như trước đây, cô ta đã bị một tình nhân gạt gẫm sao đó, có lẽ cũng thê thảm lắm.
Thư Hương hừ hừ :
- Bọn đàn ông thật là thứ chẳng ra gì.
Mai thư gật gật và dịu giọng :
- Đàn ông tốt ít lắm, tiểu muội muội nhớ kỹ câu nói của tôi, sau này tránh được chuyện buồn lòng.
Họ đi qua khỏi hòn giả sơn, băng vào vườn hoa phía hông.
Hoa ở đây thật đẹp và đang nở rộ. Những bồn hoa đủ hình đủ cỡ chen khít vào nhau, chỉ còn lối đi nho nhỏ và cành hoa tràn ra ngoài.
Xế bên vườn hoa có một ngôi lầu, ngôi lầu không lớn nhưng rất xinh, mái ngói đỏ tươi, những rèm của ngôi lầu cũng đỏ tươi.
Mai thư nói :
- Vương đại nương ở trong ngôi lầu đó, bây giờ thì đã thức dậy rồi, để tôi vào báo là có nhị vị muội muội đến.
Nàng rẽ hoa thoăn thoắt vào trong.
Người thiếu phụ này tuổi cũng đã quá ba mươi, nhưng nhan sắc trong chừng hăm mấy.
Từ lời nói, giọng cười đến tướng đi, không một chỗ nào chê được.
Thư Hương nhìn theo chép miệng :
- Mình đến cái tuổi của chị ấy mà được như thế thì đủ để vừa lòng.
Đào Liễu cắn một thật chặt, và vụt nói :
- Tiểu thơ, chúng ta đi có được không?
Thư Hương cau mặt :
- Đi đâu?
Đào Liễu đáp :
- Đi đâu cũng được, chỉ cần tránh khỏi chỗ này.
Đôi mày Thư Hương nhíu lại :
- Sao vậy?
Đào Liễu ngập ngừng :
- Tôi cũng không biết tại sao... nhưng tôi cảm thấy chỗ này không ổn.
Thư Hương hỏi :
- Có chỗ nào không ổn đâu?
Đào Liễu nói :
- Cái gì tôi thấy cũng không ổn. Con người ở đây hình như không giống bình thường, họ có cái gì khác lạ lắm, nhưng tôi chưa biết lạ ở chỗ nào.
Thư Hương cười và nhẹ lắc đầu :
- Đúng là cái thứ nhát chết, nghi cái gì mà nghi dữ vậy. Một nhà quyền quý như thế này mà cô cũng nghi xấu được à?
Nàng nhìn lên ngôi lầu và nói tiếp :
- Nhất là ta vẫn muốn gặp Vương đại nương, nhất định bà ta là một con người không phải tầm thường.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook