Căn Phòng Nhung Nhớ
-
Chương 13: Thị trấn Bạch Sa
Giang Hải – Quá khứ hoàn thành
Lúc ấy cô không hiểu rằng khi mình dịu dàng thương yêu, xót xa một người khác thì cũng là lúc mình cam tâm tình nguyện, chuẩn bị sẵn sàng bị người đó làm tổn thương.
Thị trấn Bạch Sa không lớn lắm, chỉ có bốn, năm con đường ngang dọc. Thái Mãn Tâm nhanh chóng đi hết một vòng. Ở thị trấn chỉ có một ngôi trường tiểu học, lúc cô đến đó, bọn trẻ đang học thể dục.
Trường học không có tường bao xung quanh, sân chơi và đường dành cho người đi bộ được ngăn cách bằng bồn hoa. Thái Mãn Tâm đi vòng phía dưới mái hiên, chụp ảnh tầng hai màu be. Có mấy đứa trẻ phát hiện ra cô, không ngừng thò đầu nhìn, tinh nghịch làm mặt xấu. Thái Mãn Tâm nhún vai, học theo tư thế của chúng. Đây là bài tập thể dục mới nhất cô chưa từng học, khó tránh khỏi có sai lệch với động tác chuẩn. Mấy cậu nhóc không kìm được bật cười, bị giáo viên đứng trước hàng lườm cho một cái.
Thái Mãn Tâm lè lưỡi, lấy ba lô rồi chuồn đi.
“Tôi sinh ra ở đó, học tiểu học ở đó, học cấp hai ở Đồng Cảng”. Anh nói.
Giang Hải hồi ấy là một cậu bé như thế nào, nghịch ngợm hay ít nói? Chắc là rất thông minh nhưng cũng chưa bao giờ tuân thủ kỷ luật.
Thái Mãn Tâm muốn ngắm nhìn thật kỹ quê hương của anh. Cô đi hết con đường này đến con đường khác, không biết nhà anh ở đâu. Rất nhiều căn nhà cũ kỹ, chất gỗ màu nâu đã ngả màu loang lổ, trên bức tường trắng lưu lại dấu vết của những vệt màu đen sau cơn mưa. Những cây hoa mọc phía dưới chân tường, từng bông hoa bướm nở trong gió.
Cô cứ đi men theo đường chính qua trung tâm thị trấn. Nhà cửa hai bên đường thưa thớt dần, xuất hiện những cánh đồng và vườn hoa quả rộng lớn. Đi thêm mười phút nữa thì thấy một dòng sông bên đường, nước sông màu vàng đục. Nếu không phải trên bãi bồi ở giữa sông có cỏ trôi dạt theo dòng nước thì gần như không thể nhìn thấy hướng chảy của nó. Bờ bên kia xuất hiện những bụi cây rậm rạp cắm sâu dưới nước, rễ cây mọc thành búi, từ trên mặt nước có thể nhìn thấy những chiếc rễ chính chồng chéo ngang dọc.
Thái Mãn Tâm bỗng thấy xúc động, chạy men theo con đường, một lúc sau tới cuối đường, nhảy qua luống đất, một bãi bồi lầy lội ngăn cách mặt biển trước tầm mắt. Lưng cô đã ướt đẫm mồ hôi, trán lấm tấm những giọt mồ hôi lấp lánh.
So với Đồng Cảng gió biển mát lộng thì nơi đây có chút ẩm ướt, nóng bức. Mùi vị trong không khí không giống nhau lắm, khiến cô nhớ tới vòng tay của Giang Hải. Đây là quê hương của anh, hương vị tuổi thơ của anh, tất cả liên quan đến anh, cô muốn biết nhiều hơn nữa, cô muốn đi qua từng ngõ ngách nơi anh đã sinh sống.
Trở về thị trấn mới thấy khát. Thái Mãn Tâm đứng trước một quán trà, rút điện thoại xem giờ. Liếc nhìn mới thấy không có một chút sóng nào. Cô vô cùng kinh ngạc, ngẩng đầu lên thì thấy trên bức tường trắng bên cạnh có viết sáu chữ màu xanh rất to - Thần Châu Hành, Hành Thần Châu. Thái Mãn Tâm không kìm được bật cười. Bà lão nhặt rau bên ngoài quán trà cũng ngẩng đầu, mỉm cười thân thiện với cô.
Cô ngồi trong phòng có quạt máy, gọi một cốc trà mát. Tốp năm tốp ba khách hàng bước vào đều nhìn cô với ánh mắt hiếu kỳ. Có người bê ấm trà ngồi xuống bàn đối diện, ngắm nghía một hồi lâu rồi dùng giọng phổ thông khó nghe dò hỏi: “Cô từ đâu đến?”.
“Bắc Kinh. Vốn dĩ đến Đồng Cảng du lịch, nghe nói ở đây có rừng ngập mặn và thác nước nên muốn đến đây xem thế nào”.
Có mấy người xúm lại, mồm năm miệng mười giới thiệu về phong cảnh thị trấn. Thái Mãn Tâm không hiểu tiếng địa phương mà họ nói nhưng cũng có thể nhận ra họ tranh nhau muốn đưa cô đi ngắm thác nên khó tránh khỏi vừa mừng vừa sợ, ngượng ngùng ngửa người ra sau, sắp dính vào tường.
“Các người đừng có dọa người ta!”. Một phụ nữ bế con nhỏ lớn tiếng nói: “Đợi lát nữa tan học, bảo A Hải đưa cô ấy đi”. Sau đó cô ấy quay sang an ủi Thái Mãn Tâm: “Đừng sợ, họ không có ác ý đâu, rất ít người ở nơi khác đến thị trấn Bạch Sa du lịch. Mọi người ở đây đều rất nhiệt tình”.
Uống trà xong, một cậu bé chạy nhanh như bay vào quán trà, ném cặp sách xuống góc phòng, bưng cốc trà ngửa cổ tu ừng ực. Cậu bé tên là A Hải bị người phụ nữ kia mắng vài câu, nhanh chóng ăn một bát phở rồi lau mép, nghiêng đầu nhìn Thái Mãn Tâm.
“Chị em nói chị muốn đi ngắm thác?”.
“Ừ”. Cô ngẩng đầu, nghiêng đầu giống cậu bé ấy: “Có thể đưa chị đi được không? Chị mời em ăn kem”.
Cậu bé bị lời hứa này mua chuộc, lập tức nhiệt tình với Mãn Tâm, còn chạy ra khu vườn sau nhà hái cho cô hai quả xoài.
“Em tên là gì?”. Trên đường đi, Thái Mãn Tâm hỏi cậu bé nhảy nhót trước mặt mình.
“Trần Định Hải”. Cậu trả lời rất to: “Còn chị?”.
“Cứ gọi là chị”.
“Ặc, chị cũng phải có tên chứ”.
“Ồ, em tên là Định Hải, chị tên là Thần Châm”. Thái Mãn Tâm cười: “Này, tên ở nhà của em là Gậy như ý à?”.
“Ha!”. Định Hải học dáng vẻ gãi mặt gãi tai của chú khỉ: “Bọn họ đều gọi em là A Hải”.
“Chị có thể gọi em là A Hải không?”. Cô hỏi.
“Thế chị nói cho em biết tên của chị”.
“Chị tên là Thái Mãn Tâm”.
“A Tâm”.
“Không, nghe rất kỳ quặc, Mãn Tâm là được”.
“Mãn Tâm, Mãn Tâm, Mãn Tâm!”. Cậu bé nhắc lại mấy lần: “Em nhớ rồi!”.
“Chị cũng nhớ em rồi, A Hải”. Thái Mãn Tâm cười.
Cô cùng Định Hải rẽ vào con đường nhỏ bên đường, băng qua một rừng cây, lội ngược dòng suối trong vắt. Cô bước hụt ngã xuống nước, bị rách đầu gối, ống quần vạt áo đều ướt sũng. Nước suối mát lạnh xua đi hơi nóng của mùa hè. Cô không kìm được bật cười khanh khách.
Quay trở về thị trấn thì đã bỏ lỡ chuyến xe về Đồng Cảng ngày hôm ấy. Trong vùng không có quán trọ nào. Chị dâu của Định Hải là chị Phương mời Mãn Tâm ở lại nhà. Chị nói ngày hôm sau là phiên chợ mỗi tháng một lần, chi bằng ở lại đến đó xem.
“Vì sao muốn đến thị trấn Bạch Sa?”. Ăn tối xong, chị Phương hỏi: “Chị chỉ biết bây giờ người đến Đồng Cảng du lịch càng ngày càng nhiều. Rất nhiều người ở đây đều làm việc ở Đồng Cảng và Đam Hóa”.
“Em muốn xem đom đóm, một người bạn của em sống ở thị trấn Bạch Sa nói là ở đây có rừng ngập mặn”.
“Nhưng bây giờ không thể nhìn thấy đom đóm”. Chị Phương lắc đầu: “Bởi vì quay biển nuôi trồng, rất nhiều rừng cây đã bị chặt. Nhưng thủy hải sản ở đây tiêu thụ không được tốt, một số hồ nuôi trồng cũng biến thành đầm lầy bỏ hoang. Hồi chị còn nhỏ, đúng là bên sông có rất nhiều đom đóm. Hồi ấy không thấy đẹp, bây giờ thì rất nhớ chúng”.
“Người bạn ấy cũng nghĩ là em nói quá”.
“Ha ha! Đúng rồi, người bạn mà em nói tên là gì? Những người trẻ tuổi trong thị trấn có lẽ đều biết nhau”.
”Giang Hải”.
“Là A Hải”. Chị Phương bật cười: “Cậu ấy, chị và chồng chị A Đức là bạn học hồi tiểu học. Chị còn ngồi cùng bàn với cậu ấy. Cậu ấy lúc nào cũng không làm xong bài tập, sáng nào cũng cướp vở của chị chép bài. Hồi nhỏ cậu ấy nghịch lắm, không có bạn nữ nào muốn ngồi cùng bàn với cậu ấy”.
“Nhìn dáng vẻ lầm lì ít nói của anh ấy bây giờ thật là không thể ngờ được”. Thái Mãn Tâm có chút hứng thú, chống cằm nghe.
“Cậu ấy lầm lì? Ha ha!”. Chị Phương lại bật cười: “Lúc ở trên lớp cậu ấy nói nhiều nhất. Thầy cô đứng trên bục giảng giảng bài, cậu ấy ngồi dưới nói, còn cho chị xem lũ giun cậu ấy bắt được, rất nhiều lần bị thầy cô phạt đứng xó, lại còn hỏi cậu ấy: “Có phải em bị chứng hiếu động không?”.”
“Lần sau em sẽ hỏi anh ấy, còn có chuyện ấy cơ ạ?”.
“Có điều...”. Chị Phương thở dài: “Từ khi bố A Hải mất, cậu ấy ít nói hẳn. Hồi ấy sức khỏe của mẹ cậu ấy cũng không tốt. Đến cấp hai, vườn hoa quả trong nhà đều do một mình A Hải lo liệu. Trường cấp hai lại ở Đồng Cảng, khi nào bận thì ngày nào cậu ấy cũng đạp xe về. Hồi ấy cậu ấy vừa đen vừa gầy. Nhưng cậu ấy rất thông minh. Trong số bọn chị, chỉ có cậu ấy thi đỗ đại học. Như bọn chị tốt nghiệp cấp hai xong không học tiếp, bây giờ con cái đông đủ cả rồi”.
Thái Mãn Tâm cười: “Chỉ là con đường khác nhau mà thôi. Cho dù anh ấy đỗ đại học, bây giờ cũng quay về Đồng Cảng”.
“Hồi cậu ấy học năm thứ tư thì mẹ mất, hình như phía trường học cũng gặp vấn đề gì đó, nói chung là không được như ý”. Chị Phương lắc đầu: “Chị cũng không biết rõ lắm. A Hải rất ít khi nói về chuyện của mình, giống như em nói đấy, về sau cậu ấy lầm lì thật. Ai mà ngờ được trước đây là một cậu bé nghịch ngợm, hiếu động như thế”.
Thái Mãn Tâm nhìn Định Hải đang nằm bò ra bàn làm bài tập. Có vẻ như cậu bé cũng cảm thấy khó hiểu khi chị Phương không ngừng nhắc đến A Hải, chốc chốc lại ngẩng đầu nhìn. Thái Mãn Tâm nhớ đến Giang Hải khi còn nhỏ, nghịch ngợm và bướng bỉnh. Nếu thời gian có thể quay trở lại, cô có thể vượt thời gian nhìn thấy cậu bé đen đen gầy gầy ấy thì nhất định sẽ ôm cậu ấy vào lòng.
Lúc ấy cô không hiểu rằng khi mình dịu dàng thương yêu, xót xa một người thì cũng là lúc mình cam tâm tình nguyện, chuẩn bị sẵn sàng bị người đó làm tổn thương.
Định Hải ngủ ở ghế sofa trong phòng khách, nhường phòng mình cho Mãn Tâm. Trên tường có hai khung ảnh bằng kính rất to, bên trong gài rất nhiều ảnh. Nhìn qua thì thấy bức ảnh tập thể Định Hải và các bạn chụp lúc đi du lịch Đồng Cảng, ăn hải sản ở nhà hàng của anh Thành. Trong bức ảnh thấp thoáng hình bóng quen thuộc tay chống hông, dặn dò nhân viên điều gì đó. Cô thích thú xem tiếp. Chị Phương và Định Hải đã ngủ, Thái Mãn Tâm không muốn để đèn sáng nên giơ điện thoại, xem từng bức ảnh qua ánh sáng yếu ớt từ màn hình điện thoại. Có một vài bức ảnh trong đám cưới của chị Phương. Chú rể trông quen quen, Giang Hải cũng đứng trong phòng tiếp khách.
Cách lớp kính, ngón tay vẽ theo đường nét trên khuôn mặt của anh.
Cô không hiểu tôi, có thể là 0,1% cũng không. Anh đã từng nói như thế.
Thái Mãn Tâm hếch cằm, mỉm cười tự nói: “Này, đồ nghịch ngợm, hiếu động, bây giờ có 0,2% rồi chứ”.
Đêm ấy cô ngủ không ngon giấc. Không có gió biển xua đi hơi nóng, chỉ có thể bật quạt. Quạt kêu cành cạch suốt đêm. Lúc trời lờ mờ sáng, nghe thấy tiếng chị Phương ra vào nhà bếp. Thái Mãn Tâm mở mắt, trong lúc nửa tỉnh nửa mơ không nghe thấy tiếng sóng biển quen thuộc, bất chợt hoảng hốt rồi mới nhớ ra mình không ở Đồng Cảng.
Chị Phương đã chuẩn bị xong bữa sáng, sau đó đặt hai chiếc túi rất to đã chuẩn bị sẵn ở cửa, phàn nàn nói: “Em nói xem, A Đức đã biết là hôm nay có phiên chợ mà hôm qua còn về muộn như thế. Đúng là không thể mong chờ anh ấy dậy sớm giúp đỡ”.
“Em giúp chị cầm sang nhé”.
“Không sao, chị mang một ít sang trước, đợi A Đức dậy sẽ mang một nửa sang. Nếu buổi trưa anh ấy không mang sang thì để xem có cơm trưa mà ăn không!”. Tuy là trách móc nhưng giọng nói vẫn ẩn chứa vẻ nũng nịu thân mật.
Chợ phiên ở ven thị trấn Bạch Sa vô cùng náo nhiệt. Thịt cá, trứng gia cầm, rau quả, quần áo, mũ nón, đồ dùng sinh hoạt, thứ gì cũng có. Bên cạnh còn có chợ động vật. Thái Mãn Tâm nhìn không xuể, giúp chị Phương bày hàng xong, sau đó một mình đi xem chợ. Đi đi dừng dừng, lúc quay lại cũng đã hết hai tiếng. Trước sạp hàng của chị Phương có thêm một người đàn ông tay xách túi. Thái Mãn Tâm đã nhìn qua ảnh, đó là A Đức, chồng của chị Phương. Chị Phương chỉ tay vào ngực anh và quát: “Đồ lười biếng, nếu không phải lúc ấy nhìn nhầm thì ai thèm lấy anh”.
“Bị bạn bè bắt ở lại mà, may mà hôm qua không uống nhiều”. A Đức vỗ tay vợ, khẽ dỗ dành: “Em thấy đấy, anh vẫn nhớ phiên chợ hôm nay, không thể để lỡ chuyện”.
Thái Mãn Tâm đứng cách đó vài bước, hai tay đút tút áo, nhún vai, tự nhủ không nên nói xen vào.
“Xem hết rồi à?”. Chị Phương nhìn thấy cô: “Không có gì đáng xem đúng không”.
“Không ạ, rất thú vị”. Thái Mãn Tâm đáp.
A Đức quay người, tỏ vẻ kinh ngạc: “Là cô? Sao cô lại ở đây?”.
Chị Phương ngạc nhiên: “Hai người quen nhau?”.
Thái Mãn Tâm lục tìm trong ký ức: “Hình như là đã từng gặp”.
“Đám người chúng ta ở trong nhà hàng của anh Thành”. A Đức cười một tiếng: “Có điều cô chỉ nhìn A Hải, không chú ý tới tôi”.
Má cô nóng bừng, ngượng ngùng không nói lên lời.
“Đây chính là bạn gái của A Hải, một cô gái rất được đúng không?”. A Đức kéo tay chị Phương: “Anh đã nói với em, em còn nói chín phần mười là không phải nghiêm túc...”.
Chị Phương lườm A Đức, anh không nói tiếp nữa.
“Không phải, đừng hiểu lầm”. Thái Mãn Tâm xua tay giải thích: “Bọn em chỉ là bạn bình thường mà thôi. Anh Thành, A Tuấn và Giang Hải rất quan tâm đến em, đưa em đi thăm thú Đồng Cảng thôi”.
“Sao tự nhiên cô lại chạy đến đây?”. A Đức hỏi: “Lúc đầu bọn họ còn tưởng cô về Đam Hóa rồi, nhưng sau đó phát hiện đồ đạc của cô vẫn ở chỗ bà Lục”.
“Ở Đồng Cảng lâu quá rồi nên muốn đi đâu đó thôi ạ”. Thái Mãn Tâm thầm nghĩ. Bọn họ? Bọn họ là ai? Liệu anh có hỏi rốt cuộc mình đã đi đâu không hay là anh không hề quan tâm đến vấn đề này?
“Cô gọi điện cho A Hải đi”. A Đức nói: “A Tuấn nói điện thoại của cô ngoài vùng phủ sóng. Thì ra cô ở đây. Chả trách, mấy hôm trước cột thu sóng trên thị trấn bị bão đánh đổ, tín hiệu không ổn định”.
“Em nghĩ không cần đâu, một hai hôm nữa em về. Em đã để lại lời nhắn cho bà Lục rồi”.
“Vẫn nên gọi điện về, bà lão đâu có biết chữ, còn tưởng là giấy vụn nên vứt đi. Hôm qua tôi thấy lúc uống rượu, A Hải cứ rút điện thoại ra suốt, chắc chắn là lo cho cô lắm”.
Anh lấy thân phận gì mà lo cho em? Anh trai, bạn bè, người qua đường? Thái Mãn Tâm tự cười nhạo, đừng có tưởng bở nữa. Có lẽ anh chỉ lo cô sẽ gây ra phiền phức gì lớn hơn để tạo thêm áp lực cho anh.
Điểm này thì bây giờ đã rõ ràng. Chủ sạp hàng bên cạnh nghe nói bạn gái của Giang Hải đến đều kiếm cớ sang thăm dò, nhìn cô với ánh mắt tò mò hoặc bình phẩm.
“Đều là hàng xóm cũ”. Chị Phương giải thích: “Em đừng để bụng”.
Chị Phương tiếp tục sắp xếp sạp hàng. A Đức và Định Hải muốn đến vườn hoa quả hái xoài. Thái Mãn Tâm nổi hứng tò mò, cũng không muốn ở lại để bị mọi người vây quanh. Thế nên đã đạp chiếc xe chở hàng của A Đức, cùng hai anh em họ đi đến vườn xoài.
Từng hàng cây ăn quả thẳng tắp, tán lá tròn xoe, những chiếc lá xanh tươi, bóng mượt óng ánh dưới ánh mặt trời, giữa tán cây lấp ló những quả xoài xanh non, một số quả đã ngả màu xanh vàng.
“Những cây này cũng chỉ sáu bảy năm, sản lượng không cao lắm”. A Đức chỉ về phía bụi xoài cao lớn um tùm phía xa: “Bên kia đều là những cây đã mười mấy năm, sản lượng nhiều gấp đôi bên này. Trước đây bên ấy là của nhà A Hải. Sau đó cậu ấy học cấp ba ở Đam Hóa, cách xa quá nên nhượng cho người khác”.
“Vậy thì sống thế nào ạ?”.
“Mẹ cậu ấy mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Hơn nữa A Hải tinh ranh lắm”. A Đức mỉm cười: “Có cái gì làm khó cậu ấy được?”.
“Anh ấy có chút gian tà quỷ quyệt”. Thái Mãn Tâm đánh giá.
A Đức bật cười: “Đúng rồi, lát nữa cậu ấy lái xe đến đón cô, nửa tiếng nữa là tới. Cô đến bến cảng bên đường chờ cậu ấy nhé”.
“Anh nói với anh ấy là em ở đây? Anh ấy nói thế nào?”.
“Cậu ấy nói thế cũng tốt, cứ ở đấy đi, yên tĩnh”.
Thái Mãn Tâm nhếch mép: “Anh bắt chước rất giống”.
“Cậu ấy là thế mà”. A Đức tỏ ra thấu hiểu: “Cuối cùng chẳng phải vẫn nói: “Bảo cô ấy đừng chạy lung tung, lát nữa mình đi xe sang”. Nói đi thì cũng phải nói lại, trước đây cậu ấy chưa từng đưa con gái đến thị trấn Bạch Sa”.
Lần này cũng không. Thái Mãn Tâm thầm nghĩ, là tôi tự chạy tới đây. Chắc chắn là anh ta lại nhíu mày khó chịu.
Thái Mãn Tâm chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ ngồi trên chiếc ghế băng ở bến sông Bạch Sa chờ Giang Hải đến. Nước sông lặng lẽ chảy trước mặt, không nghe thấy tiếng nước chảy, không nhìn thấy sóng gợn, chầm chậm đổ vào biển lớn. Có hai người trong vùng đi ngang qua, đặt quang gánh xuống chỗ mát nghỉ ngơi, chào cô một tiếng. Họ nói chuyện bằng tiếng địa phương, nghe thật thân thiết. Cô đeo tai nghe, cúi đầu nghe nhạc. Gió nóng ở lục địa không ẩm ướt, mát mẻ giống như ven biển, mồ hôi lấm tấm trên trán cô.
Nghe đi nghe lại bài Dũng khí - Chỉ cần một ánh mắt khẳng định của anh, tình yêu của em sẽ có ý nghĩa.
Là tình yêu ư? Thái Mãn Tâm tự hỏi. Cô không thể dùng tình yêu để định nghĩa cảm giác của mình với Giang Hải. Nhưng cô hiểu rất rõ mình rất nhớ anh, rất muốn nhìn thấy anh, thậm chí có thể vì tương lại không xác định mà thay đổi quỹ đạo sống của mình.
Đợi một lúc, một chiếc xe jeep đỗ trước bến cảng. Giang Hải đẩy cửa bước xuống, chào người bên cạnh. Thái Mãn Tâm đứng trước mặt anh, nghiêng đầu, nhìn dáng vẻ cau mày của anh, hoàn toàn giống với tưởng tượng của mình, không kìm được bật cười: “Có phải anh muốn nói là sao cô lại phiền phức như vậy không?”.
“Lúc nãy tôi đi ngang qua thị trấn, có người nói với tôi: “Bạn gái cậu ở đây””. Giang Hải xắn cao tay áo: “Bạn gái nào của tôi đến đây?”.
Lẽ nào tức giận quá muốn đánh tôi? Thái Mãn Tâm tỏ ra vô tội: “Em có nói gì đâu”.
“Cô không nên đến đây. Làm những chuyện này có ý nghĩa gì?”.
“Là anh nói mà, đây là chuyến du lịch của em, muốn đi lúc nào thì đi, muốn làm gì thì tùy em”. Cô cúi đầu làu bàu: “Liên quan gì đến anh?”.
“Đồ bướng bỉnh. Phải nói với bà Lục một tiếng chứ, có biết là hôm qua bà lo lắng như thế nào không, mọi người đều đang tìm cô. A Tuấn nói cô đi xe đến Đam Hóa rồi nhưng hành lý vẫn còn. Đi suốt đêm không về, muốn giở thói tiểu thư gì hả?”.
“Em biết, bà Lục lo lắng cho em!”. Cô nhấn mạnh hai chữ “bà Lục”: “Vì thế em để lại lời nhắn cho bà. Em thừa nhận là em nghĩ không chu đáo, khi nào về em sẽ xin lỗi”.
“Nghĩ không chu đáo?”. Giang Hải giơ tay áp lên trán Thái Mãn Tâm. Bàn tay của anh rất to và ấm áp, cô thấy trong lòng nhói một cái.
Anh ngừng lại một lát rồi đẩy thật mạnh: “Cô nói xem, sự thông minh của cô đi đâu hết cả rồi?”.
Thái Mãn Tâm có chút ấm ức nhưng không kìm được bật cười: “Anh đẩy em như vậy em sẽ càng ngày càng ngốc đấy”.
“A Đức ở trong vườn à?”. Giang Hải không biết làm gì với dáng vẻ đó của cô: “Tôi đi chào cậu ấy một tiếng rồi chúng ta về. Đây là xe của cậu ấy, khi nào về cô phải trả tiền xăng”.
Hai người đi giữa rừng xoài, mùi hương thơm ngọt bay tới, đã có những quả xoài chín vàng rụng xuống đất. Giang Hải hái một quả xoài xanh vàng trên cành thấp ném sang. Thái Mãn Tâm gọt vỏ cắn một miếng. Miếng xoài màu vàng đậm bóng mượt, thơm lừng, nước ứa ra ngoài.
Cô mút ngón tay chùn chụt. Giang Hải đi trước khẽ cười, nói như lồng tiếng cho cô: “Ưm, ngon, ngon”.
“Đây là quả xoài ngon nhất mà em từng ăn!”. Thái Mãn Tâm thốt lên.
“Ở Bắc Kinh đều là xoài chín ép. Vẫn còn xanh đã hái xuống, nếu không sẽ không thể bảo quản, vận chuyển được nên ăn rất chán, hơn nữa mùi rất nồng”.
“Trước đây chắc chắn là anh ăn nhiều đến chán rồi đúng không?”.
“Bình thường”. Giang Hải cầm cổ tay cô, cúi đầu cắn một miếng xoài trên tay cô: “Chỉ là không thấy lạ thôi”.
“Hồi ấy vất vả lắm đúng không?”. Thái Mãn Tâm hỏi: “Anh đã vượt qua như thế nào?”.
“Quên rồi”. Giang Hải lạnh lùng nói: “Tôi sẽ không làm chuyện gì làm khổ mình nữa”.
Thái Mãn Tâm gạt cành cây đi vòng qua từng cây từng cây một, vẽ thành hình số “8”. Ánh nắng len lỏi qua những chiếc lá rậm rạp. Cô khẽ ngửa đầu.
Anh sẽ không làm khổ mình.
Mình đúng là chỉ thích làm theo ý mình. Có lẽ tất cả dừng lại ở đây, kết thúc cùng với mùa hạ oi bức, chưa chắc đã không tốt. Cô thở dài, sự việc đã quá rõ ràng. Thái Mãn Tâm ơi Thái Mãn Tâm, mày nhìn rõ tất cả, vì sao vẫn còn lưu luyến?
Lúc về Giang Hải phóng xe như bay. Thái Mãn Tâm không kìm được hỏi: “Có phải là anh không có bằng lái?”.
Anh ném bằng lái sang. Mở ra thì thấy bức ảnh chụp cách đây năm năm. Anh còn để tóc dài, buộc gọn phía sau.
“Không nhận ra, phong cách rock à?”
“Ừm, hồi ấy cùng bạn thành lập ban nhạc”.
Hai người nói chuyện suốt chặng đường. Thái Mãn Tâm ngồi ở ghế sau, gục đầu vào ghế của Giang Hải, quay sang nhìn cánh đồng và những cây cọ ngoài sổ, cảm thấy những ngày tháng như thế này cũng tốt. Trước đây cô luôn nghĩ rằng liệu có phải tình cảm với Giang Hải chỉ tồn tại trong không gian ở Đồng Cảng không? Nhưng lúc này cô chỉ muốn được ở bên anh, ở bất cứ nơi nào, cho dù có trời xanh biển biếc hay không dường như đều không quan trọng.
Trên tấm biển chỉ đường có hai mũi tên ngược nhau, chỉ về phía Đam Hóa và Đồng Cảng. Lối ngoặt đến thị trấn Bạch Sa này chỉ là một ngã rẽ trên đường chính, thậm chí không phải là một trạm dừng chân.
Lúc ấy cô không hiểu rằng khi mình dịu dàng thương yêu, xót xa một người khác thì cũng là lúc mình cam tâm tình nguyện, chuẩn bị sẵn sàng bị người đó làm tổn thương.
Thị trấn Bạch Sa không lớn lắm, chỉ có bốn, năm con đường ngang dọc. Thái Mãn Tâm nhanh chóng đi hết một vòng. Ở thị trấn chỉ có một ngôi trường tiểu học, lúc cô đến đó, bọn trẻ đang học thể dục.
Trường học không có tường bao xung quanh, sân chơi và đường dành cho người đi bộ được ngăn cách bằng bồn hoa. Thái Mãn Tâm đi vòng phía dưới mái hiên, chụp ảnh tầng hai màu be. Có mấy đứa trẻ phát hiện ra cô, không ngừng thò đầu nhìn, tinh nghịch làm mặt xấu. Thái Mãn Tâm nhún vai, học theo tư thế của chúng. Đây là bài tập thể dục mới nhất cô chưa từng học, khó tránh khỏi có sai lệch với động tác chuẩn. Mấy cậu nhóc không kìm được bật cười, bị giáo viên đứng trước hàng lườm cho một cái.
Thái Mãn Tâm lè lưỡi, lấy ba lô rồi chuồn đi.
“Tôi sinh ra ở đó, học tiểu học ở đó, học cấp hai ở Đồng Cảng”. Anh nói.
Giang Hải hồi ấy là một cậu bé như thế nào, nghịch ngợm hay ít nói? Chắc là rất thông minh nhưng cũng chưa bao giờ tuân thủ kỷ luật.
Thái Mãn Tâm muốn ngắm nhìn thật kỹ quê hương của anh. Cô đi hết con đường này đến con đường khác, không biết nhà anh ở đâu. Rất nhiều căn nhà cũ kỹ, chất gỗ màu nâu đã ngả màu loang lổ, trên bức tường trắng lưu lại dấu vết của những vệt màu đen sau cơn mưa. Những cây hoa mọc phía dưới chân tường, từng bông hoa bướm nở trong gió.
Cô cứ đi men theo đường chính qua trung tâm thị trấn. Nhà cửa hai bên đường thưa thớt dần, xuất hiện những cánh đồng và vườn hoa quả rộng lớn. Đi thêm mười phút nữa thì thấy một dòng sông bên đường, nước sông màu vàng đục. Nếu không phải trên bãi bồi ở giữa sông có cỏ trôi dạt theo dòng nước thì gần như không thể nhìn thấy hướng chảy của nó. Bờ bên kia xuất hiện những bụi cây rậm rạp cắm sâu dưới nước, rễ cây mọc thành búi, từ trên mặt nước có thể nhìn thấy những chiếc rễ chính chồng chéo ngang dọc.
Thái Mãn Tâm bỗng thấy xúc động, chạy men theo con đường, một lúc sau tới cuối đường, nhảy qua luống đất, một bãi bồi lầy lội ngăn cách mặt biển trước tầm mắt. Lưng cô đã ướt đẫm mồ hôi, trán lấm tấm những giọt mồ hôi lấp lánh.
So với Đồng Cảng gió biển mát lộng thì nơi đây có chút ẩm ướt, nóng bức. Mùi vị trong không khí không giống nhau lắm, khiến cô nhớ tới vòng tay của Giang Hải. Đây là quê hương của anh, hương vị tuổi thơ của anh, tất cả liên quan đến anh, cô muốn biết nhiều hơn nữa, cô muốn đi qua từng ngõ ngách nơi anh đã sinh sống.
Trở về thị trấn mới thấy khát. Thái Mãn Tâm đứng trước một quán trà, rút điện thoại xem giờ. Liếc nhìn mới thấy không có một chút sóng nào. Cô vô cùng kinh ngạc, ngẩng đầu lên thì thấy trên bức tường trắng bên cạnh có viết sáu chữ màu xanh rất to - Thần Châu Hành, Hành Thần Châu. Thái Mãn Tâm không kìm được bật cười. Bà lão nhặt rau bên ngoài quán trà cũng ngẩng đầu, mỉm cười thân thiện với cô.
Cô ngồi trong phòng có quạt máy, gọi một cốc trà mát. Tốp năm tốp ba khách hàng bước vào đều nhìn cô với ánh mắt hiếu kỳ. Có người bê ấm trà ngồi xuống bàn đối diện, ngắm nghía một hồi lâu rồi dùng giọng phổ thông khó nghe dò hỏi: “Cô từ đâu đến?”.
“Bắc Kinh. Vốn dĩ đến Đồng Cảng du lịch, nghe nói ở đây có rừng ngập mặn và thác nước nên muốn đến đây xem thế nào”.
Có mấy người xúm lại, mồm năm miệng mười giới thiệu về phong cảnh thị trấn. Thái Mãn Tâm không hiểu tiếng địa phương mà họ nói nhưng cũng có thể nhận ra họ tranh nhau muốn đưa cô đi ngắm thác nên khó tránh khỏi vừa mừng vừa sợ, ngượng ngùng ngửa người ra sau, sắp dính vào tường.
“Các người đừng có dọa người ta!”. Một phụ nữ bế con nhỏ lớn tiếng nói: “Đợi lát nữa tan học, bảo A Hải đưa cô ấy đi”. Sau đó cô ấy quay sang an ủi Thái Mãn Tâm: “Đừng sợ, họ không có ác ý đâu, rất ít người ở nơi khác đến thị trấn Bạch Sa du lịch. Mọi người ở đây đều rất nhiệt tình”.
Uống trà xong, một cậu bé chạy nhanh như bay vào quán trà, ném cặp sách xuống góc phòng, bưng cốc trà ngửa cổ tu ừng ực. Cậu bé tên là A Hải bị người phụ nữ kia mắng vài câu, nhanh chóng ăn một bát phở rồi lau mép, nghiêng đầu nhìn Thái Mãn Tâm.
“Chị em nói chị muốn đi ngắm thác?”.
“Ừ”. Cô ngẩng đầu, nghiêng đầu giống cậu bé ấy: “Có thể đưa chị đi được không? Chị mời em ăn kem”.
Cậu bé bị lời hứa này mua chuộc, lập tức nhiệt tình với Mãn Tâm, còn chạy ra khu vườn sau nhà hái cho cô hai quả xoài.
“Em tên là gì?”. Trên đường đi, Thái Mãn Tâm hỏi cậu bé nhảy nhót trước mặt mình.
“Trần Định Hải”. Cậu trả lời rất to: “Còn chị?”.
“Cứ gọi là chị”.
“Ặc, chị cũng phải có tên chứ”.
“Ồ, em tên là Định Hải, chị tên là Thần Châm”. Thái Mãn Tâm cười: “Này, tên ở nhà của em là Gậy như ý à?”.
“Ha!”. Định Hải học dáng vẻ gãi mặt gãi tai của chú khỉ: “Bọn họ đều gọi em là A Hải”.
“Chị có thể gọi em là A Hải không?”. Cô hỏi.
“Thế chị nói cho em biết tên của chị”.
“Chị tên là Thái Mãn Tâm”.
“A Tâm”.
“Không, nghe rất kỳ quặc, Mãn Tâm là được”.
“Mãn Tâm, Mãn Tâm, Mãn Tâm!”. Cậu bé nhắc lại mấy lần: “Em nhớ rồi!”.
“Chị cũng nhớ em rồi, A Hải”. Thái Mãn Tâm cười.
Cô cùng Định Hải rẽ vào con đường nhỏ bên đường, băng qua một rừng cây, lội ngược dòng suối trong vắt. Cô bước hụt ngã xuống nước, bị rách đầu gối, ống quần vạt áo đều ướt sũng. Nước suối mát lạnh xua đi hơi nóng của mùa hè. Cô không kìm được bật cười khanh khách.
Quay trở về thị trấn thì đã bỏ lỡ chuyến xe về Đồng Cảng ngày hôm ấy. Trong vùng không có quán trọ nào. Chị dâu của Định Hải là chị Phương mời Mãn Tâm ở lại nhà. Chị nói ngày hôm sau là phiên chợ mỗi tháng một lần, chi bằng ở lại đến đó xem.
“Vì sao muốn đến thị trấn Bạch Sa?”. Ăn tối xong, chị Phương hỏi: “Chị chỉ biết bây giờ người đến Đồng Cảng du lịch càng ngày càng nhiều. Rất nhiều người ở đây đều làm việc ở Đồng Cảng và Đam Hóa”.
“Em muốn xem đom đóm, một người bạn của em sống ở thị trấn Bạch Sa nói là ở đây có rừng ngập mặn”.
“Nhưng bây giờ không thể nhìn thấy đom đóm”. Chị Phương lắc đầu: “Bởi vì quay biển nuôi trồng, rất nhiều rừng cây đã bị chặt. Nhưng thủy hải sản ở đây tiêu thụ không được tốt, một số hồ nuôi trồng cũng biến thành đầm lầy bỏ hoang. Hồi chị còn nhỏ, đúng là bên sông có rất nhiều đom đóm. Hồi ấy không thấy đẹp, bây giờ thì rất nhớ chúng”.
“Người bạn ấy cũng nghĩ là em nói quá”.
“Ha ha! Đúng rồi, người bạn mà em nói tên là gì? Những người trẻ tuổi trong thị trấn có lẽ đều biết nhau”.
”Giang Hải”.
“Là A Hải”. Chị Phương bật cười: “Cậu ấy, chị và chồng chị A Đức là bạn học hồi tiểu học. Chị còn ngồi cùng bàn với cậu ấy. Cậu ấy lúc nào cũng không làm xong bài tập, sáng nào cũng cướp vở của chị chép bài. Hồi nhỏ cậu ấy nghịch lắm, không có bạn nữ nào muốn ngồi cùng bàn với cậu ấy”.
“Nhìn dáng vẻ lầm lì ít nói của anh ấy bây giờ thật là không thể ngờ được”. Thái Mãn Tâm có chút hứng thú, chống cằm nghe.
“Cậu ấy lầm lì? Ha ha!”. Chị Phương lại bật cười: “Lúc ở trên lớp cậu ấy nói nhiều nhất. Thầy cô đứng trên bục giảng giảng bài, cậu ấy ngồi dưới nói, còn cho chị xem lũ giun cậu ấy bắt được, rất nhiều lần bị thầy cô phạt đứng xó, lại còn hỏi cậu ấy: “Có phải em bị chứng hiếu động không?”.”
“Lần sau em sẽ hỏi anh ấy, còn có chuyện ấy cơ ạ?”.
“Có điều...”. Chị Phương thở dài: “Từ khi bố A Hải mất, cậu ấy ít nói hẳn. Hồi ấy sức khỏe của mẹ cậu ấy cũng không tốt. Đến cấp hai, vườn hoa quả trong nhà đều do một mình A Hải lo liệu. Trường cấp hai lại ở Đồng Cảng, khi nào bận thì ngày nào cậu ấy cũng đạp xe về. Hồi ấy cậu ấy vừa đen vừa gầy. Nhưng cậu ấy rất thông minh. Trong số bọn chị, chỉ có cậu ấy thi đỗ đại học. Như bọn chị tốt nghiệp cấp hai xong không học tiếp, bây giờ con cái đông đủ cả rồi”.
Thái Mãn Tâm cười: “Chỉ là con đường khác nhau mà thôi. Cho dù anh ấy đỗ đại học, bây giờ cũng quay về Đồng Cảng”.
“Hồi cậu ấy học năm thứ tư thì mẹ mất, hình như phía trường học cũng gặp vấn đề gì đó, nói chung là không được như ý”. Chị Phương lắc đầu: “Chị cũng không biết rõ lắm. A Hải rất ít khi nói về chuyện của mình, giống như em nói đấy, về sau cậu ấy lầm lì thật. Ai mà ngờ được trước đây là một cậu bé nghịch ngợm, hiếu động như thế”.
Thái Mãn Tâm nhìn Định Hải đang nằm bò ra bàn làm bài tập. Có vẻ như cậu bé cũng cảm thấy khó hiểu khi chị Phương không ngừng nhắc đến A Hải, chốc chốc lại ngẩng đầu nhìn. Thái Mãn Tâm nhớ đến Giang Hải khi còn nhỏ, nghịch ngợm và bướng bỉnh. Nếu thời gian có thể quay trở lại, cô có thể vượt thời gian nhìn thấy cậu bé đen đen gầy gầy ấy thì nhất định sẽ ôm cậu ấy vào lòng.
Lúc ấy cô không hiểu rằng khi mình dịu dàng thương yêu, xót xa một người thì cũng là lúc mình cam tâm tình nguyện, chuẩn bị sẵn sàng bị người đó làm tổn thương.
Định Hải ngủ ở ghế sofa trong phòng khách, nhường phòng mình cho Mãn Tâm. Trên tường có hai khung ảnh bằng kính rất to, bên trong gài rất nhiều ảnh. Nhìn qua thì thấy bức ảnh tập thể Định Hải và các bạn chụp lúc đi du lịch Đồng Cảng, ăn hải sản ở nhà hàng của anh Thành. Trong bức ảnh thấp thoáng hình bóng quen thuộc tay chống hông, dặn dò nhân viên điều gì đó. Cô thích thú xem tiếp. Chị Phương và Định Hải đã ngủ, Thái Mãn Tâm không muốn để đèn sáng nên giơ điện thoại, xem từng bức ảnh qua ánh sáng yếu ớt từ màn hình điện thoại. Có một vài bức ảnh trong đám cưới của chị Phương. Chú rể trông quen quen, Giang Hải cũng đứng trong phòng tiếp khách.
Cách lớp kính, ngón tay vẽ theo đường nét trên khuôn mặt của anh.
Cô không hiểu tôi, có thể là 0,1% cũng không. Anh đã từng nói như thế.
Thái Mãn Tâm hếch cằm, mỉm cười tự nói: “Này, đồ nghịch ngợm, hiếu động, bây giờ có 0,2% rồi chứ”.
Đêm ấy cô ngủ không ngon giấc. Không có gió biển xua đi hơi nóng, chỉ có thể bật quạt. Quạt kêu cành cạch suốt đêm. Lúc trời lờ mờ sáng, nghe thấy tiếng chị Phương ra vào nhà bếp. Thái Mãn Tâm mở mắt, trong lúc nửa tỉnh nửa mơ không nghe thấy tiếng sóng biển quen thuộc, bất chợt hoảng hốt rồi mới nhớ ra mình không ở Đồng Cảng.
Chị Phương đã chuẩn bị xong bữa sáng, sau đó đặt hai chiếc túi rất to đã chuẩn bị sẵn ở cửa, phàn nàn nói: “Em nói xem, A Đức đã biết là hôm nay có phiên chợ mà hôm qua còn về muộn như thế. Đúng là không thể mong chờ anh ấy dậy sớm giúp đỡ”.
“Em giúp chị cầm sang nhé”.
“Không sao, chị mang một ít sang trước, đợi A Đức dậy sẽ mang một nửa sang. Nếu buổi trưa anh ấy không mang sang thì để xem có cơm trưa mà ăn không!”. Tuy là trách móc nhưng giọng nói vẫn ẩn chứa vẻ nũng nịu thân mật.
Chợ phiên ở ven thị trấn Bạch Sa vô cùng náo nhiệt. Thịt cá, trứng gia cầm, rau quả, quần áo, mũ nón, đồ dùng sinh hoạt, thứ gì cũng có. Bên cạnh còn có chợ động vật. Thái Mãn Tâm nhìn không xuể, giúp chị Phương bày hàng xong, sau đó một mình đi xem chợ. Đi đi dừng dừng, lúc quay lại cũng đã hết hai tiếng. Trước sạp hàng của chị Phương có thêm một người đàn ông tay xách túi. Thái Mãn Tâm đã nhìn qua ảnh, đó là A Đức, chồng của chị Phương. Chị Phương chỉ tay vào ngực anh và quát: “Đồ lười biếng, nếu không phải lúc ấy nhìn nhầm thì ai thèm lấy anh”.
“Bị bạn bè bắt ở lại mà, may mà hôm qua không uống nhiều”. A Đức vỗ tay vợ, khẽ dỗ dành: “Em thấy đấy, anh vẫn nhớ phiên chợ hôm nay, không thể để lỡ chuyện”.
Thái Mãn Tâm đứng cách đó vài bước, hai tay đút tút áo, nhún vai, tự nhủ không nên nói xen vào.
“Xem hết rồi à?”. Chị Phương nhìn thấy cô: “Không có gì đáng xem đúng không”.
“Không ạ, rất thú vị”. Thái Mãn Tâm đáp.
A Đức quay người, tỏ vẻ kinh ngạc: “Là cô? Sao cô lại ở đây?”.
Chị Phương ngạc nhiên: “Hai người quen nhau?”.
Thái Mãn Tâm lục tìm trong ký ức: “Hình như là đã từng gặp”.
“Đám người chúng ta ở trong nhà hàng của anh Thành”. A Đức cười một tiếng: “Có điều cô chỉ nhìn A Hải, không chú ý tới tôi”.
Má cô nóng bừng, ngượng ngùng không nói lên lời.
“Đây chính là bạn gái của A Hải, một cô gái rất được đúng không?”. A Đức kéo tay chị Phương: “Anh đã nói với em, em còn nói chín phần mười là không phải nghiêm túc...”.
Chị Phương lườm A Đức, anh không nói tiếp nữa.
“Không phải, đừng hiểu lầm”. Thái Mãn Tâm xua tay giải thích: “Bọn em chỉ là bạn bình thường mà thôi. Anh Thành, A Tuấn và Giang Hải rất quan tâm đến em, đưa em đi thăm thú Đồng Cảng thôi”.
“Sao tự nhiên cô lại chạy đến đây?”. A Đức hỏi: “Lúc đầu bọn họ còn tưởng cô về Đam Hóa rồi, nhưng sau đó phát hiện đồ đạc của cô vẫn ở chỗ bà Lục”.
“Ở Đồng Cảng lâu quá rồi nên muốn đi đâu đó thôi ạ”. Thái Mãn Tâm thầm nghĩ. Bọn họ? Bọn họ là ai? Liệu anh có hỏi rốt cuộc mình đã đi đâu không hay là anh không hề quan tâm đến vấn đề này?
“Cô gọi điện cho A Hải đi”. A Đức nói: “A Tuấn nói điện thoại của cô ngoài vùng phủ sóng. Thì ra cô ở đây. Chả trách, mấy hôm trước cột thu sóng trên thị trấn bị bão đánh đổ, tín hiệu không ổn định”.
“Em nghĩ không cần đâu, một hai hôm nữa em về. Em đã để lại lời nhắn cho bà Lục rồi”.
“Vẫn nên gọi điện về, bà lão đâu có biết chữ, còn tưởng là giấy vụn nên vứt đi. Hôm qua tôi thấy lúc uống rượu, A Hải cứ rút điện thoại ra suốt, chắc chắn là lo cho cô lắm”.
Anh lấy thân phận gì mà lo cho em? Anh trai, bạn bè, người qua đường? Thái Mãn Tâm tự cười nhạo, đừng có tưởng bở nữa. Có lẽ anh chỉ lo cô sẽ gây ra phiền phức gì lớn hơn để tạo thêm áp lực cho anh.
Điểm này thì bây giờ đã rõ ràng. Chủ sạp hàng bên cạnh nghe nói bạn gái của Giang Hải đến đều kiếm cớ sang thăm dò, nhìn cô với ánh mắt tò mò hoặc bình phẩm.
“Đều là hàng xóm cũ”. Chị Phương giải thích: “Em đừng để bụng”.
Chị Phương tiếp tục sắp xếp sạp hàng. A Đức và Định Hải muốn đến vườn hoa quả hái xoài. Thái Mãn Tâm nổi hứng tò mò, cũng không muốn ở lại để bị mọi người vây quanh. Thế nên đã đạp chiếc xe chở hàng của A Đức, cùng hai anh em họ đi đến vườn xoài.
Từng hàng cây ăn quả thẳng tắp, tán lá tròn xoe, những chiếc lá xanh tươi, bóng mượt óng ánh dưới ánh mặt trời, giữa tán cây lấp ló những quả xoài xanh non, một số quả đã ngả màu xanh vàng.
“Những cây này cũng chỉ sáu bảy năm, sản lượng không cao lắm”. A Đức chỉ về phía bụi xoài cao lớn um tùm phía xa: “Bên kia đều là những cây đã mười mấy năm, sản lượng nhiều gấp đôi bên này. Trước đây bên ấy là của nhà A Hải. Sau đó cậu ấy học cấp ba ở Đam Hóa, cách xa quá nên nhượng cho người khác”.
“Vậy thì sống thế nào ạ?”.
“Mẹ cậu ấy mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Hơn nữa A Hải tinh ranh lắm”. A Đức mỉm cười: “Có cái gì làm khó cậu ấy được?”.
“Anh ấy có chút gian tà quỷ quyệt”. Thái Mãn Tâm đánh giá.
A Đức bật cười: “Đúng rồi, lát nữa cậu ấy lái xe đến đón cô, nửa tiếng nữa là tới. Cô đến bến cảng bên đường chờ cậu ấy nhé”.
“Anh nói với anh ấy là em ở đây? Anh ấy nói thế nào?”.
“Cậu ấy nói thế cũng tốt, cứ ở đấy đi, yên tĩnh”.
Thái Mãn Tâm nhếch mép: “Anh bắt chước rất giống”.
“Cậu ấy là thế mà”. A Đức tỏ ra thấu hiểu: “Cuối cùng chẳng phải vẫn nói: “Bảo cô ấy đừng chạy lung tung, lát nữa mình đi xe sang”. Nói đi thì cũng phải nói lại, trước đây cậu ấy chưa từng đưa con gái đến thị trấn Bạch Sa”.
Lần này cũng không. Thái Mãn Tâm thầm nghĩ, là tôi tự chạy tới đây. Chắc chắn là anh ta lại nhíu mày khó chịu.
Thái Mãn Tâm chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ ngồi trên chiếc ghế băng ở bến sông Bạch Sa chờ Giang Hải đến. Nước sông lặng lẽ chảy trước mặt, không nghe thấy tiếng nước chảy, không nhìn thấy sóng gợn, chầm chậm đổ vào biển lớn. Có hai người trong vùng đi ngang qua, đặt quang gánh xuống chỗ mát nghỉ ngơi, chào cô một tiếng. Họ nói chuyện bằng tiếng địa phương, nghe thật thân thiết. Cô đeo tai nghe, cúi đầu nghe nhạc. Gió nóng ở lục địa không ẩm ướt, mát mẻ giống như ven biển, mồ hôi lấm tấm trên trán cô.
Nghe đi nghe lại bài Dũng khí - Chỉ cần một ánh mắt khẳng định của anh, tình yêu của em sẽ có ý nghĩa.
Là tình yêu ư? Thái Mãn Tâm tự hỏi. Cô không thể dùng tình yêu để định nghĩa cảm giác của mình với Giang Hải. Nhưng cô hiểu rất rõ mình rất nhớ anh, rất muốn nhìn thấy anh, thậm chí có thể vì tương lại không xác định mà thay đổi quỹ đạo sống của mình.
Đợi một lúc, một chiếc xe jeep đỗ trước bến cảng. Giang Hải đẩy cửa bước xuống, chào người bên cạnh. Thái Mãn Tâm đứng trước mặt anh, nghiêng đầu, nhìn dáng vẻ cau mày của anh, hoàn toàn giống với tưởng tượng của mình, không kìm được bật cười: “Có phải anh muốn nói là sao cô lại phiền phức như vậy không?”.
“Lúc nãy tôi đi ngang qua thị trấn, có người nói với tôi: “Bạn gái cậu ở đây””. Giang Hải xắn cao tay áo: “Bạn gái nào của tôi đến đây?”.
Lẽ nào tức giận quá muốn đánh tôi? Thái Mãn Tâm tỏ ra vô tội: “Em có nói gì đâu”.
“Cô không nên đến đây. Làm những chuyện này có ý nghĩa gì?”.
“Là anh nói mà, đây là chuyến du lịch của em, muốn đi lúc nào thì đi, muốn làm gì thì tùy em”. Cô cúi đầu làu bàu: “Liên quan gì đến anh?”.
“Đồ bướng bỉnh. Phải nói với bà Lục một tiếng chứ, có biết là hôm qua bà lo lắng như thế nào không, mọi người đều đang tìm cô. A Tuấn nói cô đi xe đến Đam Hóa rồi nhưng hành lý vẫn còn. Đi suốt đêm không về, muốn giở thói tiểu thư gì hả?”.
“Em biết, bà Lục lo lắng cho em!”. Cô nhấn mạnh hai chữ “bà Lục”: “Vì thế em để lại lời nhắn cho bà. Em thừa nhận là em nghĩ không chu đáo, khi nào về em sẽ xin lỗi”.
“Nghĩ không chu đáo?”. Giang Hải giơ tay áp lên trán Thái Mãn Tâm. Bàn tay của anh rất to và ấm áp, cô thấy trong lòng nhói một cái.
Anh ngừng lại một lát rồi đẩy thật mạnh: “Cô nói xem, sự thông minh của cô đi đâu hết cả rồi?”.
Thái Mãn Tâm có chút ấm ức nhưng không kìm được bật cười: “Anh đẩy em như vậy em sẽ càng ngày càng ngốc đấy”.
“A Đức ở trong vườn à?”. Giang Hải không biết làm gì với dáng vẻ đó của cô: “Tôi đi chào cậu ấy một tiếng rồi chúng ta về. Đây là xe của cậu ấy, khi nào về cô phải trả tiền xăng”.
Hai người đi giữa rừng xoài, mùi hương thơm ngọt bay tới, đã có những quả xoài chín vàng rụng xuống đất. Giang Hải hái một quả xoài xanh vàng trên cành thấp ném sang. Thái Mãn Tâm gọt vỏ cắn một miếng. Miếng xoài màu vàng đậm bóng mượt, thơm lừng, nước ứa ra ngoài.
Cô mút ngón tay chùn chụt. Giang Hải đi trước khẽ cười, nói như lồng tiếng cho cô: “Ưm, ngon, ngon”.
“Đây là quả xoài ngon nhất mà em từng ăn!”. Thái Mãn Tâm thốt lên.
“Ở Bắc Kinh đều là xoài chín ép. Vẫn còn xanh đã hái xuống, nếu không sẽ không thể bảo quản, vận chuyển được nên ăn rất chán, hơn nữa mùi rất nồng”.
“Trước đây chắc chắn là anh ăn nhiều đến chán rồi đúng không?”.
“Bình thường”. Giang Hải cầm cổ tay cô, cúi đầu cắn một miếng xoài trên tay cô: “Chỉ là không thấy lạ thôi”.
“Hồi ấy vất vả lắm đúng không?”. Thái Mãn Tâm hỏi: “Anh đã vượt qua như thế nào?”.
“Quên rồi”. Giang Hải lạnh lùng nói: “Tôi sẽ không làm chuyện gì làm khổ mình nữa”.
Thái Mãn Tâm gạt cành cây đi vòng qua từng cây từng cây một, vẽ thành hình số “8”. Ánh nắng len lỏi qua những chiếc lá rậm rạp. Cô khẽ ngửa đầu.
Anh sẽ không làm khổ mình.
Mình đúng là chỉ thích làm theo ý mình. Có lẽ tất cả dừng lại ở đây, kết thúc cùng với mùa hạ oi bức, chưa chắc đã không tốt. Cô thở dài, sự việc đã quá rõ ràng. Thái Mãn Tâm ơi Thái Mãn Tâm, mày nhìn rõ tất cả, vì sao vẫn còn lưu luyến?
Lúc về Giang Hải phóng xe như bay. Thái Mãn Tâm không kìm được hỏi: “Có phải là anh không có bằng lái?”.
Anh ném bằng lái sang. Mở ra thì thấy bức ảnh chụp cách đây năm năm. Anh còn để tóc dài, buộc gọn phía sau.
“Không nhận ra, phong cách rock à?”
“Ừm, hồi ấy cùng bạn thành lập ban nhạc”.
Hai người nói chuyện suốt chặng đường. Thái Mãn Tâm ngồi ở ghế sau, gục đầu vào ghế của Giang Hải, quay sang nhìn cánh đồng và những cây cọ ngoài sổ, cảm thấy những ngày tháng như thế này cũng tốt. Trước đây cô luôn nghĩ rằng liệu có phải tình cảm với Giang Hải chỉ tồn tại trong không gian ở Đồng Cảng không? Nhưng lúc này cô chỉ muốn được ở bên anh, ở bất cứ nơi nào, cho dù có trời xanh biển biếc hay không dường như đều không quan trọng.
Trên tấm biển chỉ đường có hai mũi tên ngược nhau, chỉ về phía Đam Hóa và Đồng Cảng. Lối ngoặt đến thị trấn Bạch Sa này chỉ là một ngã rẽ trên đường chính, thậm chí không phải là một trạm dừng chân.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook