Căn Phòng Nhung Nhớ
-
Chương 10: Khoảng thời gian bị lãng quên
Tề Dực – Hiện tại tiếp diễn
Thà rằng quên đi chuyện cũ, thà rằng không nhớ tất cả.
Đến bữa trưa Đào Đào vẫn chưa dậy, Thái Mãn Tâm đi gọi cô bé. Cô bé uể oải xoay người rồi nói: “Chị Mãn Tâm, em ngủ thêm lúc nữa, tắt đèn đi được không?”.
Tắt đèn? Thái Mãn Tâm nhìn xung quanh, đâu có bật đèn, chẳng qua là ánh nắng mặt trời giữa buổi trưa chiếu thẳng vào giường mà thôi.
“Đúng là cô bé lười, mặt trời chiếu đến tận mông rồi mà vẫn còn ngủ nướng”. Thái Mãn Tâm lắc đầu, lại gần kéo rèm xuống. Bên ngoài cửa sổ, Tế Dực đang vác thùng đồ nghề, xuyên qua bãi cỏ đi về phía cầu thang bên vách núi.
Cô đi theo: “Ăn cơm trước đã, lát nữa rồi sửa”.
“Sắp xong rồi, nếu không sẽ có khách bị thương”.
“Được… Này, sao anh vẫn đeo ba lô?”.
“À, tôi muốn đi vòng quanh đảo”. Tề Dực kiểm tra những chỗ nối khác trên cầu thang, chỉ vào ba lô, trông có vẻ rất nặng. Anh đập đập rồi mở ra, chỉ có một chiếc máy ảnh: “Có thể nghỉ nửa ngày phép được không?”. Anh hỏi.
“Không được!”. Thái Mãn Tâm lắc đầu: “Có vườn hoa và bãi biển của người khác, anh không đi vòng được đâu”.
Tề Dực cũng cười, nhấc vài dụng cụ kiểm tra lại cầu thang gỗ một lượt, chẳng mấy chốc người ướt đầm mồ hôi. Chiếc áo phông in hình chữ V ướt đẫm dính vào lưng anh.
“Đang giữa trưa mà làm việc như vậy, cẩn thận bị say nắng. Tôi đi pha cốc trà mát”. Thái Mãn Tâm nói: “Buổi chiều tôi đưa anh đi loanh quanh, ánh nắng gần biển rất độc, chi bằng đi ngắm phong cảnh ở chỗ râm mát sau núi”.
“Cô không cần trông nhà nghỉ sao?”.
“Chắc là Tiểu Vĩ về rồi, cậu ta có bướng bỉnh thế nào thì cũng không thể có lỗi với cái bụng của mình”. Thái Mãn Tâm không hề nghi ngờ về điều đó.
Quả nhiên, Hà Thiên Vĩ xách ván lướt sóng, hầm hầm đứng ở cửa: “Hai người đi đâu đấy? Cũng không sợ có kẻ trộm”.
“Lại còn hỏi, cậu chỉ biết đi chơi, anh Tề đã sửa xong cầu thang rồi. Chúng ta đi ăn cơm thôi, buổi chiều cậu ngoan ngoãn trông nhà nghỉ, tôi đưa Tề Dực đi loanh quanh”.
“Cô trông đi, chạy đi chạy lại rất mệt, cứ giao cho tôi là được”.
“Không sao, hôm trước tôi mua chút đồ cho bà Lục, nhân tiện buổi chiều mang sang”.
Hà Thiên Vĩ định nói thêm điều gì đó, thấy Tề Dực đứng cạnh mỉm cười liền mím chặt môi, không nói nữa.
Ăn trưa xong, Thái Mãn Tâm sắp xếp đồ mang đến cho bà Lục. Hà Thiên Vĩ đứng ở quầy lễ tân vẫy tay: “Mãn Tâm, cô lại đây, mật mã của hệ thống đăng ký của nhà nghỉ này là bao nhiêu?”.
“Chẳng phải hai hôm trước vừa nói rồi sao, sao lần nào cậu cũng hỏi?”.
“Thế sau khi đăng nhập thì thế nào, làm thế nào để xác định khách đặt phòng?”.
“Trí nhớ như vậy mà đòi học đại học?”. Thái Mãn Tâm lắc đầu, lại gần và nói: “Tôi làm lại một lần cho cậu xem!”.
“Dĩ nhiên là tôi biết rồi”. Hà Thiên Vĩ khoác tay lên vai cô, ghé sát vào tai cô và nói: “Nhắc nhở cô cẩn thận với tay Tề Dực kia”.
“Tiểu Vĩ, sao lần nào cậu cũng coi người khác là sói thế?”.
“Sao cô biết anh ta không phải? Cô nhìn thấy lưng anh ta chưa?”.
Thái Mãn Tâm liếc nhìn anh ta: “Cậu nói xem?”.
“Oa, một vết sẹo dài, trông rất đáng sợ! Đừng có nói với tôi đó là vết thương khi chế biến thức ăn đấy”.
“Sao cậu biết”.
“Lúc nãy anh ta thay quần áo, tôi vô tình nhìn thấy”.
Hà Thiên Vĩ và Tề Dực ở hai phòng cạnh nhau, Thái Mãn Tâm đoán lời nói của anh ta không phải là nói khoác. Cô suy nghĩ một lúc: “Thế thì đã sao? Điều đó cũng không có nghĩa là anh ta đã từng chém người”.
“Có khi anh ta là phần tử của bang phái nào, một đầu bếp cần phải luyện cơ bụng sáu múi làm gì?”.
“Cậu quan sát kỹ quá đấy!”. Thái Mãn Tâm không nhịn được cười, huých khuỷu tay vào bụng Hà Thiên Vĩ: “Sao? Dạo này cậu ham ăn lười làm, ngưỡng mộ cơ bụng của người khác hả?”.
“Cô cũng nói tôi ham ăn lười làm! Đúng là lòng tốt bị hiểu lầm! Cứ cho là anh ta không đi chém người, nhỡ may bị kẻ thù truy sát, chúng ta cũng bị vạ lây! Cô không biết người của những bang nhóm đó…”. Hà Thiên Vĩ đau lòng phát hiện ra rằng từ khi Tề Dực đến, lòng tốt của mình toàn bị xem thường, hết lần này đến lần khác.
“Được rồi được rồi”. Thái Mãn Tâm ngăn anh ta: “Cậu tưởng mình đang viết tiểu thuyết sao? Nếu anh ta là phần tử của bang phái nào đó, những đại ca xã hội đen tôi cũng gặp nhiều rồi”.
“Cô mới viết tiểu thuyết ấy. Cô gặp ở đâu?”.
“Teddyboy[1], còn có Bản sắc anh hùng[2] nữa!”. Thái Mãn Tâm không nói nhiều với anh ta, mỉm cười vẫy tay: “Ngoan ngoãn trông nhà nghỉ, tôi mang bánh chưng bà Lục gói về cho cậu ăn”.
[1] Bộ truyện tranh nổi tiếng Hồng Kông.
[2] Bộ phim Hồng Kông xoay quanh Tống Tử Hào - một đại ca làm tiền giả trong xã hội đen quyết trở thành người tốt và em trai Tống Tử Kiệt - một cảnh sát năng nổ căm thù xã hội đen.
“Lúc nào cũng coi tôi là trẻ con”. Hà Thiên Vĩ bất mãn làu bàu, giơ nắm đấm sau lưng Tề Dực.
Bầu trời quang đãng, ánh nắng mặt trời nóng rực, may thay cây cối trên đảo rậm rạp, qua những chiếc lá màu xanh đậm nhạt, thấp thoáng có thể nhìn thấy mặt biển xanh dương với sóng biển nhảy nhót. Đi được một lúc, con đường nhỏ chia thành hai ngả, ngả chính tiếp tục đi vòng quanh đảo, ngả rẽ đi sâu vào trong đảo.
“Trước mặt đều là biệt thự tư nhân”. Thái Mãn Tâm chỉ tay lên tấm biển có viết chữ “Hàm Châu” cạnh đường chính: “Đừng có đi bừa bãi, có mấy nhà không có tường bao quanh, trồng ít cây cối để phân chia ranh giới. Cẩn thận đi nhầm chó sẽ xông ra cắn anh đấy!”.
Tề Dực cười: “Bây giờ hòn đảo này cũng gọi là đảo Hàm Châu?”.
“Đúng vậy, hai năm trước phát triển ngành du lịch, lúc quảng cáo nghĩ rằng cái tên đảo Lệ quá buồn, vì thế thay một cái tên mới, có nghĩa là một viên minh châu trong biển hình trăng lưỡi liềm”. Thái Mãn Tâm giải thích: “Thực ra nếu không phải vì bộ phim nổi tiếng khắp giang sơn nam bắc, tôi thích cái tên ‘Hoàn Châu’ hơn”.
“Bởi vì ‘Hoàn quân minh châu song lệ thùy, hận bất tương phùng vị giá thì[3]’”.
[3] Hai câu thơ trong bài Tiết phụ ngâm của nhà thơ đời Đường Trương Tịch, dịch thơ:
Trả ngọc chàng, lệ như mưa
Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng.
(Ngô Tất Tố dịch)
“Không”. Cô khẽ lắc đầu: “Anh đã nghe câu chuyện Châu về Hợp Phố chưa?”.
“Cũng biết đại khái”.
“Tương truyền thời Đông Hán, quận Hợp Phố vùng Lưỡng Quảng sản xuất ngọc trai. Dưới sự đàn áp của quan lại, người dân phải đi bắt rất nhiều trai, dần dần vùng biển này không còn trai nữa. Về sau một người tên là Mạnh Thường đến nhậm chức thái thú, ngăn cấm hành vi bắt trai bừa bãi, một thời gian sau, trai lại sinh sôi nảy nở, ngành bắt trai lấy ngọc mới trở lại như trước đây”.
Tề Dực ngẩng đầu: “Không vì lợi ích trước mắt mà xem nhẹ lợi ích lâu dài, từ xưa người Trung Quốc đã hiểu được đạo lý này”.
“Ừm, lúc nãy kể là ghi chép trong Hậu Hán thư. Thực ra tôi thích một truyền thuyết dân gian khác hơn”. Thái Mãn Tâm nói: “Tương truyền ở biển Bạch Long gần Hợp Phố có một viên ngọc hiếm có. Hoàng đế sai thái giám đến cướp, ra lệnh cho những người bắt trai ở đó lặn xuống biển lấy ngọc, nhân dân lầm than. Nhờ sự giúp đỡ của công chúa Trân Châu, Hải Sinh lấy được ngọc quý, đưa cho thái giám, cứu vớt người dân đã chịu biết bao thương vong. Nhưng cứ đến núi Dương Mai cách thành ba dặm thì mặt biển lại nổi sóng, viên ngọc vẫn quay về biển Bạch Long. Về sau thái giám rạch chân của mình, cho viên ngọc vào đó rồi khâu lại, tưởng rằng như thế là có thể mang nó về kinh thành. Nhưng không ngờ khi qua núi Dương Mai, trời nổi sấm chớp, mặt biển lóe sáng, viên minh châu ấy lại một lần nữa biến mất. Thái giám không thể giao ngọc, vì quá lo lắng nên vết thương phát tác mà chết”.
“Nói như vậy, đảo Hoàn Châu cũng là một cái tên rất hay”.
“Châu về Hợp Phố có nghĩa là vật về chủ cũ, mất đi rồi lại có được; hoặc là người nào đó khó rời xa quê hương, đi rồi lại quay trở về”. Thái Mãn Tâm nheo mắt, thở dài một tiếng: “Thuộc về nơi này thì sẽ không bao giờ rời xa”.
Cô ngẩng đầu, rừng cây nhiệt đới cao lớn thẳng tắp, dường như có thể xuyên qua những đám mây bay là là trên đỉnh đầu. Những vệt nắng loang lổ trên mặt cô, ánh nắng oi ả mang đến cảm giác tồn tại mãnh liệt, giống như ngón tay của ai đó lướt qua má cô.
“Mấy năm nay cô sống thế nào?”.
Câu hỏi của Tề Dực khiến cô sững người, dường như tiếng than thở khe khẽ trào dâng trong tim bị anh phát hiện.
“Tôi muốn nói là, cô rời quê hương, sống ở đây có quen không? Những tháng ngày như thế này nhìn thì có vẻ rất thư thái nhưng lâu rồi có cảm thấy chán không? Chắc chắn là du khách rất ngưỡng mộ cô, nhưng bản thân cô có vui không?”. Thấy cô ngập ngừng, Tề Dực nói tiếp.
“Nhịp sống ở đây rất chậm”. Thái Mãn Tâm mỉm cười chào hỏi những người trồng cây ăn quả đi ngang qua: “Anh nhìn họ, có người thích theo đuổi sự nghiệp, có người thì thỏa mãn với việc mỗi ngày chỉ đưa mấy gánh rau quả cho những người sống trên đảo, thu nhập không nhiều nhưng đủ để nuôi gia đình. Buổi chiều thì đến quán trà ven đường uống trà nói chuyện. Có lẽ có người nói họ không chăm chỉ, chậm tiến, nhưng đây là nơi có thể khiến con người ta cảm thấy thư thái. Tôi rất thích nơi đây, bởi vì mỗi ngày đều như thế, thời gian dường như ngừng trôi”. Cô mỉm cười: “Như thế tôi sẽ không già đi, dĩ nhiên là rất vui!”.
Hai người nói chuyện, đi qua cánh đồng bồ công anh ở giữa đảo, đi một đoạn xuống sườn dốc, xuyên qua rừng chuối hương thơm ngào ngạt, trên khu đất trống bằng phẳng có một nhà thờ nhỏ cổ kính.
“Nhà thờ này được người Pháp đến truyền đạo xây vào thế kỷ trước, về sau gần như tan hoang đổ nát. Những năm gần đây phát triển du lịch lại sửa sang lại đôi chút, cũng có tín đồ lần lượt đến đây sống, phụ trách trông coi hàng ngày. Đồng thời họ cũng tổ chức hoạt động tình nghĩa, chăm sóc những người già không có người thân bên cạnh. Bà Lục có một quán trọ nhỏ ở Đồng Cảng, bây giờ cho người khác thuê, lên đảo sinh sống, nấu cơm cho mọi người. Như thế cũng tốt, tôi cũng dễ dàng chăm sóc hơn”.
“Bà Lục không có người thân à?”.
“Có một đứa cháu nội, tên là A Tuấn. Cậu ta buôn bán ở vùng biên giới, nói là phải kiếm thật nhiều tiền cho bà dưỡng lão. Về sau lại đăng ký học tại một trường đại học ngoại ngữ ở Hà Nội, vì thế không thường xuyên về nhà. May mà bà Lục vẫn còn khỏe, chỉ là…”.
Cô ấy chỉ vào trán của mình: “Trí nhớ không tốt”.
Thái Mãn Tâm đi vòng ra sau nhà thờ tìm bà Lục. Tề Dực lấy máy ảnh trong túi, tìm điểm chụp ảnh thích hợp quanh nhà thờ. “Lát nữa rồi chụp!”. Cô lại quay lại, đứng ở cuối đường, nói.
“Ừm, bây giờ ánh sáng chói quá”.
“Ha ha, lát nữa bà sẽ gói bánh chưng, còn hầm móng giò, buổi tối có món mì sốt móng giò. Sau này nhà bếp của ‘Missing you’ sẽ giao cho anh quản lý, còn không mau học tập”. Thái Mãn Tâm cười khì khì, nói: “Tài nghệ của bà Lục tuyệt lắm đó”.
Cô quay người biến mất sau nhà thờ. Tề Dực thấp thoáng ngửi thấy mùi thịt hầm thơm phức, lần theo mùi thơm đến căn nhà gỗ ở phía sau.
Bà Lục đã bước sang cái tuổi xưa nay hiếm nhưng trông vẫn rất khỏe mạnh. Bà đang vo gạo nếp: “Không cần mua điện thoại mới đâu, bà không biết dùng, cũng không nhớ là để ở đâu”.
“Lần này cháu mua một chiếc điện thoại rất dễ sử dụng, chỉ cần ấn vào nút nghe màu xanh là được. Như thế A Tuấn gọi điện thoại về cũng tiện hơn”.
“Chẳng phải A Tuấn ở trường sao? Lại trốn học rồi à?”. Bà Lục lắc đầu: “Những lời thầy giáo chủ nhiệm của nó nói bà cũng không hiểu, phải chờ A Hải về, A Tuấn chỉ nghe lời nó thôi”.
Lúc nói chuyện, Tề Dực đứng ở cửa. Ánh mặt trời buổi chiều chiếu vào bóng hình cao lớn của anh. Bà Lục nhìn về phía anh, nheo mắt, có chút ngập ngừng: “A Hải?”.
“Không ạ, không phải Giang Hải”. Thái Mãn Tâm đáp lại: “Anh ấy tên là Tề Dực, vừa mới đến chỗ cháu, vì thế cháu muốn đưa anh ấy sang học tập bà”.
“Đúng là có tuổi rồi, mắt mũi kém quá!”. Bà Lục nghiêng đầu suy ngẫm: “A Hải vẫn chưa nghỉ hè à?”.
“Chắc là sắp rồi ạ”. Thái Mãn Tâm rửa tay: “Cháu gói cùng bà nhé!”.
“Tôi làm gì?”. Tề Dực hỏi.
“Chặt thịt gà thành từng miếng”.
Bà Lục cười: “A Hải rất thích bánh chưng bà làm, nhưng lại không có đủ kiên nhẫn để làm những việc khác, lần nào giúp cũng chặt thịt gà. Trước đây khi học cấp ba ở Đam Hóa, còn mang đến trường, nói các bạn đều thích ăn. Nhưng món nó thích ăn nhất vẫn là bún ốc”.
Thái Mãn Tâm bóc từng hạt dẻ đã luộc chín: “Cháu cũng rất thích ăn. Lúc đầu ăn không quen, cảm thấy hơi tanh, bây giờ thấy món canh ấy đúng là rất tươi ngon”.
“Món canh ngon nhất Đồng Cảng là ở Chu Ký, lần sau bảo A Hải đưa cháu đi”.
“Chúng cháu đi rồi, quả thực rất ngon”.
“Cháu phải ăn nhiều một chút, dạo này lại gầy rồi, cằm nhọn thế kia”.
Nhân lúc bà Lục đi lấy lá chuối gói bánh chưng, Thái Mãn Tâm nhún vai: “Tôi trong ấn tượng của bà vẫn là ba năm về trước, lúc ấy mặt tròn xoe”.
Tràn đầy sức trẻ, khuôn mặt trắng mịn, giống như học sinh mô tả trong bài làm văn, trắng hồng như quả táo.
Tề Dực hỏi: “Bà Lục bị suy giảm trí nhớ?”.
“Có lẽ vậy, có triệu chứng giống với bệnh Alzheimer. Nếu không phải tôi thường xuyên đến thăm bà, chắc chắn bà sẽ không nhận ra tôi. Bà không nhớ mình đã từng nói gì, thường xuyên lặp lại những lời trước đó đã nói rất nhiều lần”.
“Tôi hiểu”. Tề Dực gật đầu: “Yên tâm, tôi rất hiểu, sẽ không khó chịu”.
“Thực ra tôi rất thích nói chuyện với bà”. Mãn Tâm cười: “Những chuyện mới xảy ra rất hỗn loạn, những chuyện cảng xảy ra lâu thì càng nhớ rõ”.
Trời đã về chiều, Tề Dực và Thái Mãn Tâm vẫn chưa về. Hà Thiên Vĩ có chút bồn chồn bất an, lúc chườm đá cho Đào Đào cũng không chú ý, đặt túi đá lên chân bên kia.
Đào Đào hét lên: “Đầu lợn, anh muốn tôi đông đá à?”.
“Tự đi mà làm!”. Hà Thiên Vĩ nhét túi đá vào tay cô: “Thà cô ngủ đi còn hơn, cứ dậy là bao nhiêu tật”.
“Lúc nãy anh đi lên đi xuống cầu thang, ồn chết đi, ai mà ngủ được?”.
“Tôi muốn xem vì sao cô nàng kia vẫn chưa về”.
“Anh Tề và chị Mãn Tâm đi thăm bà Lục, không về nhanh thế đâu”. Đào Đào nghiêng đầu suy nghĩ một lúc: “Lần nào chị Mãn Tâm đi thăm bà Lục cũng rất lâu”.
“Từ nhỏ A Hải đã rất hiểu chuyện. Bố nó mất sớm, mẹ thì ốm yếu, nó vừa đi học vừa chăm sóc vườn hoa quả. Nhưng từ nhỏ nó đã buôn bán rất giỏi. Lần nào đi chợ, xoài của nó bao giờ cũng bán hết đầu tiên”.
“Đúng vậy, lần nào cháu nói muốn mua xoài, anh ấy đều tỏ ra rất khinh thường, nói là xoài mà cũng phải mua sao”.
Bà Lục miết lá chuối sang trái sang phải, vừa gói bánh chưng vừa nói: “Hồi ấy nó vẫn là thủ lĩnh của bọn trẻ, lúc nào cũng có một đám trẻ con đi theo nó trèo cây hái dừa, xuống biển bắt hàu. A Tuấn cũng thế. Về sau A Tuấn học tiểu học, bị bạn lớp trên bắt nạt, A Hải còn đánh nhau với người ta. Thằng bé rất trọng nghĩa khí, bà luôn coi nó như con cháu trong nhà”.
“A Tuấn là cháu nội của bà Lục”. Thái Mãn Tâm nói với Tề Dực.
“Trong ấn tượng của bà, hai đứa chúng nó đều là những đứa trẻ nghịch ngợm, mới đó mà đã lớn rồi. Hồi A Hải học cấp hai, trên thị trấn có mấy đứa con gái thích nó, có đứa thường xuyên mua xoài của nó, có lúc còn làm măng, bánh đậu xanh cho nó, nhưng đều bị A Tuấn ăn hết”.
“Có người nào cháu quen không?”. Thái Mãn Tâm phấn khích hỏi: “Có điều chắc là trong số họ có rất nhiều người nếu không còn đi học thì đều lấy chồng rồi, chắc là con lớn lắm rồi”.
“Gần đây có hai ba đứa lấy chồng”. Bà Lục vòng mấy vòng dây vào tay, bắt đầu buộc bánh: “Về sau A Hải ra Đam Hóa học cấp ba, bây giờ lại lên Bắc Kinh học đại học. Nhưng khi nhớ đến nó, bà vẫn nhớ dáng vẻ nghịch ngợm hồi nhỏ của nó”.
Bánh chưng đã gói xong, hình vuông, dày bằng nửa nắm tay. Giữa lớp gạo nếp là một lớp nhân được hòa trộn giữa bột đậu xanh với nước cốt dừa, bên trong còn gói hạt dẻ và thịt gà, cùng với thịt chân giò béo ngậy.
“Anh chưa ăn bánh chưng vuông như thế này bao giờ đúng không?”. Thái Mãn Tâm nhấc một chiếc lên: “Phải hấp một lúc, ăn lúc nóng, rất thơm, rất béo nhưng không ngấy”.
“Đã rất nhiều năm không được ăn rồi”. Tề Dực cầm chiếc bánh: “Ồ, đây là bánh chưng vuông của Việt Nam. Hồi đi du lịch ở đó tôi đã nhìn thấy”.
“Ừm, bà Lục là người Hoa gốc Việt, anh chị em của bà vẫn có người ở Việt Nam”.
“Tôi cùng chị Mãn Tâm đi thăm bà Lục hai lần. Bà thường nói đi nói lại một chuyện rất nhiều lần, cái gì mà cháu của bà và bạn nghịch ngợm như thế nào”. Đào Đào chống cằm: “Tôi nghe nhiều lần chỉ muốn ngáp. Chị Mãn Tâm đúng là kiên nhẫn”.
“Không phải chuyện đó, tôi thấy cái tay Tề Dực ấy cứ lạ lạ thế nào ấy”. Hà Thiên Vĩ lắc đầu: “Nhìn thấy hắn là chướng mắt”.
Đào Đào vỗ tay cười: “Ha ha, anh ghen tỵ! Thế thì đuổi theo họ đi”.
“Tưởng là tôi không muốn sao?”. Hà Thiên Vĩ gườm gườm nhìn cô: “Ai đổ vạ cho tôi, nói là tôi làm cho chân cô ta bị thương, sai tôi chạy đi chạy lại, lúc thì khát lúc thì đói, vừa đòi uống nước vừa đòi ăn mì!”.
“Anh tưởng anh nấu ngon lắm sao, chỉ biết nấu mì ăn liền!”.
“Ai bảo cô buổi trưa chỉ biết ngủ, không dậy ăn bữa trưa, bây giờ mới mấy giờ mà đã kêu đói!”.
“Ai đói vậy? Tôi mang bánh chưng ngon về đây”. Tề Dực dựa vào cửa, xách mấy chiếc bánh chưng vuông: “Mau lại đây ăn cho nóng”.
“Mãn Tâm đâu?”. Hà Thiên Vĩ hỏi.
“Cô ấy muốn ở lại với bà Lục một lúc. Tôi lo hai người không có gì ăn nên về trước”.
“Vậy tối tôi đi đón cô ấy”.
“Không cần đâu, có lẽ Mãn Tâm ở lại đó”.
“Vậy, nhân lúc Mãn Tâm không có ở đây, tôi cảnh cáo anh, đừng có ý đồ gì với cô ấy!”.
Tề Dực đứng thẳng người, chậm rãi nói: “Tôi chỉ vừa đi du lịch vừa làm việc, không có ý gì khác”.
Hà Thiên Vĩ hấm hứ: “Ha ha, ai cũng nói như vậy, hai năm trước cũng có người nói là đi ngang qua nhưng cứ cách một thời gian lại quay lại, bám lấy Mãn Tâm”.
Đào Đào khẽ nói xen vào: “Đầu lợn, anh đang nói mình sao?”.
“Cô không nói không ai bảo cô bị câm đâu…”. Hà Thiên Vĩ đánh vào đầu cô.
Đào Đào kêu oai oái: “Này, chẳng thế là gì, anh cũng không có hy vọng gì đâu, người chị Mãn Tâm thích đẹp trai hơn anh nhiều!”.
Hà Thiên Vĩ không bận tâm: “Ha, tin cô mới lạ, cô đã gặp đâu”.
“Dĩ nhiên là tôi gặp rồi”. Đào Đào không phục: “Năm ngoái, mấy ngày sau khi anh đi, nhà nghỉ không có khách trọ nào, chỉ có hai người chúng tôi. Có người nửa đêm đến tìm chị Mãn Tâm. Vốn dĩ tôi đã ngủ say rồi, nhưng bị tiếng đàn guitar trong vườn đánh thức, tiếng đàn cứ đứt quãng, sau đó chị Mãn Tâm bắt đầu khóc. Người đàn ông đó liền ôm chị ấy, hai người khiêu vũ dưới ánh trăng. Chị Mãn Tâm cứ khóc mãi, chưa bao giờ thấy chị ấy khóc thảm thiết như thế”.
“Đêm hôm khuya khoắt, cô đâu có nhìn rõ anh ta thế nào?”. Hà Thiên Vĩ chất vấn.
Đào Đào nhảy lên, ôm lấy Tề Dực, áp má vào ngực anh: “Này, họ như thế này này. Ánh trăng rất sáng, mắt tôi rất tinh, nhìn thấy khuôn mặt của anh chàng đó, rất đẹp trai. Tôi không nhìn lầm đâu”.
“Thế thì cũng không cần ôm anh ta!”. Hà Thiên Vĩ túm bím tóc của Đào Đào, kéo cô ra khỏi người Tề Dực, sa sầm mặt xuống hỏi: “Mãn Tâm có nói người đó là ai không?”.
“Không”. Đào Đào nhún vai: “Hơn nữa lúc đó chị ấy nước mắt đầm đầm…”.
“Nước mắt đầm đìa”. Hà Thiên Vĩ bực tức sửa lại.
“Ồ, nước mắt đầm đìa”. Đào Đào nói tiếp: “Ngày hôm sau tôi không dám hỏi”.
Hà Thiên Vĩ có chút thất vọng nhưng lại hấm hứ: “Làm cho Mãn Tâm khóc rồi bỏ đi, loại đàn ông gì không biết”.
Móng giò ướp xì dầu chiên vàng trong nồi, thêm chút gia vị hầm nhừ, đặt lên bát mì dai, thêm muôi canh nóng, rắc chút hành, trông rất hấp dẫn.
“Người đi cùng với cháu đâu?”.
“Tề Dực nói anh ấy về trước, sợ Đào Đào và Thiên Vĩ đói. Cháu đã bảo anh ấy đợi một lúc là có mì móng giò, đúng là số không được ăn”.
“Đào Đào và Thiên Vĩ là ai?”. Bà không nhớ: “À, người lúc nãy tên là Tề Dực”.
Thái Mãn Tâm lại kiên nhẫn giải thích thân phận của Đào Đào và Hà Thiên Vĩ.
Bà Lục đã có tuổi, chân không còn linh hoạt, bận rộn cả một buổi chiều, chân bắt đầu tê nhức. Thái Mãn Tâm kê chiếc ghế nhỏ ngồi trước giường bà, giúp bà xoa bóp hai chân. Hai người nói chuyện, lại nói đến chuyện Giang Hải đánh nhau với người khác vì A Tuấn nên bị thương. Bỗng nhiên bà dừng lại.
Mãn Tâm không nghe thấy đoạn sau, cúi đầu hỏi: “Sau đó thế nào ạ?”.
“Mãn Tâm, cháu thích A Hải đúng không?”.
Mãn Tâm bất chợt ngẩng đầu, bắt gặp nụ cười hiền từ của bà.
Thái Mãn Tâm kinh ngạc: “Bà, bà vẫn nhớ…”.
“Nhớ cái gì?”. Bà lại nhìn cô giống như đứa trẻ vô tội: “Lần nào nói đến chuyện của A Hải, cháu cũng chăm chú nghe. Chỗ này bà mơ hồ, bà chỉ vào đầu mình rồi lại đập tay vào ngực, nhưng chỗ này thì không”.
Thái Mãn Tâm không nói gì, khoanh tay nằm nhoài ra giường: “A Tuấn gọi điện, nói là mấy hôm nữa sẽ về”.
“Ừ”. Bà gật đầu: “A Hải nói thế nào? Bà không nhớ là có tin tức của nó không nữa. Bà nhớ nó”.
“Cháu cũng rất nhớ anh ấy”. Thái Mãn Tâm lẩm nhẩm, nước mắt rơi xuống, lăn trên má buốt lạnh rồi rơi xuống tay.
Trong đêm tối, nghe thấy tiếng gió luồn qua rừng cây. Âm thanh xào xạc giống như tiếng gọi nối tiếp nhau.
Cô vội mở cửa. Là anh, anh đã về sao?
Nhưng bên ngoài cửa sổ không có tiếng sóng dịu dàng, tiếng sóng biển quen thuộc khiến cô cảm thấy an lòng bị ngăn cách sau bụi cây. Cô ngồi xuống sàn nhà, ôm gối dưới ánh trăng, không gian tĩnh lặng đến nỗi chỉ nghe thấy hơi thở của mình. Thấp thoáng có tiếng hát lướt qua màu đêm như nước, đó là mình và tiếng đàn guitar của anh Thành.
Một nụ hôn nhè nhẹ, đã làm rung động trái tim em.
Một mối tình sâu đậm, em sẽ nhớ đến trọn đời.
Dường như lại nghe thấy tiếng cười của mình: “Anh có thể giả vờ thích em không? Em cảm thấy mình khá xinh đẹp”.
Anh lạnh lùng nói: “Tôi không thích cô, không thể giả vờ”.
“Thế trước khi đi có thể hôn em một lần nữa được không?”.
Đôi môi của anh gần như vậy, cô chỉ cần kiễng chân là có thể chạm tới.
Nhưng cuối cùng anh đã đẩy cô ra: “Xin lỗi, đó là tình cảm khác”.
Vậy thì cho dù sau khi có nhau vẫn là tình cảm khác sao?
Thà rằng quên đi chuyện cũ, thà rằng không nhớ tất cả.
Ngón tay cắm vào lòng bàn tay, Thái Mãn Tâm cảm thấy mình đang sụt sịt. Cô vòng tay ôm vai, giữa mùa hè oi bức của vùng nhiệt đới, hai tay cô buốt lạnh.
Thà rằng quên đi chuyện cũ, thà rằng không nhớ tất cả.
Đến bữa trưa Đào Đào vẫn chưa dậy, Thái Mãn Tâm đi gọi cô bé. Cô bé uể oải xoay người rồi nói: “Chị Mãn Tâm, em ngủ thêm lúc nữa, tắt đèn đi được không?”.
Tắt đèn? Thái Mãn Tâm nhìn xung quanh, đâu có bật đèn, chẳng qua là ánh nắng mặt trời giữa buổi trưa chiếu thẳng vào giường mà thôi.
“Đúng là cô bé lười, mặt trời chiếu đến tận mông rồi mà vẫn còn ngủ nướng”. Thái Mãn Tâm lắc đầu, lại gần kéo rèm xuống. Bên ngoài cửa sổ, Tế Dực đang vác thùng đồ nghề, xuyên qua bãi cỏ đi về phía cầu thang bên vách núi.
Cô đi theo: “Ăn cơm trước đã, lát nữa rồi sửa”.
“Sắp xong rồi, nếu không sẽ có khách bị thương”.
“Được… Này, sao anh vẫn đeo ba lô?”.
“À, tôi muốn đi vòng quanh đảo”. Tề Dực kiểm tra những chỗ nối khác trên cầu thang, chỉ vào ba lô, trông có vẻ rất nặng. Anh đập đập rồi mở ra, chỉ có một chiếc máy ảnh: “Có thể nghỉ nửa ngày phép được không?”. Anh hỏi.
“Không được!”. Thái Mãn Tâm lắc đầu: “Có vườn hoa và bãi biển của người khác, anh không đi vòng được đâu”.
Tề Dực cũng cười, nhấc vài dụng cụ kiểm tra lại cầu thang gỗ một lượt, chẳng mấy chốc người ướt đầm mồ hôi. Chiếc áo phông in hình chữ V ướt đẫm dính vào lưng anh.
“Đang giữa trưa mà làm việc như vậy, cẩn thận bị say nắng. Tôi đi pha cốc trà mát”. Thái Mãn Tâm nói: “Buổi chiều tôi đưa anh đi loanh quanh, ánh nắng gần biển rất độc, chi bằng đi ngắm phong cảnh ở chỗ râm mát sau núi”.
“Cô không cần trông nhà nghỉ sao?”.
“Chắc là Tiểu Vĩ về rồi, cậu ta có bướng bỉnh thế nào thì cũng không thể có lỗi với cái bụng của mình”. Thái Mãn Tâm không hề nghi ngờ về điều đó.
Quả nhiên, Hà Thiên Vĩ xách ván lướt sóng, hầm hầm đứng ở cửa: “Hai người đi đâu đấy? Cũng không sợ có kẻ trộm”.
“Lại còn hỏi, cậu chỉ biết đi chơi, anh Tề đã sửa xong cầu thang rồi. Chúng ta đi ăn cơm thôi, buổi chiều cậu ngoan ngoãn trông nhà nghỉ, tôi đưa Tề Dực đi loanh quanh”.
“Cô trông đi, chạy đi chạy lại rất mệt, cứ giao cho tôi là được”.
“Không sao, hôm trước tôi mua chút đồ cho bà Lục, nhân tiện buổi chiều mang sang”.
Hà Thiên Vĩ định nói thêm điều gì đó, thấy Tề Dực đứng cạnh mỉm cười liền mím chặt môi, không nói nữa.
Ăn trưa xong, Thái Mãn Tâm sắp xếp đồ mang đến cho bà Lục. Hà Thiên Vĩ đứng ở quầy lễ tân vẫy tay: “Mãn Tâm, cô lại đây, mật mã của hệ thống đăng ký của nhà nghỉ này là bao nhiêu?”.
“Chẳng phải hai hôm trước vừa nói rồi sao, sao lần nào cậu cũng hỏi?”.
“Thế sau khi đăng nhập thì thế nào, làm thế nào để xác định khách đặt phòng?”.
“Trí nhớ như vậy mà đòi học đại học?”. Thái Mãn Tâm lắc đầu, lại gần và nói: “Tôi làm lại một lần cho cậu xem!”.
“Dĩ nhiên là tôi biết rồi”. Hà Thiên Vĩ khoác tay lên vai cô, ghé sát vào tai cô và nói: “Nhắc nhở cô cẩn thận với tay Tề Dực kia”.
“Tiểu Vĩ, sao lần nào cậu cũng coi người khác là sói thế?”.
“Sao cô biết anh ta không phải? Cô nhìn thấy lưng anh ta chưa?”.
Thái Mãn Tâm liếc nhìn anh ta: “Cậu nói xem?”.
“Oa, một vết sẹo dài, trông rất đáng sợ! Đừng có nói với tôi đó là vết thương khi chế biến thức ăn đấy”.
“Sao cậu biết”.
“Lúc nãy anh ta thay quần áo, tôi vô tình nhìn thấy”.
Hà Thiên Vĩ và Tề Dực ở hai phòng cạnh nhau, Thái Mãn Tâm đoán lời nói của anh ta không phải là nói khoác. Cô suy nghĩ một lúc: “Thế thì đã sao? Điều đó cũng không có nghĩa là anh ta đã từng chém người”.
“Có khi anh ta là phần tử của bang phái nào, một đầu bếp cần phải luyện cơ bụng sáu múi làm gì?”.
“Cậu quan sát kỹ quá đấy!”. Thái Mãn Tâm không nhịn được cười, huých khuỷu tay vào bụng Hà Thiên Vĩ: “Sao? Dạo này cậu ham ăn lười làm, ngưỡng mộ cơ bụng của người khác hả?”.
“Cô cũng nói tôi ham ăn lười làm! Đúng là lòng tốt bị hiểu lầm! Cứ cho là anh ta không đi chém người, nhỡ may bị kẻ thù truy sát, chúng ta cũng bị vạ lây! Cô không biết người của những bang nhóm đó…”. Hà Thiên Vĩ đau lòng phát hiện ra rằng từ khi Tề Dực đến, lòng tốt của mình toàn bị xem thường, hết lần này đến lần khác.
“Được rồi được rồi”. Thái Mãn Tâm ngăn anh ta: “Cậu tưởng mình đang viết tiểu thuyết sao? Nếu anh ta là phần tử của bang phái nào đó, những đại ca xã hội đen tôi cũng gặp nhiều rồi”.
“Cô mới viết tiểu thuyết ấy. Cô gặp ở đâu?”.
“Teddyboy[1], còn có Bản sắc anh hùng[2] nữa!”. Thái Mãn Tâm không nói nhiều với anh ta, mỉm cười vẫy tay: “Ngoan ngoãn trông nhà nghỉ, tôi mang bánh chưng bà Lục gói về cho cậu ăn”.
[1] Bộ truyện tranh nổi tiếng Hồng Kông.
[2] Bộ phim Hồng Kông xoay quanh Tống Tử Hào - một đại ca làm tiền giả trong xã hội đen quyết trở thành người tốt và em trai Tống Tử Kiệt - một cảnh sát năng nổ căm thù xã hội đen.
“Lúc nào cũng coi tôi là trẻ con”. Hà Thiên Vĩ bất mãn làu bàu, giơ nắm đấm sau lưng Tề Dực.
Bầu trời quang đãng, ánh nắng mặt trời nóng rực, may thay cây cối trên đảo rậm rạp, qua những chiếc lá màu xanh đậm nhạt, thấp thoáng có thể nhìn thấy mặt biển xanh dương với sóng biển nhảy nhót. Đi được một lúc, con đường nhỏ chia thành hai ngả, ngả chính tiếp tục đi vòng quanh đảo, ngả rẽ đi sâu vào trong đảo.
“Trước mặt đều là biệt thự tư nhân”. Thái Mãn Tâm chỉ tay lên tấm biển có viết chữ “Hàm Châu” cạnh đường chính: “Đừng có đi bừa bãi, có mấy nhà không có tường bao quanh, trồng ít cây cối để phân chia ranh giới. Cẩn thận đi nhầm chó sẽ xông ra cắn anh đấy!”.
Tề Dực cười: “Bây giờ hòn đảo này cũng gọi là đảo Hàm Châu?”.
“Đúng vậy, hai năm trước phát triển ngành du lịch, lúc quảng cáo nghĩ rằng cái tên đảo Lệ quá buồn, vì thế thay một cái tên mới, có nghĩa là một viên minh châu trong biển hình trăng lưỡi liềm”. Thái Mãn Tâm giải thích: “Thực ra nếu không phải vì bộ phim nổi tiếng khắp giang sơn nam bắc, tôi thích cái tên ‘Hoàn Châu’ hơn”.
“Bởi vì ‘Hoàn quân minh châu song lệ thùy, hận bất tương phùng vị giá thì[3]’”.
[3] Hai câu thơ trong bài Tiết phụ ngâm của nhà thơ đời Đường Trương Tịch, dịch thơ:
Trả ngọc chàng, lệ như mưa
Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng.
(Ngô Tất Tố dịch)
“Không”. Cô khẽ lắc đầu: “Anh đã nghe câu chuyện Châu về Hợp Phố chưa?”.
“Cũng biết đại khái”.
“Tương truyền thời Đông Hán, quận Hợp Phố vùng Lưỡng Quảng sản xuất ngọc trai. Dưới sự đàn áp của quan lại, người dân phải đi bắt rất nhiều trai, dần dần vùng biển này không còn trai nữa. Về sau một người tên là Mạnh Thường đến nhậm chức thái thú, ngăn cấm hành vi bắt trai bừa bãi, một thời gian sau, trai lại sinh sôi nảy nở, ngành bắt trai lấy ngọc mới trở lại như trước đây”.
Tề Dực ngẩng đầu: “Không vì lợi ích trước mắt mà xem nhẹ lợi ích lâu dài, từ xưa người Trung Quốc đã hiểu được đạo lý này”.
“Ừm, lúc nãy kể là ghi chép trong Hậu Hán thư. Thực ra tôi thích một truyền thuyết dân gian khác hơn”. Thái Mãn Tâm nói: “Tương truyền ở biển Bạch Long gần Hợp Phố có một viên ngọc hiếm có. Hoàng đế sai thái giám đến cướp, ra lệnh cho những người bắt trai ở đó lặn xuống biển lấy ngọc, nhân dân lầm than. Nhờ sự giúp đỡ của công chúa Trân Châu, Hải Sinh lấy được ngọc quý, đưa cho thái giám, cứu vớt người dân đã chịu biết bao thương vong. Nhưng cứ đến núi Dương Mai cách thành ba dặm thì mặt biển lại nổi sóng, viên ngọc vẫn quay về biển Bạch Long. Về sau thái giám rạch chân của mình, cho viên ngọc vào đó rồi khâu lại, tưởng rằng như thế là có thể mang nó về kinh thành. Nhưng không ngờ khi qua núi Dương Mai, trời nổi sấm chớp, mặt biển lóe sáng, viên minh châu ấy lại một lần nữa biến mất. Thái giám không thể giao ngọc, vì quá lo lắng nên vết thương phát tác mà chết”.
“Nói như vậy, đảo Hoàn Châu cũng là một cái tên rất hay”.
“Châu về Hợp Phố có nghĩa là vật về chủ cũ, mất đi rồi lại có được; hoặc là người nào đó khó rời xa quê hương, đi rồi lại quay trở về”. Thái Mãn Tâm nheo mắt, thở dài một tiếng: “Thuộc về nơi này thì sẽ không bao giờ rời xa”.
Cô ngẩng đầu, rừng cây nhiệt đới cao lớn thẳng tắp, dường như có thể xuyên qua những đám mây bay là là trên đỉnh đầu. Những vệt nắng loang lổ trên mặt cô, ánh nắng oi ả mang đến cảm giác tồn tại mãnh liệt, giống như ngón tay của ai đó lướt qua má cô.
“Mấy năm nay cô sống thế nào?”.
Câu hỏi của Tề Dực khiến cô sững người, dường như tiếng than thở khe khẽ trào dâng trong tim bị anh phát hiện.
“Tôi muốn nói là, cô rời quê hương, sống ở đây có quen không? Những tháng ngày như thế này nhìn thì có vẻ rất thư thái nhưng lâu rồi có cảm thấy chán không? Chắc chắn là du khách rất ngưỡng mộ cô, nhưng bản thân cô có vui không?”. Thấy cô ngập ngừng, Tề Dực nói tiếp.
“Nhịp sống ở đây rất chậm”. Thái Mãn Tâm mỉm cười chào hỏi những người trồng cây ăn quả đi ngang qua: “Anh nhìn họ, có người thích theo đuổi sự nghiệp, có người thì thỏa mãn với việc mỗi ngày chỉ đưa mấy gánh rau quả cho những người sống trên đảo, thu nhập không nhiều nhưng đủ để nuôi gia đình. Buổi chiều thì đến quán trà ven đường uống trà nói chuyện. Có lẽ có người nói họ không chăm chỉ, chậm tiến, nhưng đây là nơi có thể khiến con người ta cảm thấy thư thái. Tôi rất thích nơi đây, bởi vì mỗi ngày đều như thế, thời gian dường như ngừng trôi”. Cô mỉm cười: “Như thế tôi sẽ không già đi, dĩ nhiên là rất vui!”.
Hai người nói chuyện, đi qua cánh đồng bồ công anh ở giữa đảo, đi một đoạn xuống sườn dốc, xuyên qua rừng chuối hương thơm ngào ngạt, trên khu đất trống bằng phẳng có một nhà thờ nhỏ cổ kính.
“Nhà thờ này được người Pháp đến truyền đạo xây vào thế kỷ trước, về sau gần như tan hoang đổ nát. Những năm gần đây phát triển du lịch lại sửa sang lại đôi chút, cũng có tín đồ lần lượt đến đây sống, phụ trách trông coi hàng ngày. Đồng thời họ cũng tổ chức hoạt động tình nghĩa, chăm sóc những người già không có người thân bên cạnh. Bà Lục có một quán trọ nhỏ ở Đồng Cảng, bây giờ cho người khác thuê, lên đảo sinh sống, nấu cơm cho mọi người. Như thế cũng tốt, tôi cũng dễ dàng chăm sóc hơn”.
“Bà Lục không có người thân à?”.
“Có một đứa cháu nội, tên là A Tuấn. Cậu ta buôn bán ở vùng biên giới, nói là phải kiếm thật nhiều tiền cho bà dưỡng lão. Về sau lại đăng ký học tại một trường đại học ngoại ngữ ở Hà Nội, vì thế không thường xuyên về nhà. May mà bà Lục vẫn còn khỏe, chỉ là…”.
Cô ấy chỉ vào trán của mình: “Trí nhớ không tốt”.
Thái Mãn Tâm đi vòng ra sau nhà thờ tìm bà Lục. Tề Dực lấy máy ảnh trong túi, tìm điểm chụp ảnh thích hợp quanh nhà thờ. “Lát nữa rồi chụp!”. Cô lại quay lại, đứng ở cuối đường, nói.
“Ừm, bây giờ ánh sáng chói quá”.
“Ha ha, lát nữa bà sẽ gói bánh chưng, còn hầm móng giò, buổi tối có món mì sốt móng giò. Sau này nhà bếp của ‘Missing you’ sẽ giao cho anh quản lý, còn không mau học tập”. Thái Mãn Tâm cười khì khì, nói: “Tài nghệ của bà Lục tuyệt lắm đó”.
Cô quay người biến mất sau nhà thờ. Tề Dực thấp thoáng ngửi thấy mùi thịt hầm thơm phức, lần theo mùi thơm đến căn nhà gỗ ở phía sau.
Bà Lục đã bước sang cái tuổi xưa nay hiếm nhưng trông vẫn rất khỏe mạnh. Bà đang vo gạo nếp: “Không cần mua điện thoại mới đâu, bà không biết dùng, cũng không nhớ là để ở đâu”.
“Lần này cháu mua một chiếc điện thoại rất dễ sử dụng, chỉ cần ấn vào nút nghe màu xanh là được. Như thế A Tuấn gọi điện thoại về cũng tiện hơn”.
“Chẳng phải A Tuấn ở trường sao? Lại trốn học rồi à?”. Bà Lục lắc đầu: “Những lời thầy giáo chủ nhiệm của nó nói bà cũng không hiểu, phải chờ A Hải về, A Tuấn chỉ nghe lời nó thôi”.
Lúc nói chuyện, Tề Dực đứng ở cửa. Ánh mặt trời buổi chiều chiếu vào bóng hình cao lớn của anh. Bà Lục nhìn về phía anh, nheo mắt, có chút ngập ngừng: “A Hải?”.
“Không ạ, không phải Giang Hải”. Thái Mãn Tâm đáp lại: “Anh ấy tên là Tề Dực, vừa mới đến chỗ cháu, vì thế cháu muốn đưa anh ấy sang học tập bà”.
“Đúng là có tuổi rồi, mắt mũi kém quá!”. Bà Lục nghiêng đầu suy ngẫm: “A Hải vẫn chưa nghỉ hè à?”.
“Chắc là sắp rồi ạ”. Thái Mãn Tâm rửa tay: “Cháu gói cùng bà nhé!”.
“Tôi làm gì?”. Tề Dực hỏi.
“Chặt thịt gà thành từng miếng”.
Bà Lục cười: “A Hải rất thích bánh chưng bà làm, nhưng lại không có đủ kiên nhẫn để làm những việc khác, lần nào giúp cũng chặt thịt gà. Trước đây khi học cấp ba ở Đam Hóa, còn mang đến trường, nói các bạn đều thích ăn. Nhưng món nó thích ăn nhất vẫn là bún ốc”.
Thái Mãn Tâm bóc từng hạt dẻ đã luộc chín: “Cháu cũng rất thích ăn. Lúc đầu ăn không quen, cảm thấy hơi tanh, bây giờ thấy món canh ấy đúng là rất tươi ngon”.
“Món canh ngon nhất Đồng Cảng là ở Chu Ký, lần sau bảo A Hải đưa cháu đi”.
“Chúng cháu đi rồi, quả thực rất ngon”.
“Cháu phải ăn nhiều một chút, dạo này lại gầy rồi, cằm nhọn thế kia”.
Nhân lúc bà Lục đi lấy lá chuối gói bánh chưng, Thái Mãn Tâm nhún vai: “Tôi trong ấn tượng của bà vẫn là ba năm về trước, lúc ấy mặt tròn xoe”.
Tràn đầy sức trẻ, khuôn mặt trắng mịn, giống như học sinh mô tả trong bài làm văn, trắng hồng như quả táo.
Tề Dực hỏi: “Bà Lục bị suy giảm trí nhớ?”.
“Có lẽ vậy, có triệu chứng giống với bệnh Alzheimer. Nếu không phải tôi thường xuyên đến thăm bà, chắc chắn bà sẽ không nhận ra tôi. Bà không nhớ mình đã từng nói gì, thường xuyên lặp lại những lời trước đó đã nói rất nhiều lần”.
“Tôi hiểu”. Tề Dực gật đầu: “Yên tâm, tôi rất hiểu, sẽ không khó chịu”.
“Thực ra tôi rất thích nói chuyện với bà”. Mãn Tâm cười: “Những chuyện mới xảy ra rất hỗn loạn, những chuyện cảng xảy ra lâu thì càng nhớ rõ”.
Trời đã về chiều, Tề Dực và Thái Mãn Tâm vẫn chưa về. Hà Thiên Vĩ có chút bồn chồn bất an, lúc chườm đá cho Đào Đào cũng không chú ý, đặt túi đá lên chân bên kia.
Đào Đào hét lên: “Đầu lợn, anh muốn tôi đông đá à?”.
“Tự đi mà làm!”. Hà Thiên Vĩ nhét túi đá vào tay cô: “Thà cô ngủ đi còn hơn, cứ dậy là bao nhiêu tật”.
“Lúc nãy anh đi lên đi xuống cầu thang, ồn chết đi, ai mà ngủ được?”.
“Tôi muốn xem vì sao cô nàng kia vẫn chưa về”.
“Anh Tề và chị Mãn Tâm đi thăm bà Lục, không về nhanh thế đâu”. Đào Đào nghiêng đầu suy nghĩ một lúc: “Lần nào chị Mãn Tâm đi thăm bà Lục cũng rất lâu”.
“Từ nhỏ A Hải đã rất hiểu chuyện. Bố nó mất sớm, mẹ thì ốm yếu, nó vừa đi học vừa chăm sóc vườn hoa quả. Nhưng từ nhỏ nó đã buôn bán rất giỏi. Lần nào đi chợ, xoài của nó bao giờ cũng bán hết đầu tiên”.
“Đúng vậy, lần nào cháu nói muốn mua xoài, anh ấy đều tỏ ra rất khinh thường, nói là xoài mà cũng phải mua sao”.
Bà Lục miết lá chuối sang trái sang phải, vừa gói bánh chưng vừa nói: “Hồi ấy nó vẫn là thủ lĩnh của bọn trẻ, lúc nào cũng có một đám trẻ con đi theo nó trèo cây hái dừa, xuống biển bắt hàu. A Tuấn cũng thế. Về sau A Tuấn học tiểu học, bị bạn lớp trên bắt nạt, A Hải còn đánh nhau với người ta. Thằng bé rất trọng nghĩa khí, bà luôn coi nó như con cháu trong nhà”.
“A Tuấn là cháu nội của bà Lục”. Thái Mãn Tâm nói với Tề Dực.
“Trong ấn tượng của bà, hai đứa chúng nó đều là những đứa trẻ nghịch ngợm, mới đó mà đã lớn rồi. Hồi A Hải học cấp hai, trên thị trấn có mấy đứa con gái thích nó, có đứa thường xuyên mua xoài của nó, có lúc còn làm măng, bánh đậu xanh cho nó, nhưng đều bị A Tuấn ăn hết”.
“Có người nào cháu quen không?”. Thái Mãn Tâm phấn khích hỏi: “Có điều chắc là trong số họ có rất nhiều người nếu không còn đi học thì đều lấy chồng rồi, chắc là con lớn lắm rồi”.
“Gần đây có hai ba đứa lấy chồng”. Bà Lục vòng mấy vòng dây vào tay, bắt đầu buộc bánh: “Về sau A Hải ra Đam Hóa học cấp ba, bây giờ lại lên Bắc Kinh học đại học. Nhưng khi nhớ đến nó, bà vẫn nhớ dáng vẻ nghịch ngợm hồi nhỏ của nó”.
Bánh chưng đã gói xong, hình vuông, dày bằng nửa nắm tay. Giữa lớp gạo nếp là một lớp nhân được hòa trộn giữa bột đậu xanh với nước cốt dừa, bên trong còn gói hạt dẻ và thịt gà, cùng với thịt chân giò béo ngậy.
“Anh chưa ăn bánh chưng vuông như thế này bao giờ đúng không?”. Thái Mãn Tâm nhấc một chiếc lên: “Phải hấp một lúc, ăn lúc nóng, rất thơm, rất béo nhưng không ngấy”.
“Đã rất nhiều năm không được ăn rồi”. Tề Dực cầm chiếc bánh: “Ồ, đây là bánh chưng vuông của Việt Nam. Hồi đi du lịch ở đó tôi đã nhìn thấy”.
“Ừm, bà Lục là người Hoa gốc Việt, anh chị em của bà vẫn có người ở Việt Nam”.
“Tôi cùng chị Mãn Tâm đi thăm bà Lục hai lần. Bà thường nói đi nói lại một chuyện rất nhiều lần, cái gì mà cháu của bà và bạn nghịch ngợm như thế nào”. Đào Đào chống cằm: “Tôi nghe nhiều lần chỉ muốn ngáp. Chị Mãn Tâm đúng là kiên nhẫn”.
“Không phải chuyện đó, tôi thấy cái tay Tề Dực ấy cứ lạ lạ thế nào ấy”. Hà Thiên Vĩ lắc đầu: “Nhìn thấy hắn là chướng mắt”.
Đào Đào vỗ tay cười: “Ha ha, anh ghen tỵ! Thế thì đuổi theo họ đi”.
“Tưởng là tôi không muốn sao?”. Hà Thiên Vĩ gườm gườm nhìn cô: “Ai đổ vạ cho tôi, nói là tôi làm cho chân cô ta bị thương, sai tôi chạy đi chạy lại, lúc thì khát lúc thì đói, vừa đòi uống nước vừa đòi ăn mì!”.
“Anh tưởng anh nấu ngon lắm sao, chỉ biết nấu mì ăn liền!”.
“Ai bảo cô buổi trưa chỉ biết ngủ, không dậy ăn bữa trưa, bây giờ mới mấy giờ mà đã kêu đói!”.
“Ai đói vậy? Tôi mang bánh chưng ngon về đây”. Tề Dực dựa vào cửa, xách mấy chiếc bánh chưng vuông: “Mau lại đây ăn cho nóng”.
“Mãn Tâm đâu?”. Hà Thiên Vĩ hỏi.
“Cô ấy muốn ở lại với bà Lục một lúc. Tôi lo hai người không có gì ăn nên về trước”.
“Vậy tối tôi đi đón cô ấy”.
“Không cần đâu, có lẽ Mãn Tâm ở lại đó”.
“Vậy, nhân lúc Mãn Tâm không có ở đây, tôi cảnh cáo anh, đừng có ý đồ gì với cô ấy!”.
Tề Dực đứng thẳng người, chậm rãi nói: “Tôi chỉ vừa đi du lịch vừa làm việc, không có ý gì khác”.
Hà Thiên Vĩ hấm hứ: “Ha ha, ai cũng nói như vậy, hai năm trước cũng có người nói là đi ngang qua nhưng cứ cách một thời gian lại quay lại, bám lấy Mãn Tâm”.
Đào Đào khẽ nói xen vào: “Đầu lợn, anh đang nói mình sao?”.
“Cô không nói không ai bảo cô bị câm đâu…”. Hà Thiên Vĩ đánh vào đầu cô.
Đào Đào kêu oai oái: “Này, chẳng thế là gì, anh cũng không có hy vọng gì đâu, người chị Mãn Tâm thích đẹp trai hơn anh nhiều!”.
Hà Thiên Vĩ không bận tâm: “Ha, tin cô mới lạ, cô đã gặp đâu”.
“Dĩ nhiên là tôi gặp rồi”. Đào Đào không phục: “Năm ngoái, mấy ngày sau khi anh đi, nhà nghỉ không có khách trọ nào, chỉ có hai người chúng tôi. Có người nửa đêm đến tìm chị Mãn Tâm. Vốn dĩ tôi đã ngủ say rồi, nhưng bị tiếng đàn guitar trong vườn đánh thức, tiếng đàn cứ đứt quãng, sau đó chị Mãn Tâm bắt đầu khóc. Người đàn ông đó liền ôm chị ấy, hai người khiêu vũ dưới ánh trăng. Chị Mãn Tâm cứ khóc mãi, chưa bao giờ thấy chị ấy khóc thảm thiết như thế”.
“Đêm hôm khuya khoắt, cô đâu có nhìn rõ anh ta thế nào?”. Hà Thiên Vĩ chất vấn.
Đào Đào nhảy lên, ôm lấy Tề Dực, áp má vào ngực anh: “Này, họ như thế này này. Ánh trăng rất sáng, mắt tôi rất tinh, nhìn thấy khuôn mặt của anh chàng đó, rất đẹp trai. Tôi không nhìn lầm đâu”.
“Thế thì cũng không cần ôm anh ta!”. Hà Thiên Vĩ túm bím tóc của Đào Đào, kéo cô ra khỏi người Tề Dực, sa sầm mặt xuống hỏi: “Mãn Tâm có nói người đó là ai không?”.
“Không”. Đào Đào nhún vai: “Hơn nữa lúc đó chị ấy nước mắt đầm đầm…”.
“Nước mắt đầm đìa”. Hà Thiên Vĩ bực tức sửa lại.
“Ồ, nước mắt đầm đìa”. Đào Đào nói tiếp: “Ngày hôm sau tôi không dám hỏi”.
Hà Thiên Vĩ có chút thất vọng nhưng lại hấm hứ: “Làm cho Mãn Tâm khóc rồi bỏ đi, loại đàn ông gì không biết”.
Móng giò ướp xì dầu chiên vàng trong nồi, thêm chút gia vị hầm nhừ, đặt lên bát mì dai, thêm muôi canh nóng, rắc chút hành, trông rất hấp dẫn.
“Người đi cùng với cháu đâu?”.
“Tề Dực nói anh ấy về trước, sợ Đào Đào và Thiên Vĩ đói. Cháu đã bảo anh ấy đợi một lúc là có mì móng giò, đúng là số không được ăn”.
“Đào Đào và Thiên Vĩ là ai?”. Bà không nhớ: “À, người lúc nãy tên là Tề Dực”.
Thái Mãn Tâm lại kiên nhẫn giải thích thân phận của Đào Đào và Hà Thiên Vĩ.
Bà Lục đã có tuổi, chân không còn linh hoạt, bận rộn cả một buổi chiều, chân bắt đầu tê nhức. Thái Mãn Tâm kê chiếc ghế nhỏ ngồi trước giường bà, giúp bà xoa bóp hai chân. Hai người nói chuyện, lại nói đến chuyện Giang Hải đánh nhau với người khác vì A Tuấn nên bị thương. Bỗng nhiên bà dừng lại.
Mãn Tâm không nghe thấy đoạn sau, cúi đầu hỏi: “Sau đó thế nào ạ?”.
“Mãn Tâm, cháu thích A Hải đúng không?”.
Mãn Tâm bất chợt ngẩng đầu, bắt gặp nụ cười hiền từ của bà.
Thái Mãn Tâm kinh ngạc: “Bà, bà vẫn nhớ…”.
“Nhớ cái gì?”. Bà lại nhìn cô giống như đứa trẻ vô tội: “Lần nào nói đến chuyện của A Hải, cháu cũng chăm chú nghe. Chỗ này bà mơ hồ, bà chỉ vào đầu mình rồi lại đập tay vào ngực, nhưng chỗ này thì không”.
Thái Mãn Tâm không nói gì, khoanh tay nằm nhoài ra giường: “A Tuấn gọi điện, nói là mấy hôm nữa sẽ về”.
“Ừ”. Bà gật đầu: “A Hải nói thế nào? Bà không nhớ là có tin tức của nó không nữa. Bà nhớ nó”.
“Cháu cũng rất nhớ anh ấy”. Thái Mãn Tâm lẩm nhẩm, nước mắt rơi xuống, lăn trên má buốt lạnh rồi rơi xuống tay.
Trong đêm tối, nghe thấy tiếng gió luồn qua rừng cây. Âm thanh xào xạc giống như tiếng gọi nối tiếp nhau.
Cô vội mở cửa. Là anh, anh đã về sao?
Nhưng bên ngoài cửa sổ không có tiếng sóng dịu dàng, tiếng sóng biển quen thuộc khiến cô cảm thấy an lòng bị ngăn cách sau bụi cây. Cô ngồi xuống sàn nhà, ôm gối dưới ánh trăng, không gian tĩnh lặng đến nỗi chỉ nghe thấy hơi thở của mình. Thấp thoáng có tiếng hát lướt qua màu đêm như nước, đó là mình và tiếng đàn guitar của anh Thành.
Một nụ hôn nhè nhẹ, đã làm rung động trái tim em.
Một mối tình sâu đậm, em sẽ nhớ đến trọn đời.
Dường như lại nghe thấy tiếng cười của mình: “Anh có thể giả vờ thích em không? Em cảm thấy mình khá xinh đẹp”.
Anh lạnh lùng nói: “Tôi không thích cô, không thể giả vờ”.
“Thế trước khi đi có thể hôn em một lần nữa được không?”.
Đôi môi của anh gần như vậy, cô chỉ cần kiễng chân là có thể chạm tới.
Nhưng cuối cùng anh đã đẩy cô ra: “Xin lỗi, đó là tình cảm khác”.
Vậy thì cho dù sau khi có nhau vẫn là tình cảm khác sao?
Thà rằng quên đi chuyện cũ, thà rằng không nhớ tất cả.
Ngón tay cắm vào lòng bàn tay, Thái Mãn Tâm cảm thấy mình đang sụt sịt. Cô vòng tay ôm vai, giữa mùa hè oi bức của vùng nhiệt đới, hai tay cô buốt lạnh.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook