Cái Hôn Của Tử Thần
-
Chương 3
Hermy trao cho hắn những viên thuốc màu trăng trắng “Mất toi năm đô la!” - Hắn nghĩ thầm.
Vào lúc tám giờ, hắn sẽ gặp Dorothy ở điểm hẹn thường gặp, chiếc ghế dưới tàng cây xum xuê ngay giữa bãi cỏ cạnh nhà Nghệ thuật và hiệu thuốc tây. Khi rời khỏi lối đi lát đá xi măng trắng và đi băng qua vùng bóng tối thì hắn thấy Dorothy, hai tay đan vào nhau để trên đùi, đã có mặt ở đó rồi. Nàng mặc áo len đen để chống lại cơn giá lạnh tháng tư. Aùnh đèn đường hắt xuống, in một vệt đen chạy dài trên khuôn mặt Dorothy.
Hắn ngồi xuống bên cạnh, hôn má nàng. Nàng dịu dàng chào đón hắn. Aâm thanh thánh thót của những chiếc đàn dương cầm vọng ra từ khung cửa sổ hình chữ nhật sáng choang của nhà Nghệ thuật.
- Thuốc có đây rồi, Dorrie à – Hắn nói.
Một đôi nam nữ đang băng qua bãi cỏ tiến về phía hai người. Thấy ghế có đã có người ngồi, đôi nam nữ quay ra phía đường lát đá trắng. Giọng người nữ tiếc nuối:
- Trời đất! Ghế nào cũng có người.
Hắn lấy bì thư ở túi ra dúi vào tay nàng. Qua lần giấy, Dorothy sờ lấy những viên thuốc.
- Em uống một lần hai viên – Hắn nói – Em sẽ bị sốt một chút, có thể bị nôn mửa nữa.
Nàng bỏ bì thư vào túi áo khoác.
- Chất gì trong đó hà anh?
- Ký ninh và một vài thứ khác. Anh cũng không rõ. Không sao đâu em.
Hắn nhìn khuôn mặt Dorothy. Thấy nàng đăm đăm nhìn cái gì đó bên kia nhà Nghệ thuật, hắn quay lại theo hướng nhìn của nàng về phía ánh sáng đỏ rực cách xa đó vài dặm. Nổi bật lên ở đấy cái tháp đài truyền thanh địa phương và sừng sững một tòa nhà cao ngất ở Blue River: Tòa nhà hành chính, văn phòng kết hôn ở trong đó. Hắn tự hỏi có phải vì thế mà Dorothy chăm chú nhìn hướng đấy không, hay vì ánh đèn lấp lánh rực đỏ lôi cuốn nàng. Hắn cầm lấy tay nàng – bàn tay lạnh ngắt.
- Chẳng có gì để lo lắng cả, Dorrie – Hắn thầm thì – Mọi việc sẽ êm đẹp thôi.
Cả hai ngồi không nói năng gì. Lát sau Dorothy nói:
- Đêm nay em muốn đi xem phim. Có phim do Joan Fontaine thủ vai đang chiếu ở rạp đấy.
- Không được. Anh có nhiều bài tập tiếng Tây Ban Nha phải làm tối nay. Thế mình đến Tổng hội sinh viên, em sẽ làm hộ cho anh.
- Em nói gì vậy? Định hối lộ anh đấy phỏng?
Hắn tiễn nàng ngang qua làng đại học. Đến trước cư xá nữ sinh viên, hai người hôn nhau từ biệt.
- Sáng mai hẹn gặp em ở lớp – Hắn nói.
Nàng gật đầu, hôn hắn một lần nữa. Toàn thân nàng run rẩy.
- Nào, bé yêu của anh, có gì mà em phải lo bấn lên thế kia. Nếu thuốc không công hiệu thì mình cưới nhau. Em có nghe anh nói không? Tình yêu sẽ giúp ta vượt qua tất – Nàng đợi hắn nói tiếp – Anh yêu em vô cùng, vô cùng em ạ – Hắn hôn nàng. Khi rời môi nhau, Dorothy gượng mỉm cười.
- Chúc em ngủ ngon, bé của anh.
Hắn về phòng trọ. Hắn không sao làm bài được. Ngồi chống khuỷu tay lên bàn, hai tay ôm lấy đầu, hắn miên man nghĩ đến những viên thuốc. “Lạy Chúa! Thuốc sẽ hiệu nghiệm. Chắc chắn! Nhưng thằng Hermy đã nói tao không thể viết giấy bảo đảm cho mày được. Nếu con bồ mày đã có thai hai tháng…”
Hắn cố gắng không nghĩ đến việc ấy nữa. Hắn đứng lên, đi lại tủ mở ngăn kéo cuối cùng, lấy dưới những bộ áo quần áo ngủ được xếp gọn gàng ra hai quyển sách nhỏ, bìa mềm mại có viền giấy bạc lóng lánh.
Ngay khi gặp Dorothy lần đầu, nhờ người thư ký phụ trách ghi danh, hắn đã biết rằng Dorothy chính là con gái của Leo Kingship – Giám đốc công ty Khingship Copper giàu sụ. Hắn liền viết một lá thư giao dịch gởi cho phòng tổ chức công ty ở New York. Trong thư hắn tỏ ý muốn bỏ vốn đầu tư với công ty Kingship Copper (thực ra đâu phải thế), và yêu cầu họ gởi cho hắn những quyển sách nói rõ về những cổ phần của công ty ấy.
Hai tuần sau, trong lúc hắn đang mải mê đọc quyển Rebecca(hắn làm ra vẻ say mê quyển này vì Dorothy thích nó) và Dorothy đang mải đan cho hắn một đôi tất màu lá mạ mà trước đây một bạn trai của Dorothy cũng thích – với Dorothy, đan tất là một biểu hiện tình yêu sâu đậm của nàng – thì những quyển sách nhỏ được gửi đến cho hắn. Hắn trịnh trọng mở bì thư. Ôi! Tuyệt quá! Những quyển chỉ dẫn về kỹ thuật luyện kim, nói về khai thác những mỏ đồng, một quyển “Kẻ tiên phong trong hòa bình và chiến tranh”. Những quyển sách có nhiều hình ảnh minh họa:hầm mỏ, lò luyện kim, máy lọc, lò thổi… Hắn đọc chúng hàng trăm lần đến nỗi hắn thuộc lòng từng lời chú thích. Những lúc rảnh rỗi, hắn lại đem ra đọc, nghiền ngẫm: đôi môi luôn luôn nở nụ cười thích thú như một thiếu nữ đang ngấu nghiến đọc bức thư tình.
Nhưng… tối nay, những quyển sách chẳng còn hấp dẫn hắn nữa…”Một mỏ vừa mới khai thác ở Michigan. Chỉ riêng mỏ này, sản lượng năm…”
Cơn giận bùng lên dữ dội, chính Dorothy phải gánh chịu hậu quả này. Hắn chỉ muốn đưa Dorothy về căn phòng của hắn một lần thôi – thi hành đúng sự giao ước này với bà chủ nhà, hắn sẽ được trả tiền thuê nhà thấp hơn. Cũng vì Dorothy mới nên cớ sự hôm nay. Đôi mắt nhắm lại một cách ngây thơ, và nỗi đam mê ham hố của nàng, nàng giống như một đứa bé mồ côi thiếu ăn, cứ nằng nặc đến hoài đến mãi. Hắn đấm mạnh tay lên bàn: “Đúng là tại con bé. Khốn kiếp!”
Hắn hướng dòng tư tưởng trở về lại các quyển sách, nhưng chẳng được nữa. Một chốc sau, hắn gạt sách sang bên, gục đầu vào hai bàn tay. “Nếu thuốc không công hiệu… Mình phải thôi học ư? Bỏ rơi con bé? Chẳng ích gì. Con bé biết địa chỉ của mình ở Manesset. Cho dù con bé không làm gì đi nữa thì bố con bé sẽ ra tay. Dĩ nhiên họ không có một bằng cớ xác đáng nào cả (mà nếu có thì sao?), nhưng với lão Kingship, lão sẽ tìm mọi cách gây khó dễ cho mình”. Hắn hình dung ra sự liên kết chặt chẽ giữa bọn nhà giàu có thế lực, những phe cánh bảo vệ cho nhau giữa chúng, và hắn như thể nghe lão Kingship nói: “Phải theo dõi thằng khốn kiếp đó. Nó là một thằng bất lương. Nhận thấy trách nhiệm, bổn phận của bậc làm cha, làm mẹ, tôi thông báo cho các ông bà biết điều đó…”
Còn gì nữa? Lại chui rúc trong xó xỉnh ở khu thợ thuyền? Giả dụ mình cưới con bé? Con bé sẽ sinh đẻ, có con, rồi không rút tỉa được một xu nào của cái lão già kia. Lại đi thuê phòng lần này đèo thêm một con vợ… một tí nhau nữa chứ. Trời ơi! Lạy rt::7Ỳ6:: thuốc có tác dụng! Tất cả phụ thuộc vào những viên thuốc ấy. Nếu thất bại, không biết mình sẽ xoay sở ra sao đây?”
Hộp diêm nhạt nhòa với dòng chữ DOROTHY KINGSHIP in trên giấy bạc. Vào mỗi dịp lễ Giáng sinh, công ty Kingship Copper thường tặng những hộp diêm cá nhân cho tất cả nhân viên, khách hàng, bạn bè. Dorothy phải quẹt mất bốn que diêm mới châm được điếu thuốc, ánh lửa rung rung như có một làn gió nhẹ thoảng qua. Nàng ngả người ra sau, cố định tâm nhưng đôi mắt vẫn không rời cánh cửa buồng tắm đang mở toang đằng kia, chiếc phong bì màu trắng, ly nước trên thành buồng tắm đang đợi nàng! Dorothy nhắm mắt lại. Giá nàng kể cho chị Ellen nghe. Một lá thư sáng nay vừa đến. “Thời tiết tuyệt diệu quá Dorothy ơi… Chủ tịch sinh viên năm thứ nhất tổ chức một buổi nghe nhạc ngoài trời cho các sinh viên năm thứ tư… Em đã đọc quyển truyện mới nhất của Marquant chưa?”. Một lá thư khác với những dòng chữ khách sáo vô hồn giữa hai chị em kể từ giáng sinh năm ấy, từ buổi hai chị em gây gỗ lẫn nhau. “Nếu mình nghe được lời khuyên của Ellen. Nay mình viết thư kể cho chị ấy nghe, như mình vẫn làm trước kia…”
Khi Leo Kingship ly dị vợ, Dorothy lúc đó mới lên năm, Ellen được sáu tuổi và người chị đầu mười tuổi. Khi ba chị em mất mẹ – lần trước vì bố mẹ ly dị nhau, cách năm sau mẹ mất – Marion là người cảm thấy sự mất mát đó một cách thấm thía hơn cả. Marion không sao quên được những lời buộc tội, những câu nói lăng mạ, nhục nhã của ông bố và Marion đã kể lại cho hai cô em gái nghe khi hai người em đã khôn lớn. Ở một mức độ nào đó, Marion đã nhấn mạnh đến tính độc ác của bố mình. Năm tháng lạnh lùng trôi qua, Marion sống âm thầm tách biệt, cô độc, vùi mình trong những chồng sách.
Dorothy và Ellen quay sang đùm bọc, yêu thương nhau, tình thương từ lâu cả hai chị em không tìm thấy ở ông bố nghiêm khắc. Ông lúc nào cũng lạnh lùng xa cách. Ngay cả người vú nuôi mấy chị em cũng đâm ra thờ ơ, nhạt nhẽo với hai chị em. Dorothy và Ellen cùng học một trường, cùng tham gia những buổi trại, cùng sinh hoạt ở một câu lạc bộ, cùng tham dự những buổi khiêu vũ (nhưng lúc nào cũng phài cầm chừng về nhà theo giờ giấc ông bố quy định). Ellen đi đâu, Dorothy theo đó.
Ellen vào đại học Caldwell, bang Wisconsin và Dorothy dự định năm đến sẽ theo chị lên đó luôn. Ellen phản đối. Ellen nói Dorothy đã lớn khôn, phải tự lập. Ông bố đồng ý – tính tự lập là thước đo để ông đánh giá những người khác. Thế là Dorothy được gửi lên đại học Stoddard, cách Caldwell một trăm dặm. Vào cuối tuần, hai chị em đến thăm nhau. Một vài lần thăm viếng nhau rồi những lần thăm viếng đó thưa dần và cuối cùng dứt hẳn. Dorothy đã mạnh dạn tuyên bố rằng ngay năm đầu tiên nàng đã sống tự lập được rồi. Lễ Giáng sinh vừa qua, xảy ra một cuộc tranh vãi dữ dội giữa hai chị em vì một việc nhỏ nhặt: “Nếu em muốn mặc chiếc áo dài của chị thì ít ra em phải hỏi ý kiến chị đã chứ?”. Thế rồi suốt mùa hè, Dorothy ủ ê mãi, không nói an8ng gì. Khi quay về lại trường, những lá thư thưa dần, thưa dần…
Nhưng còn chiếc máy điện thoại kia, Dorothy nhận ra nàng đang nhìn cái máy. Chỉ cần trong tích tắc nàng có thể trò chuyện với Ellen ngay. “Nhưng… không bao giờ, không bao giờ. Tại sao mình phải là người đầu tiên xuống nước nhân nhượng chị ấy chứ?”. Nàng gạt thuốc vào cái gạt tàn. “Hơn nữa giờ mình đã bình tĩnh lại rồi. Tại sao mình sợ hãi, do dự? Mình phải uồng thuốc thôi. Nếu thuốc hiệu nghiệm, mọi việc sẽ êm đẹp. Nếu không, anh ấy sẽ cưới mình, có sao đâu – Nàng mường tượng sự việc sẽ thông suốt tốt đẹp – Dù bố mình có nổi cơn thịnh nộ chăng nữa thì cũng vậy thôi. Mình sẽ không thèm xin một đồng nào cả”. Nàng đi đến cửa phòng khách, khóa cửa lại, đột nhiên nàng nghe ớn lạnh cả cột sống vì có bao giờ nàng sống trong một tình huống đầy kịch tính thế này đâu.
Trong phòng tắm, nàng cầm lấy bì thư, mân mê những viên thuốc trong lòng bàn tay. Chúng có màu trăng trắng, nhờn nhờn, trông giống như những viên ngọc bích được kéo dài ra. Nàng ném bì thư không vào sọt rác, bỗng một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc nàng – “Giả dụ mình không uống? Đám cưới sẽ được tiến hành ngay vào ngày mai, thay vì phải đợi đến mùa hè, hoặc chi đến khi tốt nghiệp – phải đợi đến hai năm nữa – không, tối mai phải cử nhành lễ cưới mới được.
Nhưng nếu mình không uống là mình thiếu ngay thật. Mình đã hứa với anh. Tuy nhiên vào ngày mai…”.
Nàng nâng ly, bỏ thuốc vào miệng, rồi uống ực một hơi.
Vào lúc tám giờ, hắn sẽ gặp Dorothy ở điểm hẹn thường gặp, chiếc ghế dưới tàng cây xum xuê ngay giữa bãi cỏ cạnh nhà Nghệ thuật và hiệu thuốc tây. Khi rời khỏi lối đi lát đá xi măng trắng và đi băng qua vùng bóng tối thì hắn thấy Dorothy, hai tay đan vào nhau để trên đùi, đã có mặt ở đó rồi. Nàng mặc áo len đen để chống lại cơn giá lạnh tháng tư. Aùnh đèn đường hắt xuống, in một vệt đen chạy dài trên khuôn mặt Dorothy.
Hắn ngồi xuống bên cạnh, hôn má nàng. Nàng dịu dàng chào đón hắn. Aâm thanh thánh thót của những chiếc đàn dương cầm vọng ra từ khung cửa sổ hình chữ nhật sáng choang của nhà Nghệ thuật.
- Thuốc có đây rồi, Dorrie à – Hắn nói.
Một đôi nam nữ đang băng qua bãi cỏ tiến về phía hai người. Thấy ghế có đã có người ngồi, đôi nam nữ quay ra phía đường lát đá trắng. Giọng người nữ tiếc nuối:
- Trời đất! Ghế nào cũng có người.
Hắn lấy bì thư ở túi ra dúi vào tay nàng. Qua lần giấy, Dorothy sờ lấy những viên thuốc.
- Em uống một lần hai viên – Hắn nói – Em sẽ bị sốt một chút, có thể bị nôn mửa nữa.
Nàng bỏ bì thư vào túi áo khoác.
- Chất gì trong đó hà anh?
- Ký ninh và một vài thứ khác. Anh cũng không rõ. Không sao đâu em.
Hắn nhìn khuôn mặt Dorothy. Thấy nàng đăm đăm nhìn cái gì đó bên kia nhà Nghệ thuật, hắn quay lại theo hướng nhìn của nàng về phía ánh sáng đỏ rực cách xa đó vài dặm. Nổi bật lên ở đấy cái tháp đài truyền thanh địa phương và sừng sững một tòa nhà cao ngất ở Blue River: Tòa nhà hành chính, văn phòng kết hôn ở trong đó. Hắn tự hỏi có phải vì thế mà Dorothy chăm chú nhìn hướng đấy không, hay vì ánh đèn lấp lánh rực đỏ lôi cuốn nàng. Hắn cầm lấy tay nàng – bàn tay lạnh ngắt.
- Chẳng có gì để lo lắng cả, Dorrie – Hắn thầm thì – Mọi việc sẽ êm đẹp thôi.
Cả hai ngồi không nói năng gì. Lát sau Dorothy nói:
- Đêm nay em muốn đi xem phim. Có phim do Joan Fontaine thủ vai đang chiếu ở rạp đấy.
- Không được. Anh có nhiều bài tập tiếng Tây Ban Nha phải làm tối nay. Thế mình đến Tổng hội sinh viên, em sẽ làm hộ cho anh.
- Em nói gì vậy? Định hối lộ anh đấy phỏng?
Hắn tiễn nàng ngang qua làng đại học. Đến trước cư xá nữ sinh viên, hai người hôn nhau từ biệt.
- Sáng mai hẹn gặp em ở lớp – Hắn nói.
Nàng gật đầu, hôn hắn một lần nữa. Toàn thân nàng run rẩy.
- Nào, bé yêu của anh, có gì mà em phải lo bấn lên thế kia. Nếu thuốc không công hiệu thì mình cưới nhau. Em có nghe anh nói không? Tình yêu sẽ giúp ta vượt qua tất – Nàng đợi hắn nói tiếp – Anh yêu em vô cùng, vô cùng em ạ – Hắn hôn nàng. Khi rời môi nhau, Dorothy gượng mỉm cười.
- Chúc em ngủ ngon, bé của anh.
Hắn về phòng trọ. Hắn không sao làm bài được. Ngồi chống khuỷu tay lên bàn, hai tay ôm lấy đầu, hắn miên man nghĩ đến những viên thuốc. “Lạy Chúa! Thuốc sẽ hiệu nghiệm. Chắc chắn! Nhưng thằng Hermy đã nói tao không thể viết giấy bảo đảm cho mày được. Nếu con bồ mày đã có thai hai tháng…”
Hắn cố gắng không nghĩ đến việc ấy nữa. Hắn đứng lên, đi lại tủ mở ngăn kéo cuối cùng, lấy dưới những bộ áo quần áo ngủ được xếp gọn gàng ra hai quyển sách nhỏ, bìa mềm mại có viền giấy bạc lóng lánh.
Ngay khi gặp Dorothy lần đầu, nhờ người thư ký phụ trách ghi danh, hắn đã biết rằng Dorothy chính là con gái của Leo Kingship – Giám đốc công ty Khingship Copper giàu sụ. Hắn liền viết một lá thư giao dịch gởi cho phòng tổ chức công ty ở New York. Trong thư hắn tỏ ý muốn bỏ vốn đầu tư với công ty Kingship Copper (thực ra đâu phải thế), và yêu cầu họ gởi cho hắn những quyển sách nói rõ về những cổ phần của công ty ấy.
Hai tuần sau, trong lúc hắn đang mải mê đọc quyển Rebecca(hắn làm ra vẻ say mê quyển này vì Dorothy thích nó) và Dorothy đang mải đan cho hắn một đôi tất màu lá mạ mà trước đây một bạn trai của Dorothy cũng thích – với Dorothy, đan tất là một biểu hiện tình yêu sâu đậm của nàng – thì những quyển sách nhỏ được gửi đến cho hắn. Hắn trịnh trọng mở bì thư. Ôi! Tuyệt quá! Những quyển chỉ dẫn về kỹ thuật luyện kim, nói về khai thác những mỏ đồng, một quyển “Kẻ tiên phong trong hòa bình và chiến tranh”. Những quyển sách có nhiều hình ảnh minh họa:hầm mỏ, lò luyện kim, máy lọc, lò thổi… Hắn đọc chúng hàng trăm lần đến nỗi hắn thuộc lòng từng lời chú thích. Những lúc rảnh rỗi, hắn lại đem ra đọc, nghiền ngẫm: đôi môi luôn luôn nở nụ cười thích thú như một thiếu nữ đang ngấu nghiến đọc bức thư tình.
Nhưng… tối nay, những quyển sách chẳng còn hấp dẫn hắn nữa…”Một mỏ vừa mới khai thác ở Michigan. Chỉ riêng mỏ này, sản lượng năm…”
Cơn giận bùng lên dữ dội, chính Dorothy phải gánh chịu hậu quả này. Hắn chỉ muốn đưa Dorothy về căn phòng của hắn một lần thôi – thi hành đúng sự giao ước này với bà chủ nhà, hắn sẽ được trả tiền thuê nhà thấp hơn. Cũng vì Dorothy mới nên cớ sự hôm nay. Đôi mắt nhắm lại một cách ngây thơ, và nỗi đam mê ham hố của nàng, nàng giống như một đứa bé mồ côi thiếu ăn, cứ nằng nặc đến hoài đến mãi. Hắn đấm mạnh tay lên bàn: “Đúng là tại con bé. Khốn kiếp!”
Hắn hướng dòng tư tưởng trở về lại các quyển sách, nhưng chẳng được nữa. Một chốc sau, hắn gạt sách sang bên, gục đầu vào hai bàn tay. “Nếu thuốc không công hiệu… Mình phải thôi học ư? Bỏ rơi con bé? Chẳng ích gì. Con bé biết địa chỉ của mình ở Manesset. Cho dù con bé không làm gì đi nữa thì bố con bé sẽ ra tay. Dĩ nhiên họ không có một bằng cớ xác đáng nào cả (mà nếu có thì sao?), nhưng với lão Kingship, lão sẽ tìm mọi cách gây khó dễ cho mình”. Hắn hình dung ra sự liên kết chặt chẽ giữa bọn nhà giàu có thế lực, những phe cánh bảo vệ cho nhau giữa chúng, và hắn như thể nghe lão Kingship nói: “Phải theo dõi thằng khốn kiếp đó. Nó là một thằng bất lương. Nhận thấy trách nhiệm, bổn phận của bậc làm cha, làm mẹ, tôi thông báo cho các ông bà biết điều đó…”
Còn gì nữa? Lại chui rúc trong xó xỉnh ở khu thợ thuyền? Giả dụ mình cưới con bé? Con bé sẽ sinh đẻ, có con, rồi không rút tỉa được một xu nào của cái lão già kia. Lại đi thuê phòng lần này đèo thêm một con vợ… một tí nhau nữa chứ. Trời ơi! Lạy rt::7Ỳ6:: thuốc có tác dụng! Tất cả phụ thuộc vào những viên thuốc ấy. Nếu thất bại, không biết mình sẽ xoay sở ra sao đây?”
Hộp diêm nhạt nhòa với dòng chữ DOROTHY KINGSHIP in trên giấy bạc. Vào mỗi dịp lễ Giáng sinh, công ty Kingship Copper thường tặng những hộp diêm cá nhân cho tất cả nhân viên, khách hàng, bạn bè. Dorothy phải quẹt mất bốn que diêm mới châm được điếu thuốc, ánh lửa rung rung như có một làn gió nhẹ thoảng qua. Nàng ngả người ra sau, cố định tâm nhưng đôi mắt vẫn không rời cánh cửa buồng tắm đang mở toang đằng kia, chiếc phong bì màu trắng, ly nước trên thành buồng tắm đang đợi nàng! Dorothy nhắm mắt lại. Giá nàng kể cho chị Ellen nghe. Một lá thư sáng nay vừa đến. “Thời tiết tuyệt diệu quá Dorothy ơi… Chủ tịch sinh viên năm thứ nhất tổ chức một buổi nghe nhạc ngoài trời cho các sinh viên năm thứ tư… Em đã đọc quyển truyện mới nhất của Marquant chưa?”. Một lá thư khác với những dòng chữ khách sáo vô hồn giữa hai chị em kể từ giáng sinh năm ấy, từ buổi hai chị em gây gỗ lẫn nhau. “Nếu mình nghe được lời khuyên của Ellen. Nay mình viết thư kể cho chị ấy nghe, như mình vẫn làm trước kia…”
Khi Leo Kingship ly dị vợ, Dorothy lúc đó mới lên năm, Ellen được sáu tuổi và người chị đầu mười tuổi. Khi ba chị em mất mẹ – lần trước vì bố mẹ ly dị nhau, cách năm sau mẹ mất – Marion là người cảm thấy sự mất mát đó một cách thấm thía hơn cả. Marion không sao quên được những lời buộc tội, những câu nói lăng mạ, nhục nhã của ông bố và Marion đã kể lại cho hai cô em gái nghe khi hai người em đã khôn lớn. Ở một mức độ nào đó, Marion đã nhấn mạnh đến tính độc ác của bố mình. Năm tháng lạnh lùng trôi qua, Marion sống âm thầm tách biệt, cô độc, vùi mình trong những chồng sách.
Dorothy và Ellen quay sang đùm bọc, yêu thương nhau, tình thương từ lâu cả hai chị em không tìm thấy ở ông bố nghiêm khắc. Ông lúc nào cũng lạnh lùng xa cách. Ngay cả người vú nuôi mấy chị em cũng đâm ra thờ ơ, nhạt nhẽo với hai chị em. Dorothy và Ellen cùng học một trường, cùng tham gia những buổi trại, cùng sinh hoạt ở một câu lạc bộ, cùng tham dự những buổi khiêu vũ (nhưng lúc nào cũng phài cầm chừng về nhà theo giờ giấc ông bố quy định). Ellen đi đâu, Dorothy theo đó.
Ellen vào đại học Caldwell, bang Wisconsin và Dorothy dự định năm đến sẽ theo chị lên đó luôn. Ellen phản đối. Ellen nói Dorothy đã lớn khôn, phải tự lập. Ông bố đồng ý – tính tự lập là thước đo để ông đánh giá những người khác. Thế là Dorothy được gửi lên đại học Stoddard, cách Caldwell một trăm dặm. Vào cuối tuần, hai chị em đến thăm nhau. Một vài lần thăm viếng nhau rồi những lần thăm viếng đó thưa dần và cuối cùng dứt hẳn. Dorothy đã mạnh dạn tuyên bố rằng ngay năm đầu tiên nàng đã sống tự lập được rồi. Lễ Giáng sinh vừa qua, xảy ra một cuộc tranh vãi dữ dội giữa hai chị em vì một việc nhỏ nhặt: “Nếu em muốn mặc chiếc áo dài của chị thì ít ra em phải hỏi ý kiến chị đã chứ?”. Thế rồi suốt mùa hè, Dorothy ủ ê mãi, không nói an8ng gì. Khi quay về lại trường, những lá thư thưa dần, thưa dần…
Nhưng còn chiếc máy điện thoại kia, Dorothy nhận ra nàng đang nhìn cái máy. Chỉ cần trong tích tắc nàng có thể trò chuyện với Ellen ngay. “Nhưng… không bao giờ, không bao giờ. Tại sao mình phải là người đầu tiên xuống nước nhân nhượng chị ấy chứ?”. Nàng gạt thuốc vào cái gạt tàn. “Hơn nữa giờ mình đã bình tĩnh lại rồi. Tại sao mình sợ hãi, do dự? Mình phải uồng thuốc thôi. Nếu thuốc hiệu nghiệm, mọi việc sẽ êm đẹp. Nếu không, anh ấy sẽ cưới mình, có sao đâu – Nàng mường tượng sự việc sẽ thông suốt tốt đẹp – Dù bố mình có nổi cơn thịnh nộ chăng nữa thì cũng vậy thôi. Mình sẽ không thèm xin một đồng nào cả”. Nàng đi đến cửa phòng khách, khóa cửa lại, đột nhiên nàng nghe ớn lạnh cả cột sống vì có bao giờ nàng sống trong một tình huống đầy kịch tính thế này đâu.
Trong phòng tắm, nàng cầm lấy bì thư, mân mê những viên thuốc trong lòng bàn tay. Chúng có màu trăng trắng, nhờn nhờn, trông giống như những viên ngọc bích được kéo dài ra. Nàng ném bì thư không vào sọt rác, bỗng một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc nàng – “Giả dụ mình không uống? Đám cưới sẽ được tiến hành ngay vào ngày mai, thay vì phải đợi đến mùa hè, hoặc chi đến khi tốt nghiệp – phải đợi đến hai năm nữa – không, tối mai phải cử nhành lễ cưới mới được.
Nhưng nếu mình không uống là mình thiếu ngay thật. Mình đã hứa với anh. Tuy nhiên vào ngày mai…”.
Nàng nâng ly, bỏ thuốc vào miệng, rồi uống ực một hơi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook