Bút Vẽ Giang Sơn, Mực Tô Xã Tắc
-
Quyển 1 - Chương 4: Thư cảnh – Tâm cảnh
Nhà Ngọc Thanh quy mô cũng khá giống với những ngôi nhà kiểu cổ ở nông thôn, chỉ là ngoài nhà chính và phòng bếp ra, còn có thêm một gian phòng nhỏ ở trong góc vườn, Có thể nói vị trí căn phòng được lựa chọn khá tỉ mỉ, bởi ở góc vườn có trồng một vài loại cây khi nở hoa thơm ngát, như cây bưởi, cây phong lan, cây hoa sữa….. Gần như bốn mùa đều có hoa nở, hương hoa thoang thoảng thơm, lại khiến không gian trở nên thanh thuần, u nhã. Gian phòng ở góc vườn cũng không có tiếp xúc với bất cứ gia đình hàng xóm nào, vị trí khá yên tĩnh, phù hợp cho việc tĩnh tâm đọc sách cũng như nghiên cứu.
Trong phòng có một cái bàn gỗ có vẻ khá cũ kỹ, bên cạnh là các giá tre bầy một ít sách vở và cuộn giấy, có lẽ là các bức thư pháp của bác trai. Trên bàn bày một giá bút lông, bên trên treo các loại bút từ to đến nhỏ, chuyên dùng để viết các loại nét chữ khác nhau. Bên cạnh là một cái nghiên mực khá tinh xảo, nhưng có vẻ cũ kỹ, năm tháng lâu dài khiến người ta không rõ được chất liệu tạo nên nghiên mực, chỉ thấy cả cái nghiên mực tràn một màu tím đen. Trên cái nghiên cũng có khắc một ít họa tiết, nhưng năm tháng mài mòn khiến người ta nhìn không ra họa tiết này là hình thù gì, nhưng chắc chắn là khi xưa, những họa tiết này cũng đòi hỏi trình độ điêu khắc phi thường công phu. Còn có một tập giấy để viết chữ, nhìn cũng phi thường cổ kinh, tuy rằng chủ nhân cố công bảo quan, nhưng giấy cũng đã có chỗ ố vàng. Chỉ là giấy này chắc chắn không phải muốn mua là có thể mua được. Thỏi mực tàu để cạnh cái nghiên, tuy nhỏ bé nhưng vẫn khiến người ta để ý bởi sự cổ xưa của nó. Thật sự mà nói, bây giờ người viết thư pháp thường dùng mực nước cho tiện lợi, chứ cũng không còn mấy người dùng mực thỏi. Chưa nói đến là thỏi mực còn bị dùng gần hết, nhưng từ màu sắc nhợt nhạt bên ngoài và độ đen mịn của lớp mực còn dính ở đáy nghiên, thỏi mực này chắc chắn là đồ tốt đã trải qua năm tháng. Là người tập luyện thư pháp, nhìn thấy bộ văn phòng tứ bảo này, Phong cũng ao ước không thôi.
“Cậu tập thư pháp được bao nhiêu năm rồi” Bác trai lên tiếng hỏi.
“Cũng được gần 18 năm rồi bác ạ, từ hồi cháu 5 tuổi thì ông nội cháu đã bắt đầu hướng dẫn cháu cách viết chữ, chỉ là sau này cháu cũng có chút sao nhãng” Phong thành thật đáp
“Ồ, cũng tính là có kinh nghiệm, đi bán chữ cũng tính là không tệ, tiền kiếm được không lo chuyện cơm áo. Cậu nghĩ sao?” Bác trai nói đến đây, ánh mắt chăm chú nhìn vào Phong, có chút ý dò hỏi, lại như mong đợi điều gì đó.
“Thưa bác, cháu xin phép được nói thực. Chữ cháu viết ra, cháu sẽ không bán. Chữ tuy không thể hiện toàn diện con người, nhưng ít nhất, cũng chứng minh được tu dưỡng văn hóa của mình. Chữ viết bây giờ, có thể thấy được bày khắp đầu đường, cùng là nghệ thuật, nhưng thật sự khác nhau quá xa”. Phong đáp lời, có chút gì đó như muốn bộc bạch cõi lòng.
“Ha ha, nói rất hay. Chữ đúng là không nên đem bán. Chữ để biểu hiện nhân cách con người, chữ chỉ nên tặng cho người tri kỉ, đem bán ra thật sự là làm mất ý nghĩa của chữ”.
“Cũng không hẳn thưa bác. Nghệ thuật dù sao cũng phải gắn liền với cuộc sống, có thể biểu đạt nghệ thuật thông qua cuộc sống mới là cảnh giới cao nhất. Chỉ là điều này cháu không làm được, vì vậy cháu sẽ không làm”.
“Ha ha, biết lượng sức mình, thanh niên giờ hiếm người được như thế lắm. Nói vậy cậu cũng có lí giải về cảnh giới thư pháp. Không ngại nói ra cho ta nghe thử” Bác trai có vẻ rất tán thành với câu trả lời của Phong.
“Thưa bác, theo như ông cháu dạy, thư pháp có nhiều cách để phân cảnh giới. Nhưng thư pháp là để thể hiện cốt cách con người, vì vậy cháu mạn phép đề ra cách phân cảnh giới theo Linh-khí-thần. Linh là khi chữ viết thuần thục, có thể từ nét chữ mà nhìn được ý nghĩa biểu đạt, ví dụ như khi viết chữ mã, có thể làm người xem nhìn thấy được một con ngựa thực, đó gọi là linh”
“Kiến giải rất hay” Bác trai nghe vậy, vỗ tay khen ngợi 1 tiếng “Mời cậu nói tiếp về hai mức cảnh giới sau”.
“Vâng thưa bác, cảnh giới tiếp theo là khí, đó là khi người viết không chỉ truyền được cho chữ viết linh tính, mà còn truyền vào đó là khí chất.Nói theo cách khác, linh là tạo ra được thể xác sống của chữ, còn khí chính là truyền vào cho chữ tính cách, dưỡng ra khí chất của chữ. Ví dụ như cùng là chữ mã, nhưng hai chữ lại làm người ta liên tưởng đến hai con ngựa khác nhau, khí chất khác nhau, đó gọi là khí. Còn về cảnh giới thần, đó đã không còn là thư pháp nữa, mà là tinh hoa nghệ thuật. Thần là sự phối hợp hài hòa giữa linh và khí, là sự hòa hợp của thể xác và tâm hồn, từ đó mới sinh ra nguyên thần. Truyền được cho chữ cái thần, không chỉ khiến người xem thấy được hình dáng và khí chất của chữ, mà còn thấy thư cảnh của chữ. Đó mới là cảnh giới chân chính trong viết chữ”.
“Hay lắm, đây là lần đầu tiên ta nghe có người phân biệt cảnh giới thư pháp như vậy. Nhưng quả thực là ta cũng bị cậu thuyết phục. Cảnh giới này, là cậu tự nghĩ ra hả?”
“Dạ thưa bác, đây là do ông nội cháu chỉ dạy ạ”. Phong cũng không chút dấu giếm mà đáp lời của bác trai.
“Vậy chắc cậu cũng rõ, trong thư pháp, không chỉ có cảnh giới về chữ, còn có cảnh giới về tâm, bởi chữ là thể hiện của tâm mà. Cậu có rõ về tâm cảnh này không?”.
“Thưa bác, cháu mặc dù được ông nội chỉ dạy về viết chữ, cũng có chút chăm chỉ tập luyện, chỉ là cho đến giờ cũng không hiểu rõ lắm về tâm cảnh này, mong bác giải thích cho cháu”.
“Thanh niên bây giờ, tự biết đúng sai thừa thiếu, quả thật cũng hiếm. Ta cũng không ngại nhiều lời đôi chút, mong cậu chớ chê cười. Tâm cảnh thực ra cũng có thể phân làm bốn loại. Đứng đầu là cảnh giới tự viết tự thưởng thức, tự tiêu khiển tự vui mừng. Người như vậy thế gian cũng không có mấy, gần như có thể bỏ qua, bởi họ đã đạt tới mức không tham vọng, không mưu cầu. Tác phẩm của họ hiếm có người ngoài có thể xem, chỉ có tri kỉ mới được thưởng thức. Họ viết không quan trọng tốt xấu, chỉ cần chính mình vui vẻ. Đương nhiên, đây chỉ là nói về tâm cảnh của họ mà thôi, còn tác phẩm thì cũng không tiện bình phẩm, vì hiếm có ai từng thấy được tác phẩm của họ”. Nói đến đây, bác trai cũng có chút cảm khái, dường như bác cũng muốn hướng đến cảnh giới này.
“Người như vậy có thể coi như thần tiên, quả thật là khó tìm. Vậy còn loại tâm cảnh thứ hai thì sao ạ?” Phong nghe bác trai nói, cũng có chút hướng đến mục tiêu này, chỉ là sự tò mò rất nhanh lại chiếm lấy tâm trí hắn.
“Thứ hai, chính là thích cho người ta nhìn, nhưng lại không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Người như vậy, thường thích phù phiếm hư vinh, lại không biết quan tâm đến tâm tình người thưởng thức, cho nên đây coi như là một sự thất bại. Chỉ có điều, loại người này, đạt đến một trình độ nào đó cũng có thể coi là bậc thầy. Ví dụ như nhà thư pháp Mễ Phất của thời Tống, tranh của ông, chữ của ông, chỉ người nào hiểu mới thấy được cái tinh túy, bằng không thì cũng chỉ coi như là thứ phế phẩm”.
“Loại thứ ba, chính là viết chỉ để cho người xem. Thư pháp của hắn có thể khiến người ta rung động, khiến người ta thích thú, nhưng bản thân kẻ viết lại không tìm được chút hứng thú nào từ thư pháp của mình. Đơn giản mà nói, thư pháp đối với hắn chỉ là công cụ mà thôi. Một ví dụ tiêu biểu chính là gian thần Sái Kinh, chữ viết của hắn dùng để tạo niềm vui cho người khác, quả thật đã đạt tới mức đăng phong tạo cực, chỉ riêng mình hắn lại không thể lĩnh hội được khoái lạc của thư pháp, không thể biểu đạt tâm tình của chính mình trên thư pháp. Xét ra thì đây cũng là một loại thất bại”.
“Loại cuối cùng, cũng giống cảnh giới đầu tiên, nhưng chữ viết chúng ta lại có thể xem được. Loại cảnh giới này, dùng nét chữ để biểu đạt tâm tình, chữ viết khi cao hứng thì cũng khiến người xem thấy cao hứng, chữ viết khi đau buồn thì khiến người xem muốn rơi lệ. Một người gần đây nhất mà ta biết chính là Cao Bá Quát, các tác phẩm mà ông để lại cho đời tuy rất hiếm, nhưng đều là những thần tác, khiến cho tâm tình người xem cũng bị đánh động. Đây quả thực mới là cảnh giới tối cao của thư pháp,cũng là sự theo đuổi cả đời của một thư pháp gia. Ta cũng luôn hướng tới cảnh giới này….” Nói đến đây, cả hai người cùng im lặng, không khí có chút trầm mặc, dường như mỗi người đang theo đuổi suy nghĩ riêng của mình. Mãi cho đến khi có tiếng của Ngọc Thanh vọng vào, sự trầm mặc mới kết thúc:” Đến giờ ăn cơm rồi, con mời bố đi ăn cơm. Phong cũng xuống ăn cơm cùng gia đình tớ luôn nhé”.
Bữa cơm gia đình Ngọc Thanh, chủ đề chính lại được chuyển lên người của hai người trẻ tuổi. Đạt không biết đã xin phép về từ bao giờ, cho nên bữa cơm chỉ có bốn người. Cha Ngọc Thanh dường như có ý muốn nhận Phong làm con rể, thi thoảng lại nói đùa đôi câu, khiến cho Ngọc Thanh mặt cứ đỏ ửng lên vì ngượng, còn Phong thì chỉ đành cúi đầu ăn cơm, tránh cho mọi người thấy sự ngượng ngùng trong mắt.
Đầu giờ chiều, Phong cũng xin phép hai bác để đi về, Ngọc Thanh tiễn hắn ra đến cửa, bèn mở lời nói:
” Cảm ơn Phong hôm nay đã đến thăm nhà, bố tớ có vẻ cũng thích cậu sang chơi, cho nên,,,, khi nào rảnh,,,,, cậu lại sang đây chơi nhé”. Nói đến đây, Ngọc Thanh dường như cũng có chút ngại ngùng.
Phong nghe được vậy, lại thấy vui mừng,liền đáp:
” Tất nhiên rồi, tớ sau này mỗi khi có thời gian, đều sẽ sang thăm bác trai, chỉ mong cậu đừng thấy tớ sang nhiều mà phiền, lại đuổi tớ về, a ha ha. Ngày mai cậu có rảnh không, tớ định đi thăm mấy chỗ danh thắng ở Bắc Ninh, nếu cậu không bận gì thì đi với tớ nhé” Phong nhân cơ hội, bèn mở lời mời Ngọc Thanh đi chơi.
“Ồ, mai tớ cũng không bận gì, nếu vậy tớ cũng có thể làm hướng dẫn viên cho cậu một hôm”.
Ngọc Thanh gật đầu đồng ý, hai người lại im lặng. Mãi một lúc sau, Phong mới nói:
” Nếu vậy, tớ về trước, hẹn mai gặp lại cậu nhé”.
Nói rồi Phong cũng quay lưng bước vội đi, còn Ngọc Thanh thì ánh mắt nhìn theo, cũng có chút chờ mong.
Trong phòng có một cái bàn gỗ có vẻ khá cũ kỹ, bên cạnh là các giá tre bầy một ít sách vở và cuộn giấy, có lẽ là các bức thư pháp của bác trai. Trên bàn bày một giá bút lông, bên trên treo các loại bút từ to đến nhỏ, chuyên dùng để viết các loại nét chữ khác nhau. Bên cạnh là một cái nghiên mực khá tinh xảo, nhưng có vẻ cũ kỹ, năm tháng lâu dài khiến người ta không rõ được chất liệu tạo nên nghiên mực, chỉ thấy cả cái nghiên mực tràn một màu tím đen. Trên cái nghiên cũng có khắc một ít họa tiết, nhưng năm tháng mài mòn khiến người ta nhìn không ra họa tiết này là hình thù gì, nhưng chắc chắn là khi xưa, những họa tiết này cũng đòi hỏi trình độ điêu khắc phi thường công phu. Còn có một tập giấy để viết chữ, nhìn cũng phi thường cổ kinh, tuy rằng chủ nhân cố công bảo quan, nhưng giấy cũng đã có chỗ ố vàng. Chỉ là giấy này chắc chắn không phải muốn mua là có thể mua được. Thỏi mực tàu để cạnh cái nghiên, tuy nhỏ bé nhưng vẫn khiến người ta để ý bởi sự cổ xưa của nó. Thật sự mà nói, bây giờ người viết thư pháp thường dùng mực nước cho tiện lợi, chứ cũng không còn mấy người dùng mực thỏi. Chưa nói đến là thỏi mực còn bị dùng gần hết, nhưng từ màu sắc nhợt nhạt bên ngoài và độ đen mịn của lớp mực còn dính ở đáy nghiên, thỏi mực này chắc chắn là đồ tốt đã trải qua năm tháng. Là người tập luyện thư pháp, nhìn thấy bộ văn phòng tứ bảo này, Phong cũng ao ước không thôi.
“Cậu tập thư pháp được bao nhiêu năm rồi” Bác trai lên tiếng hỏi.
“Cũng được gần 18 năm rồi bác ạ, từ hồi cháu 5 tuổi thì ông nội cháu đã bắt đầu hướng dẫn cháu cách viết chữ, chỉ là sau này cháu cũng có chút sao nhãng” Phong thành thật đáp
“Ồ, cũng tính là có kinh nghiệm, đi bán chữ cũng tính là không tệ, tiền kiếm được không lo chuyện cơm áo. Cậu nghĩ sao?” Bác trai nói đến đây, ánh mắt chăm chú nhìn vào Phong, có chút ý dò hỏi, lại như mong đợi điều gì đó.
“Thưa bác, cháu xin phép được nói thực. Chữ cháu viết ra, cháu sẽ không bán. Chữ tuy không thể hiện toàn diện con người, nhưng ít nhất, cũng chứng minh được tu dưỡng văn hóa của mình. Chữ viết bây giờ, có thể thấy được bày khắp đầu đường, cùng là nghệ thuật, nhưng thật sự khác nhau quá xa”. Phong đáp lời, có chút gì đó như muốn bộc bạch cõi lòng.
“Ha ha, nói rất hay. Chữ đúng là không nên đem bán. Chữ để biểu hiện nhân cách con người, chữ chỉ nên tặng cho người tri kỉ, đem bán ra thật sự là làm mất ý nghĩa của chữ”.
“Cũng không hẳn thưa bác. Nghệ thuật dù sao cũng phải gắn liền với cuộc sống, có thể biểu đạt nghệ thuật thông qua cuộc sống mới là cảnh giới cao nhất. Chỉ là điều này cháu không làm được, vì vậy cháu sẽ không làm”.
“Ha ha, biết lượng sức mình, thanh niên giờ hiếm người được như thế lắm. Nói vậy cậu cũng có lí giải về cảnh giới thư pháp. Không ngại nói ra cho ta nghe thử” Bác trai có vẻ rất tán thành với câu trả lời của Phong.
“Thưa bác, theo như ông cháu dạy, thư pháp có nhiều cách để phân cảnh giới. Nhưng thư pháp là để thể hiện cốt cách con người, vì vậy cháu mạn phép đề ra cách phân cảnh giới theo Linh-khí-thần. Linh là khi chữ viết thuần thục, có thể từ nét chữ mà nhìn được ý nghĩa biểu đạt, ví dụ như khi viết chữ mã, có thể làm người xem nhìn thấy được một con ngựa thực, đó gọi là linh”
“Kiến giải rất hay” Bác trai nghe vậy, vỗ tay khen ngợi 1 tiếng “Mời cậu nói tiếp về hai mức cảnh giới sau”.
“Vâng thưa bác, cảnh giới tiếp theo là khí, đó là khi người viết không chỉ truyền được cho chữ viết linh tính, mà còn truyền vào đó là khí chất.Nói theo cách khác, linh là tạo ra được thể xác sống của chữ, còn khí chính là truyền vào cho chữ tính cách, dưỡng ra khí chất của chữ. Ví dụ như cùng là chữ mã, nhưng hai chữ lại làm người ta liên tưởng đến hai con ngựa khác nhau, khí chất khác nhau, đó gọi là khí. Còn về cảnh giới thần, đó đã không còn là thư pháp nữa, mà là tinh hoa nghệ thuật. Thần là sự phối hợp hài hòa giữa linh và khí, là sự hòa hợp của thể xác và tâm hồn, từ đó mới sinh ra nguyên thần. Truyền được cho chữ cái thần, không chỉ khiến người xem thấy được hình dáng và khí chất của chữ, mà còn thấy thư cảnh của chữ. Đó mới là cảnh giới chân chính trong viết chữ”.
“Hay lắm, đây là lần đầu tiên ta nghe có người phân biệt cảnh giới thư pháp như vậy. Nhưng quả thực là ta cũng bị cậu thuyết phục. Cảnh giới này, là cậu tự nghĩ ra hả?”
“Dạ thưa bác, đây là do ông nội cháu chỉ dạy ạ”. Phong cũng không chút dấu giếm mà đáp lời của bác trai.
“Vậy chắc cậu cũng rõ, trong thư pháp, không chỉ có cảnh giới về chữ, còn có cảnh giới về tâm, bởi chữ là thể hiện của tâm mà. Cậu có rõ về tâm cảnh này không?”.
“Thưa bác, cháu mặc dù được ông nội chỉ dạy về viết chữ, cũng có chút chăm chỉ tập luyện, chỉ là cho đến giờ cũng không hiểu rõ lắm về tâm cảnh này, mong bác giải thích cho cháu”.
“Thanh niên bây giờ, tự biết đúng sai thừa thiếu, quả thật cũng hiếm. Ta cũng không ngại nhiều lời đôi chút, mong cậu chớ chê cười. Tâm cảnh thực ra cũng có thể phân làm bốn loại. Đứng đầu là cảnh giới tự viết tự thưởng thức, tự tiêu khiển tự vui mừng. Người như vậy thế gian cũng không có mấy, gần như có thể bỏ qua, bởi họ đã đạt tới mức không tham vọng, không mưu cầu. Tác phẩm của họ hiếm có người ngoài có thể xem, chỉ có tri kỉ mới được thưởng thức. Họ viết không quan trọng tốt xấu, chỉ cần chính mình vui vẻ. Đương nhiên, đây chỉ là nói về tâm cảnh của họ mà thôi, còn tác phẩm thì cũng không tiện bình phẩm, vì hiếm có ai từng thấy được tác phẩm của họ”. Nói đến đây, bác trai cũng có chút cảm khái, dường như bác cũng muốn hướng đến cảnh giới này.
“Người như vậy có thể coi như thần tiên, quả thật là khó tìm. Vậy còn loại tâm cảnh thứ hai thì sao ạ?” Phong nghe bác trai nói, cũng có chút hướng đến mục tiêu này, chỉ là sự tò mò rất nhanh lại chiếm lấy tâm trí hắn.
“Thứ hai, chính là thích cho người ta nhìn, nhưng lại không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Người như vậy, thường thích phù phiếm hư vinh, lại không biết quan tâm đến tâm tình người thưởng thức, cho nên đây coi như là một sự thất bại. Chỉ có điều, loại người này, đạt đến một trình độ nào đó cũng có thể coi là bậc thầy. Ví dụ như nhà thư pháp Mễ Phất của thời Tống, tranh của ông, chữ của ông, chỉ người nào hiểu mới thấy được cái tinh túy, bằng không thì cũng chỉ coi như là thứ phế phẩm”.
“Loại thứ ba, chính là viết chỉ để cho người xem. Thư pháp của hắn có thể khiến người ta rung động, khiến người ta thích thú, nhưng bản thân kẻ viết lại không tìm được chút hứng thú nào từ thư pháp của mình. Đơn giản mà nói, thư pháp đối với hắn chỉ là công cụ mà thôi. Một ví dụ tiêu biểu chính là gian thần Sái Kinh, chữ viết của hắn dùng để tạo niềm vui cho người khác, quả thật đã đạt tới mức đăng phong tạo cực, chỉ riêng mình hắn lại không thể lĩnh hội được khoái lạc của thư pháp, không thể biểu đạt tâm tình của chính mình trên thư pháp. Xét ra thì đây cũng là một loại thất bại”.
“Loại cuối cùng, cũng giống cảnh giới đầu tiên, nhưng chữ viết chúng ta lại có thể xem được. Loại cảnh giới này, dùng nét chữ để biểu đạt tâm tình, chữ viết khi cao hứng thì cũng khiến người xem thấy cao hứng, chữ viết khi đau buồn thì khiến người xem muốn rơi lệ. Một người gần đây nhất mà ta biết chính là Cao Bá Quát, các tác phẩm mà ông để lại cho đời tuy rất hiếm, nhưng đều là những thần tác, khiến cho tâm tình người xem cũng bị đánh động. Đây quả thực mới là cảnh giới tối cao của thư pháp,cũng là sự theo đuổi cả đời của một thư pháp gia. Ta cũng luôn hướng tới cảnh giới này….” Nói đến đây, cả hai người cùng im lặng, không khí có chút trầm mặc, dường như mỗi người đang theo đuổi suy nghĩ riêng của mình. Mãi cho đến khi có tiếng của Ngọc Thanh vọng vào, sự trầm mặc mới kết thúc:” Đến giờ ăn cơm rồi, con mời bố đi ăn cơm. Phong cũng xuống ăn cơm cùng gia đình tớ luôn nhé”.
Bữa cơm gia đình Ngọc Thanh, chủ đề chính lại được chuyển lên người của hai người trẻ tuổi. Đạt không biết đã xin phép về từ bao giờ, cho nên bữa cơm chỉ có bốn người. Cha Ngọc Thanh dường như có ý muốn nhận Phong làm con rể, thi thoảng lại nói đùa đôi câu, khiến cho Ngọc Thanh mặt cứ đỏ ửng lên vì ngượng, còn Phong thì chỉ đành cúi đầu ăn cơm, tránh cho mọi người thấy sự ngượng ngùng trong mắt.
Đầu giờ chiều, Phong cũng xin phép hai bác để đi về, Ngọc Thanh tiễn hắn ra đến cửa, bèn mở lời nói:
” Cảm ơn Phong hôm nay đã đến thăm nhà, bố tớ có vẻ cũng thích cậu sang chơi, cho nên,,,, khi nào rảnh,,,,, cậu lại sang đây chơi nhé”. Nói đến đây, Ngọc Thanh dường như cũng có chút ngại ngùng.
Phong nghe được vậy, lại thấy vui mừng,liền đáp:
” Tất nhiên rồi, tớ sau này mỗi khi có thời gian, đều sẽ sang thăm bác trai, chỉ mong cậu đừng thấy tớ sang nhiều mà phiền, lại đuổi tớ về, a ha ha. Ngày mai cậu có rảnh không, tớ định đi thăm mấy chỗ danh thắng ở Bắc Ninh, nếu cậu không bận gì thì đi với tớ nhé” Phong nhân cơ hội, bèn mở lời mời Ngọc Thanh đi chơi.
“Ồ, mai tớ cũng không bận gì, nếu vậy tớ cũng có thể làm hướng dẫn viên cho cậu một hôm”.
Ngọc Thanh gật đầu đồng ý, hai người lại im lặng. Mãi một lúc sau, Phong mới nói:
” Nếu vậy, tớ về trước, hẹn mai gặp lại cậu nhé”.
Nói rồi Phong cũng quay lưng bước vội đi, còn Ngọc Thanh thì ánh mắt nhìn theo, cũng có chút chờ mong.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook