Bước Đường Cùng
-
Chương 28
Trong nửa tháng trời, làng An Đạo bị mất bốn mươi người, toàn những người hoặc đi làm đồng không biết mà tiêm, hoặc trốn tiêm, và phần nhiều là nhà nghèo, bữa đói, bữa no, ăn uống bậy bạ, tham lam. Sau bữa chén ngoài đình, ba cụ cũng về chầu tổ.
Làng lại phải họp lần nữa để lập đàn lễ tiễn quan ôn. Mỗi khi có việc cúng bái, tất phải có chén, và mỗi bận có chén, y như có người chết thêm. Các bà đổ là vì dân không thành tâm. Ngoài đường, ngay ban ngày cũng vậy, người đi lại rất vắng vẻ. Chập tối, không ai dám ra khỏi nhà, vì sợ gặp quan ôn bắt lính. Người các nơi cũng phải tránh đường làng. Thà người ta chịu vòng xa còn hơn qua một nơi gặp người nào cũng khăn trắng. Ngoài đồng, thửa ruộng gần làng thì chi chít những mả mới trên rắc vôi bột trắng xóa. Thực là một cảnh tượng ảm đạm. Đêm khuya, tiếng lá cau kêu phần phật, tiếng tre cọ cót két, người ta phải rùng mình, tưởng như tiếng các oan hồn hiện về vậy.
Pha nhiều lúc cầu trời cho anh được theo vợ về âm phủ để nhẹ nợ. Anh có chết, người làng phải chôn anh, chẳng lẽ người ta để thối ra được. Thì người ta có lôi xác anh xềnh xệch ra đồng, vứt vào một cái hố, rồi lấp đất lên cũng được. Anh đã chết rồi, còn biết gì nữa? Anh sẽ hết hoạn nạn, hết đau khổ, bây giờ anh có khác gì chết dần để đợi một ngày kia, khi đã trải hết tất cả đau khổ của người đời không còn có thể mòn mỏi hơn được nữa, anh mới chết thật.
Vợ con anh chết cả, anh ở vò võ một mình. Ngày thui thủi đi làm công không để đủ mình ăn, đến tối anh lại thẫn thờ về nhà Dự, để nghe em đọc báo hoặc nói chuyện trong các sách vở.
Cảnh ngộ có thể thay đổi được người. Mà Pha bị ức chế nhiều, lại được Dự giảng giải luôn luôn, nên anh mất cả tính hiền lành và sinh ra liều lĩnh.
Lắm lúc nghe chuyện được khuây khỏa, Pha mong đời anh cứ được bình tĩnh thế mãi. Anh nhất định không đi lại gì với Nghị Lại nữa. Có túng, anh bóp bụng chịu đói. Không ai mướn anh công việc, thì anh trông nom ruộng của anh. Mấy thửa ruộng xanh rờn lúc nào cũng nô giỡn với gió. Đòng đòng non đã đâm cao, làm anh mừng sẽ tránh được vụ đói. Nhìn khúc đê vững vàng ở đằng xa, anh nhớ ngày nào anh đã vất vả bỏ công việc làm ăn, dồn sức dưới mưa bão để chống với nạn nước lúc bấy giờ mười phần thắng chín. Nhưng người ta có thèm nhớ đâu đến công những ai. Người ta thấy lúa chín vàng, chỉ biết sắp thuê người liềm hái ra cắt để được đầy cót đầy vựa.
Suy nghĩ, anh thấy đời bất công lạ. Nghị Lại quanh năm không rời cái bàn đèn thì mỗi ngày thêm giàu có vì ruộng. Mà những người không ngày nao không làm việc cho ruộng như anh chẳng hạn thì lại không được hột lúa mà ăn.
Một hôm về tháng chín, Hòa về làng. Pha mừng rỡ chảy nước mắt. Hai anh em ruột kể lể gia cảnh cho nhau nghe, rồi cùng sụt sịt khóc. Hòa nói:
- Cái hôm nghe bác đám Bảng nói chuyện thím ấy mất rồi chú lại bỏ luôn thằng cháu, tôi nóng ruột quá, muốn xin phép về thăm chú ngay. Đến nay chú nói, tôi mới biết mấy tháng nay, chú lại bị hết vạ nọ đến vạ kia.
Pha thở dài, nhìn anh. Hòa bây giờ nhanh nhảu hơn trước, khác hẳn Pha. Anh mặc cái áo tây xanh và đội mũ. Thấy anh ăn nói hoạt bát, bạo dạn và dùng nhiều tiếng chữ khó hiểu. Pha vui vẻ khen:
- Từ ngày anh bỏ làng ra đi, tôi tưởng anh không về nữa, mà có về cũng tiều tụy. Không ngờ anh hơn trước nhiều.
Hòa gật:
- Phải, tại tôi đi làm ở nơi xa lạ, nên tự nhiên phải thay đổi mà tôi cũng không nhận thấy. Chắc đó là kết quả của những sự giao thiệp hàng ngày. Vả lại, tôi được học, nên thỉnh thoảng đọc báo, đọc sách và bàn bạc với anh em. Mà sống vào nơi xô xát, mình hiền lành sao được?
Pha thở dài:
- Ở nhà quê, ngoài chuyện ăn uống và áp chế, tôi chẳng được biết cái gì.
Hòa cười:
- Đúng đấy, nghĩa là người sắc sảo đến đâu cũng phải cùn đi vì quanh năm chỉ quen những chuyện xôi thịt, nạn điền chủ, tổng lý, quan lại. Chú hiền lành nhu nhược quá. Không thể được. Chú phải tìm cách để biết, để khôn. Chú đã biết, đã khôn, tự khắc không ai bắt nạt nổi. Chú xem như anh Dự thì rõ.
Pha trầm ngâm:
- Hay tôi đi với bác, bác kiếm việc làm cho tôi.
Hòa cau mặt nói:
- Cái đời dân thợ như tôi không sướng gì hơn dân cày đâu. Nó cũng gặp nhiều cảnh áp bức lắm. Nhưng được, tôi cố tìm việc cho chú.
Pha hớn hở:
- Nhưng quyết tôi cũng được như bác, không khù khờ, ngớ ngẩn và cố nhiên không bị đày đọa hàng ngày như ở nhà quê.
- Cái đó thì do ở người mình cả. Mình hiểu quyền mình, thì phải giữ, không nên cho ai xâm phạm tới.
Rồi ngẫm nghĩ một lát, Hòa lắc đầu:
- Dân cày chỉ chết vì cái rời rạc nhau quá, cho nên bị áp chế tàn nhẫn. Chính ra hai cánh tay mình quý lắm. Nó làm giàu cho người làm mình nghèo. Vậy phải họp tất cả những cánh tay ấy lại cho mạnh, thì ai chả phải sợ.
Pha thở dài:
- Bác nói đúng. Tôi suy việc hôm làng kiện chánh hội và lý trưởng, bị họ bắt tỉa từng người thì biết.
- Các chế độ thối mục ở hương thôn cần phải sửa đổi nhiều lắm. Nếu không nâng cao mực sống cho dân quê, ắt dân quê phải coi sự sống là trời bắt buộc.
Anh em đương nói chuyện vui, bỗng Phát vào bảo Pha:
- Anh vào quan gọi gì đấy.
- Việc gì anh biết không?
- Không thấy quan nói.
Pha khăn áo để đi, cố đoán phỏng mãi mà không sao đoán được chuyện gì. Song, dù chuyện gì, ít ra cũng có một vài sự bắt nạt. Cho nên Pha quyết phen này không chịu ức chế. Pha đến nhà ông nghị, thấy ông ngồi vắt chân chữ ngũ thõng xuống đất, thần mặt đương nghĩ. Anh chào, ông nghị hỏi:
- Thế nào? Anh mày mới về có tiền mày nộp tao cái món ba chục ngày tháng sáu đi chứ. Tao đang cần tiền đi tỉnh ngày mai đây.
Bị đòi nợ bất thần, Pha choáng người. Anh như người bị đẩy ngã không víu bám vào đâu được. Anh gãi tai, nói:
- Thưa quan, ngày nọ con có tiền đến nộp quan, thì quan không thu cho, bây giờ đánh đùng một cái, quan hỏi, con làm gì có.
- Mày nói lạ, hẹn của mày đến từ rằm, tao chờ mãi đến hôm nay mới hỏi, lại còn giả ngô giả ngọng nói là đánh đùng.
- Thôi thì trăm sự nhờ quan cho con khất vậy, để xong gặt con bán thóc đi nộp quan.
- Mày nghĩ kỹ xem tám sào của mày có đã đủ lúa để nộp gốc lãi năm thùng của tao chưa?
- Bẩm quan tám sào gặt ít ra cũng được hơn hai mươi thùng.
- Thế mày định nộp tao bao nhiêu?
- Con xin nộp quan bảy thùng.
Ông nghị bĩu môi:
- Này tao bảo cho mày biết, đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục, mày vay lúa của tao thì phải theo lệ nhà tao. Thằng Phát, mày giảng cho nó biết cái lệ ấy.
- Lệ mọi khi nộp gấp đôi.
Pha trợn mắt kinh ngạc:
- Thưa thế thì nặng quá.
- Nặng thì ai bảo mày vay? Trước khi mày vay, sao không hỏi trước cái lệ ấy? Mà khi đói nhăn răng, đến lạy van tao, sao không kêu nặng?
- Bẩm quan, quan nên biết thương người.
- Mày bảo tao thương, tao thương mày về nỗi gì. Tao thương mày để tao chết đói à? Mày phải biết đây tao không phải sét tình yêu, chúng mày túng thiếu, đến lạy van tao, tao cho nhờ, có thế thôi. Nhưng tao bảo cho mà biết, năm thùng ngày ấy gió những bảy hào một thùng, chạy đi ba đồng rưỡi, nhưng thôi, tao lấy thóc cho tiện, mày cứ chiếu cái ba đồng rưỡi phải nộp bằng thóc, vì tao cho vay bằng thóc, tao không lấy bằng tiền.
Pha lẩm bẩm tính:
- Bẩm thế thì chết dân nghèo chúng con. Thóc ngày mùa có bốn hào, bốn hào rưởi một thùng.
Ông nghị mắng:
- Ai bảo mày thế? Chính tao cũng chỉ bán có ba hào rưỡi một thùng thôi. Cho nên mày cũng chỉ được tính với tao giá ấy, là tao chịu thiệt thòi.
- Vậy ta quan bắt con nộp mười thùng cho đủ ba đồng rưỡi vốn?
- Với lại ba đồng rưỡi lãi, nghĩa là mười thùng nữa, mày không biết tính
Pha giật mình:
- Là hai mươi thùng?
- Chứ gì? Hôm nay mày ăn nói khụng khượng lắm đấy nhé. Lại một chục mày vay để tạ thần ngày nhộn. Bốn chục ấy chiếu theo văn tự, mày phải viết nhượng tao tám sào của mày.
Sửng sốt, Pha trợn mắt hỏi:
- Để rồi con chết đói?
- Tao biết đâu với mày? Mày vay thì mày trả. Tao hẹn cho từ giờ đến mai, nếu không đem nộp hết cả gốc lãi món nợ thì phải làm giấy bán đứt ruộng. Bằng không, tao kiện.
- Quan để sau vụ gặt hãy hay, vì lúa con cấy, con có quyền giữ.
Nghị Lại cáu:
- Mày nói quyền? Để tao coi quyền của mày to bằng ngần nào?
Nói đoạn, ông đứng dậy hầm hầm giơ tay tát Pha. Song anh đỡ được và cứng cỏi nói:
- Ông không được phép đánh tôi. Ông ăn hiếp vừa chứ.
Ông nghị cười sâu sắc, trỏ vào mặt Pha:
- À được, tao không có phép đánh mày, nhưng rồi đã có người đủ quyền phép đánh mày cho tao, mà đánh một cách thậm vô lý.
Rồi ông sai Phát đuổi Pha ra, không cho anh nói nửa lời.
Làng lại phải họp lần nữa để lập đàn lễ tiễn quan ôn. Mỗi khi có việc cúng bái, tất phải có chén, và mỗi bận có chén, y như có người chết thêm. Các bà đổ là vì dân không thành tâm. Ngoài đường, ngay ban ngày cũng vậy, người đi lại rất vắng vẻ. Chập tối, không ai dám ra khỏi nhà, vì sợ gặp quan ôn bắt lính. Người các nơi cũng phải tránh đường làng. Thà người ta chịu vòng xa còn hơn qua một nơi gặp người nào cũng khăn trắng. Ngoài đồng, thửa ruộng gần làng thì chi chít những mả mới trên rắc vôi bột trắng xóa. Thực là một cảnh tượng ảm đạm. Đêm khuya, tiếng lá cau kêu phần phật, tiếng tre cọ cót két, người ta phải rùng mình, tưởng như tiếng các oan hồn hiện về vậy.
Pha nhiều lúc cầu trời cho anh được theo vợ về âm phủ để nhẹ nợ. Anh có chết, người làng phải chôn anh, chẳng lẽ người ta để thối ra được. Thì người ta có lôi xác anh xềnh xệch ra đồng, vứt vào một cái hố, rồi lấp đất lên cũng được. Anh đã chết rồi, còn biết gì nữa? Anh sẽ hết hoạn nạn, hết đau khổ, bây giờ anh có khác gì chết dần để đợi một ngày kia, khi đã trải hết tất cả đau khổ của người đời không còn có thể mòn mỏi hơn được nữa, anh mới chết thật.
Vợ con anh chết cả, anh ở vò võ một mình. Ngày thui thủi đi làm công không để đủ mình ăn, đến tối anh lại thẫn thờ về nhà Dự, để nghe em đọc báo hoặc nói chuyện trong các sách vở.
Cảnh ngộ có thể thay đổi được người. Mà Pha bị ức chế nhiều, lại được Dự giảng giải luôn luôn, nên anh mất cả tính hiền lành và sinh ra liều lĩnh.
Lắm lúc nghe chuyện được khuây khỏa, Pha mong đời anh cứ được bình tĩnh thế mãi. Anh nhất định không đi lại gì với Nghị Lại nữa. Có túng, anh bóp bụng chịu đói. Không ai mướn anh công việc, thì anh trông nom ruộng của anh. Mấy thửa ruộng xanh rờn lúc nào cũng nô giỡn với gió. Đòng đòng non đã đâm cao, làm anh mừng sẽ tránh được vụ đói. Nhìn khúc đê vững vàng ở đằng xa, anh nhớ ngày nào anh đã vất vả bỏ công việc làm ăn, dồn sức dưới mưa bão để chống với nạn nước lúc bấy giờ mười phần thắng chín. Nhưng người ta có thèm nhớ đâu đến công những ai. Người ta thấy lúa chín vàng, chỉ biết sắp thuê người liềm hái ra cắt để được đầy cót đầy vựa.
Suy nghĩ, anh thấy đời bất công lạ. Nghị Lại quanh năm không rời cái bàn đèn thì mỗi ngày thêm giàu có vì ruộng. Mà những người không ngày nao không làm việc cho ruộng như anh chẳng hạn thì lại không được hột lúa mà ăn.
Một hôm về tháng chín, Hòa về làng. Pha mừng rỡ chảy nước mắt. Hai anh em ruột kể lể gia cảnh cho nhau nghe, rồi cùng sụt sịt khóc. Hòa nói:
- Cái hôm nghe bác đám Bảng nói chuyện thím ấy mất rồi chú lại bỏ luôn thằng cháu, tôi nóng ruột quá, muốn xin phép về thăm chú ngay. Đến nay chú nói, tôi mới biết mấy tháng nay, chú lại bị hết vạ nọ đến vạ kia.
Pha thở dài, nhìn anh. Hòa bây giờ nhanh nhảu hơn trước, khác hẳn Pha. Anh mặc cái áo tây xanh và đội mũ. Thấy anh ăn nói hoạt bát, bạo dạn và dùng nhiều tiếng chữ khó hiểu. Pha vui vẻ khen:
- Từ ngày anh bỏ làng ra đi, tôi tưởng anh không về nữa, mà có về cũng tiều tụy. Không ngờ anh hơn trước nhiều.
Hòa gật:
- Phải, tại tôi đi làm ở nơi xa lạ, nên tự nhiên phải thay đổi mà tôi cũng không nhận thấy. Chắc đó là kết quả của những sự giao thiệp hàng ngày. Vả lại, tôi được học, nên thỉnh thoảng đọc báo, đọc sách và bàn bạc với anh em. Mà sống vào nơi xô xát, mình hiền lành sao được?
Pha thở dài:
- Ở nhà quê, ngoài chuyện ăn uống và áp chế, tôi chẳng được biết cái gì.
Hòa cười:
- Đúng đấy, nghĩa là người sắc sảo đến đâu cũng phải cùn đi vì quanh năm chỉ quen những chuyện xôi thịt, nạn điền chủ, tổng lý, quan lại. Chú hiền lành nhu nhược quá. Không thể được. Chú phải tìm cách để biết, để khôn. Chú đã biết, đã khôn, tự khắc không ai bắt nạt nổi. Chú xem như anh Dự thì rõ.
Pha trầm ngâm:
- Hay tôi đi với bác, bác kiếm việc làm cho tôi.
Hòa cau mặt nói:
- Cái đời dân thợ như tôi không sướng gì hơn dân cày đâu. Nó cũng gặp nhiều cảnh áp bức lắm. Nhưng được, tôi cố tìm việc cho chú.
Pha hớn hở:
- Nhưng quyết tôi cũng được như bác, không khù khờ, ngớ ngẩn và cố nhiên không bị đày đọa hàng ngày như ở nhà quê.
- Cái đó thì do ở người mình cả. Mình hiểu quyền mình, thì phải giữ, không nên cho ai xâm phạm tới.
Rồi ngẫm nghĩ một lát, Hòa lắc đầu:
- Dân cày chỉ chết vì cái rời rạc nhau quá, cho nên bị áp chế tàn nhẫn. Chính ra hai cánh tay mình quý lắm. Nó làm giàu cho người làm mình nghèo. Vậy phải họp tất cả những cánh tay ấy lại cho mạnh, thì ai chả phải sợ.
Pha thở dài:
- Bác nói đúng. Tôi suy việc hôm làng kiện chánh hội và lý trưởng, bị họ bắt tỉa từng người thì biết.
- Các chế độ thối mục ở hương thôn cần phải sửa đổi nhiều lắm. Nếu không nâng cao mực sống cho dân quê, ắt dân quê phải coi sự sống là trời bắt buộc.
Anh em đương nói chuyện vui, bỗng Phát vào bảo Pha:
- Anh vào quan gọi gì đấy.
- Việc gì anh biết không?
- Không thấy quan nói.
Pha khăn áo để đi, cố đoán phỏng mãi mà không sao đoán được chuyện gì. Song, dù chuyện gì, ít ra cũng có một vài sự bắt nạt. Cho nên Pha quyết phen này không chịu ức chế. Pha đến nhà ông nghị, thấy ông ngồi vắt chân chữ ngũ thõng xuống đất, thần mặt đương nghĩ. Anh chào, ông nghị hỏi:
- Thế nào? Anh mày mới về có tiền mày nộp tao cái món ba chục ngày tháng sáu đi chứ. Tao đang cần tiền đi tỉnh ngày mai đây.
Bị đòi nợ bất thần, Pha choáng người. Anh như người bị đẩy ngã không víu bám vào đâu được. Anh gãi tai, nói:
- Thưa quan, ngày nọ con có tiền đến nộp quan, thì quan không thu cho, bây giờ đánh đùng một cái, quan hỏi, con làm gì có.
- Mày nói lạ, hẹn của mày đến từ rằm, tao chờ mãi đến hôm nay mới hỏi, lại còn giả ngô giả ngọng nói là đánh đùng.
- Thôi thì trăm sự nhờ quan cho con khất vậy, để xong gặt con bán thóc đi nộp quan.
- Mày nghĩ kỹ xem tám sào của mày có đã đủ lúa để nộp gốc lãi năm thùng của tao chưa?
- Bẩm quan tám sào gặt ít ra cũng được hơn hai mươi thùng.
- Thế mày định nộp tao bao nhiêu?
- Con xin nộp quan bảy thùng.
Ông nghị bĩu môi:
- Này tao bảo cho mày biết, đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục, mày vay lúa của tao thì phải theo lệ nhà tao. Thằng Phát, mày giảng cho nó biết cái lệ ấy.
- Lệ mọi khi nộp gấp đôi.
Pha trợn mắt kinh ngạc:
- Thưa thế thì nặng quá.
- Nặng thì ai bảo mày vay? Trước khi mày vay, sao không hỏi trước cái lệ ấy? Mà khi đói nhăn răng, đến lạy van tao, sao không kêu nặng?
- Bẩm quan, quan nên biết thương người.
- Mày bảo tao thương, tao thương mày về nỗi gì. Tao thương mày để tao chết đói à? Mày phải biết đây tao không phải sét tình yêu, chúng mày túng thiếu, đến lạy van tao, tao cho nhờ, có thế thôi. Nhưng tao bảo cho mà biết, năm thùng ngày ấy gió những bảy hào một thùng, chạy đi ba đồng rưỡi, nhưng thôi, tao lấy thóc cho tiện, mày cứ chiếu cái ba đồng rưỡi phải nộp bằng thóc, vì tao cho vay bằng thóc, tao không lấy bằng tiền.
Pha lẩm bẩm tính:
- Bẩm thế thì chết dân nghèo chúng con. Thóc ngày mùa có bốn hào, bốn hào rưởi một thùng.
Ông nghị mắng:
- Ai bảo mày thế? Chính tao cũng chỉ bán có ba hào rưỡi một thùng thôi. Cho nên mày cũng chỉ được tính với tao giá ấy, là tao chịu thiệt thòi.
- Vậy ta quan bắt con nộp mười thùng cho đủ ba đồng rưỡi vốn?
- Với lại ba đồng rưỡi lãi, nghĩa là mười thùng nữa, mày không biết tính
Pha giật mình:
- Là hai mươi thùng?
- Chứ gì? Hôm nay mày ăn nói khụng khượng lắm đấy nhé. Lại một chục mày vay để tạ thần ngày nhộn. Bốn chục ấy chiếu theo văn tự, mày phải viết nhượng tao tám sào của mày.
Sửng sốt, Pha trợn mắt hỏi:
- Để rồi con chết đói?
- Tao biết đâu với mày? Mày vay thì mày trả. Tao hẹn cho từ giờ đến mai, nếu không đem nộp hết cả gốc lãi món nợ thì phải làm giấy bán đứt ruộng. Bằng không, tao kiện.
- Quan để sau vụ gặt hãy hay, vì lúa con cấy, con có quyền giữ.
Nghị Lại cáu:
- Mày nói quyền? Để tao coi quyền của mày to bằng ngần nào?
Nói đoạn, ông đứng dậy hầm hầm giơ tay tát Pha. Song anh đỡ được và cứng cỏi nói:
- Ông không được phép đánh tôi. Ông ăn hiếp vừa chứ.
Ông nghị cười sâu sắc, trỏ vào mặt Pha:
- À được, tao không có phép đánh mày, nhưng rồi đã có người đủ quyền phép đánh mày cho tao, mà đánh một cách thậm vô lý.
Rồi ông sai Phát đuổi Pha ra, không cho anh nói nửa lời.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook