Bước Đường Cùng
-
Chương 14
Khỏang hai ba giờ chiều mùa Hè là khoảng bức nhất trong một ngày. Nhưng ở nhà quê, người ta ăn vào lúc ấy. Cả ăn cỗ cũng vậy.
Nhà bác San khách khứa đông ăm ắp, như bị luộc trong cái lò lửa. Hình như quên cả nực, người ta vẫn khăn lược, áo dài, ngồi bốn người bốn góc phần, dù có quen nhau hay không, cái đó không can hệ đến sự ghép ngồi cho tiện. Họ nghiêm chỉnh và phe phẩy quạt, không nói với nhau một câu nào, ngoài tiếng mời uống nước, hoặc nhờ quẳng hộ cái điếu. Trời thì oi bức. Nhà thì ba mặt vách quây, nên những tấm thân, tấm áo, tấm khăn, chỉ quen nước mồ hôi, chứ không quen nước lã, tự do xông lên một mùi chua chua.
Ngoài rạp ở sân che lượt cót, tuy thoáng, nhưng nực hơn. Ánh mặt trời xuyên qua những khe hở của nan nửa ghép không khít, mạnh mẽ chiếu lỗ chỗ xuống sân gạch. Khách đã đến chậm chân đều ngồi cả đấy, trên hai hàng phản kê gần nhau.
Sau khi đặt ba hào vào cái dĩa, tươi cười nói mấy câu mừng khách sáo. Pha được San trịnh trọng nhìn xem phản nào thiếu người để mời ngồi tạm. Và bác từ tạ rằng nhà khí hẹp, và ghế giữa, trước bàn thờ phải để dành mời cụ chánh tổng, cụ lý trưởng và hai cụ chánh, phó hội.
Chờ một lát, ba ông sau này ở nhà Nghị Lại đến, nét mặt vẫn còn đầy căm hờn. Sự căm hờn ấy, duy Pha có thể hiểu, nhưng nếu anh không hiểu thì thôi.
San ra tận cổng đón và mời khách vào. Ông lý nói:
- Chúng tôi mắc tí việc, thành ra đến chậm.
Ông chánh hội nhấc cặp kính đen lên trán, mở to mắt nhìn vào trong nhà, và không để ý đến lời chào mọi người, ngạc nhiên hỏi:
- Ừ, thế chưa ăn à?
- Vâng, con chờ các cụ, mà cụ chánh cũng chưa đến.
- Gớm, thế mà ông phó cứ giục rối lên, để yên đằng này làm thêm mấy điếu của hắn nữa có đỡ ức không?
Rồi ông càu nhàu một mình:
- Làm chánh tổng mà khệnh khạng như ông quan.
Ông phó hội đi thẳng ra bể, vục gáo xuống nước, giội vào tay, xoa lên mặt, vuốt lên tóc và râu. Ông cứ để nguyên mặt ướt cho tự nó khô, đi vào, sung sướng nói:
- Mát quá. Chào các cụ.
Rồi tự nhiên, ông móc túi lấy củ tỏi, quả ớt và miếng gừng đặt trước mặt. Chừng mười lăm phút, ông chánh tổng đến, theo sau có thằng đầy tớ cắp tráp và xách điếu.
Cử tọa đứng cả lên phản chào. Ông chánh mỉm cười, nhìn mọi người gật đầu, đáp:
- Phải, phải.
Ông chánh hội trách đùa:
- Người ta mời cụ hai giờ, bây giờ bốn giờ cụ mới đến.
Ông chánh tổng vuốt chòm râu chổi xể, đáp:
- Khốn như đến sớm thì lại bảo là háu ăn.
Nói xong, ông vội vàng cười để mọi người hiểu là câu pha trò đầy những duyên. Ai nấy đều nặn cười để lấy lòng ông chánh tổng.
Một người cũng muốn đùa, mách:
- Bẩm cụ, cụ chánh hội cháu cũng vừa đến đấy ạ.
Nhưng ông chánh tổng không cười.
Từng mâm đầy những miếng trắng xóa, thái to, ở bếp bưng lên và đặt ở giữa bốn người một. Nhưng chỉ trừ bàn giữa, chủ nhân lại ghép thêm mỗi phản một người lớn và có phân thêm cả một thằng bé con nữa, nói rằng người nhà, xin phép cho ngồi tiếp khách. Đoạn bác San dắt con ra giữa, chắp tay lễ phép nói:
- Trời sinh ra thế, chúng tôi có cháu nhờ tổ ấm đỗ được bằng sơ học yếu lược, gọi là thế có sữa con lợn trước lễ thần, sau mời làng, được cụ chánh với các cụ chiếu cố, chúng tôi cảm ơn lắm. Xin rước các cụ.
Thằng Sính, một nhân vật đen trùi trũi, béo, cao, ước chừng mười bảy tuổi, mặt lù đù, khăn áo chỉnh tề, đứng cạnh cha, trịnh trọng chắp tay vái từng mâm một. Rồi không biết làm gì hơn nữa, nó mủm mỉm cười, xuống bếp. Mọi người gật gù nhìn theo nó.
Ngoài sân, pháo bắt đầu nổ. Trong nhà rượu bắt đầu xông lên một mùi hăng nồng. Người ta thấy bác San và thằng Sính đi theo một người đội mâm đồng, chỉ trông rõ có chiếc thủ lợn. Bác đem biếu ông nghị.
Ông chánh tổng gọi thằng mới đứng khoanh tay hầu gần đó:
- Xuống dưới nhà hỏi bác San gái, xem có rượu ngang không nhé.
Bác San chạy lên, khép áp ngực, xoa hai bàn tay vào nhau, lễ phép nói:
- Lạy cụ, để nhà cháu cho đi mua, chứ nhà cháu không trữ sẵn, vì hôm qua cụ lý cháu lại gán cho những ba mươi chai rượu thầy rồi.
Ông lý trưởng bị oán, vội phân trần:
- Phải, đó là lệnh quan. Lệ mổ mỗi con lợn là phải mua mười lăn chai.
- Vâng ạ, cháu có dám nói gì đâu ạ. Là cụ hỏi thì cháu bẩm thế, cháu đã cho đi mua rượu ngang rồi.
Nhân câu chuyện rượu, phản nọ phản kia mới đỡ im lặng. Người ta mới bớt những tiếng mời nhau ăn, và khi nhai xong, bớt nghiêm trang ngồi quạt, nét mặt trầm ngâm ra vẻ nghĩ ngợi.
Rồi những chai cạn đi bao nhiêu, những mặt đỏ lên bấy nhiêu. Mà hơi men bốc ra bao nhiêu, tiếng nói nhiều dần và to dần bấy nhiêu. Ồn ào. Ỳ ộp. Những câu chuyện vẫn chỉ có tính cách địa phương, bỗng:
- Ông đếch sợ thằng nào.
Sự im lặng thành ra công cộng, ai nấy quay nhìn cả một chỗ.
Pha mặt đỏ gay, giật chếc khăn xếp bẹp, quật mạnh xuống phản. Chiếc khăn bẹp thêm và méo mó như cái mồm mếu. Anh không để ý đến ai, lại nói:
- Mười đời nhà nó cũng không kiện nổi ông.
Bác San trai khi ấy đã về, tất tả chạy đến, trợn mắt, trỏ vào mâm cụ chánh và thì thào. Pha đáp:
- Tôi có say tôi chết. Có cụ lý biết đấy, mấy năm trước, lệ uống rượu còn ngặt, tháng nào cụ không gán cho tôi một chai, mà tôi có uống say bao giờ đâu.
Ông lý vừa nhằn xương vừa nói:
- Phải rồi, đó là lệnh trên, mỗi người dân phải nộp một chai một tháng, chứ tôi ép anh thì tôi được cái gì?
- Không, là tôi tức bác ấy kia, bác ấy bảo tôi say, tôi nói càn.
San ôn tồn:
- Thôi, tôi xin, bác nói thế nó mất cả vui.
Một người phản bên kia giơ chén lên nói khích:
- Bác Pha không say thì không uống với tôi một chén.
Pha giương mắt nhìn người khách, rót rượu, ngửa cổ uống ừng ực. Ông lý gọi:
- Này, anh Pha, tỉnh rượu mà nghe tôi hỏi chuyện. Anh làm gì mà phải gán ruộng cho ông nghị thế?
Pha trợn mắt:
- Tôi gán bao giờ?
- Thì ban nãy anh điểm chỉ vào văn tự nợ ông ấy năm chục mà.
Pha há hốc mồm ra. Anh mê hơn là say:
- Đích cụ thấy thế à?
- Tôi nói dối anh làm gì?
Chợt mang máng, anh nhớ lại lời Tân: rút cục nạn gì cũng do cái dốt nát nó đẻ ra. Và trong lúc chếnh choáng, anh cũng nhận thấy rằng vì dốt nát nên anh quá tin ông nghị, vì dốt nát nên anh không biết trong văn tự ông ấy đã tự do viết gì. Thấy Pha ngồi thừ buồn bã, ông lý gọi bác San:
- Kìa, chủ nhân mời anh Pha uống đi chứ. À, anh Pha này, chén xong tổ tôm nhé. Có ba chục bạc trong túi ấy.
Pha nốc một hơi, rồi chán nản, anh nhăn mặt, khà một cái, đáp:
- Vâng, tôm. Cần gì?
Người ta ép nhau uống thật say thật túy lúy. Và khi cơm xong cụ chánh tổng ngả lưng cạnh bàn đèn, hỏi bâng quơ:
- Ồ buồn nhỉ. Con Năm độ này có nhà hay đi hát? Đâu nhỉ?
Chủ nhân hiểu ý, cho người đi gọi cô đầu. Trong khi ấy Pha nôn mửa tung tóe cả ra lẫn chiếu.
Nhà bác San khách khứa đông ăm ắp, như bị luộc trong cái lò lửa. Hình như quên cả nực, người ta vẫn khăn lược, áo dài, ngồi bốn người bốn góc phần, dù có quen nhau hay không, cái đó không can hệ đến sự ghép ngồi cho tiện. Họ nghiêm chỉnh và phe phẩy quạt, không nói với nhau một câu nào, ngoài tiếng mời uống nước, hoặc nhờ quẳng hộ cái điếu. Trời thì oi bức. Nhà thì ba mặt vách quây, nên những tấm thân, tấm áo, tấm khăn, chỉ quen nước mồ hôi, chứ không quen nước lã, tự do xông lên một mùi chua chua.
Ngoài rạp ở sân che lượt cót, tuy thoáng, nhưng nực hơn. Ánh mặt trời xuyên qua những khe hở của nan nửa ghép không khít, mạnh mẽ chiếu lỗ chỗ xuống sân gạch. Khách đã đến chậm chân đều ngồi cả đấy, trên hai hàng phản kê gần nhau.
Sau khi đặt ba hào vào cái dĩa, tươi cười nói mấy câu mừng khách sáo. Pha được San trịnh trọng nhìn xem phản nào thiếu người để mời ngồi tạm. Và bác từ tạ rằng nhà khí hẹp, và ghế giữa, trước bàn thờ phải để dành mời cụ chánh tổng, cụ lý trưởng và hai cụ chánh, phó hội.
Chờ một lát, ba ông sau này ở nhà Nghị Lại đến, nét mặt vẫn còn đầy căm hờn. Sự căm hờn ấy, duy Pha có thể hiểu, nhưng nếu anh không hiểu thì thôi.
San ra tận cổng đón và mời khách vào. Ông lý nói:
- Chúng tôi mắc tí việc, thành ra đến chậm.
Ông chánh hội nhấc cặp kính đen lên trán, mở to mắt nhìn vào trong nhà, và không để ý đến lời chào mọi người, ngạc nhiên hỏi:
- Ừ, thế chưa ăn à?
- Vâng, con chờ các cụ, mà cụ chánh cũng chưa đến.
- Gớm, thế mà ông phó cứ giục rối lên, để yên đằng này làm thêm mấy điếu của hắn nữa có đỡ ức không?
Rồi ông càu nhàu một mình:
- Làm chánh tổng mà khệnh khạng như ông quan.
Ông phó hội đi thẳng ra bể, vục gáo xuống nước, giội vào tay, xoa lên mặt, vuốt lên tóc và râu. Ông cứ để nguyên mặt ướt cho tự nó khô, đi vào, sung sướng nói:
- Mát quá. Chào các cụ.
Rồi tự nhiên, ông móc túi lấy củ tỏi, quả ớt và miếng gừng đặt trước mặt. Chừng mười lăm phút, ông chánh tổng đến, theo sau có thằng đầy tớ cắp tráp và xách điếu.
Cử tọa đứng cả lên phản chào. Ông chánh mỉm cười, nhìn mọi người gật đầu, đáp:
- Phải, phải.
Ông chánh hội trách đùa:
- Người ta mời cụ hai giờ, bây giờ bốn giờ cụ mới đến.
Ông chánh tổng vuốt chòm râu chổi xể, đáp:
- Khốn như đến sớm thì lại bảo là háu ăn.
Nói xong, ông vội vàng cười để mọi người hiểu là câu pha trò đầy những duyên. Ai nấy đều nặn cười để lấy lòng ông chánh tổng.
Một người cũng muốn đùa, mách:
- Bẩm cụ, cụ chánh hội cháu cũng vừa đến đấy ạ.
Nhưng ông chánh tổng không cười.
Từng mâm đầy những miếng trắng xóa, thái to, ở bếp bưng lên và đặt ở giữa bốn người một. Nhưng chỉ trừ bàn giữa, chủ nhân lại ghép thêm mỗi phản một người lớn và có phân thêm cả một thằng bé con nữa, nói rằng người nhà, xin phép cho ngồi tiếp khách. Đoạn bác San dắt con ra giữa, chắp tay lễ phép nói:
- Trời sinh ra thế, chúng tôi có cháu nhờ tổ ấm đỗ được bằng sơ học yếu lược, gọi là thế có sữa con lợn trước lễ thần, sau mời làng, được cụ chánh với các cụ chiếu cố, chúng tôi cảm ơn lắm. Xin rước các cụ.
Thằng Sính, một nhân vật đen trùi trũi, béo, cao, ước chừng mười bảy tuổi, mặt lù đù, khăn áo chỉnh tề, đứng cạnh cha, trịnh trọng chắp tay vái từng mâm một. Rồi không biết làm gì hơn nữa, nó mủm mỉm cười, xuống bếp. Mọi người gật gù nhìn theo nó.
Ngoài sân, pháo bắt đầu nổ. Trong nhà rượu bắt đầu xông lên một mùi hăng nồng. Người ta thấy bác San và thằng Sính đi theo một người đội mâm đồng, chỉ trông rõ có chiếc thủ lợn. Bác đem biếu ông nghị.
Ông chánh tổng gọi thằng mới đứng khoanh tay hầu gần đó:
- Xuống dưới nhà hỏi bác San gái, xem có rượu ngang không nhé.
Bác San chạy lên, khép áp ngực, xoa hai bàn tay vào nhau, lễ phép nói:
- Lạy cụ, để nhà cháu cho đi mua, chứ nhà cháu không trữ sẵn, vì hôm qua cụ lý cháu lại gán cho những ba mươi chai rượu thầy rồi.
Ông lý trưởng bị oán, vội phân trần:
- Phải, đó là lệnh quan. Lệ mổ mỗi con lợn là phải mua mười lăn chai.
- Vâng ạ, cháu có dám nói gì đâu ạ. Là cụ hỏi thì cháu bẩm thế, cháu đã cho đi mua rượu ngang rồi.
Nhân câu chuyện rượu, phản nọ phản kia mới đỡ im lặng. Người ta mới bớt những tiếng mời nhau ăn, và khi nhai xong, bớt nghiêm trang ngồi quạt, nét mặt trầm ngâm ra vẻ nghĩ ngợi.
Rồi những chai cạn đi bao nhiêu, những mặt đỏ lên bấy nhiêu. Mà hơi men bốc ra bao nhiêu, tiếng nói nhiều dần và to dần bấy nhiêu. Ồn ào. Ỳ ộp. Những câu chuyện vẫn chỉ có tính cách địa phương, bỗng:
- Ông đếch sợ thằng nào.
Sự im lặng thành ra công cộng, ai nấy quay nhìn cả một chỗ.
Pha mặt đỏ gay, giật chếc khăn xếp bẹp, quật mạnh xuống phản. Chiếc khăn bẹp thêm và méo mó như cái mồm mếu. Anh không để ý đến ai, lại nói:
- Mười đời nhà nó cũng không kiện nổi ông.
Bác San trai khi ấy đã về, tất tả chạy đến, trợn mắt, trỏ vào mâm cụ chánh và thì thào. Pha đáp:
- Tôi có say tôi chết. Có cụ lý biết đấy, mấy năm trước, lệ uống rượu còn ngặt, tháng nào cụ không gán cho tôi một chai, mà tôi có uống say bao giờ đâu.
Ông lý vừa nhằn xương vừa nói:
- Phải rồi, đó là lệnh trên, mỗi người dân phải nộp một chai một tháng, chứ tôi ép anh thì tôi được cái gì?
- Không, là tôi tức bác ấy kia, bác ấy bảo tôi say, tôi nói càn.
San ôn tồn:
- Thôi, tôi xin, bác nói thế nó mất cả vui.
Một người phản bên kia giơ chén lên nói khích:
- Bác Pha không say thì không uống với tôi một chén.
Pha giương mắt nhìn người khách, rót rượu, ngửa cổ uống ừng ực. Ông lý gọi:
- Này, anh Pha, tỉnh rượu mà nghe tôi hỏi chuyện. Anh làm gì mà phải gán ruộng cho ông nghị thế?
Pha trợn mắt:
- Tôi gán bao giờ?
- Thì ban nãy anh điểm chỉ vào văn tự nợ ông ấy năm chục mà.
Pha há hốc mồm ra. Anh mê hơn là say:
- Đích cụ thấy thế à?
- Tôi nói dối anh làm gì?
Chợt mang máng, anh nhớ lại lời Tân: rút cục nạn gì cũng do cái dốt nát nó đẻ ra. Và trong lúc chếnh choáng, anh cũng nhận thấy rằng vì dốt nát nên anh quá tin ông nghị, vì dốt nát nên anh không biết trong văn tự ông ấy đã tự do viết gì. Thấy Pha ngồi thừ buồn bã, ông lý gọi bác San:
- Kìa, chủ nhân mời anh Pha uống đi chứ. À, anh Pha này, chén xong tổ tôm nhé. Có ba chục bạc trong túi ấy.
Pha nốc một hơi, rồi chán nản, anh nhăn mặt, khà một cái, đáp:
- Vâng, tôm. Cần gì?
Người ta ép nhau uống thật say thật túy lúy. Và khi cơm xong cụ chánh tổng ngả lưng cạnh bàn đèn, hỏi bâng quơ:
- Ồ buồn nhỉ. Con Năm độ này có nhà hay đi hát? Đâu nhỉ?
Chủ nhân hiểu ý, cho người đi gọi cô đầu. Trong khi ấy Pha nôn mửa tung tóe cả ra lẫn chiếu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook