Bước Đường Cùng
-
Chương 12
Pha ở huyện về, cởi khăn áo xong, anh bắc chõng ra sân ngồi mát, thừ người tiếc ngẩn tiếc ngơn món tiền hai chục tạ quan. Vợ anh tặc lưỡi tự an ủi:
- Thôi, thì cũng là cái số mất của, thế cho đỡ ốm.
Pha không nói gì, thở dài. Thấy chồng thế, chị Pha ái ngại lại nói:
- Người còn thì của còn. Bà Thọ hẹn hôm nay mua lại gánh hàng, hễ được giá thì bán phăng để trả nợ. Chân tay còn cứng rắn, hễ sạch nợ thì ta làm giàu cần gì.
Pha chán nản:
- Bu mày đừng nói đến chuyện làm giàu đi.
Một tiếng cười ròn tan ở ngoài cổng. Chị Pha nhìn ra, thấy bác Tân, chị ruột chị, lấy chồng dưới cuối tổng, vui vẻ vừa tào lao vừa nói:
- Từ ngày chú dì ở cữ cháu, tôi cứ bảo lên mừng mà nhà bận quá. Nào thằng cu ra bác bế nào.
Bác Tân âu yếm đón thằng Bạch ngủ trên tay mẹ nó và nựng nó đủ điều để nó thức dậy.
Pha đứng lên nhường chỗ cho chị vợ, rồi đi rót bát nước vối:
- Bà uống tạm.
Bác Tân nhìn Pha, hỏi:
- Tôi nghe chú mới được cái bổng?
Pha cười:
- Vâng, cái bổng to.
Vợ anh chép miệng:
- Vợ chồng tôi trót nghe nhà ông nghị xui dại, thành ra bị cái vạ vịt.
Rồi chị kể đầu đuôi, từ việc đặt tên con, việc trương Thi chửi cạnh mất gà, việc bỏ rượu lậu vào ruộng, đến việc Thi sinh chuyện để kiện, và trước sau chồng chị bị đòn, bị giam, bị mất tiền ra sao.
Bà Tân ngẩn ra nghe, thỉnh thoảng chép miệng than thở:
- Khốn nạn!
Kể xong, chị Pha kết cục:
- Thì ra ông ấy xui nguyên giục bị, để nhà tôi tự nhiên mất hơn ba chục đồng bạc có tai hại không? Thế mà vẫn làm ra ta nhân đức lắm, thương người lắm. Mà làm sao ông quan ông ấy ăn vô lý thế mà cũng ăn được.
Bác Tân cười mỉa mai:
- Làm quan lấy tiền đưa đến tận mõm lại còn phân biệt có lý với vô lý! Ông này ác chẳng kém ông trước. Này, thấy người ta bảo hễ nghe nhà nào có máu mặt trong huyện, là cho người đến gây sự kiện tụng để ăn tiền đấy.
Thấy vợ Pha thở dài, bác Tân tức tối nói tiếp:
- Ăn vừa vừa chứ, kẻo lại mất quan sớm.
Pha cười:
- Người ta khôn, ăn tiền đúng phép, chứ có để hớ hênh chỗ nào đâu mà sợ. Mình là dân, hễ cứ có việc gì dính đến quan, thì cứ là tuyệt nghiệp.
Chị Pha bĩu môi:
- Tại thầy nó nghe ông nghị nên mới đến nỗi, chứ người khác thì việc gì?
Rồi chị nói với bác Tân:
- Tôi định bán gánh hàng đấy bác ạ, để lấy tiền mà trả nợ ông nghị, ông ấy lấy lãi nặng quá. Mười lăm hai mươi phân là thường.
Bác Tân cười, nói đùa:
- Thảo nào ban nãy chưa chi chú dì đã nói đến chuyện làm giàu!
Pha cười chán nản:
- Nói đùa cho vui đấy chứ, nếu giàu được thì giàu rồi. Năm ngoái tôi dọn cái quan viên, mà mãi mới trả nợ hết.
Bác Tân nói thêm:
- Vả lại ở làng khác, còn mong nói chuyện làm giàu, chứ ở làng này, tục hương ẩm nặng lắm, mấy lại còn đời lão nghị thì cứ là dân đi tiêu hết, đấy chú dì xem bác Hai, bác Ba nhà này thì biết.
Pha cảm động đáp:
- Bà nói đúng đấy. Như bác đám Ích, kể là tay giỏi. Bao nhiêu ruộng nương mất sạch với ông nghị về cái năm cái đám, phải lên tận Tuyên Quang làm ăn. Thế mà mấy năm chả biết phát tài thế nào, bác ấy lại dành dụm được cái vốn, về ở làng. Thế mà cái nhà ông nghị cũng bất nhân, chẳng biết sinh sự thế nào với bác ấy, đến nỗi bác ấy lại mất nhà, hết sạch sẽ, và nay lại lên Tuyên Quang.
Ba người cùng phá ra cười. Chị Pha tiếp:
- Bác đám gái bẻ que thề rằng từ giờ đến lúc chết cũng không về làng nữa.
Bác Tân nói:
- Ở làng tôi, tiếng thế mà làm ăn dễ dàng hơn làng này.
Chị Pha tiếp:
- Là vì dưới làng còn có người nọ người kia biết tiếng tây, nhất là không ai giàu hẳn như ông Nghị Lại, chủ rặt những nhà sàn sàn đủ ăn như nhau thôi.
- Thật đấy, chỉ những người cùng cảnh mới biết thương hại nhau, đùm bọc nhau, chứ hạng giàu có, họ coi mình như cái kiến cái bọ, giẫm lên mình lúc nào thì mình chết lúc ấy.
Pha nói đùa:
- Độ vài năm nữa, khi đất ruộng làng An Đạo này về tay ông Nghị Lại cả, thì ông ấy ăn lan sang đến làng trung, làng thượng, rồi đến làng Đông Thái nhà bác.
- Bây giờ lại còn chưa, mới độ một phần tư ruộng của ông ấy thôi. Nghĩa là chúng tôi ở xa ông ta, thì ít người bị vạ.
Pha căm hờn tiếp:
- Nhưng không bị cái vạ nhà giàu thì bị cái quan, cũng thế.
Bác Tân gật:
- Ừ, vạ quan thì chẳng làng nào thoát.
Rồi thở dài, bác tiếp:
- Gớm, bao giờ ông ấy đổi đi cho dân nhờ.
- Ông này đổi đi thì ông khác lại đến, bao giờ mình thoát được?
Pha buồn nản, nhắc lại ý ban nãy:
- Rút cục chỉ dân chết, chết vì nạn nhà giàu, chết vì nạn quan.
Bác Tân trai ở ngoài cổng bước vào, cười vui vẻ nói tiếp một thôi một hồi:
- Dân quê còn chết về nhiều cái nạn khác nữa, nạn ăn ở bẩn thỉu, dại dột, sưu cao thuế nặng, nạn lụt, nạn đại hạn, nạn hủ lậu, rút cục nạn gì cũng do cái dốt nát nó đẻ ra cả.
Câu nói pha trò của người vui tính không làm ai cười, trái lại, nó khiến mọi người phải ngẫm nghĩ. Nói xong, bác Tân ngồi xuống chõng, vớ cái điếu hút sòng sọc.
Bác Tân gái nhìn chồng, chép miệng buồn rầu mách:
- Thầy nó ạ, chú dì định bán món hàng đi để trang trải nợ lão Nghị Lại.
Pha kể đầu đuôi cái tai bay vạ gió mà mình vừa bị cho anh rể nghe. Bác Tân trai trầm ngâm hỏi:
- Thì chú dì lấy gì mà ăn?
- Chúng tôi còn tám sào đây, may cũng đủ ăn, rồi đi làm mướn kiếm thêm chứ gì.
Khách lắc đầu, ngao ngán:
- Chú dì sang ở với tôi, chứ đừng nên ở đây. Ta biết trước cái làng này bất lợi cho bọn nghèo ta, ta nên tránh trước nó đi.
Bác Tân gái gắt:
- Thầy nó nói mới hay chứ? Ai lại có làng có nước có nhà có ruộng hẳn hoi, mà bỏ đi ở nhà anh rể?
Bác Tân trai không đáp, hỏi:
- Thế chú dì bán xong gánh hàng, thì định làm cho ai?
- Tôi hãy biết sạch nợ ông nghị là thoát được cái nạn to, còn thì trời sinh voi sinh cỏ, lo gì?
Bác Tân gái hỏi:
- Thế bà Thọ dạm mua cho dì à?
Chị Pha thở dài:
- Chắc gì? Còn trả rẻ thối ra, ai bán được?
Bác Tân trai hỏi:
- Bác Thọ nào nhỉ?
- Là chị gái bà nghị Ba đấy mà, bà ấy mua cho con dâu tập buôn.
- Thôi thế thì không bao giờ dì nên bán, mà cũng không bao giờ dì bán nổi.
Chị Pha ngơ ngác nhìn bác Tân, bác này giảng:
- Vì họ dìm giá. Họ biết rằng ngoài họ, không ai có tiền mua nổi thì bắt chẹt lúc mình cần tiền.
Bác gái tiếp:
- Mà biết đâu lại không chính ông nghị mua của dì đấy.
Bác trai nghĩ ngợi rồi bàn với vợ:
- Đẻ nó ạ, hay là ta mua giúp chú dì?
- Chị em trong nhà với nhau, ai lại mua thế, người ta cười cho.
- Thì ta trả cho dì như dì buôn ở hiệu ấy chứ gì? Đừng để dì thiệt.
Chị Pha giãy nảy:
- Không, tôi không bán cho hai bác đâu.
- Thì dì đừng ăn lãi chúng tôi, chúng tôi không mua rẻ của dì. Như thế nhà tôi đỡ công đi cất hàng, mà dì không phải bị người ngoài họ trả giá hạ quá.
Chị Pha thở dài, cảm bụng tử tế của anh rể. Chị nhìn chồng ngồi thừ cúi mặt gằm xuống.
- Thôi, thì cũng là cái số mất của, thế cho đỡ ốm.
Pha không nói gì, thở dài. Thấy chồng thế, chị Pha ái ngại lại nói:
- Người còn thì của còn. Bà Thọ hẹn hôm nay mua lại gánh hàng, hễ được giá thì bán phăng để trả nợ. Chân tay còn cứng rắn, hễ sạch nợ thì ta làm giàu cần gì.
Pha chán nản:
- Bu mày đừng nói đến chuyện làm giàu đi.
Một tiếng cười ròn tan ở ngoài cổng. Chị Pha nhìn ra, thấy bác Tân, chị ruột chị, lấy chồng dưới cuối tổng, vui vẻ vừa tào lao vừa nói:
- Từ ngày chú dì ở cữ cháu, tôi cứ bảo lên mừng mà nhà bận quá. Nào thằng cu ra bác bế nào.
Bác Tân âu yếm đón thằng Bạch ngủ trên tay mẹ nó và nựng nó đủ điều để nó thức dậy.
Pha đứng lên nhường chỗ cho chị vợ, rồi đi rót bát nước vối:
- Bà uống tạm.
Bác Tân nhìn Pha, hỏi:
- Tôi nghe chú mới được cái bổng?
Pha cười:
- Vâng, cái bổng to.
Vợ anh chép miệng:
- Vợ chồng tôi trót nghe nhà ông nghị xui dại, thành ra bị cái vạ vịt.
Rồi chị kể đầu đuôi, từ việc đặt tên con, việc trương Thi chửi cạnh mất gà, việc bỏ rượu lậu vào ruộng, đến việc Thi sinh chuyện để kiện, và trước sau chồng chị bị đòn, bị giam, bị mất tiền ra sao.
Bà Tân ngẩn ra nghe, thỉnh thoảng chép miệng than thở:
- Khốn nạn!
Kể xong, chị Pha kết cục:
- Thì ra ông ấy xui nguyên giục bị, để nhà tôi tự nhiên mất hơn ba chục đồng bạc có tai hại không? Thế mà vẫn làm ra ta nhân đức lắm, thương người lắm. Mà làm sao ông quan ông ấy ăn vô lý thế mà cũng ăn được.
Bác Tân cười mỉa mai:
- Làm quan lấy tiền đưa đến tận mõm lại còn phân biệt có lý với vô lý! Ông này ác chẳng kém ông trước. Này, thấy người ta bảo hễ nghe nhà nào có máu mặt trong huyện, là cho người đến gây sự kiện tụng để ăn tiền đấy.
Thấy vợ Pha thở dài, bác Tân tức tối nói tiếp:
- Ăn vừa vừa chứ, kẻo lại mất quan sớm.
Pha cười:
- Người ta khôn, ăn tiền đúng phép, chứ có để hớ hênh chỗ nào đâu mà sợ. Mình là dân, hễ cứ có việc gì dính đến quan, thì cứ là tuyệt nghiệp.
Chị Pha bĩu môi:
- Tại thầy nó nghe ông nghị nên mới đến nỗi, chứ người khác thì việc gì?
Rồi chị nói với bác Tân:
- Tôi định bán gánh hàng đấy bác ạ, để lấy tiền mà trả nợ ông nghị, ông ấy lấy lãi nặng quá. Mười lăm hai mươi phân là thường.
Bác Tân cười, nói đùa:
- Thảo nào ban nãy chưa chi chú dì đã nói đến chuyện làm giàu!
Pha cười chán nản:
- Nói đùa cho vui đấy chứ, nếu giàu được thì giàu rồi. Năm ngoái tôi dọn cái quan viên, mà mãi mới trả nợ hết.
Bác Tân nói thêm:
- Vả lại ở làng khác, còn mong nói chuyện làm giàu, chứ ở làng này, tục hương ẩm nặng lắm, mấy lại còn đời lão nghị thì cứ là dân đi tiêu hết, đấy chú dì xem bác Hai, bác Ba nhà này thì biết.
Pha cảm động đáp:
- Bà nói đúng đấy. Như bác đám Ích, kể là tay giỏi. Bao nhiêu ruộng nương mất sạch với ông nghị về cái năm cái đám, phải lên tận Tuyên Quang làm ăn. Thế mà mấy năm chả biết phát tài thế nào, bác ấy lại dành dụm được cái vốn, về ở làng. Thế mà cái nhà ông nghị cũng bất nhân, chẳng biết sinh sự thế nào với bác ấy, đến nỗi bác ấy lại mất nhà, hết sạch sẽ, và nay lại lên Tuyên Quang.
Ba người cùng phá ra cười. Chị Pha tiếp:
- Bác đám gái bẻ que thề rằng từ giờ đến lúc chết cũng không về làng nữa.
Bác Tân nói:
- Ở làng tôi, tiếng thế mà làm ăn dễ dàng hơn làng này.
Chị Pha tiếp:
- Là vì dưới làng còn có người nọ người kia biết tiếng tây, nhất là không ai giàu hẳn như ông Nghị Lại, chủ rặt những nhà sàn sàn đủ ăn như nhau thôi.
- Thật đấy, chỉ những người cùng cảnh mới biết thương hại nhau, đùm bọc nhau, chứ hạng giàu có, họ coi mình như cái kiến cái bọ, giẫm lên mình lúc nào thì mình chết lúc ấy.
Pha nói đùa:
- Độ vài năm nữa, khi đất ruộng làng An Đạo này về tay ông Nghị Lại cả, thì ông ấy ăn lan sang đến làng trung, làng thượng, rồi đến làng Đông Thái nhà bác.
- Bây giờ lại còn chưa, mới độ một phần tư ruộng của ông ấy thôi. Nghĩa là chúng tôi ở xa ông ta, thì ít người bị vạ.
Pha căm hờn tiếp:
- Nhưng không bị cái vạ nhà giàu thì bị cái quan, cũng thế.
Bác Tân gật:
- Ừ, vạ quan thì chẳng làng nào thoát.
Rồi thở dài, bác tiếp:
- Gớm, bao giờ ông ấy đổi đi cho dân nhờ.
- Ông này đổi đi thì ông khác lại đến, bao giờ mình thoát được?
Pha buồn nản, nhắc lại ý ban nãy:
- Rút cục chỉ dân chết, chết vì nạn nhà giàu, chết vì nạn quan.
Bác Tân trai ở ngoài cổng bước vào, cười vui vẻ nói tiếp một thôi một hồi:
- Dân quê còn chết về nhiều cái nạn khác nữa, nạn ăn ở bẩn thỉu, dại dột, sưu cao thuế nặng, nạn lụt, nạn đại hạn, nạn hủ lậu, rút cục nạn gì cũng do cái dốt nát nó đẻ ra cả.
Câu nói pha trò của người vui tính không làm ai cười, trái lại, nó khiến mọi người phải ngẫm nghĩ. Nói xong, bác Tân ngồi xuống chõng, vớ cái điếu hút sòng sọc.
Bác Tân gái nhìn chồng, chép miệng buồn rầu mách:
- Thầy nó ạ, chú dì định bán món hàng đi để trang trải nợ lão Nghị Lại.
Pha kể đầu đuôi cái tai bay vạ gió mà mình vừa bị cho anh rể nghe. Bác Tân trai trầm ngâm hỏi:
- Thì chú dì lấy gì mà ăn?
- Chúng tôi còn tám sào đây, may cũng đủ ăn, rồi đi làm mướn kiếm thêm chứ gì.
Khách lắc đầu, ngao ngán:
- Chú dì sang ở với tôi, chứ đừng nên ở đây. Ta biết trước cái làng này bất lợi cho bọn nghèo ta, ta nên tránh trước nó đi.
Bác Tân gái gắt:
- Thầy nó nói mới hay chứ? Ai lại có làng có nước có nhà có ruộng hẳn hoi, mà bỏ đi ở nhà anh rể?
Bác Tân trai không đáp, hỏi:
- Thế chú dì bán xong gánh hàng, thì định làm cho ai?
- Tôi hãy biết sạch nợ ông nghị là thoát được cái nạn to, còn thì trời sinh voi sinh cỏ, lo gì?
Bác Tân gái hỏi:
- Thế bà Thọ dạm mua cho dì à?
Chị Pha thở dài:
- Chắc gì? Còn trả rẻ thối ra, ai bán được?
Bác Tân trai hỏi:
- Bác Thọ nào nhỉ?
- Là chị gái bà nghị Ba đấy mà, bà ấy mua cho con dâu tập buôn.
- Thôi thế thì không bao giờ dì nên bán, mà cũng không bao giờ dì bán nổi.
Chị Pha ngơ ngác nhìn bác Tân, bác này giảng:
- Vì họ dìm giá. Họ biết rằng ngoài họ, không ai có tiền mua nổi thì bắt chẹt lúc mình cần tiền.
Bác gái tiếp:
- Mà biết đâu lại không chính ông nghị mua của dì đấy.
Bác trai nghĩ ngợi rồi bàn với vợ:
- Đẻ nó ạ, hay là ta mua giúp chú dì?
- Chị em trong nhà với nhau, ai lại mua thế, người ta cười cho.
- Thì ta trả cho dì như dì buôn ở hiệu ấy chứ gì? Đừng để dì thiệt.
Chị Pha giãy nảy:
- Không, tôi không bán cho hai bác đâu.
- Thì dì đừng ăn lãi chúng tôi, chúng tôi không mua rẻ của dì. Như thế nhà tôi đỡ công đi cất hàng, mà dì không phải bị người ngoài họ trả giá hạ quá.
Chị Pha thở dài, cảm bụng tử tế của anh rể. Chị nhìn chồng ngồi thừ cúi mặt gằm xuống.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook