Bước Đường Cùng
-
Chương 10
Cả đêm hôm ấy, chị Pha cũng không ngủ. Chị nóng cả ruột, hết đứng lại ngồi, hết thở dài lại bế con ra cổng ngóng. Chị chắng hiểu duyên cớ vì đâu mà chồng lên huyện, chỉ đưa một bức thư mà không thấy về. Hay quan đi vắng anh phải ở lại đợi. Hay quan yêu anh vì nỗi gì mà bắt ở huyện cho làm lính lệ tháng tháng được ăn lương chăng. Rồi đến chiều, tự nhiên chị thấy máy mắt thì đâm lo, thành ra ruột nóng như cào. Nghĩ khôn chẳng nghĩ, chị lại cứ nghĩ dại. chồng chị có đi đâu thì sớm tối thế nào cũng về, chứ chưa hề ngủ đêm lại bao giờ. Cho nên lần này, chị thấy nhà quạnh vắng quá. Mà chị lo đêm hôm có trộm. Nhà tuy chẳng có gì, nhưng gánh hàng đấy, nó vơ vét cũng được vài chục đồng bạc. Chị đứng bên hàng rào gọi bà trưởng Bạt cho cái Bống sang ngủ với chị cho vui, nhưng con bé nhát, sợ tối, không dám đi. Bởi vậy, vừa chập tối, chị đã đóng cổng, chốt cửa giả cẩn thận rồi bế con đi nằm. Tuy vậy, chị có ngủ được đâu. Chị có thể đếm được những tiếng kẽo kẹt của bụi tre gần đó nghiến vào nhau bao nhiêu lần, cùng lúc canh tư chó nhà ai ở xóm đồng rít lên mấy hồi rùng rợn. Mỗi bận ở ngoài đường có tiếng gót chân nện xuống đất, chị lại mừng hụt rồi lại lo. Đầu trồng canh ba, chị vùng trở dậy, mở cửa ra đầu nhà, lấy nồi nước, bẻ bồ kếp và đun. Chị gội đầu xong, ngồi quạt cho tóc khô, rồi mới đi nằm. Một tiếng chim kêu khuya, một tiếng sột soạt, chị đều cho là cái điềm, mà không đoán được là hay, hay gở.
Cho đến tận rạng đông, tuy ít ngủ, song chị ngồi nhổm dậy, tỉnh táo lắm. Thằng bé còn nằm im thin thít, thỉng thoảng theo thói quen, móm mém miệng như để bú. Chị mở bồ lấy đinh vàng, thẻ hương vội vàng ra miếu đầu làng để lễ, suỵt soạt cầu bình yên cho chồng.
Chị đến bếp, nhóm lửa, thổi niêu cơm và gọi cái Bống sang giúp đỡ. Bữa cơm vắng chồng, chị chắc chán ngắt, nên còn tí muối vừng chiều hôm trước, chị đem ăn nốt, để dành dừa cho phần chồng. Ăn xong, chị đánh thức con, mớm cho nó, rổi vét trong nhà có đồng hai tiền hàng, chị giắt thắt lưng, gánh đôi bồ đi. Nhưng không hiểu sao, chị không ra chợ, chị tạt sang nhà bà trưởng Bạt:
- Bà cho tôi gửi gánh hàng, thầy cháu đi vắng, tôi không đi chợ. Tôi lên huyện cắt một vài thức.
- Thế anh ấy đêm qua chưa về à?
Chị thở dài:
- Chưa, chả hiểu làm sao.
- Khoảng đầu trống ba, tôi thấy chó cắn, lại có tiếng người gọi, tôi ngỡ anh ấy về. Phải, chị nghỉ buổi chợ, nhân tiện lên huyện xem sao.
Chị Pha quẩy gánh vào buồng, bà trưởng hỏi:
- Hôm nay phiên chợ huyện đấy nhỉ.
- Vâng.
- Thế chị chịu khó xem lợn có rẻ thì mua cho tôi một đôi, độ đồng rưỡi hai đồng nhé, chị có ứng hộ, rồi tôi trả sau.
Chị Pha cười, thoái thác:
- Tôi chỉ có vài đồng để mua hàng, ứng sao được cho bà?
Bà trưởng vào buồng rồi ra, tay cầm cái túi bằng vải. Bà cởi miệng túi, lấy ra một đồng bạc giấy, và đếm mười hào cho chị Pha. Chị Pha đùa:
- Chà, bà này rít nhỉ, cấp vốn cho tôi một đồng, mai tôi bán được hàng, tôi trả nào.
- Còn đâu, đấy là tiền bán lợn của nhà Dậu hôm kia ấy.
Rồi bà chép miệng:
- Không bán thì thằng bố Dậu nó cũng khênh đi mất, tội quá, thuốc với sái, đa mang vào chỉ khổ.
Chị Pha tán:
- Thì bà không cho tôi vay, chú Dậu chú ấy cũng ăn cắp mất hết cho mà xem.
Bà trưởng thở dài, nghĩ ngợi một lát, rồi nói:
- Ờ thì tôi cho chị vay, cũng như gửi chị giữ hộ. Nhưng bao giờ trả, phải lãi năm xu cơ.
Chị Pha nhận liều. Bà trưởng mở túi tiền ra đếm cả hào lẫn xu năm và xu lẻ lấy một đồng. Chị Pha hớn hở:
- Thôi chào bà nhé.
- Hãy gượm, đi đâu mà vội, để tôi bảo nó ra giàn hái mấy là trầu không, ăn một miếng đã.
Nhưng chị Pha nóng ruột nói:
- Để đến chiều. Thôi tôi đi đây.
Chị Pha tất tả lên huyện. Qua cánh đồng lúa má xanh tốt, chị mừng thầm năm nay được mùa. Chị tạt qua ruộng nhà xem có hũ rượu lậu nào không, trời trưa nắng, gió mát rười rượi làm chị càng hăm hở đi cho chóng đến nơi.
Đến phố huyện, qua các hàng cơm nào chị cũng hỏi thăm, nhưng chẳng ai biết chồng chị là ai cả.
Chị càng bối rối. Giữa lúc ấy chị nghe có hồi trống rắn rỏi trong huyện, chị biết rằng chỉ vào đó, hỏi thăm lính mới rõ.
Chị tiến vào cổng huyện, thấy người lính canh, xà cạp, thắt lưng da, ngồi trên chiếc ghế đẩu, chống súng xuống đất thì ngập ngừng. Chị ngả nón, đánh bạo đến gần hỏi:
- Thưa thầy quyền, thầy làm phúc bảo cháu, nhà cháu có trong nhà này không?
Thấy câu hỏi vẩn vơ, người lính nhìn rất oai vệ. Nhưng khi đã trông rõ rằng người đàn bà ngớ ngẩn này tuy xấu, nhưng còn đôi vú vớt vát được, nên anh ta dịu ngay mặt, nhăn nhở trỏ vào cái nhà gạch cao ở cạnh, cười đáp:
- Có, chị muốn hỏi thăm nhà chị, thì vô khối trong kia.
Nói đoạn, hắn túm ngay lấy nón chị Pha. Chị hãi giật lùi lại, nhưng không kịp.
- Lạy thầy, thầy cho cháu xin, cháu đi tìm nhà cháu đây mà.
Người lính nhìn chị Pha rất tình tứ, đáp:
- Biết rồi, có nói tử tế thì đằng này trả, không thầy thầy cháu cháu gì cả. Lại đây bảo: người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không.
Chị Pha vốn chẳng phải nữ sĩ, nên câu văn chương kia, chị chẳng hiểu gì. Song cũng đoán biết là thầy quyền ghẹo mình nên trống ngực chị nổi lên, chị van lạy:
- Lạy thầy, cho cháu xin, cháu có chồng con rồi.
Người lính đứng phắt dậy, nắm lấy tay chị Pha, nhưng hụt. Chị giằng được ra. Chị tức đầy ruột, nhưng phải nén không dám giở chua ngoa. Bỗng có tiếng cười khanh khách:
- Này, hai anh chị để đến tối, ai lại ban ngày ban mặt mà xấu chơi ngay ở ngoài đường thế.
Người lính híp đôi mắt lẳng lơ để cố cười cho có duyên. Thấy người đội khăn, mặc áo dài thâm, ở tai có gài cái bút, có vẻ nho nhã, đương nhìn người lính và mình giằng co nhau, chị Pha ngượng ngịu quá nói:
- Nhờ ông xin hộ thầy quyền cho cháu cái nón, cháu đi tìm nhà cháu lên hầu quan từ chiều hôm qua chưa về.
Trong khi chị vô ý, thì đáp độp một cái ở ngực, chị Pha giật nẩy mình. Trẻ phố xúm lại xem từ ban nãy cười dậy lên. Thì ra anh lính đã bóp được vú chị. Chị xấu hổ, run lên, xám người lại, toan quen mồm cất tiếng chửi. Nhưng người lính quẳng chiếc nón vào chị, nghiêng đầu cho rõ tình tứ và nhăn nhở nói:
- Đây, anh cho nhà, nhà đi nhé.
Chị Pha hầm hầm cầm nón, đi thẳng vào sân công đường, kệ những tiếng cười đằng sau vẫn giòn tan. Người lính hôm nọ thấy chị Pha quen mặt thì chạy lại. Nỗi mừng làm chị quên ngay việc nhục nhã vừa rồi. chị hỏi:
- Thưa cậu, nhà tôi lên quan hôm qua, sao mãi chưa về?
Người lính khủng khỉnh gật đầu, đáp:
- Phải rồi, tôi biết, nhưng không úp mở gì cả, đưa mấy hào đã, tôi bảo.
Dịu dàng, chị Pha đáp:
- Cậu làm phúc bảo dùm cháu, cháu đội ơn.
- Chà! Ơn với huệ gì, một đời chị mới đến đây một lần. Có tiền thì bảo, không có tiền thì ra. Bữa cơm chị thết tôi hôm kia tiêu hết rồi.
Chị Pha nghĩ đến dặm đường, không lẽ vào đây, hỏi được gần đến nơi, lại chịu về, không được việc gì, để qua lính canh đĩ bợm khi nãy. Chị đành cởi thắt lưng lấy một hào. Người lính tử tế nói ngay:
- Kiếm cái gì vào nói với Thầy đội, thầy ấy cho vào thăm. Hiện bác ấy đang phải giam ở trong trại.
Chị Pha rú lên một tiếng rồi nước mắt chạy quanh, chị bàng hoàng nói mãi mới được:
Trại ở đâu, cậu?
Người lính trở tay. Chị thổn thức tiến về phía trại, mở mành ra, vừa khóc vừa nói:
- Lạy cụ, cụ làm phúc cho con vào thăm nhà con phải giam từ hôm qua.
Đội lệ ngơ ngác một phút, rồi hiểu ngay, song vẫn hỏi:
- Chồng mày là đứa nào?
- Bẩm tên Pha ạ.
Thầy loè:
- Pha, à phải, tội nặng lắm đấy, không ai vào thăm được cả.
Chị Pha nức lên khóc. Thầy đội hỏi:
- Con mẹ kia, có im mồm không, quan nghe tiếng thì tù nốt bây giờ. Ta hỏi đây: Chồng mày có tội gì?
Chị Pha chùi nước mắt, đáp:
- Lạy cụ xét cho, chồng con hiền lành, con chẳng biết có tội gì cả?
- Mày lại giấu cho chồng mày. Nó khai cả rồi. ông cho chết. Thế bây giờ mày nuốn gì?
- Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm chồng con.
Đội lệ cười:
- Mày tưởng cái trại này như buồng nhà mày để vợ chồng mày trò chuyện với nhau phải không?
- Lạy cụ, con là đàn bà, có cái gì không nên không phải, cụ đánh cho hai chữ đại xá, cụ cho phép con vào một tí hỏi chồng con xem đầu đuôi ra làm sao.
Vừa nói, chị có ý nhìn xung quanh. Đầu chái đằng kia, chỗ có chấn song tre, trong bóng tối, chị thấy một người ngồi dưới đất nghểnh cổ ra ngoài, hình dáng rõ ràng là chồng chị. Chị càng nóng ruột, nói:
- Lạy cụ, cụ làm phúc cho con.
Thầy đội liếc mắt, biết chị đã trông thấy chồng, song mặc kệ, không nói gì.
Pha ở trong buồng giam, nói to:
- Lạy thầy, thầy làm phúc cho nhà con nó đến thăm con một lúc.
Thầy đội quay lại, trơn đôi mắt trắng dã ra, làm bộ giận lắm, quát. Một người lính nằm ở phản gần đó, ngồi nhỏm dậy, lấy chìa khóa, mở cửa buồng giam. Chị Pha nghẹn ngào nhìn theo, Thầy đội cũng liếc nhìn mặt người đàn bà ngu độn.
Một tiếng bốp! Mặt chị bỗng tái hẳn lại, rồi nước mắt ràn rụa.
Biết là có công hiệu, Thầy đội nói:
- Cho mày đến gần chồng mày để chúng mày đánh tháo cho nhau phải không?
- Lạu cụ, quyền phép trong tay cụ, cụ làm phúc cho chúng con, đời nào chúng con có lòng ấy.
Thầy đội vuốt râu, gật gù:
- Ký cược đồng bạc, tao cho vợ chồng gặp nhau. Không thì thôi.
Chị Pha hiểu nghĩa tiếng ký cược là phải gửi tiền thầy đồ để làm tin, rồi khi chuyện trò xong với chồng, chị lại được lấy về. Vì ngờ nghệch, lại nóng gặp chồng, nên chị mừng rỡ, vội vàng cởi giải yếm, đếm mười hào, đưa cho Thầy đội giữ.
Thầy đội cầm tiền, hút thuốc xong, xỏ chân vào guốc, đưa chị Pha đến song buồng giam.
Thấy chồng chân trong cùm. Lưng áo lấm láp, chị vừa mừng, vừa tủi, vừa thương, ràn rụa nước mắt, không sao nói lên lời được. Pha cảm động quá, cũng nước mắt chạy quanh. Anh kể cho vợ nghe vì lẽ gì mà tù. Chị thở dài, chép miệng, chứ trước mặt Thầy đội, không dám tỏ ý oán trách ai cả.
- Thế từ hôm qua đến giờ thầy nó đã cơm nước gì chưa?
- Chưa, nhưng bây giờ không đói nữa. Có nước cho tôi một hớp, khát khô cả họng.
Thầy đội thấy vợ chồng sắp dùng quá cái phép thầy cho, nghĩa là cho nhau uống, bèn giục:
- Mau lên, không có quan biết lại chết cả bây giờ. Muốn uống nước thì phải mua, chứ đây không có sẵn.
Bỗng có người lính chạy đến nói với Thầy đội:
- Thầy cho giải tên Pha lên hầu.
Vợ chồng Pha mừng quá. Thầy đội mở cửa buồng và tháo cùm ra. Pha loạng choạng đứng dậy. Anh bị tù cẳng cả đêm, nên được cử động, lấy làm khoan khoái lắm. Sực nghĩ đến mình còn bốn đồng, nên anh lo lắng nói với Thầy đội:
- Xin phép cụ, con bảo nhỏ nhà con cái này.
Thầy đội gắt:
- Đi mau, chốc nữa hãy hay.
Pha thấy rằng nếu không được hỏi xem có giắt tiền để lấy thêm đồng bạc, thì sự lên quan của anh chỉ có mục đích là lại vào ngồi tù, nên anh chùn lại không dám đi, lại nằn nì nói:
- Cụ cho phép con hỏi nhà con một câu thôi.
- Nửa câu cũng không được. Con mẹ kia tránh xa ra cho người ta giải nó đi.
Chị Pha bị đuổi, vừa lùi ra xa vừa hỏi:
- Thầy nó muốn dặn dò gì thì cứ nói đi.
- Tôi thiếu tiền lễ quan một đồng.
Chị mừng rỡ, chạy lại:
- Đây, tôi có đây.
Chị lấy tờ giấy bạc, giúi vào tay chồng, và yên tâm đứng lại, nhìn theo chồng vào buồng giấy quan. Chị mon men đứng ở hè lắng tai nghe trộm. Song chị không nghe rõ gì, nên hồi hộp lo. Một lát, chồng chị ra, tay cầm tờ giấy. Chị hất hàm hỏi, thấy chồng mình mỉm cười gật đầu, chị mới yên tâm thở mạnh, bạo dạn vẫy chồng và gọi khẽ:
- Này, thế nào? Giấy gì thế?
Pha ở trên hiên, ghé đầu xuống, tươi tỉnh nói thầm:
- Sang xin dấu, rồi về.
- Không làm đơn kiện à?
Pha quay lại nhìn, thấy không có ai bèn bĩu môi, lắc đầu. Chị Pha trợn mắt:
- Thế mất toi năm đồng à?
Pha cau mặt, tặc lưỡi, rồi đi tuột vào buồng bên cạnh. Thấy lố nhố những người, anh chấp tay vái la liệt rồi đưa một ông mặt mũi phương phi, mà anh đoán là ông lục sự:
- Lạy cụ, quan bảo xin cụ cái dấu.
Ông lục lên ngọn kính, đọc tờ giấy, rồi đưa một người môi thâm sì:
- Anh cho đóng kiềm.
Người nho nhanh nhẹn đón tờ giấy, và cũng đọc. Đọc xong, hắn làm một việc rất dung dị là mở hòm ấn ra, gí cái kiềm vào hộp son, và ép nhẹ vào một lượt. Đoạn, tay phải hắn cầm giấy, nhưng chìa bàn tay trái ra trước mặt Pha và không nói gì cả. Cái cử chỉ ấy, hắn cho là rất tự nhiên ai cũng hiểu, thì Pha lại không hiểu, Pha thò tay toan cầm tờ giấy, hắn rụt tay trái lại, và hất hàm bảo:
- Đưa đây.
Pha ngơ ngác. Vì chỉ anh nho mới phải đưa giấy cho anh chứ anh có phải đưa gì đâu. Người nho giục:
- Đưa đây rồi mà về.
- Thưa đưa gì ạ?
Không đáp, hắn tặc lưỡi, gập tư tờ giấy, bỏ nghiến vào túi. Một lát, hắn mới trừng mắt, mắng:
- Đừng làm mặt ngớ ngẩn. Bỏ ra ba hào, mau.
- Thưa tiền gì ạ?
- Tiền gì à? Tôi đóng không cho anh cái kiềm à?
Pha đương ngơ ngác vì cái lệ này, bỗng vợ anh đứng ngoài gọi. Anh quay ra, ghé mình xuống. Chị đưa anh ba hào, dịu dàng nói:
- Đây, nộp cho xong rồi mà về, quàng lên.
Pha đưa tiền cho người nho và chìa tay ra đỡ tờ giấy. Nhưng tờ giấy lại bay ngay đến bàn ông lục sự. Ông này đang nói dở chuyện với ông thừa, ngoảnh lại và bảo:
- Đồng sáu
Pha ngơ ngác không hiểu giấy gì mà mình phải nộp lắm thế, nhưng đoán là tiền chè lá, anh đánh bạo thưa:
- Lạy cụ, cháu làm gì có tiền?
Ông lục sự vừa nghe chuyện, vừa thản nhiên quay lại nói:
- Sáu hào phạt, một đồng tiền bút giấy.
Pha ngạc nhiên:
- Bẩm phạt gì ạ, tại ai ạ?
Ông lục cho anh là bướng, tròn xoe mắt lên:
- Tạ bố mày ngồi đây, nghe chưa? Mày chửi nhau với thằng Thi, quan thương chỉ phạt có vi cảnh, mà tao phải viết cho mày biên bản, biên lai nghe chưa?
Pha càng không hiểu:
- Lạy cụ, con có chửi nhau với ai đâu? Có tên Thi chửi con mà thôi.
Ông lục chửi:
- Tiên sư mày. Thế tự nhiên quan bắt mày hôm qua à? Muốn tù thì cãi nữa đi!
Pha sợ run không dám nói nửa lời. Chị Pha mê lên, vội cởi lấy đủ đồng sáu rồi gọi và đưa cho chồng.
Ra ngoài cổng huyện, Pha sung sướng như người thoát chết. Anh liền thực hành chương trình:
- Khoản thứ nhất, làm cho anh hoàn toàn sung sướng là tìm một nơi vắng vẻ để tống những thức nó làm anh nặng mình khó chịu từ hôm qua.
Khoản thứ hai. Báo cho vợ biết là anh còn bị mất cái ô trắng mượn.
Khoản thứ ba, tính toán các phí tổn, còn thừa để ăn uống lấy sức mà về.
Bỗng đương ngồi hàng cơm, chị Pha đứng dậy hốt hoảng nói:
- Ồ, còn đồng bạc ký cược Thầy đội giữ.
Pha nắm lấy áo vợ, chán nản nói:
- Thôi, đã thoát ra chớ nên đâm đầu vào. Vả nói vậy là lão lấy chứ lão trả gì đấy.
Anh rất oán thán lối bóp nặn tàn nhẫn trong công môn, nhưng không dám nói rõ. Vợ anh thở dài:
- Gớm, lệ đâu lại có cái lệ qua tay nào cũng phải tiền.
Người bán hàng cơm nghe đã thủng chuyện, nói:
- Tại hai bác ngớ ngẩn nên người ta bắt nạt già, bóp nặn được đến đâu thì bóp nặn đến đấy, chứ lệ gì?
Vợ chồng ngơ ngác nhìn bà hàng, rồi Pha bỏ giở bát cơm, không ăn được nữa, như đã nghĩ đến một cái gì kinh tởm vậy.
Cho đến tận rạng đông, tuy ít ngủ, song chị ngồi nhổm dậy, tỉnh táo lắm. Thằng bé còn nằm im thin thít, thỉng thoảng theo thói quen, móm mém miệng như để bú. Chị mở bồ lấy đinh vàng, thẻ hương vội vàng ra miếu đầu làng để lễ, suỵt soạt cầu bình yên cho chồng.
Chị đến bếp, nhóm lửa, thổi niêu cơm và gọi cái Bống sang giúp đỡ. Bữa cơm vắng chồng, chị chắc chán ngắt, nên còn tí muối vừng chiều hôm trước, chị đem ăn nốt, để dành dừa cho phần chồng. Ăn xong, chị đánh thức con, mớm cho nó, rổi vét trong nhà có đồng hai tiền hàng, chị giắt thắt lưng, gánh đôi bồ đi. Nhưng không hiểu sao, chị không ra chợ, chị tạt sang nhà bà trưởng Bạt:
- Bà cho tôi gửi gánh hàng, thầy cháu đi vắng, tôi không đi chợ. Tôi lên huyện cắt một vài thức.
- Thế anh ấy đêm qua chưa về à?
Chị thở dài:
- Chưa, chả hiểu làm sao.
- Khoảng đầu trống ba, tôi thấy chó cắn, lại có tiếng người gọi, tôi ngỡ anh ấy về. Phải, chị nghỉ buổi chợ, nhân tiện lên huyện xem sao.
Chị Pha quẩy gánh vào buồng, bà trưởng hỏi:
- Hôm nay phiên chợ huyện đấy nhỉ.
- Vâng.
- Thế chị chịu khó xem lợn có rẻ thì mua cho tôi một đôi, độ đồng rưỡi hai đồng nhé, chị có ứng hộ, rồi tôi trả sau.
Chị Pha cười, thoái thác:
- Tôi chỉ có vài đồng để mua hàng, ứng sao được cho bà?
Bà trưởng vào buồng rồi ra, tay cầm cái túi bằng vải. Bà cởi miệng túi, lấy ra một đồng bạc giấy, và đếm mười hào cho chị Pha. Chị Pha đùa:
- Chà, bà này rít nhỉ, cấp vốn cho tôi một đồng, mai tôi bán được hàng, tôi trả nào.
- Còn đâu, đấy là tiền bán lợn của nhà Dậu hôm kia ấy.
Rồi bà chép miệng:
- Không bán thì thằng bố Dậu nó cũng khênh đi mất, tội quá, thuốc với sái, đa mang vào chỉ khổ.
Chị Pha tán:
- Thì bà không cho tôi vay, chú Dậu chú ấy cũng ăn cắp mất hết cho mà xem.
Bà trưởng thở dài, nghĩ ngợi một lát, rồi nói:
- Ờ thì tôi cho chị vay, cũng như gửi chị giữ hộ. Nhưng bao giờ trả, phải lãi năm xu cơ.
Chị Pha nhận liều. Bà trưởng mở túi tiền ra đếm cả hào lẫn xu năm và xu lẻ lấy một đồng. Chị Pha hớn hở:
- Thôi chào bà nhé.
- Hãy gượm, đi đâu mà vội, để tôi bảo nó ra giàn hái mấy là trầu không, ăn một miếng đã.
Nhưng chị Pha nóng ruột nói:
- Để đến chiều. Thôi tôi đi đây.
Chị Pha tất tả lên huyện. Qua cánh đồng lúa má xanh tốt, chị mừng thầm năm nay được mùa. Chị tạt qua ruộng nhà xem có hũ rượu lậu nào không, trời trưa nắng, gió mát rười rượi làm chị càng hăm hở đi cho chóng đến nơi.
Đến phố huyện, qua các hàng cơm nào chị cũng hỏi thăm, nhưng chẳng ai biết chồng chị là ai cả.
Chị càng bối rối. Giữa lúc ấy chị nghe có hồi trống rắn rỏi trong huyện, chị biết rằng chỉ vào đó, hỏi thăm lính mới rõ.
Chị tiến vào cổng huyện, thấy người lính canh, xà cạp, thắt lưng da, ngồi trên chiếc ghế đẩu, chống súng xuống đất thì ngập ngừng. Chị ngả nón, đánh bạo đến gần hỏi:
- Thưa thầy quyền, thầy làm phúc bảo cháu, nhà cháu có trong nhà này không?
Thấy câu hỏi vẩn vơ, người lính nhìn rất oai vệ. Nhưng khi đã trông rõ rằng người đàn bà ngớ ngẩn này tuy xấu, nhưng còn đôi vú vớt vát được, nên anh ta dịu ngay mặt, nhăn nhở trỏ vào cái nhà gạch cao ở cạnh, cười đáp:
- Có, chị muốn hỏi thăm nhà chị, thì vô khối trong kia.
Nói đoạn, hắn túm ngay lấy nón chị Pha. Chị hãi giật lùi lại, nhưng không kịp.
- Lạy thầy, thầy cho cháu xin, cháu đi tìm nhà cháu đây mà.
Người lính nhìn chị Pha rất tình tứ, đáp:
- Biết rồi, có nói tử tế thì đằng này trả, không thầy thầy cháu cháu gì cả. Lại đây bảo: người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không.
Chị Pha vốn chẳng phải nữ sĩ, nên câu văn chương kia, chị chẳng hiểu gì. Song cũng đoán biết là thầy quyền ghẹo mình nên trống ngực chị nổi lên, chị van lạy:
- Lạy thầy, cho cháu xin, cháu có chồng con rồi.
Người lính đứng phắt dậy, nắm lấy tay chị Pha, nhưng hụt. Chị giằng được ra. Chị tức đầy ruột, nhưng phải nén không dám giở chua ngoa. Bỗng có tiếng cười khanh khách:
- Này, hai anh chị để đến tối, ai lại ban ngày ban mặt mà xấu chơi ngay ở ngoài đường thế.
Người lính híp đôi mắt lẳng lơ để cố cười cho có duyên. Thấy người đội khăn, mặc áo dài thâm, ở tai có gài cái bút, có vẻ nho nhã, đương nhìn người lính và mình giằng co nhau, chị Pha ngượng ngịu quá nói:
- Nhờ ông xin hộ thầy quyền cho cháu cái nón, cháu đi tìm nhà cháu lên hầu quan từ chiều hôm qua chưa về.
Trong khi chị vô ý, thì đáp độp một cái ở ngực, chị Pha giật nẩy mình. Trẻ phố xúm lại xem từ ban nãy cười dậy lên. Thì ra anh lính đã bóp được vú chị. Chị xấu hổ, run lên, xám người lại, toan quen mồm cất tiếng chửi. Nhưng người lính quẳng chiếc nón vào chị, nghiêng đầu cho rõ tình tứ và nhăn nhở nói:
- Đây, anh cho nhà, nhà đi nhé.
Chị Pha hầm hầm cầm nón, đi thẳng vào sân công đường, kệ những tiếng cười đằng sau vẫn giòn tan. Người lính hôm nọ thấy chị Pha quen mặt thì chạy lại. Nỗi mừng làm chị quên ngay việc nhục nhã vừa rồi. chị hỏi:
- Thưa cậu, nhà tôi lên quan hôm qua, sao mãi chưa về?
Người lính khủng khỉnh gật đầu, đáp:
- Phải rồi, tôi biết, nhưng không úp mở gì cả, đưa mấy hào đã, tôi bảo.
Dịu dàng, chị Pha đáp:
- Cậu làm phúc bảo dùm cháu, cháu đội ơn.
- Chà! Ơn với huệ gì, một đời chị mới đến đây một lần. Có tiền thì bảo, không có tiền thì ra. Bữa cơm chị thết tôi hôm kia tiêu hết rồi.
Chị Pha nghĩ đến dặm đường, không lẽ vào đây, hỏi được gần đến nơi, lại chịu về, không được việc gì, để qua lính canh đĩ bợm khi nãy. Chị đành cởi thắt lưng lấy một hào. Người lính tử tế nói ngay:
- Kiếm cái gì vào nói với Thầy đội, thầy ấy cho vào thăm. Hiện bác ấy đang phải giam ở trong trại.
Chị Pha rú lên một tiếng rồi nước mắt chạy quanh, chị bàng hoàng nói mãi mới được:
Trại ở đâu, cậu?
Người lính trở tay. Chị thổn thức tiến về phía trại, mở mành ra, vừa khóc vừa nói:
- Lạy cụ, cụ làm phúc cho con vào thăm nhà con phải giam từ hôm qua.
Đội lệ ngơ ngác một phút, rồi hiểu ngay, song vẫn hỏi:
- Chồng mày là đứa nào?
- Bẩm tên Pha ạ.
Thầy loè:
- Pha, à phải, tội nặng lắm đấy, không ai vào thăm được cả.
Chị Pha nức lên khóc. Thầy đội hỏi:
- Con mẹ kia, có im mồm không, quan nghe tiếng thì tù nốt bây giờ. Ta hỏi đây: Chồng mày có tội gì?
Chị Pha chùi nước mắt, đáp:
- Lạy cụ xét cho, chồng con hiền lành, con chẳng biết có tội gì cả?
- Mày lại giấu cho chồng mày. Nó khai cả rồi. ông cho chết. Thế bây giờ mày nuốn gì?
- Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm chồng con.
Đội lệ cười:
- Mày tưởng cái trại này như buồng nhà mày để vợ chồng mày trò chuyện với nhau phải không?
- Lạy cụ, con là đàn bà, có cái gì không nên không phải, cụ đánh cho hai chữ đại xá, cụ cho phép con vào một tí hỏi chồng con xem đầu đuôi ra làm sao.
Vừa nói, chị có ý nhìn xung quanh. Đầu chái đằng kia, chỗ có chấn song tre, trong bóng tối, chị thấy một người ngồi dưới đất nghểnh cổ ra ngoài, hình dáng rõ ràng là chồng chị. Chị càng nóng ruột, nói:
- Lạy cụ, cụ làm phúc cho con.
Thầy đội liếc mắt, biết chị đã trông thấy chồng, song mặc kệ, không nói gì.
Pha ở trong buồng giam, nói to:
- Lạy thầy, thầy làm phúc cho nhà con nó đến thăm con một lúc.
Thầy đội quay lại, trơn đôi mắt trắng dã ra, làm bộ giận lắm, quát. Một người lính nằm ở phản gần đó, ngồi nhỏm dậy, lấy chìa khóa, mở cửa buồng giam. Chị Pha nghẹn ngào nhìn theo, Thầy đội cũng liếc nhìn mặt người đàn bà ngu độn.
Một tiếng bốp! Mặt chị bỗng tái hẳn lại, rồi nước mắt ràn rụa.
Biết là có công hiệu, Thầy đội nói:
- Cho mày đến gần chồng mày để chúng mày đánh tháo cho nhau phải không?
- Lạu cụ, quyền phép trong tay cụ, cụ làm phúc cho chúng con, đời nào chúng con có lòng ấy.
Thầy đội vuốt râu, gật gù:
- Ký cược đồng bạc, tao cho vợ chồng gặp nhau. Không thì thôi.
Chị Pha hiểu nghĩa tiếng ký cược là phải gửi tiền thầy đồ để làm tin, rồi khi chuyện trò xong với chồng, chị lại được lấy về. Vì ngờ nghệch, lại nóng gặp chồng, nên chị mừng rỡ, vội vàng cởi giải yếm, đếm mười hào, đưa cho Thầy đội giữ.
Thầy đội cầm tiền, hút thuốc xong, xỏ chân vào guốc, đưa chị Pha đến song buồng giam.
Thấy chồng chân trong cùm. Lưng áo lấm láp, chị vừa mừng, vừa tủi, vừa thương, ràn rụa nước mắt, không sao nói lên lời được. Pha cảm động quá, cũng nước mắt chạy quanh. Anh kể cho vợ nghe vì lẽ gì mà tù. Chị thở dài, chép miệng, chứ trước mặt Thầy đội, không dám tỏ ý oán trách ai cả.
- Thế từ hôm qua đến giờ thầy nó đã cơm nước gì chưa?
- Chưa, nhưng bây giờ không đói nữa. Có nước cho tôi một hớp, khát khô cả họng.
Thầy đội thấy vợ chồng sắp dùng quá cái phép thầy cho, nghĩa là cho nhau uống, bèn giục:
- Mau lên, không có quan biết lại chết cả bây giờ. Muốn uống nước thì phải mua, chứ đây không có sẵn.
Bỗng có người lính chạy đến nói với Thầy đội:
- Thầy cho giải tên Pha lên hầu.
Vợ chồng Pha mừng quá. Thầy đội mở cửa buồng và tháo cùm ra. Pha loạng choạng đứng dậy. Anh bị tù cẳng cả đêm, nên được cử động, lấy làm khoan khoái lắm. Sực nghĩ đến mình còn bốn đồng, nên anh lo lắng nói với Thầy đội:
- Xin phép cụ, con bảo nhỏ nhà con cái này.
Thầy đội gắt:
- Đi mau, chốc nữa hãy hay.
Pha thấy rằng nếu không được hỏi xem có giắt tiền để lấy thêm đồng bạc, thì sự lên quan của anh chỉ có mục đích là lại vào ngồi tù, nên anh chùn lại không dám đi, lại nằn nì nói:
- Cụ cho phép con hỏi nhà con một câu thôi.
- Nửa câu cũng không được. Con mẹ kia tránh xa ra cho người ta giải nó đi.
Chị Pha bị đuổi, vừa lùi ra xa vừa hỏi:
- Thầy nó muốn dặn dò gì thì cứ nói đi.
- Tôi thiếu tiền lễ quan một đồng.
Chị mừng rỡ, chạy lại:
- Đây, tôi có đây.
Chị lấy tờ giấy bạc, giúi vào tay chồng, và yên tâm đứng lại, nhìn theo chồng vào buồng giấy quan. Chị mon men đứng ở hè lắng tai nghe trộm. Song chị không nghe rõ gì, nên hồi hộp lo. Một lát, chồng chị ra, tay cầm tờ giấy. Chị hất hàm hỏi, thấy chồng mình mỉm cười gật đầu, chị mới yên tâm thở mạnh, bạo dạn vẫy chồng và gọi khẽ:
- Này, thế nào? Giấy gì thế?
Pha ở trên hiên, ghé đầu xuống, tươi tỉnh nói thầm:
- Sang xin dấu, rồi về.
- Không làm đơn kiện à?
Pha quay lại nhìn, thấy không có ai bèn bĩu môi, lắc đầu. Chị Pha trợn mắt:
- Thế mất toi năm đồng à?
Pha cau mặt, tặc lưỡi, rồi đi tuột vào buồng bên cạnh. Thấy lố nhố những người, anh chấp tay vái la liệt rồi đưa một ông mặt mũi phương phi, mà anh đoán là ông lục sự:
- Lạy cụ, quan bảo xin cụ cái dấu.
Ông lục lên ngọn kính, đọc tờ giấy, rồi đưa một người môi thâm sì:
- Anh cho đóng kiềm.
Người nho nhanh nhẹn đón tờ giấy, và cũng đọc. Đọc xong, hắn làm một việc rất dung dị là mở hòm ấn ra, gí cái kiềm vào hộp son, và ép nhẹ vào một lượt. Đoạn, tay phải hắn cầm giấy, nhưng chìa bàn tay trái ra trước mặt Pha và không nói gì cả. Cái cử chỉ ấy, hắn cho là rất tự nhiên ai cũng hiểu, thì Pha lại không hiểu, Pha thò tay toan cầm tờ giấy, hắn rụt tay trái lại, và hất hàm bảo:
- Đưa đây.
Pha ngơ ngác. Vì chỉ anh nho mới phải đưa giấy cho anh chứ anh có phải đưa gì đâu. Người nho giục:
- Đưa đây rồi mà về.
- Thưa đưa gì ạ?
Không đáp, hắn tặc lưỡi, gập tư tờ giấy, bỏ nghiến vào túi. Một lát, hắn mới trừng mắt, mắng:
- Đừng làm mặt ngớ ngẩn. Bỏ ra ba hào, mau.
- Thưa tiền gì ạ?
- Tiền gì à? Tôi đóng không cho anh cái kiềm à?
Pha đương ngơ ngác vì cái lệ này, bỗng vợ anh đứng ngoài gọi. Anh quay ra, ghé mình xuống. Chị đưa anh ba hào, dịu dàng nói:
- Đây, nộp cho xong rồi mà về, quàng lên.
Pha đưa tiền cho người nho và chìa tay ra đỡ tờ giấy. Nhưng tờ giấy lại bay ngay đến bàn ông lục sự. Ông này đang nói dở chuyện với ông thừa, ngoảnh lại và bảo:
- Đồng sáu
Pha ngơ ngác không hiểu giấy gì mà mình phải nộp lắm thế, nhưng đoán là tiền chè lá, anh đánh bạo thưa:
- Lạy cụ, cháu làm gì có tiền?
Ông lục sự vừa nghe chuyện, vừa thản nhiên quay lại nói:
- Sáu hào phạt, một đồng tiền bút giấy.
Pha ngạc nhiên:
- Bẩm phạt gì ạ, tại ai ạ?
Ông lục cho anh là bướng, tròn xoe mắt lên:
- Tạ bố mày ngồi đây, nghe chưa? Mày chửi nhau với thằng Thi, quan thương chỉ phạt có vi cảnh, mà tao phải viết cho mày biên bản, biên lai nghe chưa?
Pha càng không hiểu:
- Lạy cụ, con có chửi nhau với ai đâu? Có tên Thi chửi con mà thôi.
Ông lục chửi:
- Tiên sư mày. Thế tự nhiên quan bắt mày hôm qua à? Muốn tù thì cãi nữa đi!
Pha sợ run không dám nói nửa lời. Chị Pha mê lên, vội cởi lấy đủ đồng sáu rồi gọi và đưa cho chồng.
Ra ngoài cổng huyện, Pha sung sướng như người thoát chết. Anh liền thực hành chương trình:
- Khoản thứ nhất, làm cho anh hoàn toàn sung sướng là tìm một nơi vắng vẻ để tống những thức nó làm anh nặng mình khó chịu từ hôm qua.
Khoản thứ hai. Báo cho vợ biết là anh còn bị mất cái ô trắng mượn.
Khoản thứ ba, tính toán các phí tổn, còn thừa để ăn uống lấy sức mà về.
Bỗng đương ngồi hàng cơm, chị Pha đứng dậy hốt hoảng nói:
- Ồ, còn đồng bạc ký cược Thầy đội giữ.
Pha nắm lấy áo vợ, chán nản nói:
- Thôi, đã thoát ra chớ nên đâm đầu vào. Vả nói vậy là lão lấy chứ lão trả gì đấy.
Anh rất oán thán lối bóp nặn tàn nhẫn trong công môn, nhưng không dám nói rõ. Vợ anh thở dài:
- Gớm, lệ đâu lại có cái lệ qua tay nào cũng phải tiền.
Người bán hàng cơm nghe đã thủng chuyện, nói:
- Tại hai bác ngớ ngẩn nên người ta bắt nạt già, bóp nặn được đến đâu thì bóp nặn đến đấy, chứ lệ gì?
Vợ chồng ngơ ngác nhìn bà hàng, rồi Pha bỏ giở bát cơm, không ăn được nữa, như đã nghĩ đến một cái gì kinh tởm vậy.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook