Bùn Loãng Cũng Có Thể Trát Tường
-
Chương 16: Ngoại truyện : Quỳ Hoa bảo điển
Sau khi Quỳ Hoa Bảo Điển lưu truyền trên giang hồ, khiến cho thiên hạ mơ ước săn lùng, có một tên vọng tưởng độc bá võ lâm, mới tìm kiếm thu thập tất cả những bản Quỳ Hoa Bảo Điển, chỉ để lại một quyển, còn lại đốt sạch.
Về sau, bản Quỳ Hoa Bảo Điển này bị người đoạt tới đoạt lui.
Người đời sau không biết sự tình, nghe nhầm đồn bậy, lại truyền rằng Quỳ Hoa Bảo Điển do thái giám viết ra. Tính ra nói vậy cũng không hoàn toàn sai, Mộ Dung Hòa Chính quả thật từng là thái giám. Chẳng qua về sau lại gây ra hiểu lầm lớn hơn, nói chỉ có thái giám mới có thể luyện Quỳ Hoa Bảo Điển, làm khổ không ít người.
Có một kẻ tên là Đông Phương Yếu Bạch chiếm được bản Quỳ Hoa Bảo điển này, vì tiết kiệm thời gian, vừa bắt được sách chưa kịp xem đã vung kiếm tự cung. Đến lúc mở ra trang thứ nhất, hàng thứ nhất không đầy đủ, chỉ còn có ba chữ rất mơ hồ không rõ nghĩa. Dù sao không phải ai cũng biết quý trọng sách vở, lại thêm sách này bao nhiêu năm qua lưu lạc qua tay không biết bao nhiêu nhân sĩ võ lâm, xương cốt còn lại như thế này cũng đã giỏi lắm rồi.
Đông Phương Yếu Bạch sau một hồi kiểm tra cẩn thận, nhận ra đại khái câu nói kia là mấy chữ " "## này công, ## cung". Hắn âm thầm gật đầu, câu đầu tiên chắc nói là muốn luyện công thì cần tự cung
Đông Phương Yếu Bạch chiếu theo Quỳ Hoa Bảo Điển luyện thành tuyệt thế võ công, lại càng tin tưởng rằng những kiến giải của mình là đúng, vì vậy rút bút ra viết xen vào mấy chữ cho đủ "dục luyện thử công,tất tiên tự cung" ( muốn luyện công này, cần phải tự cung)
( Trên màn ảnh xuất hiện hình ảnh quay lại : Mộ Dung Hòa Chính lúc mới bắt đầu viết sách, để ấn bản đầu tiên gia tăng số lượng độc giả, thúc đẩy các vị đại gia bỏ tiền ra mua sách của nàng, nàng mới vung bút viết mấy câu " “luyện hảo thử công,trại quá tác quan” ( Luyện tốt công phu này, không ai có thể đấu nổi)(chữ 宫 ( cung) và chữ 官 ( quan) nhìn qua hơi giống nhau)
Từ đó về sau, bản Quỳ Hoa Bảo điển sửa đổi bắt đầu lưu truyền hậu thế (So với Đông Phương Yếu Bạch, Cao Ngạc cũng viết tiếp mấy hồi sau của " Hồng Lâu Mộng", nhưng có phần thật thà hơn)
Lời lẽ sai trái truyền lâu cũng có thể biến thành chân lý, vì vậy đa số mọi người đều vung đao tự cung.
Bọn họ nào có biết rằng, nếu không tự cung, cũng thể thành công, cho dù tự cung, vị tất thành công, nếu đã tự cung, chỉ đành vào cung.
Mặc dù tự cung nhưng cũng rất nhiều kẻ luyện công không thành công, đại bộ phận đều đổ xô tới hoàng cung xin làm hoạn quan. Lại vì sư nhiều cháo ít, để tranh đoạt cơ hội, hết thảy bọn chúng đều tâm cơ ngoan độc, bày mưu tính kế, đi cửa sau, lợi dụng quan hệ, cho nên đám người có thể tiến cung được đều là những kẻ giả dối, trong đó nổi danh nhất là Ngụy Trung Hiền. Đại Minh triều bị hoạn quan nhũng loạn, cuối cùng đi vào diệt vong.
Chỉ sợ Mộ Dung Hòa Chính không bao giờ ngờ tới chuyện này, mà chắc nàng cũng chả quan tâm.
Lại mấy trăm năm qua đi, rất nhiều sự thật đã bị chôn vùi trong bụi bặm lịch sử, đồng thời lại có rất nhiều sự thật bị bóp méo, trộn lẫn với nhau, thành một đám hỗn độn phức tạp. Ở Hồng Kông Trung Quốc có một người tên là Kim Dung nhân nghe được một số truyền thuyết ở bên ngoài, liền viết bộ "Tiếu Ngạo Giang Hồ", hắn lại mang Đông Phương Yến Bạch và Đông Phương Bất Bại trộn lại thành một người.
Vì thế cái người mấy trăm năm trước được người Hoa tự hào, bắt dị tộc kính ngưỡng, danh hiệu vinh quang đó liền biến thành một truyện cười.
Nếu Mộ Dung Hòa Chính sống đến tận bây giờ, nhất định phải hung hăng đạp cửa vào cho Kim Dung một đấm. Về phần có khôi phục danh dự hay không, hẳn nàng cũng không để ý.
Về sau, bản Quỳ Hoa Bảo Điển này bị người đoạt tới đoạt lui.
Người đời sau không biết sự tình, nghe nhầm đồn bậy, lại truyền rằng Quỳ Hoa Bảo Điển do thái giám viết ra. Tính ra nói vậy cũng không hoàn toàn sai, Mộ Dung Hòa Chính quả thật từng là thái giám. Chẳng qua về sau lại gây ra hiểu lầm lớn hơn, nói chỉ có thái giám mới có thể luyện Quỳ Hoa Bảo Điển, làm khổ không ít người.
Có một kẻ tên là Đông Phương Yếu Bạch chiếm được bản Quỳ Hoa Bảo điển này, vì tiết kiệm thời gian, vừa bắt được sách chưa kịp xem đã vung kiếm tự cung. Đến lúc mở ra trang thứ nhất, hàng thứ nhất không đầy đủ, chỉ còn có ba chữ rất mơ hồ không rõ nghĩa. Dù sao không phải ai cũng biết quý trọng sách vở, lại thêm sách này bao nhiêu năm qua lưu lạc qua tay không biết bao nhiêu nhân sĩ võ lâm, xương cốt còn lại như thế này cũng đã giỏi lắm rồi.
Đông Phương Yếu Bạch sau một hồi kiểm tra cẩn thận, nhận ra đại khái câu nói kia là mấy chữ " "## này công, ## cung". Hắn âm thầm gật đầu, câu đầu tiên chắc nói là muốn luyện công thì cần tự cung
Đông Phương Yếu Bạch chiếu theo Quỳ Hoa Bảo Điển luyện thành tuyệt thế võ công, lại càng tin tưởng rằng những kiến giải của mình là đúng, vì vậy rút bút ra viết xen vào mấy chữ cho đủ "dục luyện thử công,tất tiên tự cung" ( muốn luyện công này, cần phải tự cung)
( Trên màn ảnh xuất hiện hình ảnh quay lại : Mộ Dung Hòa Chính lúc mới bắt đầu viết sách, để ấn bản đầu tiên gia tăng số lượng độc giả, thúc đẩy các vị đại gia bỏ tiền ra mua sách của nàng, nàng mới vung bút viết mấy câu " “luyện hảo thử công,trại quá tác quan” ( Luyện tốt công phu này, không ai có thể đấu nổi)(chữ 宫 ( cung) và chữ 官 ( quan) nhìn qua hơi giống nhau)
Từ đó về sau, bản Quỳ Hoa Bảo điển sửa đổi bắt đầu lưu truyền hậu thế (So với Đông Phương Yếu Bạch, Cao Ngạc cũng viết tiếp mấy hồi sau của " Hồng Lâu Mộng", nhưng có phần thật thà hơn)
Lời lẽ sai trái truyền lâu cũng có thể biến thành chân lý, vì vậy đa số mọi người đều vung đao tự cung.
Bọn họ nào có biết rằng, nếu không tự cung, cũng thể thành công, cho dù tự cung, vị tất thành công, nếu đã tự cung, chỉ đành vào cung.
Mặc dù tự cung nhưng cũng rất nhiều kẻ luyện công không thành công, đại bộ phận đều đổ xô tới hoàng cung xin làm hoạn quan. Lại vì sư nhiều cháo ít, để tranh đoạt cơ hội, hết thảy bọn chúng đều tâm cơ ngoan độc, bày mưu tính kế, đi cửa sau, lợi dụng quan hệ, cho nên đám người có thể tiến cung được đều là những kẻ giả dối, trong đó nổi danh nhất là Ngụy Trung Hiền. Đại Minh triều bị hoạn quan nhũng loạn, cuối cùng đi vào diệt vong.
Chỉ sợ Mộ Dung Hòa Chính không bao giờ ngờ tới chuyện này, mà chắc nàng cũng chả quan tâm.
Lại mấy trăm năm qua đi, rất nhiều sự thật đã bị chôn vùi trong bụi bặm lịch sử, đồng thời lại có rất nhiều sự thật bị bóp méo, trộn lẫn với nhau, thành một đám hỗn độn phức tạp. Ở Hồng Kông Trung Quốc có một người tên là Kim Dung nhân nghe được một số truyền thuyết ở bên ngoài, liền viết bộ "Tiếu Ngạo Giang Hồ", hắn lại mang Đông Phương Yến Bạch và Đông Phương Bất Bại trộn lại thành một người.
Vì thế cái người mấy trăm năm trước được người Hoa tự hào, bắt dị tộc kính ngưỡng, danh hiệu vinh quang đó liền biến thành một truyện cười.
Nếu Mộ Dung Hòa Chính sống đến tận bây giờ, nhất định phải hung hăng đạp cửa vào cho Kim Dung một đấm. Về phần có khôi phục danh dự hay không, hẳn nàng cũng không để ý.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook