Bụi Trần Lắng Đọng
-
Chương 20: Tôi sợ điều gì?
Năm ấy, nhà Mạch Kỳ gây ra mấy cuộc chiến tranh để bảo vệ độc quyền trồng cây anh túc.
Cứ mỗi lần đánh nhau, những vũ khí mới của nhà Mạch Kỳ đều làm cho đối phương tan tác. Nhưng cuối cùng chúng tôi không thể nào ngăn được các Thổ ti khác có cái thứ làm cho chúng tôi giàu lên. Chỉ vài ba năm sau, hoa anh túc nở đỏ rực trên cánh đồng của các Thổ ti khác. Đứng trước tình hình đó, không những tôi, ngay cả cha và anh tôi cũng cảm thấy gây ra nhiều cuộc chiến tranh nữa cũng chẳng cần thiết.
Nếu hỏi các vị Thổ ti kia lấy đâu ra hạt giống ah túc, câu trả lời của họ là, gió thổi, chim tha sang.
Lúc này, người Hán ra vào nhà Mạch Kỳ không phải là ông đặc phái viên Hoàng Sơ Dân, mà là ông Khương, Trung đoàn trưởng liên quân.
Hoàng Sơ Dân vì phản đối liên quân giúp quân Trung sang đánh người Hán đỏ mà được đá hất lên, trở thành ông hội đồng tỉnh có chức nhưng không có quyền. Ông ta đem may mắn đến cho nhà Mạch Kỳ, nghe nói ông ta bị mất chức, mọi người thở dài tiếc cho ông. Ông Khương này người không cao lớn, nhưng khoẻ mạnh, hai bên mạng sườn hai khẩu súng lục, thích cừu béo và rượu ngon.Thổ ti Mạch Kỳ nói "Ông có làm thơ không?"
Giọng ông Khương oang oang "Mẹ kiếp, tôi có mà làm thơ cứt chó! Ăn rồi không có việc gì làm, cứ ngồi ợ nước chua cái con mẹ nó lên!".
Cha nói "Tốt lắm!".
Ông Khương vẫn chưa nói hết ý "Nếu tôi làm thơ thì các ông cứ khinh tôi, tôi sẽ không còn là bạn của các Thổ ti nữa".
Cha và anh tôi kêu lên "Ông Khương là bạn của chúng tôi! Chúng tôi là bạn của ông!".
So với ông đặc phái viên Hoàng Sơ Dân, cha và anh thích làm bạn với ông Khương này hơn. Nhưng họ không biết ông Khương này là người đối đầu với ông Dân. Ông Dân làm cho nhà Thổ ti Mạch Kỳ giàu lên để khống chế các Thổ ti khác, còn theo ý ông Khương thì cứ để tất cả các Thổ ti có cái hạt giống kia, để họ cùng có bạc trắng và súng máy, để tàn sát lẫn nhau. Ông Khương đến, hoa anh túc cũng nở rộ trên lãnh địa của các Thổ ti khác. Năm ấy, giá thuốc phiện hạ hơn một nửa. Giá thuốc phiện càng hạ, các Thổ ti càng trồng nhiều hơn. Vài ba năm sau, cứ vào mùa thu thu hoạch thuốc phiện xong, các vị Thổ ti đều phát hiện lương thực của năm sau không đủ ăn.Trên lãnh địa các Thổ ti xảy ra chuyện mấy chục năm nay chưa từng xảy ra, dân sẽ chết đói. Nhà Mạch Kỳ giàu lên, đem thuốc phiện đổi cho người Hán lấy lương thực. Ở vùng người Hán, quân Đỏ và quân Trắng đang đánh nhau, lương thực cũng không rẻ, chuyên chở lên đến vùng chúng tôi giá cao ngất ngưởng.
Sang xuân, nhà Mạch Kỳ cho người đi thăm dò khắp nơi, xem các Thổ ti khác trồng gì.
Xuân đến miền Nam trước, Thổ ti ở đấy vẫn trồng nhiều anh túc.Thổ ti Mạch Kỳ cười, nhưng vẫn chưa quyết định năm ấy sẽ trồng gì, trồng nhiều lương thực hay nhiều anh túc, hoặc chỉ trồng anh túc hay chỉ trồng lương thực. Để có được quyết định không dễ dàng. Lãnh địa của Mạch Kỳ ở giữa các Thổ ti khác, mùa xuân đến miền Nam sớm hơn chỗ chúng tôi, nhưng mùa xuân đến với miền Bắc muộn hơn, chờ cho họ xuống giống ai cũng phải sốt ruột.Theo cảm giác của tôi, những ngày này còn căng thẳng hơn là thời gây ra chiến tranh hoa anh túc lần trước. Đánh nhau, chúng tôi không nghi ngờ gìvề thắng lợi sẽ giành được.Tình hình hiện tại không như thế. Nếu các Thổ ti miền Bắc vẫn chưa xuống giống thì chúng tôi sẽ lỡ thời vụ, như vậy vào cữ gặt lúa sẽ bị mưa, ngô sẽ gặp sương muối, coi như mất mùa. Nếu trồng cùng một thứ với các Thổ ti khác lại càng tệ hơn nữa.
Hàng xóm miền Bắc của chúng tôi cũng không ngu ngốc, họ cũng chờ xem Thổ ti Mạch Kỳ xuống giống gì. Chúng tôi không thể chờ hơn được nữa. Anh trai vẫn chủ trương trồng anh túc, cha vẫn còn chần chừ, đưa mắt nhìn tôi. không biết từ lúc nào, cha lại nhìn tôi xem có ý kiến gì không.Tôi hỏi khẽ Ta Na ngồi phía sau "Em bảo nên trồng gì?"
Ta Na nói "Anh túc".
Anh nghe thấy liền nói "Em ngốc đến mức chuyện gì cũng phải hỏi con gái".
Tôi nói "Vậy tại sao ý anh giống với ý của nó?"
Không biết từ lúc nào anh không còn yêu tôi như trước. Lúc này anh nghiến răng nghiến lợi nói "Ngốc ạ, đứa con gái hầu hạ mày nói theo tao".
Anh làm tôi tức lắm, tôi nói thật to với cha "Lương thực! Trồng lương thực tất cả!".Tôi muốn để anh tôi biết, không phải ở đời này mọi người đều nói theo anh.
Không ngờ cha tôi cũng nói rất tự nhiên "Cha cũng nghĩ như vậy".
Tôi vui lắm, cười khúc khích.
Anh tôi bỏ ra ngoài.
Quyết định trồng lương thực nhưng cha vẫn cảm thấy không yên tâm. Nếu tôi là Thổ ti, chắc sẽ gục xuống đất mà khóc. Cha lo Thổ ti miền Bắc cũng học theo chúng tôi, không trồng anh túc, năm sau thuốc phiện lại lên giá, các Thổ ti miền Nam, gồm cả Thổ ti Uông Ba sẽ cười méo cả miệng. Điều cha lo lắng hơn là, làm như vậy người thừa kế sẽ xem thường, cười cha nghe theo lời một thằng ngốc. Cha đến bên bàn đèn của mẹ nói "Thằng con của mình làm tôi phải lo lắng".
Mẹ nói "Con nó nói đúng đấy, đúng như hồi đầu tôi bảo mình tiếp nhận hạt giống của ông Dân". Cô hầu của mẹ tôi mách lại với tôi, mẹ nói với cha "Thằng con lớn của ông mới làm ông phải lo lắng".
Tôi đến bên cha nói "Không sao. Người miền Bắc kia chưa xuống giống không phải họ thông minh đâu, vì thời tiết vùng ấy không tốt, vừa qua bỗng rét lại mấy hôm".
Chuyện này là do thư ký Ung Bô nói với tôi.
Cha không trả lời thẳng mà nói "Cha thấy bạn của con rất tận tình với con. Chúng ta là Thổ ti, là vua của hai bờ con sông này, chúng ta cần có bạn, các loại bạn. Cha thấy con có đủ các loại bạn".
"Nhưng anh nói đó là lũ nô tài, anh cười con".
Cha nói với tôi, Thổ ti với Thổ ti không bao giờ là bạn của nhau. Cho nên làm bạn với nô tài trung thành không phải là chuyện xấu. Đấy là lần đầu tiên Thổ ti Mạch Kỳ nói chuyện nghiêm chỉnh với thằng ngốc. Lần đầu tiên ông đặt tay lên vai tôi mà không phải để lên đầu.
Chiều hôm ấy chúng tôi nhận được một tin chính xác.
Sương muối làm cho mấy Thổ ti miền Bắc không xuống giống ngô, thóc nổi, họ đành phải chuỷên sang trồng anh túc ngắn ngày hơn.Tin này làm cho nhà Mạch Kỳ ai ai cũng vui mừng, chỉ trừ hai người. Đối với dì Ba, trong nhà Mạch Kỳ đã có xảy ra chuyện gì thì cũng bình chân như vại. Sự tồn tại của chị ta hình như chỉ để dăm hôm lại ngủ với Thổ ti một lần. Về chuyện này thì mọi người cũng đã quen. Khác thường là anh trai tôi. Anh luôn luôn cố gắng để giành thắng lợi cho nhà Mạch Kỳ, nhưng hôm ấy nghe tin các Thổ ti miền Bắc, anh tỏ ra không vui. Vì chuyện này đã chứng minh được mọi việc phải có mưu kế, phải động não suy nghĩ, anh không được như thằng em ngốc nghếch. Những chuyện ấy không phải chỉ xảy ra một lần. Cho nên anh mới bình chân như vại khi nghe tin kia. Một hôm tôi nói chuyện riêng với anh, hôm ấy tôi nói trồng lương thực không phải là do Ta Na bảo. "Anh nói đúng lắm, đứa con gái kia rất ngốc, nó bảo trồng anh túc, em thấy nó ngốc, cho nên mới nói trồng lương thực". Câu nói làm anh tôi thêm bực không phải vì tôi cố y, không phải, đấy chỉ là kết quả của sự ngu ngốc của tôi.
Tôi bắt đầu không giữ nổi mình.
Cứ mỗi lần đánh nhau, những vũ khí mới của nhà Mạch Kỳ đều làm cho đối phương tan tác. Nhưng cuối cùng chúng tôi không thể nào ngăn được các Thổ ti khác có cái thứ làm cho chúng tôi giàu lên. Chỉ vài ba năm sau, hoa anh túc nở đỏ rực trên cánh đồng của các Thổ ti khác. Đứng trước tình hình đó, không những tôi, ngay cả cha và anh tôi cũng cảm thấy gây ra nhiều cuộc chiến tranh nữa cũng chẳng cần thiết.
Nếu hỏi các vị Thổ ti kia lấy đâu ra hạt giống ah túc, câu trả lời của họ là, gió thổi, chim tha sang.
Lúc này, người Hán ra vào nhà Mạch Kỳ không phải là ông đặc phái viên Hoàng Sơ Dân, mà là ông Khương, Trung đoàn trưởng liên quân.
Hoàng Sơ Dân vì phản đối liên quân giúp quân Trung sang đánh người Hán đỏ mà được đá hất lên, trở thành ông hội đồng tỉnh có chức nhưng không có quyền. Ông ta đem may mắn đến cho nhà Mạch Kỳ, nghe nói ông ta bị mất chức, mọi người thở dài tiếc cho ông. Ông Khương này người không cao lớn, nhưng khoẻ mạnh, hai bên mạng sườn hai khẩu súng lục, thích cừu béo và rượu ngon.Thổ ti Mạch Kỳ nói "Ông có làm thơ không?"
Giọng ông Khương oang oang "Mẹ kiếp, tôi có mà làm thơ cứt chó! Ăn rồi không có việc gì làm, cứ ngồi ợ nước chua cái con mẹ nó lên!".
Cha nói "Tốt lắm!".
Ông Khương vẫn chưa nói hết ý "Nếu tôi làm thơ thì các ông cứ khinh tôi, tôi sẽ không còn là bạn của các Thổ ti nữa".
Cha và anh tôi kêu lên "Ông Khương là bạn của chúng tôi! Chúng tôi là bạn của ông!".
So với ông đặc phái viên Hoàng Sơ Dân, cha và anh thích làm bạn với ông Khương này hơn. Nhưng họ không biết ông Khương này là người đối đầu với ông Dân. Ông Dân làm cho nhà Thổ ti Mạch Kỳ giàu lên để khống chế các Thổ ti khác, còn theo ý ông Khương thì cứ để tất cả các Thổ ti có cái hạt giống kia, để họ cùng có bạc trắng và súng máy, để tàn sát lẫn nhau. Ông Khương đến, hoa anh túc cũng nở rộ trên lãnh địa của các Thổ ti khác. Năm ấy, giá thuốc phiện hạ hơn một nửa. Giá thuốc phiện càng hạ, các Thổ ti càng trồng nhiều hơn. Vài ba năm sau, cứ vào mùa thu thu hoạch thuốc phiện xong, các vị Thổ ti đều phát hiện lương thực của năm sau không đủ ăn.Trên lãnh địa các Thổ ti xảy ra chuyện mấy chục năm nay chưa từng xảy ra, dân sẽ chết đói. Nhà Mạch Kỳ giàu lên, đem thuốc phiện đổi cho người Hán lấy lương thực. Ở vùng người Hán, quân Đỏ và quân Trắng đang đánh nhau, lương thực cũng không rẻ, chuyên chở lên đến vùng chúng tôi giá cao ngất ngưởng.
Sang xuân, nhà Mạch Kỳ cho người đi thăm dò khắp nơi, xem các Thổ ti khác trồng gì.
Xuân đến miền Nam trước, Thổ ti ở đấy vẫn trồng nhiều anh túc.Thổ ti Mạch Kỳ cười, nhưng vẫn chưa quyết định năm ấy sẽ trồng gì, trồng nhiều lương thực hay nhiều anh túc, hoặc chỉ trồng anh túc hay chỉ trồng lương thực. Để có được quyết định không dễ dàng. Lãnh địa của Mạch Kỳ ở giữa các Thổ ti khác, mùa xuân đến miền Nam sớm hơn chỗ chúng tôi, nhưng mùa xuân đến với miền Bắc muộn hơn, chờ cho họ xuống giống ai cũng phải sốt ruột.Theo cảm giác của tôi, những ngày này còn căng thẳng hơn là thời gây ra chiến tranh hoa anh túc lần trước. Đánh nhau, chúng tôi không nghi ngờ gìvề thắng lợi sẽ giành được.Tình hình hiện tại không như thế. Nếu các Thổ ti miền Bắc vẫn chưa xuống giống thì chúng tôi sẽ lỡ thời vụ, như vậy vào cữ gặt lúa sẽ bị mưa, ngô sẽ gặp sương muối, coi như mất mùa. Nếu trồng cùng một thứ với các Thổ ti khác lại càng tệ hơn nữa.
Hàng xóm miền Bắc của chúng tôi cũng không ngu ngốc, họ cũng chờ xem Thổ ti Mạch Kỳ xuống giống gì. Chúng tôi không thể chờ hơn được nữa. Anh trai vẫn chủ trương trồng anh túc, cha vẫn còn chần chừ, đưa mắt nhìn tôi. không biết từ lúc nào, cha lại nhìn tôi xem có ý kiến gì không.Tôi hỏi khẽ Ta Na ngồi phía sau "Em bảo nên trồng gì?"
Ta Na nói "Anh túc".
Anh nghe thấy liền nói "Em ngốc đến mức chuyện gì cũng phải hỏi con gái".
Tôi nói "Vậy tại sao ý anh giống với ý của nó?"
Không biết từ lúc nào anh không còn yêu tôi như trước. Lúc này anh nghiến răng nghiến lợi nói "Ngốc ạ, đứa con gái hầu hạ mày nói theo tao".
Anh làm tôi tức lắm, tôi nói thật to với cha "Lương thực! Trồng lương thực tất cả!".Tôi muốn để anh tôi biết, không phải ở đời này mọi người đều nói theo anh.
Không ngờ cha tôi cũng nói rất tự nhiên "Cha cũng nghĩ như vậy".
Tôi vui lắm, cười khúc khích.
Anh tôi bỏ ra ngoài.
Quyết định trồng lương thực nhưng cha vẫn cảm thấy không yên tâm. Nếu tôi là Thổ ti, chắc sẽ gục xuống đất mà khóc. Cha lo Thổ ti miền Bắc cũng học theo chúng tôi, không trồng anh túc, năm sau thuốc phiện lại lên giá, các Thổ ti miền Nam, gồm cả Thổ ti Uông Ba sẽ cười méo cả miệng. Điều cha lo lắng hơn là, làm như vậy người thừa kế sẽ xem thường, cười cha nghe theo lời một thằng ngốc. Cha đến bên bàn đèn của mẹ nói "Thằng con của mình làm tôi phải lo lắng".
Mẹ nói "Con nó nói đúng đấy, đúng như hồi đầu tôi bảo mình tiếp nhận hạt giống của ông Dân". Cô hầu của mẹ tôi mách lại với tôi, mẹ nói với cha "Thằng con lớn của ông mới làm ông phải lo lắng".
Tôi đến bên cha nói "Không sao. Người miền Bắc kia chưa xuống giống không phải họ thông minh đâu, vì thời tiết vùng ấy không tốt, vừa qua bỗng rét lại mấy hôm".
Chuyện này là do thư ký Ung Bô nói với tôi.
Cha không trả lời thẳng mà nói "Cha thấy bạn của con rất tận tình với con. Chúng ta là Thổ ti, là vua của hai bờ con sông này, chúng ta cần có bạn, các loại bạn. Cha thấy con có đủ các loại bạn".
"Nhưng anh nói đó là lũ nô tài, anh cười con".
Cha nói với tôi, Thổ ti với Thổ ti không bao giờ là bạn của nhau. Cho nên làm bạn với nô tài trung thành không phải là chuyện xấu. Đấy là lần đầu tiên Thổ ti Mạch Kỳ nói chuyện nghiêm chỉnh với thằng ngốc. Lần đầu tiên ông đặt tay lên vai tôi mà không phải để lên đầu.
Chiều hôm ấy chúng tôi nhận được một tin chính xác.
Sương muối làm cho mấy Thổ ti miền Bắc không xuống giống ngô, thóc nổi, họ đành phải chuỷên sang trồng anh túc ngắn ngày hơn.Tin này làm cho nhà Mạch Kỳ ai ai cũng vui mừng, chỉ trừ hai người. Đối với dì Ba, trong nhà Mạch Kỳ đã có xảy ra chuyện gì thì cũng bình chân như vại. Sự tồn tại của chị ta hình như chỉ để dăm hôm lại ngủ với Thổ ti một lần. Về chuyện này thì mọi người cũng đã quen. Khác thường là anh trai tôi. Anh luôn luôn cố gắng để giành thắng lợi cho nhà Mạch Kỳ, nhưng hôm ấy nghe tin các Thổ ti miền Bắc, anh tỏ ra không vui. Vì chuyện này đã chứng minh được mọi việc phải có mưu kế, phải động não suy nghĩ, anh không được như thằng em ngốc nghếch. Những chuyện ấy không phải chỉ xảy ra một lần. Cho nên anh mới bình chân như vại khi nghe tin kia. Một hôm tôi nói chuyện riêng với anh, hôm ấy tôi nói trồng lương thực không phải là do Ta Na bảo. "Anh nói đúng lắm, đứa con gái kia rất ngốc, nó bảo trồng anh túc, em thấy nó ngốc, cho nên mới nói trồng lương thực". Câu nói làm anh tôi thêm bực không phải vì tôi cố y, không phải, đấy chỉ là kết quả của sự ngu ngốc của tôi.
Tôi bắt đầu không giữ nổi mình.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook