Bụi Trần Lắng Đọng
-
Chương 1: Hoạ mi rừng
Đó là một buổi sáng tuyết rơi, tôi nằm trên giường nghe tiếng hoạ mi rừng hót voé von ngoài cửa sổ.
Mẹ đang ngâm tay trong cái chậu đồng, hai cánh tay trắng nõn nà thon dài ngâm trong sữa bò ấm, hơi thở gấp gấp tưởng như hai cánh tay đẹp ấy làm bà mệt nhọc lắm. Mẹ gõ móng tay vào thành chậu, cùng với âm thanh keng keng, sữa trong chậu gợn sóng, tạo nên những hồi âm vang vọng trong căn phòng.
Mẹ gọi Trác Mã.
Người hầu gái Trác Mã lên tiếng và bưng một chậu đồng khác vào, rồi đem đổ chậu sữa đi. Giọng mẹ dịu dàng "Đến đây Tô tô". Con chó nhỏ từ dưới tủ chui ra, nó lăn một vòng rồi vẫy đuôi với chủ, sau đấy mới rúc đầu vào cái chậu đồng. Sữa trong chậu làm nó ngộp thở. Bà Thổ ti rất thích nghe cái âm thanh ngộp thở đáng yêu ấy. Bà vừa nghe tiếng chó uống sữa, vừa rửa tay trong chậu nước sạch. Bà vừa rửa tay, vừa bảo Trác Mã xem cậu con trai của bà đã dậy chưa. Hôm qua tôi hơi sốt, mẹ phải ngủ trong phòng tôi.Tôi nói "Mẹ, con dậy rồi!".
Mẹ đến bên giường, đưa bàn tay ướt nước lên sờ trán tôi, nói "Đỡ sốt rồi".
Nói xong mẹ để tôi nằm đấy rồi ngắm hai cánh tay trắng nõn nhưng không giấu nổi nét già của nó. Sau mỗi lần chăm sóc hai cánh tay, mẹ đều làm như thế. Lúc này, mẹ đã chăm sóc xong, vừa ngắm nhìn dấu vết tuổi già đang đến gần, vừa chờ nghe tiếng người hầu đổ nước ở dưới nhà. Sự chờ đợi như có gì tỏ ra lo lắng. Nước trong cái chậu từ trên cao đổ đúng vào tảng đá tầng dưới, tiếng nước oà vỡ khiến mẹ rùng mình. Âm thanh của nước từ trên tầng bốn đổ xuống nghe như tiếng đổ vỡ, gây chấn động lòng người.
Nhưng hôm nay lớp tuyết dày làm mất hẳn âm thanh kia.
Khi âm thanh vang lên, toàn thân mẹ vẫn run rẩy.Tôi nghe thấy tiếng nói khe khẽ từ cái miệng xinh xinh của Trác Mã: lại không phải đưa bà chủ xuống rồi.Tôi hỏi Trác Mã "Em nói gì thế?"
Mẹ hỏi tôi "Con nhỏ ấy nói gì?"
Tôi nói "Cô ấy nói đau bụng".
Mẹ hỏi Trác Mã "Đau bụng đấy à?"
Tôi trả lời thay "Hết đau rồi".
Mẹ mở cái nắp hộp thiếc, đưa một ngón tay nhỏ nhắn vào, lấy một chút kem xoa lên mu bàn tay, một ngón tay khác lại cho vào, lấy ra một ít kem, rồi xoa lên mu bàn tay kia. Một mùi thơm nồng lan khắp căn phòng. Loại kem dưỡng da này làm bằng mỡ rái cá và tuỵ lợn, cho thêm hương liệu bí ẩn của chùa chiền Ấn Độ. Bà Thổ Ti cũng là mẹ tôi, rất biết cách tỏ ra ghê tởm. Bà tỏ ra như thế rồi nói "Thật ra cái thứ này hôi lắm".
Trác Mã đưa đến trước mặt mẹ một cái hộp rất đẹp, trong đó là cái vòng ngọc đeo bên tay trái bà và cái vòng ngà voi đeo bên tay phải. Mẹ đeo lên, rồi xoay xoay cổ tay, nói "Lại gầy đi một ít rồi".
Trác Mã nói "Vâng ạ".
Mẹ nói "Ngoài chuyện này ra, mày còn biết nói gì nữa không?"
"Vâng, thưa bà".
Tôi nghĩ, bà Thổ ti cũng như những người khác sẽ tiện tay cho Trác Mã một cái tát, nhưng bà không làm thế. Khuôn mặt Trác Mã vẫn đỏ lên vì sợ hãi. Bà Thổ ti xuống nhà ăn sáng.Trác Mã đứng bên giường tôi, lắng nghe tiếng chân bà Thổ ti từng bậc từng bậc đi xuống, rồi cho tay vào chăn véo tôi một cái và hỏi "Em kêu đau bụng bao giờ? Em có đau bụng đâu?"
Tôi nói "Em không đau bụng. Anh muốn lần sau em đổ nước mạnh một chút".
Câu nói ấy rất có tác dụng.Tôi phùng má, Trác Mã không thể không hôn tôi. Hôn xong, Trác Mã nói, không được mách bà đấy nhé. hai tay tôi cho vào người Trác Mã, hai bầu vú như hai chú thỏ con nằm gọn trong lòng bàn tay tôi. Ở một nơi nào đó trong người tôi hoặc trong đầu tôi chợt nóng ran.Trác Mã vùng khỏi tay tôi, còn dặn thêm "Cậu không được mách bà đấy nhé!"
Buổi sáng hôm ấy, lần đầu tiên tôi chạm vào người con gái, trái tim bỗng xao động một niềm vui.
Trác Mã mắng tôi "Cậu ngốc lắm!"
Tôi giụi mắt hỏi "Đúng đấy, cuối cùng thì ai..ai ngốc?"
"Đúng là ngốc rồi!"
Nói xong, Trác Mã không giúp tôi mặc đồ mà chỉ để lại trên cánh tay tôi một vết đỏ của mỏ chim, rồi bỏ đi.Trác Mã đã để lại trên người tôi cái đau mới mẻ và vô cùng phấn chấn.
Ngoài kia tuyết sáng chói.Tiếng hò reo đuổi bắt họa mi của đám trẻ con những người gia nô vọng vào nhà.Tôi vẫn nằm trên tấm đệm da gấu và trong một đống chăn bọc gấm, lắng nghe bước chân Trác Mã trên dãy hành lang dài, xem ra cô không quay lại chăm sóc tôi. Vậy là, tôi đạp mạnh cái chăn, kêu to.
Trong địa hạt của Thổ ti Mạch Kỳ, không ai không biết thằng con của bà hai Thổ ti là một đứa trẻ ngớ ngẩn. Đứa trẻ ngớ ngẩn ấy là tôi.
Trừ mẹ tôi ra, còn ai cũng thích tôi như hiện tại. Nếu tôi là đứa thông minh, chưa biết chừng mệnh qui hoàng tuyền từ lâu, không còn ngồi đây để uống một bát nước chè rồi suy nghĩ vẩn vơ. Bà cả của Thổ ti ốm chết. Mẹ tôi là do một nhà buôn da thú và dược liệu mua về biếu Thổ ti. Sau khi say rượu, Thổ ti có tôi, cho nên tôi cam tâm làm một thằng ngớ ngẩn.
Tuy vậy, trong vòng mấy trăm dặm, không ai không biết tôi, bởi tôi là con trai của Thổ ti. Nếu không tin, cứ thử làm một đứa trẻ thông minh tột đỉnh con một gia nô hoặc một người nghèo, để xem có ai biết đến không?
Tôi là một đứa ngớ ngẩn.
Cha tôi là một Thổ ti được Hoàng đế sắc phong cai quản một địa hạt có hơn vạn dân.
Cho nên, người hầu gái không đến giúp tôi mặc đồ, tôi hét lên.
Người hầu đến chậm nửa bước, chỉ cần tôi duỗi chân, cái chăn bọc gấm sẽ như nước trôi tuột xuống đất. Cái thứ gấm của vùng người Hán phía ngoài những dãy núi trùng điệp kia sao mà dễ tuột đến thế! Từ nhỏ tôi đã không hiểu, tại sao vùng đất của người Hán lại là nguồn cung cấp những thứ mà chúng tôi vô cùng cần thiết như gấm lụa, trà lá, muối ăn? Có người nói, đấy là do thời tiết.Tôi nói "Ôi, do thời tiết" nhưng bụng lại nghĩ, cũng có thể, cũng không chắc là do thời tiết. Vậy thì, tại sao thời tiết lại không biến vùng chúng tôi thành những thứ khác? Theo tôi biết, chỗ nào cũng có thời tiết. Sương mù. Gió. Gió nóng, tuyết biến thành mưa. Gió lạnh, mưa lại biến thành tuyết.Thời tiết làm cho mọi thứ thay đổi, khi ta thấy chúng căng lên để sắp biến thành những thứ khác, ta không thể không chớp mắt.Trong cái chớp mắt ấy, mọi thứ lại trở về nguyên trạng. Nhưng liệu ai không chớp mắt trong mọi lúc? Lúc tế lễ cũng như thế. Các vị thần linh tận hưởng hương hoa sau làn khói vờn bay, làn môi thắm đỏ đang hé nở trên khuôn mặt tươi rói sắp khóc hoặc cười, bỗng một hồi trống vang lên trước cung điện, làm mọi người giật mình, chỉ trong chớp mắt, các vị thần linh thay đổi mọi biểu hiện, trở về với cảnh trang nghiêm không buồn không vui.
Đây là trận tuyết đầu tiên kể từ hôm lập xuân. Chỉ có tuyết mùa xuân mới ẩm ướt dịu dàng đến vậy, khôngnhững chỉ một làn gió nhẹ thôi bay, mà cũng chỉ có tuyết mùa xuân mới phủ một lớp dày như thế, mới tụ hội ánh sáng của khắp thế gian lại.
Ánh tuyết khắp thế gian tụ hội cả trên tấm chăn gấm của tôi.Tôi chỉ lo gấm và hào quang biến mất. Chợt một nỗi buồn nuối tiếc trào dâng trong lòng. Những tia hào quang như những lưỡi búa làm đau tim tôi, tôi bật khóc to. Nghe thấy tiếng khóc, bà Mạc Thó tất tưởi chạy vào. Bà chưa già nhưng luôn tỏ ra già. Bà sinh được đứa con đầu lòng rồi về làm vú nuôi tôi, vì con bà sinh ra chưa được bao lâu thì chết. Hồi ấy tôi đã ba tháng tuổi, mẹ tôi sốt ruột chờ đợi vẻ mặt tôi nhận biết mình đã đến với thế giới này.
Đầy tháng tôi vẫn kiên quyết không cười.
Hai tháng, không một ai có thể làm đôi mắt tôi có phản ứng đối với bất cứ lời gọi nào.
Người cha Thổ ti nói với đứa con bằng cái giọng mệnh lệnh thường thấy "Cười với tao đi!".Thấy không có phản ứng gì, ông lại đổi giọng ngọt ngào nhưng rất nghiêm khắc "Cười với cha đi, cười đi nào, con có nghe thấy không?" Vẻ mặt của ông thật buồn cười.Tôi hơi nhếch môi, lập tức nước từ trong miệng trào ra. Mẹ tôi quay mặt đi, nhớ lại khi có tôi, cha cũng như thế, bà không ngăn nổi nước mắt trào xuống má. Mẹ giận dỗi, nên bị khô sữa. Bà nói thật dứt khoát "Có đứa con thế này thà để nó chết quách đi còn hơn".
Cha tôi không quan tâm lắm, ông bảo quản gia lấy mười đồng bạc trắng và một bao trà đem đến cho bà Mạc Thó có con vừa chết, để bà cô t bố thí cho nhà sư, làm bùa phép cho đứa trẻ vừa chết. Người quản gia hiểu ý chủ. Buổi sáng đi, buổi chiều đem theo bà vú về. Vừa vền đến cửa, mấy con chó dữ xổ ra sủa không thôi, người quản gia nói "Để chúng quen hơi của bà".
Bà vú lấy cái bánh bột, bẻ làm mấy miếng, mỗi miếng nhấp một chút nước bọt, tung lên, lũ chó lập tức không sủa nữa, chúng nhảy lên đớp những miếng bánh. Rồi chúng đi tới, quấn lấy bà vú nuôi, ghé mõm vào gấu váy bà, hít hít chân, hít hít đùi, để chứng nhận biết mùi trên người bà và mùi của người cho bánh là một, lúc ấy chúng mới vẫy vẫy đuôi. Mấy con chó há to mõm, người quản gia đưa bà vú nuôi vào cửa lớn.
Thổ ti rất bằng lòng.Trên nét mặt người vú nuôi vẫn chưa hết vẻ đau buồn, nhưng sữa chảy ra, làm ướt cả áo.
Lúc ấy tôi đang ra sức gào khóc. Bà Thổ ti đã khô sữa nhưng vẫn cố nhét cái đầu v* không có gì vào miệng đứa trẻ ngớ ngẩn. Cha thì nện thật mạnh cây gậy xuống nền nhà, nói "Đừng khóc nữa, có vú nuôi đây rồi!". Chừng như tôi nghe hiểu, không khóc nữa. Bà vú nuôi đón tôi trong vòng tay mẹ.Tôi lập tức tìm thấy bầu vú căng đầy. Sữa của bà như suối tuôn trào, hơn nữa rất ngọt.Tôi còn được biết cả vị đắng, vị cỏ, vị hoa trên đồng nội. Còn sữa mẹ tôi là những suy tư muôn màu, khiến đầu óc tôi căng lên.
Cái dạ dày bé nhỏ của tôi đầy lên nhanh chóng. Để tỏ ra thoả mãn, tôi tè lên người bà vú nuôi một bãi. Bà vú nuôi rút đầu v* ra khỏi miệng tôi, quay mặt đi và oà khóc. Chỉ trước đây ít lâu, đứa con chết yểu của bà được các vị Lạt ma đọc kinh siêu độ, dùng tấm thảm bò lông gói lại, dìm sâu xuống đầm nước, gọi là thuỷ táng.
Mẹ nói "Xui xẻo quá!"
Bà vú nuôi nói "Lạy trời lạy Phật, tha cho con, con không chịu nổi!" Mẹ nói "Vú hãy tự tát vào mặt mình một cái".
Đến nay tôi đã mười ba tuổi. Bao nhiêu năm nay, vú nuôi cũng như những kẻ hầu người hạ khác, thông thuộc bao nhiêu bí mật của nhà Thổ ti, không còn nghiêm túc, qui củ nữa. Bà cũng nghĩ tôi ngớ ngẩn, vẫn thường nói ngay trước mặt tôi "Trời Phật ơi! Tôi tớ ơi!". Đồng thời bà nhét thứ gì đó vào miệng – chút lông cừu từ trong chăn lòi ra, đầu mẩu chỉ trên áo – rồi nhổ phì lên tường. Cứ như vậy một vài năm sau, bà không còn đủ sức để phun thật cao như ban đầu. Vậy là, bà cố tỏ ra là một người già.
Tôi khóc thét lên, vú nuôi vội vã chạy vào "Tôi xin cậu, đừng để bà nghe thấy".
Tôi khóc, tôi gào và cảm thấy vô cùng khoái chí.
Bà vú nuôi lại nói "Cậu ơi, tuyết rơi đấy".
Tuyết rơi thì có liên quan gì đến tôi? nhưng đúng là tôi không khóc nữa. Nằm trên giường nhìn ra ngoài, Ô cửa sổ nhỏ là một khoảng trời xanh đến nao lòng. Vú nuôi nâng tôi dậy, tôi mới trông thấy lớp tuyết dày trên cành cây.Tôi lại nhếch mép, muốn khóc.
Vú nuôi vội vàng nói "Cậu xem kìa, hoạ mi từ rừng về đấy".
"Đúng không?"
"Đúng thế, chúng từ rừng về. Nghe thấy không, chúng đang gọi những người như cậu đến chơi với chúng đấy!"
Vậy là tôi ngoan ngoãn bảo bà vú mặc áo quần cho tôi.
Trời đất ơi, tôi lại nói sang chuyện hoạ mi rồi đấy.Trời đất ơi, Nhìn xem mồ hôi của tôi. Ở chỗ chúng tôi, hoạ mi sinh sống hoang dã. Những hôm trời râm không ai thấy chúng.Trời vừa hửng sáng, chúng bay ra ca hát, tiếng hát véo von dịu dàng. Hoạ mi không bay xa, chúng chỉ bay từ trên cao xuống thấp, chúng cũng không tuỳ tiện bay xuống thật thấp. Nhưng những hôm tuyết rơi thì không thế, nơi chúng trú ngụ không tìm thấy thức ăn, đành đến những nơi có người.
Hoạ mi làm cho tuyết mùa xuân đè nặng núi rừng.
Ngồi ăn cơm với mẹ, người cứ vào ra hỏi chuyện này khác liên tục.
Đầu tiên là người quản gia thọt vào hỏi, lát nữa cậu đi chơi tuyết có phải thay đôi giày ấm không, ông ta còn nói thêm, nếu ông chủ ở nhà nhất định phải thay giày. Mẹ nói "Ông cút ra ngoài cho tôi nhờ, đeo đôi giày rách kia lên cổ rồi cút đi". Người quản gia thọt đi ra, tất nhiên không đeo đôi giày lên cổ, mà cũng không phải là cút.
Lát sau ông ta lại vào nói, người đàn bà hủi bị khu trại Khoa Ba đuổi lên núi, tuyết rơi không tìm thấy cái ăn, lại đi xuống.
Mẹ vội hỏi "Bây giờ mụ ta đang ở đâu?"
"Dọc đường bị sập bẫy lợn rừng".
"Có lên được không?"
"Không, đang kêu gào dưới hố".
"Không chôn sống ngay đi còn để làm gì?"
"Chôn sống?"
"Tôi biết đâu, dù sao thì cũng đừng để mụ vào trại ấp của nhà ta".
Sau đấy là chuyện bố thí chùa chiền, chuyện phát thóc giống cho những người làm ruộng của nhà tôi.Than lửa trong cái chậu thau để ở giữa nhà đang cháy đỏ, chỉ lát sau mồ hôi tôi vã ra.
Sau một hồi cắt đặt công việc, cái vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt mẹ tôi biến mất. Bên trong khuôn mặt mẹ như có một ngọn đèn toả sáng lung linh.Tôi nhìn khuôn mặt bừng sáng của mẹ, mẹ hỏi tôi câu gì đó nhưng tôi cũng không nghe thấy.Thế là bà bực lên, cao giọng "Con cần gì thì nói".
Tôi nói "Hoạ mi gọi con".
Bà Thổ ti lập tức không còn đủ kiên nhẫn, nổi nóng đùng đùng.Tôi chậm rãi nhấp trà.Trong chuyện uống trà, tôi ra dáng một quý tộc lắm. uống đến bát trà thứ hai, chiêng trống nơi gian thờ trên gác nổi lên, tôi biết bà Thổ ti lại đi chămsóc đời sống tăng lữ. nếu tôi không ngớ ngẩn, tôi sẽ không làm mẹ mất vui. Hôm ấy, bà có đầy đủ quyền hành của một Thổ ti. Cha đưa anh tôi lên tỉnh kiện Uông Ba, một Thổ ti ở cạnh vùng chúng tôi. Đầu tiên, cha nằm mơ thấy Uông Ba nhặt được mặt san hô trên chiếc nhẫn của ông rơi ra. Lạt ma nói, đấy không phải là giấc mơ lành. Quả nhiên, ít lâu sau một trưởng bản biên giới dẫn hơn chục tên tay chân, về đầu hàng Thổ ti Uông Ba, phản lại chúng tôi. Cha sai người đem lễ vật sang đòi, nhưng bị từ chối. Sau đấy lại sai người đem dây chuyền vàng sang, đòi mua cái đầu kẻ phản bội, còn dân và đất đai biếu Thổ ti Uông Ba. Kết quả dây chuyền vàng bị trả lại, còn nói thêm, nếu Thổ ti Uông Ba giết kẻ có công, thì người của mình cũng sẽ bỏ đi như người của Thổ ti Mạch Kỳ.
Thổ ti Mạch Kỳ không còn cách nào, đành phải lấy ngũ phẩm ấn tín do Hoàng đế nhà Thanh ban phát và một tấm bản đồ từ trong cái hòm khảm ngọc ra, lên gặp chính phủ quân sự tỉnh Tứ Xuyên để thưa kiện.
Nhà Mạch Kì chúng tôi, trừ mẹ tôi và tôi, còn có cha và người anh trai cùng cha khác mẹ, ngoài ra còn có người chị gái cùng cha khác mẹ và ông chú buôn bán ở tận Ấn Độ. Về sau, người chị bỏ xứ sở mặc đồ trắng sang tận Anh Quốc. Nghe nói, đấy là một quốc gia rộng lớn, có biệt danh là Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn.Tôi hỏi cha, có phải nước lớn sẽ mãi mãi là ban ngày không?
Cha tôi cười "Mày, cái thằng ngớ ngẩn!"
Lúc này họ không ở bên tôi, tôi rất buồn.
Tôi nói "Hoạ mi ơi!"
Nói xong, tôi đi xuống dưới nhà. Vừa xuống đến nơi thì mấy đứa trẻ con những người gia nô vây lấy tôi. Cha mẹ thường nói với tôi, nhìn kìa, chúng đều là gia súc của con.Tôi vừa bước chân lên tảng đá nơi giếng trời, lũ gia súc kia đã vây lấy tôi. Chân chúng không đi giày, không mặc áo bông, xem ra chúng không sợ lạnh như tôi. Chúng đứng kia chờ lệnh của tôi. Lệnh của tôi là "Đi bắt hoạ mi".
Lập tức trên khuôn mặt của chúng thoáng hiện ánh hồng.Tôi vẩy tay, hét lên điều gì đấy rồi dẫn đầu lũ trẻ con cái gia nô – một lũ gia nô nhỏ - ra khỏi khuôn viên. Chúng tôi ào ào kéo đi khiến lũ chó phải giật mình sủa vang, làm cho buổi sáng thêm phần vui vẻ.Tuyết lớn quá! Ngoài kia trắng xoá một màu và mênh mông vô hạn. Lũ nô lệ của tôi cùng phấn khởi reo vui. Chúng đá tuyết, nhặt những hòn đá lạnh buốt cất vào trong người. Đàn hoạ mi đang xoè lông đuôi màu vàng nhạt nhảy nhót, chúng tìm thức ăn dọc chân tường không có tuyết phủ.
Tôi hô lên "Bắt đầu!"
Lập tức lũ nô lệ nhỏ của tôi xông đến gần những con hoạ mi. Hoạ mi không thể bay cao, chúng vội vã trốn vào vườn quả bên bờ sông. Chúng tôi chệch choạng bước trên lớp tuyết cao đến bắp chân, đuổi theo. Lũ hoạ mi không có lối thoát, bị đá ném tới tấp. Chúng nghiêng mình, chui vào lớp tuyết tơi xốp. Những con chim may mắn sống sót, cốt giữ lấy cái đầu không giữ mình, chúng rúc cái đầu bé nhỏ vào khe đá hoặc hốc cây, cuối cùng cũng rơi vào tay chúng tôi.
Đó là cuộc chiến tôi chỉ huy thời còn trẻ con, cuộc chiến thành công và rất hoàn mỹ.
Tôi lại phân công lũ thuộc hạ đứa về nhà lấy lửa, đứa trèo lên cây táo, cây lê bẻ cành khô, đứa nào mạnh dạn nhất, nhanh nhẹn nhất thì về bếp ăn cắp muối. Còn những đứa khác ở lại vườn quả dọn sạch tuyết để có mảnh đất trống cho chúng tôi đốt một đống lửa và hơn chục đứa trẻ quây quần.Thằng Trạch Lang đi lấy trộm muối là đứa trẻ tôi tin cậy nhất, nó đi nhanh mà về cũng nhanh chóng.Tôi cầm gói muối và bảo nó, mày cũng ra kia dọn tuyết. Nó thở hổn hển, bắt đầu dọn tuyết. Nó dọn tuyết bằng cách lấy chân đá, vậy mà nhanh hơn những đứa khác. Cho nên, nó cố tình đá tuyết lên mặt tôi, tôi vẫn không phạt nó.Tuy là nô lệ, có người vẫn được chủ yêu thương. Với kẻ thống trị, điều ấy được coi như chân lý, một chân lý hữu dụng. Chính vì điều ấy mà tôi chấp nhận hành vi phạm tội của nó, tuyết chui vào cổ áo làm tôi bật cười.
Chuẩn bị nhóm lửa. Chúng tôi cùng vặt lông chim.Thằng Trạch Lang không bóp chim chết mà cứ thế vặt lông, con chim sống kêu thảm thiết trong lòng bàn tay nó, khiến ai cũng phải nổi da gà, nhưng nó thì vẫn như không. Chỉ lát sau, mùi thịt nướng thơm phức từ đống lửa bay lên. Cũng chỉ lát sau, bụng đứa nào cũng chứa dăm ba con hoạ mi, họa mi rừng.
Mẹ đang ngâm tay trong cái chậu đồng, hai cánh tay trắng nõn nà thon dài ngâm trong sữa bò ấm, hơi thở gấp gấp tưởng như hai cánh tay đẹp ấy làm bà mệt nhọc lắm. Mẹ gõ móng tay vào thành chậu, cùng với âm thanh keng keng, sữa trong chậu gợn sóng, tạo nên những hồi âm vang vọng trong căn phòng.
Mẹ gọi Trác Mã.
Người hầu gái Trác Mã lên tiếng và bưng một chậu đồng khác vào, rồi đem đổ chậu sữa đi. Giọng mẹ dịu dàng "Đến đây Tô tô". Con chó nhỏ từ dưới tủ chui ra, nó lăn một vòng rồi vẫy đuôi với chủ, sau đấy mới rúc đầu vào cái chậu đồng. Sữa trong chậu làm nó ngộp thở. Bà Thổ ti rất thích nghe cái âm thanh ngộp thở đáng yêu ấy. Bà vừa nghe tiếng chó uống sữa, vừa rửa tay trong chậu nước sạch. Bà vừa rửa tay, vừa bảo Trác Mã xem cậu con trai của bà đã dậy chưa. Hôm qua tôi hơi sốt, mẹ phải ngủ trong phòng tôi.Tôi nói "Mẹ, con dậy rồi!".
Mẹ đến bên giường, đưa bàn tay ướt nước lên sờ trán tôi, nói "Đỡ sốt rồi".
Nói xong mẹ để tôi nằm đấy rồi ngắm hai cánh tay trắng nõn nhưng không giấu nổi nét già của nó. Sau mỗi lần chăm sóc hai cánh tay, mẹ đều làm như thế. Lúc này, mẹ đã chăm sóc xong, vừa ngắm nhìn dấu vết tuổi già đang đến gần, vừa chờ nghe tiếng người hầu đổ nước ở dưới nhà. Sự chờ đợi như có gì tỏ ra lo lắng. Nước trong cái chậu từ trên cao đổ đúng vào tảng đá tầng dưới, tiếng nước oà vỡ khiến mẹ rùng mình. Âm thanh của nước từ trên tầng bốn đổ xuống nghe như tiếng đổ vỡ, gây chấn động lòng người.
Nhưng hôm nay lớp tuyết dày làm mất hẳn âm thanh kia.
Khi âm thanh vang lên, toàn thân mẹ vẫn run rẩy.Tôi nghe thấy tiếng nói khe khẽ từ cái miệng xinh xinh của Trác Mã: lại không phải đưa bà chủ xuống rồi.Tôi hỏi Trác Mã "Em nói gì thế?"
Mẹ hỏi tôi "Con nhỏ ấy nói gì?"
Tôi nói "Cô ấy nói đau bụng".
Mẹ hỏi Trác Mã "Đau bụng đấy à?"
Tôi trả lời thay "Hết đau rồi".
Mẹ mở cái nắp hộp thiếc, đưa một ngón tay nhỏ nhắn vào, lấy một chút kem xoa lên mu bàn tay, một ngón tay khác lại cho vào, lấy ra một ít kem, rồi xoa lên mu bàn tay kia. Một mùi thơm nồng lan khắp căn phòng. Loại kem dưỡng da này làm bằng mỡ rái cá và tuỵ lợn, cho thêm hương liệu bí ẩn của chùa chiền Ấn Độ. Bà Thổ Ti cũng là mẹ tôi, rất biết cách tỏ ra ghê tởm. Bà tỏ ra như thế rồi nói "Thật ra cái thứ này hôi lắm".
Trác Mã đưa đến trước mặt mẹ một cái hộp rất đẹp, trong đó là cái vòng ngọc đeo bên tay trái bà và cái vòng ngà voi đeo bên tay phải. Mẹ đeo lên, rồi xoay xoay cổ tay, nói "Lại gầy đi một ít rồi".
Trác Mã nói "Vâng ạ".
Mẹ nói "Ngoài chuyện này ra, mày còn biết nói gì nữa không?"
"Vâng, thưa bà".
Tôi nghĩ, bà Thổ ti cũng như những người khác sẽ tiện tay cho Trác Mã một cái tát, nhưng bà không làm thế. Khuôn mặt Trác Mã vẫn đỏ lên vì sợ hãi. Bà Thổ ti xuống nhà ăn sáng.Trác Mã đứng bên giường tôi, lắng nghe tiếng chân bà Thổ ti từng bậc từng bậc đi xuống, rồi cho tay vào chăn véo tôi một cái và hỏi "Em kêu đau bụng bao giờ? Em có đau bụng đâu?"
Tôi nói "Em không đau bụng. Anh muốn lần sau em đổ nước mạnh một chút".
Câu nói ấy rất có tác dụng.Tôi phùng má, Trác Mã không thể không hôn tôi. Hôn xong, Trác Mã nói, không được mách bà đấy nhé. hai tay tôi cho vào người Trác Mã, hai bầu vú như hai chú thỏ con nằm gọn trong lòng bàn tay tôi. Ở một nơi nào đó trong người tôi hoặc trong đầu tôi chợt nóng ran.Trác Mã vùng khỏi tay tôi, còn dặn thêm "Cậu không được mách bà đấy nhé!"
Buổi sáng hôm ấy, lần đầu tiên tôi chạm vào người con gái, trái tim bỗng xao động một niềm vui.
Trác Mã mắng tôi "Cậu ngốc lắm!"
Tôi giụi mắt hỏi "Đúng đấy, cuối cùng thì ai..ai ngốc?"
"Đúng là ngốc rồi!"
Nói xong, Trác Mã không giúp tôi mặc đồ mà chỉ để lại trên cánh tay tôi một vết đỏ của mỏ chim, rồi bỏ đi.Trác Mã đã để lại trên người tôi cái đau mới mẻ và vô cùng phấn chấn.
Ngoài kia tuyết sáng chói.Tiếng hò reo đuổi bắt họa mi của đám trẻ con những người gia nô vọng vào nhà.Tôi vẫn nằm trên tấm đệm da gấu và trong một đống chăn bọc gấm, lắng nghe bước chân Trác Mã trên dãy hành lang dài, xem ra cô không quay lại chăm sóc tôi. Vậy là, tôi đạp mạnh cái chăn, kêu to.
Trong địa hạt của Thổ ti Mạch Kỳ, không ai không biết thằng con của bà hai Thổ ti là một đứa trẻ ngớ ngẩn. Đứa trẻ ngớ ngẩn ấy là tôi.
Trừ mẹ tôi ra, còn ai cũng thích tôi như hiện tại. Nếu tôi là đứa thông minh, chưa biết chừng mệnh qui hoàng tuyền từ lâu, không còn ngồi đây để uống một bát nước chè rồi suy nghĩ vẩn vơ. Bà cả của Thổ ti ốm chết. Mẹ tôi là do một nhà buôn da thú và dược liệu mua về biếu Thổ ti. Sau khi say rượu, Thổ ti có tôi, cho nên tôi cam tâm làm một thằng ngớ ngẩn.
Tuy vậy, trong vòng mấy trăm dặm, không ai không biết tôi, bởi tôi là con trai của Thổ ti. Nếu không tin, cứ thử làm một đứa trẻ thông minh tột đỉnh con một gia nô hoặc một người nghèo, để xem có ai biết đến không?
Tôi là một đứa ngớ ngẩn.
Cha tôi là một Thổ ti được Hoàng đế sắc phong cai quản một địa hạt có hơn vạn dân.
Cho nên, người hầu gái không đến giúp tôi mặc đồ, tôi hét lên.
Người hầu đến chậm nửa bước, chỉ cần tôi duỗi chân, cái chăn bọc gấm sẽ như nước trôi tuột xuống đất. Cái thứ gấm của vùng người Hán phía ngoài những dãy núi trùng điệp kia sao mà dễ tuột đến thế! Từ nhỏ tôi đã không hiểu, tại sao vùng đất của người Hán lại là nguồn cung cấp những thứ mà chúng tôi vô cùng cần thiết như gấm lụa, trà lá, muối ăn? Có người nói, đấy là do thời tiết.Tôi nói "Ôi, do thời tiết" nhưng bụng lại nghĩ, cũng có thể, cũng không chắc là do thời tiết. Vậy thì, tại sao thời tiết lại không biến vùng chúng tôi thành những thứ khác? Theo tôi biết, chỗ nào cũng có thời tiết. Sương mù. Gió. Gió nóng, tuyết biến thành mưa. Gió lạnh, mưa lại biến thành tuyết.Thời tiết làm cho mọi thứ thay đổi, khi ta thấy chúng căng lên để sắp biến thành những thứ khác, ta không thể không chớp mắt.Trong cái chớp mắt ấy, mọi thứ lại trở về nguyên trạng. Nhưng liệu ai không chớp mắt trong mọi lúc? Lúc tế lễ cũng như thế. Các vị thần linh tận hưởng hương hoa sau làn khói vờn bay, làn môi thắm đỏ đang hé nở trên khuôn mặt tươi rói sắp khóc hoặc cười, bỗng một hồi trống vang lên trước cung điện, làm mọi người giật mình, chỉ trong chớp mắt, các vị thần linh thay đổi mọi biểu hiện, trở về với cảnh trang nghiêm không buồn không vui.
Đây là trận tuyết đầu tiên kể từ hôm lập xuân. Chỉ có tuyết mùa xuân mới ẩm ướt dịu dàng đến vậy, khôngnhững chỉ một làn gió nhẹ thôi bay, mà cũng chỉ có tuyết mùa xuân mới phủ một lớp dày như thế, mới tụ hội ánh sáng của khắp thế gian lại.
Ánh tuyết khắp thế gian tụ hội cả trên tấm chăn gấm của tôi.Tôi chỉ lo gấm và hào quang biến mất. Chợt một nỗi buồn nuối tiếc trào dâng trong lòng. Những tia hào quang như những lưỡi búa làm đau tim tôi, tôi bật khóc to. Nghe thấy tiếng khóc, bà Mạc Thó tất tưởi chạy vào. Bà chưa già nhưng luôn tỏ ra già. Bà sinh được đứa con đầu lòng rồi về làm vú nuôi tôi, vì con bà sinh ra chưa được bao lâu thì chết. Hồi ấy tôi đã ba tháng tuổi, mẹ tôi sốt ruột chờ đợi vẻ mặt tôi nhận biết mình đã đến với thế giới này.
Đầy tháng tôi vẫn kiên quyết không cười.
Hai tháng, không một ai có thể làm đôi mắt tôi có phản ứng đối với bất cứ lời gọi nào.
Người cha Thổ ti nói với đứa con bằng cái giọng mệnh lệnh thường thấy "Cười với tao đi!".Thấy không có phản ứng gì, ông lại đổi giọng ngọt ngào nhưng rất nghiêm khắc "Cười với cha đi, cười đi nào, con có nghe thấy không?" Vẻ mặt của ông thật buồn cười.Tôi hơi nhếch môi, lập tức nước từ trong miệng trào ra. Mẹ tôi quay mặt đi, nhớ lại khi có tôi, cha cũng như thế, bà không ngăn nổi nước mắt trào xuống má. Mẹ giận dỗi, nên bị khô sữa. Bà nói thật dứt khoát "Có đứa con thế này thà để nó chết quách đi còn hơn".
Cha tôi không quan tâm lắm, ông bảo quản gia lấy mười đồng bạc trắng và một bao trà đem đến cho bà Mạc Thó có con vừa chết, để bà cô t bố thí cho nhà sư, làm bùa phép cho đứa trẻ vừa chết. Người quản gia hiểu ý chủ. Buổi sáng đi, buổi chiều đem theo bà vú về. Vừa vền đến cửa, mấy con chó dữ xổ ra sủa không thôi, người quản gia nói "Để chúng quen hơi của bà".
Bà vú lấy cái bánh bột, bẻ làm mấy miếng, mỗi miếng nhấp một chút nước bọt, tung lên, lũ chó lập tức không sủa nữa, chúng nhảy lên đớp những miếng bánh. Rồi chúng đi tới, quấn lấy bà vú nuôi, ghé mõm vào gấu váy bà, hít hít chân, hít hít đùi, để chứng nhận biết mùi trên người bà và mùi của người cho bánh là một, lúc ấy chúng mới vẫy vẫy đuôi. Mấy con chó há to mõm, người quản gia đưa bà vú nuôi vào cửa lớn.
Thổ ti rất bằng lòng.Trên nét mặt người vú nuôi vẫn chưa hết vẻ đau buồn, nhưng sữa chảy ra, làm ướt cả áo.
Lúc ấy tôi đang ra sức gào khóc. Bà Thổ ti đã khô sữa nhưng vẫn cố nhét cái đầu v* không có gì vào miệng đứa trẻ ngớ ngẩn. Cha thì nện thật mạnh cây gậy xuống nền nhà, nói "Đừng khóc nữa, có vú nuôi đây rồi!". Chừng như tôi nghe hiểu, không khóc nữa. Bà vú nuôi đón tôi trong vòng tay mẹ.Tôi lập tức tìm thấy bầu vú căng đầy. Sữa của bà như suối tuôn trào, hơn nữa rất ngọt.Tôi còn được biết cả vị đắng, vị cỏ, vị hoa trên đồng nội. Còn sữa mẹ tôi là những suy tư muôn màu, khiến đầu óc tôi căng lên.
Cái dạ dày bé nhỏ của tôi đầy lên nhanh chóng. Để tỏ ra thoả mãn, tôi tè lên người bà vú nuôi một bãi. Bà vú nuôi rút đầu v* ra khỏi miệng tôi, quay mặt đi và oà khóc. Chỉ trước đây ít lâu, đứa con chết yểu của bà được các vị Lạt ma đọc kinh siêu độ, dùng tấm thảm bò lông gói lại, dìm sâu xuống đầm nước, gọi là thuỷ táng.
Mẹ nói "Xui xẻo quá!"
Bà vú nuôi nói "Lạy trời lạy Phật, tha cho con, con không chịu nổi!" Mẹ nói "Vú hãy tự tát vào mặt mình một cái".
Đến nay tôi đã mười ba tuổi. Bao nhiêu năm nay, vú nuôi cũng như những kẻ hầu người hạ khác, thông thuộc bao nhiêu bí mật của nhà Thổ ti, không còn nghiêm túc, qui củ nữa. Bà cũng nghĩ tôi ngớ ngẩn, vẫn thường nói ngay trước mặt tôi "Trời Phật ơi! Tôi tớ ơi!". Đồng thời bà nhét thứ gì đó vào miệng – chút lông cừu từ trong chăn lòi ra, đầu mẩu chỉ trên áo – rồi nhổ phì lên tường. Cứ như vậy một vài năm sau, bà không còn đủ sức để phun thật cao như ban đầu. Vậy là, bà cố tỏ ra là một người già.
Tôi khóc thét lên, vú nuôi vội vã chạy vào "Tôi xin cậu, đừng để bà nghe thấy".
Tôi khóc, tôi gào và cảm thấy vô cùng khoái chí.
Bà vú nuôi lại nói "Cậu ơi, tuyết rơi đấy".
Tuyết rơi thì có liên quan gì đến tôi? nhưng đúng là tôi không khóc nữa. Nằm trên giường nhìn ra ngoài, Ô cửa sổ nhỏ là một khoảng trời xanh đến nao lòng. Vú nuôi nâng tôi dậy, tôi mới trông thấy lớp tuyết dày trên cành cây.Tôi lại nhếch mép, muốn khóc.
Vú nuôi vội vàng nói "Cậu xem kìa, hoạ mi từ rừng về đấy".
"Đúng không?"
"Đúng thế, chúng từ rừng về. Nghe thấy không, chúng đang gọi những người như cậu đến chơi với chúng đấy!"
Vậy là tôi ngoan ngoãn bảo bà vú mặc áo quần cho tôi.
Trời đất ơi, tôi lại nói sang chuyện hoạ mi rồi đấy.Trời đất ơi, Nhìn xem mồ hôi của tôi. Ở chỗ chúng tôi, hoạ mi sinh sống hoang dã. Những hôm trời râm không ai thấy chúng.Trời vừa hửng sáng, chúng bay ra ca hát, tiếng hát véo von dịu dàng. Hoạ mi không bay xa, chúng chỉ bay từ trên cao xuống thấp, chúng cũng không tuỳ tiện bay xuống thật thấp. Nhưng những hôm tuyết rơi thì không thế, nơi chúng trú ngụ không tìm thấy thức ăn, đành đến những nơi có người.
Hoạ mi làm cho tuyết mùa xuân đè nặng núi rừng.
Ngồi ăn cơm với mẹ, người cứ vào ra hỏi chuyện này khác liên tục.
Đầu tiên là người quản gia thọt vào hỏi, lát nữa cậu đi chơi tuyết có phải thay đôi giày ấm không, ông ta còn nói thêm, nếu ông chủ ở nhà nhất định phải thay giày. Mẹ nói "Ông cút ra ngoài cho tôi nhờ, đeo đôi giày rách kia lên cổ rồi cút đi". Người quản gia thọt đi ra, tất nhiên không đeo đôi giày lên cổ, mà cũng không phải là cút.
Lát sau ông ta lại vào nói, người đàn bà hủi bị khu trại Khoa Ba đuổi lên núi, tuyết rơi không tìm thấy cái ăn, lại đi xuống.
Mẹ vội hỏi "Bây giờ mụ ta đang ở đâu?"
"Dọc đường bị sập bẫy lợn rừng".
"Có lên được không?"
"Không, đang kêu gào dưới hố".
"Không chôn sống ngay đi còn để làm gì?"
"Chôn sống?"
"Tôi biết đâu, dù sao thì cũng đừng để mụ vào trại ấp của nhà ta".
Sau đấy là chuyện bố thí chùa chiền, chuyện phát thóc giống cho những người làm ruộng của nhà tôi.Than lửa trong cái chậu thau để ở giữa nhà đang cháy đỏ, chỉ lát sau mồ hôi tôi vã ra.
Sau một hồi cắt đặt công việc, cái vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt mẹ tôi biến mất. Bên trong khuôn mặt mẹ như có một ngọn đèn toả sáng lung linh.Tôi nhìn khuôn mặt bừng sáng của mẹ, mẹ hỏi tôi câu gì đó nhưng tôi cũng không nghe thấy.Thế là bà bực lên, cao giọng "Con cần gì thì nói".
Tôi nói "Hoạ mi gọi con".
Bà Thổ ti lập tức không còn đủ kiên nhẫn, nổi nóng đùng đùng.Tôi chậm rãi nhấp trà.Trong chuyện uống trà, tôi ra dáng một quý tộc lắm. uống đến bát trà thứ hai, chiêng trống nơi gian thờ trên gác nổi lên, tôi biết bà Thổ ti lại đi chămsóc đời sống tăng lữ. nếu tôi không ngớ ngẩn, tôi sẽ không làm mẹ mất vui. Hôm ấy, bà có đầy đủ quyền hành của một Thổ ti. Cha đưa anh tôi lên tỉnh kiện Uông Ba, một Thổ ti ở cạnh vùng chúng tôi. Đầu tiên, cha nằm mơ thấy Uông Ba nhặt được mặt san hô trên chiếc nhẫn của ông rơi ra. Lạt ma nói, đấy không phải là giấc mơ lành. Quả nhiên, ít lâu sau một trưởng bản biên giới dẫn hơn chục tên tay chân, về đầu hàng Thổ ti Uông Ba, phản lại chúng tôi. Cha sai người đem lễ vật sang đòi, nhưng bị từ chối. Sau đấy lại sai người đem dây chuyền vàng sang, đòi mua cái đầu kẻ phản bội, còn dân và đất đai biếu Thổ ti Uông Ba. Kết quả dây chuyền vàng bị trả lại, còn nói thêm, nếu Thổ ti Uông Ba giết kẻ có công, thì người của mình cũng sẽ bỏ đi như người của Thổ ti Mạch Kỳ.
Thổ ti Mạch Kỳ không còn cách nào, đành phải lấy ngũ phẩm ấn tín do Hoàng đế nhà Thanh ban phát và một tấm bản đồ từ trong cái hòm khảm ngọc ra, lên gặp chính phủ quân sự tỉnh Tứ Xuyên để thưa kiện.
Nhà Mạch Kì chúng tôi, trừ mẹ tôi và tôi, còn có cha và người anh trai cùng cha khác mẹ, ngoài ra còn có người chị gái cùng cha khác mẹ và ông chú buôn bán ở tận Ấn Độ. Về sau, người chị bỏ xứ sở mặc đồ trắng sang tận Anh Quốc. Nghe nói, đấy là một quốc gia rộng lớn, có biệt danh là Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn.Tôi hỏi cha, có phải nước lớn sẽ mãi mãi là ban ngày không?
Cha tôi cười "Mày, cái thằng ngớ ngẩn!"
Lúc này họ không ở bên tôi, tôi rất buồn.
Tôi nói "Hoạ mi ơi!"
Nói xong, tôi đi xuống dưới nhà. Vừa xuống đến nơi thì mấy đứa trẻ con những người gia nô vây lấy tôi. Cha mẹ thường nói với tôi, nhìn kìa, chúng đều là gia súc của con.Tôi vừa bước chân lên tảng đá nơi giếng trời, lũ gia súc kia đã vây lấy tôi. Chân chúng không đi giày, không mặc áo bông, xem ra chúng không sợ lạnh như tôi. Chúng đứng kia chờ lệnh của tôi. Lệnh của tôi là "Đi bắt hoạ mi".
Lập tức trên khuôn mặt của chúng thoáng hiện ánh hồng.Tôi vẩy tay, hét lên điều gì đấy rồi dẫn đầu lũ trẻ con cái gia nô – một lũ gia nô nhỏ - ra khỏi khuôn viên. Chúng tôi ào ào kéo đi khiến lũ chó phải giật mình sủa vang, làm cho buổi sáng thêm phần vui vẻ.Tuyết lớn quá! Ngoài kia trắng xoá một màu và mênh mông vô hạn. Lũ nô lệ của tôi cùng phấn khởi reo vui. Chúng đá tuyết, nhặt những hòn đá lạnh buốt cất vào trong người. Đàn hoạ mi đang xoè lông đuôi màu vàng nhạt nhảy nhót, chúng tìm thức ăn dọc chân tường không có tuyết phủ.
Tôi hô lên "Bắt đầu!"
Lập tức lũ nô lệ nhỏ của tôi xông đến gần những con hoạ mi. Hoạ mi không thể bay cao, chúng vội vã trốn vào vườn quả bên bờ sông. Chúng tôi chệch choạng bước trên lớp tuyết cao đến bắp chân, đuổi theo. Lũ hoạ mi không có lối thoát, bị đá ném tới tấp. Chúng nghiêng mình, chui vào lớp tuyết tơi xốp. Những con chim may mắn sống sót, cốt giữ lấy cái đầu không giữ mình, chúng rúc cái đầu bé nhỏ vào khe đá hoặc hốc cây, cuối cùng cũng rơi vào tay chúng tôi.
Đó là cuộc chiến tôi chỉ huy thời còn trẻ con, cuộc chiến thành công và rất hoàn mỹ.
Tôi lại phân công lũ thuộc hạ đứa về nhà lấy lửa, đứa trèo lên cây táo, cây lê bẻ cành khô, đứa nào mạnh dạn nhất, nhanh nhẹn nhất thì về bếp ăn cắp muối. Còn những đứa khác ở lại vườn quả dọn sạch tuyết để có mảnh đất trống cho chúng tôi đốt một đống lửa và hơn chục đứa trẻ quây quần.Thằng Trạch Lang đi lấy trộm muối là đứa trẻ tôi tin cậy nhất, nó đi nhanh mà về cũng nhanh chóng.Tôi cầm gói muối và bảo nó, mày cũng ra kia dọn tuyết. Nó thở hổn hển, bắt đầu dọn tuyết. Nó dọn tuyết bằng cách lấy chân đá, vậy mà nhanh hơn những đứa khác. Cho nên, nó cố tình đá tuyết lên mặt tôi, tôi vẫn không phạt nó.Tuy là nô lệ, có người vẫn được chủ yêu thương. Với kẻ thống trị, điều ấy được coi như chân lý, một chân lý hữu dụng. Chính vì điều ấy mà tôi chấp nhận hành vi phạm tội của nó, tuyết chui vào cổ áo làm tôi bật cười.
Chuẩn bị nhóm lửa. Chúng tôi cùng vặt lông chim.Thằng Trạch Lang không bóp chim chết mà cứ thế vặt lông, con chim sống kêu thảm thiết trong lòng bàn tay nó, khiến ai cũng phải nổi da gà, nhưng nó thì vẫn như không. Chỉ lát sau, mùi thịt nướng thơm phức từ đống lửa bay lên. Cũng chỉ lát sau, bụng đứa nào cũng chứa dăm ba con hoạ mi, họa mi rừng.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook