Sự giàu có không cần thiết

Mùa xuân đã đem đến cho lão Hans một nỗi buồn: người hầu gái bỏ lão đi lấy một anh dân chài ở làng bên. Lão già rất khó thích ứng với cuộc sống độc thân: lão phải tự tay mình quét dọn nhà cửa, nấu cơm và giặt giũ quần áo. Lão đi khắp làng mời các bà góa và những đứa trẻ mồ côi đến giúp việc lão. Nhưng chẳng ai thèm đến với lão. Mọi người ở đây nam cũng như nữ, từ lâu đã mất thói quen lao động. Dù các quán rượu và sòng bạc nhiều lúc đã làm cho họ trắng tay, nhưng vẫn chưa ai phải đi làm thuê cho người khác. Lão già đành an phận. Để khỏi mất công nấu cơm, lão lại bắt đầu ăn thứ “bột” mà lâu nay lão chỉ giữ để tự nở và bán.

Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, lão mở tủ thức ăn để múc một thìa “bột” đựng trong hộp. Lão ngạc nhiên nhìn thấy “bột” nở nhanh hơn mọi ngày, thậm chí tràn cả ra ngoài thành hộp. Lão chạy vào trong hầm nhà, nơi lão chứa số “bột” dự trữ để bán. Tại đây, “bột” vẫn ở trạng thái bình thường, hầu như không nở.

Lão già ngạc nhiên và sung sướng.

“Có lẽ vì nóng nên nó nở nhanh đến thế” - Lão chắc mẩm như vậy. Lão xúc ra một nửa hộp và chén “bột” một cách ngon lành. Lão ngồi sưởi nắng, miệng ngậm tẩu, phì phèo hút thuốc cho đến mười hai giờ mới nằm nghỉ. Hai giờ chiều tỉnh dậy, lão lại tò mò nhìn vào tủ đựng thức ăn. Hộp “bột” lại đầy tới mép.

“Gớm nhỉ! Giá bây giờ bọn lái buôn mò đến thì mình có thể bán ngay cho họ một ít” - Lão suy nghĩ, buồn phiền vì công việc buôn bán “bột” gần đây ế ẩm.

Đến tối lão tới nhà một người dân chài có gia đình đông miệng ăn. Sau khi cà kê vài câu chuyện mào đầu, lão làm bộ như vô tình hỏi:

- Thế bác có cần mua “bột” không?

Bác dân chài nhún vai tra lời lấp lửng:

- Nhà tôi cũng tạm đủ ăn. Có lẽ tôi chỉ cần mua thêm một cân thôi.

- Bác định trả tôi bao nhiêu tiền?

- Chúng tôi sẽ trả bác hai mác.

Lão Hans rất bực bội. Sau khi tán vài câu về tiết lập xuân, lão cáo từ ra về.

- Hai mác thôi à? - Lão càu nhàu trên đường về nhà - Bọn con buôn đã từng trả mình hàng nghìn đồng, thế mà hắn lại chỉ trả mình có hai mác. Họ biến đi đâu mất rồi? Mình thật không thể hiểu nổi cái bọn ở thành thị. Khi thì cứ xoắn lấy mình, lúc thì mất mặt chẳng thấy tăm hơi đâu cả...

Buồn rầu vì thất bại, lão Hans đi ngủ sớm.

Buổi sáng hôm sau, khi thức dậy và mở tủ đựng thức ăn, lão bỗng sửng sốt nhảy lùi về phía sau: “bột” không những tràn ra ngoài hộp mà còn chảy đầy cả ngăn tủ.

- Ồ, nó lại chảy ra rồi! - Lão già thốt kêu lên - Như thế này mình có thể bán hai mác một cân thật.

Lão đi vòng quanh khắp làng để rao bán “bột”. Nhưng chỗ nào người ta cũng bảo lão:

- Chúng tôi không cần.

Chỉ sau có vài ngày mà mọi người đã no đến tận cổ. Thật ra, những cơn rét bất ngờ đã kìm hãm không cho “bột” nở nhiều, nhưng gia đình nào cũng thừa “bột” ăn hằng ngày rồi.

Lão Hans lại béo ra. Nếu như không phải lo nghĩ thì lão còn phát phì hơn nữa. Lão đau khổ suy nghĩ rằng sự giàu có của lão thật là uổng. Lão chưa dám nghĩ tới việc vứt “bột” ra ngoài đường. Lão già rồi mà bỗng sinh ra háu ăn, ra sức ngốn “bột”. Sau cùng, lão cảm thấy ràng đã đến lúc lão không thể nào ăn nhiều nhu thế được. Lão vất vả lắm mới lê được đôi chân béo trương ra như chân voi. Bệnh khó thở hành hạ lão. Lão ì ạch lê bước sang nhà hàng xóm. Người chồng và hai đứa con ngồi ngoài cổng. Còn bà vợ ngồi bên cửa sổ nhìn ra.

- Chào hai bác - Lão niềm nở nói - Tôi ngồi một mình buồn qua. Xin mời hai bác đến nhà tôi xơi ít “bột” cho vui.

Người dân chài nhẩm tính khoảng cách giữa hai nhà - chỉ độ ba mươi bước là cùng.

- Sang nhà cụ xa quá. - Anh ta lạnh nhạt.

- Thế mà xa à! Tôi già cả hơn bác mà vẫn còn lại đây được cơ mà.

- Thôi, xin cảm ơn cụ, tôi no lắm. Hôm nay tôi đã ních vào bụng đến năm lần rồi còn gì.

- Thật đáng tiếc.

Lão Hans gieo mình xuống chiếc ghế dài bên cạnh người dân chài và hành thực nói:

- Tôi thật tình chăng phải đến thăm bác đâu, mà đến để mong bác giúp đỡ. Quả thật “bột” ở nhà tôi nở nhanh quá, đầy cả ba ngăn tủ rồi. Tôi ăn, ăn mãi, nhưng nó vẫn cứ nở. Giá bác ăn bớt giúp tôi thì tốt biết mấy?

Vợ anh dân chài hình như động lòng thương lão Hans.

- Nên giúp đỡ người hoạn nạn, - Bà ta nói với chồng - ai cũng có thể gặp lúc không may. Nhà mình đông người còn khắc phục được, đằng này cụ Hans chỉ có một mình, lại già rồi.

- Thế thì bà cứ đi, - Người chồng thờ ơ trả lời - còn tôi chẳng thiết, ngại lắm.

Vợ anh dân chài đi cùng lão Hans. Lão luôn mồm cảm ơn bà ta.

- Có gì đâu, ăn miếng trả miếng. Ngày xưa, khi chúng cháu chưa có “bột”, cụ đã thương gia đình chúng cháu nghèo nên bán lẻ “bột” cho.

- Tất nhiên rồi, tất nhiên rồi, - Lão Hans xun xoe - chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau chứ. Đây, xin mời bác xơi, bác cứ tự nhiên dùng cho thỏa thích.

Người đàn bà múc một thìa “bột”, cố gắng ăn một miếng to.

- Xin cảm ơn bác đã giúp đỡ cái thân già này. Mời bác xơi miếng nữa.

Bà khách đưa lên miệng thìa “bột” thứ hai, nhưng bỗng rút vội ra và khe khẽ nói, vẻ kinh hãi:

- Xin chịu thôi, cháu buồn nôn quá.

- Nào, ăn thêm một ít nữa thôi mà, bà làm ơn giúp đỡ tôi, ai lại nỡ lòng từ chối người già.

Lão Hans van nài như lão sắp chết đói đến nơi, phải xin của bố thí không bằng.

- Tôi đã bảo cụ rằng tôi không thể ăn được nữa, tại sao cụ cứ lôi thôi mãi thế? - Người đàn bà trả lời một cách thô lỗ - Cụ đừng có nổi nóng lên với tôi đấy!

Và bà ta bước ra khỏi phòng.

Lão Hans chào với theo và nói:

- Được thôi, tôi đâu dám nài ép bác. Xin cảm ơn bác.

Suốt đêm lão trằn trọc mãi không ngủ được. Lão tính nhẩm xem lão sẽ thu được bao nhiêu tiền nếu lão bán tất cả số “bột” này với giá một ngàn mác một cân. Mãi đến gần sáng lão mới chợp mắt, nhưng chẳng bao lâu một tiếng động vang lên trong phòng làm lão thức giấc. Lão Hans nhảy chồm từ trên giường xuống đất và nhìn quanh. Trong ánh sáng còn lờ mờ, lão thấy “bột” nở nhanh quá đã phá tung cánh cửa tủ và chảy lênh láng ra sàn nhà.

Lão Hans hoảng quá. Lần đầu tiên lão nghĩ đến tai họa mà “bột” đang đe dọa lão.

“Rồi sẽ ra sao nhỉ? - Lão nghĩ - Cứ thế này thì ‘bột’ sẽ đuổi mình ra khỏi nhà mất”.

Lão không sao tiếp tục ngủ được nữa. Lão hình dung “bột” như một con rắn xám đang bò đến giường và chẹn cổ lão... Sáng sớm tinh mơ lão ra ngoài đường cái, nơi thỉnh thoảng có những người thất nghiệp, lưu manh và ăn mày qua lại.

Lão rủ được ba gã đàn ông vóc người lực lưỡng nhưng đói mèm vào nhà bằng cách hứa cho họ ăn uống no nê.

Rõ ràng những gã đàn ông này chưa ăn “bột” bao giờ. Thoạt đầu họ còn tỏ vẻ e ngại, chưa dám ăn. Nhưng khi lão Hans ăn thử cho họ thấy, họ cũng nếm và khen ngon, rồi lao vào ăn lấy ăn để. “Bột” như tan ra trong mồm; ăn thứ bột này không thấy nặng bụng, nên họ ních vào thật nhiều. Dạ dày của họ đã to, lại được bữa lạ miệng, nên chỉ khoang hai mươi phút sau các vị khách quý ấy đã chén hết sạch hai ngăn tủ “bột”.

Lão Hans mừng quá:

- Thế nào? Ngon không các anh?

- Không đến nỗi dở, cụ ạ? - Họ trả lời, lim dim những đôi mát sáng lên vì no nê.

- Thế đấy. Tôi vốn hiền lành, bản thân tôi đã có lúc đói khát, tôi hiểu thế nào là đói. Nên giúp đỡ người cùng cảnh ngộ. Tôi sống độc thân, nêu thừa “bột” thì sao tôi lại không cho người nghèo đói ăn được?

- Xin cảm ơn cụ.

- Không dám. Mời các anh ngày mai cứ đến đây. Nếu các anh muốn, ngày nào đến cũng được. Các anh cứ dẫn cả bạn bè của mình tới. Tôi rất rộng bụng, tôi sẽ cho tất cả ăn thật no.

- Cảm ơn cụ, chúng cháu sẽ đến.

Mấy gã đàn ông cáo lui. Lão Hans phấn khởi:

- Đấy! Mọi việc rồi sẽ tốt thôi?

“Bột” đối với lão không còn giống như một con rắn ghê rợn bò từ tủ đựng thức ăn ra và sẵn sàng nuốt chửng lão nữa.

- Những kẻ trai tráng này sẽ nuốt chửng bất cứ con rắn nào?

Sáng hôm sau, lão sốt ruột chờ đợi họ, nhưng họ không đến. Được ngày ấm trời, “bột” lại nở đầy ắp cả tủ và chảy ca ra sàn nhà. Ban đêm, những cơn ác mộng hành hạ lão. Lão lại cảm thấy dường như “bột” bò đến gần lão, trườn lên ngày càng cao, giơ những bàn tay xám xịt... Lão choàng dậy, mình đẫm mồ hôi như tắm. Sau cùng, lão thiếp đi và đánh một giấc có lẽ rất dài. Một người nào đó gọi to đánh thức lão dậy:

- Cụ chủ ơi! Cụ chủ ơi!

Lão Hans mở mát và nhìn thấy mặt trời đã lên khá cao. Lão lại gần cửa sổ và mở toang hai cánh ra. Ngoài cửa sổ có ba người đứng. Lão biết mặt hai người trong số họ: đó là những người thất nghiệp đã ăn “bột” của lão. Người thứ ba là một gã ăn mày mặc bộ quần áo vá chằng vá đụp.

Trông thấy họ, lão Hans mừng quá vội vã mở cửa:

- Xin trân trọng mời các anh vào nhà. Chắc các anh đói bụng? Tôi đợi các anh cả ngày hôm qua, tôi đã chuẩn bị cho các anh món “bột” ngon tuyệt.

Nhưng mấy anh khách của lão còn đủng đỉnh chưa chịu bước vào nhà vội.

Một người thất nghiệp nói, vẻ sành sỏi:

- Lại cần chúng tôi ăn hộ chứ gì?

Câu chào hỏi đó làm lão Hans hơi ngạc nhiên, nhưng lão vẫn niềm nở nói:

- Xin mời các anh.

- Nhưng cụ cho biết giá cả bao nhiêu? - Gã thất nghiệp hỏi một cách thành thạo. Lúc này thì lão Hans tròn xoe mắt sửng sốt.

- Giá cả gì? Tôi mời các anh xơi, không phải tiền nong gì cả!

- Ồ, việc gì chúng tôi phải trả tiền cụ cơ chứ? Tôi hỏi cụ trả công chúng tôi ăn hộ là bao nhiêu?

- Tôi phải trả các ông ư? Tiền công ăn hộ à? Làm gì có chuyện ngược đời như thế nhỉ?

- Ngược đời hay không cũng mặc, cụ không trả tiền thì chúng tôi không ăn. Cụ không muốn trả tiền thì thôi vậy. Chúng tôi sẽ kiếm việc ở chỗ khác.

- Việc gì cơ chứ? Nán lại một chút nào, các anh định đi đâu đấy? - Lão Hans hoảng sợ.

- Thôi, tôi có thể cho các anh một ít tiền.

- Bao nhiêu nào?

- Tôi sẽ cho các anh hai mươi xu.

- Giá ấy không được phải chăng. Trong làng cụ, người ta trả chúng tôi hai mác một cân co đấy. Họ tranh nhau thuê. Chỉ việc chén thôi.

Lão Hans choáng váng. Trả tiền công cho những người ăn “bột”. Chính thứ “bột” người ta đã phải mua của lão tới giá nghìn mác một cân hoặc hơn nữa. Hay những người này trêu chọc lão, hoặc giá lão đã mất trí...

- Không, tôi không trả tiền các anh đâu. Tôi sẽ tìm được những người khác.

- Không tìm được đâu, khắp vùng này mọi người đều biết cả rồi, cụ ạ.

- Tôi ăn lấy vậy. - Lão Hans ương ngạnh nói.

- Đó là việc của lão. Nếu lão không nghèo thì ngày mai lão sẽ phải trả tới bốn mác cho mà xem. Ta đi thôi, các bạn!

Và bọn họ rút lui, bỏ lão với đống “bột”. “Bột” phủ một lớp xám ngoét trên sàn nhà, ngập hết ngăn dưới chiếc tủ đựng thức ăn. Chỉ sau một đêm nữa, chắc chắn bột sẽ nở đầy phòng...

Lão Hans khiếp sợ quá. Lão lao ra cửa sổ và gọi với những người ăn thuê lại:

- Đợi tôi một chút, các anh ơi, quay lại đây!

Họ quay lại, dùng mắt ước lượng số “bột”, rồi bắt tay vào việc. Họ ăn cả “bột” ở sàn nhà mà không ghê tởm. Họ chén sạch số “bột” chảy ra ngoài tủ và trong hai ngăn dưới chiếc tủ. Họ không thể ăn thêm được nữa.

Lão Hans đưa tay run rẩy trả tiền “cánh thợ” và gieo mình xuống chiếc ghế bành, mệt lử.

Những người “ăn thuê” ngày nào cũng đến. Càng ngày họ càng to béo hơn, ăn ít hơn, đòi tiền công cao hơn. Tiền bạc lão Hans tiêu ma nhanh chóng. Cuối cùng, lão không chịu nổi. Một lần sau khi họ đi khỏi lão cố nhắm mắt nhắm mũi ních thật nhiều “bột” vào bụng. Lão ăn nhiều đến nỗi sáng hôm sau thức rồi mà lão vẫn không sao ngồi dậy được. Lão ngạt thở, tức ngực.

Lúc những người “ăn thuê” đến, lão thều thào bảo họ:

- Xin các anh vứt tất cả cái của nợ này ra ngoài đường hộ tôi, quăng xa xa nhà một chút.

- Đáng lẽ phải làm như vậy từ lâu rồi, cụ ạ - Mấy gã lang thang phấn khởi trả lời - Chính bọn này cũng đã chán “bột” đến mang tai. Những người cùng làng với cụ đã vứt “bột” đi từ lâu rồi.

Họ nhanh chóng bắt tay vào việc và cuối cùng quét dọn hết “bột” trong căn nhà. Lão Hans muốn nhổm dậy để trả tiền, nhưng bỗng bật ngửa người ra phía sau, tái mét mặt và thở phì phò.

- Ồ, lão này đến ngày tận số rồi? - Người ăn mày lại gần lão Hans nói.

- Lão nghẻo vì béo quá? Hôm qua, làng này đã có hai người về chầu ông vải rồi. Được, chúng mình phải lấy một vật gì để kỷ niệm về lão già này, rồi chuồn ra bến tàu thôi. Chúng ta kiếm chác ở đây quá đủ rồi.

Tiền của lão để ở đâu nhỉ?

- Thôi đi, Carlo ạ, - Gã thất nghiệp nói - kẻo người ta bắt được quá tang thì phiền.

- Ai bắt quả tang bọn mình ở đây cơ chứ? Ở cái làng này suốt ngày có ai buồn nhúc nhích thân xác đâu mà lo.

Người ăn mày tìm thấy chiếc hòm nhỏ. Gã nhét tiền đầy các túi và chuồn thẳng cùng với đồng bọn, để lại một cái xác lạnh ngắt.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương