Bột Mì Vĩnh Cửu
-
Chương 2
Lão Hans may mắn
Lão nghèo túng quá, chẳng những thế, lão còn bị đói - Lão Hans bắt đầu thú thực - Một buổi tối lão đói lả, không còn đủ sức lê ra khỏi nhà nữa, thì có tiếng gõ cửa. Lão mở cửa ra thì thấy trước mặt mình là giáo sư già tên là Broie, người mà các bác cũng biết là đang sống ở cái trang trại gần làng ta ấy...
- Biết rồi, nói tiếp đi. - Fris nôn nóng ngắt lời lão Hans.
- Giáo sư Broie bảo lão: “Tôi có thể nuôi sống bác suốt đời, bác Hans ạ, nhưng với điều kiện bác phải hứa là không được nói ra với bất cứ ai chuyện đó”. Lão đã thề với giáo sư, - Lão nặng nề thở dài - và bây giờ đang nuốt lời thề ấy đây... Lúc ấy giáo sư liền rút từ trong túi áo khoác ra một hộp sắt, chìa cho lão và nói: “Trong hộp này có thứ “bột mì vĩnh cửu”. Bác chỉ cần ăn nửa hộp cũng đủ no cả ngày. Sau một ngày một đêm, bột đó sẽ tự nở đầy hộp. Đừng sợ, bác Hans ạ, - Giáo sư nói - bột này chẳng độc hại gì đâu. Bác đừng thấy nó xấu xí mà chê. Thứ này vừa bổ vừa ngon. Bác nếm thử mà xem”. Lão còn ngần ngại. Thấy thế giáo sư liền ăn trước và nói: “Bác thấy không, tôi vẫn sống và khỏe mạnh đó thôi”. Giáo sư để hộp bột lại cho lão và yêu cầu lão thỉnh thoảng đến kể cho ông biết lão thấy trong người thế nào. Rồi giáo sư ra về...
Mấy người đánh cá căng tai nghe chuyện và tỏ vẻ kinh ngạc đến mức há hốc mồm ra.
- Rồi sau đó thế nào? - Fris sốt ruột cựa quậy trên ghế và hỏi.
- Mãi lão vẫn không dám ăn thứ bột ấy - Lão Hans kể tiếp - Trông nó giống như trứng ếch, kinh kinh là. Mấy lần lão đã bước lại gần chiếc hộp, nhưng vẫn không sao tránh được cảm giác kinh tởm. Lão đói quá nên không tài nào ngủ được. Gần sáng, cơn đói giày vò làm thắt bụng lại. Lão nghĩ: thôi thì đằng nào cũng chết... Lão bèn lấy thìa xúc một miếng bột cho vào miệng ăn thử. Lão thấy nó ngon như món táo nướng nghiền ấy. Chỉ chén một lát, lão đã thấy no căng, người khỏe mạnh lên. Thầm cám ơn vị giáo sư đã tặng món quà kỳ diệu, lão đánh một giấc dài và khi tỉnh dậy thì thấy người sảng khoái, hoàn toàn khỏe mạnh.
- Thế còn món bột? Lão có ngó xem sao không?
- Lão ăn hết gần một nửa, thế mà sáng hôm sau nó đã nở ra đầy tới miệng hộp. Từ đó lão chén tì tì và béo tốt ra.
Đám dân chài hết sức ngạc nhiên cứng đờ ra. Lúc lão già kể xong, cả bọn xôn xao lên tiếng và hoa chân múa tay chồm người dậy.
- Thế là thế nào nhỉ? Y như có phép tiên ấy?...
- Đúng thật. Giá người ta cho cánh mình của báu ấy thì chẳng cần thứ gì trên đời này nữa. Chẳng phải cày sâu cuốc bẫm, chẳng phải dấn thân chài lưới ngoài biển làm gì. Chỉ việc nằm khàn chén món bột ấy là xong...
Mà cái vùng đất khốn khổ này làm ăn có ra gì đâu cơ chứ. Khoai mọc chẳng ra khoai, lúa chẳng ra lúa...
Khi cơn xúc động đầu tiên đã dịu xuống, mọi người đều thấy nghi ngờ.
Chẳng lẽ đúng thế được ư? Liệu lão Hans có đánh lừa bọn họ không? Câu chuyện “bột mì vĩnh cửu” có vẻ quá ư huyền hoặc.
- Lão không bịa đặt tí nào chứ, lão Hans? - Ludwig nghiêm mặt hỏi.
- Lão bịa đặt làm gì kia chứ? Lão có thể ăn ngay cho các bác xem. - Và lão Hans lấy thìa xúc một miếng tướng thứ “bột” sền sệt ấy đưa lên miệng ngon lành.
Cả bọn nhìn lão với vẻ mặt y như lão đang nuốt một con rắn sống.
- Có bác nào thử nếm một tí không?
Tuy chẳng ai dám ăn, nhưng đã hết nghi ngờ. Mọi người lại sôi nổi bàn tán về sự việc kỳ lạ ấy và tỏ vẻ ghen tị với vận may của lão Hans.
Vợ con mấy người đánh cá thấy chồng và bố lâu về phát hoảng nên bổ đi tìm. Chẳng mấy chốc nhà lão Hans đã chật ních. Đến nửa đêm thì cả làng chài đã biết câu chuyện kỳ lạ. Họ trò chuyện râm ran cho tới sáng. Trời còn sớm mà bên cây đèn biển cũ kỹ, đám người hiếu kỳ đã lũ lượt kéo nhau đến. Ai cũng muốn xem hình thù cái món “bột mì vĩnh cửu” ấy ra sao và sau một đêm nó đã nở lên thế nào. Fris và Ludwig đứng cạnh hộp bột cả đêm và bây giờ đã có thể làm chứng rằng quả thực thứ “bột” ấy đã nở ra đầy một hộp.
Fris là người đầu tiên quyết định nếm thử và xác nhận rằng thứ “bột” này rất ngon miệng và chóng no bụng.
Căn phòng nhỏ tròn trong lòng cây đèn biển chưa bao giờ đông như vậy. Người ta họp bàn liên miên. Đám dân chài không muốn để mình lão Hans giữ một báu vật như vậy làm của riêng chút nào. Sau khi tranh cãi hồi lâu, mọi người quyết định cử một đoàn đại biểu tới gặp giáo sư Broie để hỏi tỉ mỉ về chuyện “bột mì vĩnh cửu” và xin giáo sư phân phát món “bột” ấy cho cả làng. Đoàn gồm có Fris, Ludwig và ông giáo Otto Vesman, người có học vấn và uyên bác nhất làng. Lão Hans cũng xin được đi theo đoàn để có dịp thanh minh với vị giáo sư.
Giáo sư Broie là nhà bác học nổi tiếng thế giới. Các tác phẩm của ông trong lĩnh vực sinh hóa học khiến người ta kinh ngạc về sự táo bạo. Chúng đã gây ra những cuộc tranh cãi kịch liệt, nhưng đồng thời cũng làm cho giới khoa học Âu và Mỹ hết sức quan tâm. Cách đây mấy năm, giáo sư tuy đã già nhưng còn rất hăng hái, bỗng tuyên bố bỏ giảng dạy ở Trường đại học tổng hợp Berlin để lui về “nơi yên tĩnh”, theo lời giáo sư. Giáo sư đã chọn một vùng đất cách xa trung tâm và xây dựng một ngôi nhà nhỏ trên đảo Fer làm chỗ ở. Với bè bạn thân thiết, giáo sư nói rằng ông muốn xa lánh cảnh “ngược xuôi trần tục”, lui về làm thí nghiệm để nghiên cứu giải quyết một vấn đề có tầm quan trọng toàn thế giới. Song đó là vấn đề gì thì giáo sư chẳng nói với ai.
- Ở các trường đại học nước ta, - Giáo sư đau khổ nói với các bạn ông - chỉ có thể làm đúng theo khuôn sáo cũ mà thôi. Bất kỳ tư tưởng khoa học có tính chất cách mạng nào cũng làm cho người ta lo lắng và sợ hãi. Cả một lô một lốc theo dõi chúng ta, nào là phụ giảng, nào là sinh viên, nào là các phó giáo sư, nào là các nhân viên thí nghiệm, các phóng viên, ông hiệu trưởng và thậm chí cả những đại biểu nhà thờ nữa. Các bạn cứ thử làm cách mạng khoa học trong điều kiện ấy mà xem? Các bạn sẽ bị chúng chế giễu, vùi dập bằng những mưu đồ tăm tối trước khi các bạn đạt tới một kết quả nào đó. Về nơi hẻo lánh, tôi được tự do. Không ai moi móc những thiếu sót của tôi, kết quả cuối cùng tự nó sẽ được khẳng định.
Và giáo sư bỏ cảnh “ngược xuôi trần tục” ấy ra đi, cắt đứt mọi sự tiếp xúc, thậm chí ngừng cả việc thư từ với thế giới bên ngoài.
Những người dân đánh cá ở làng chài gần trang trại của giáo sư không hề biết đến tên tuổi của giáo sư, mà nói chung họ cũng biết rất ít về ông, vì hầu như chẳng mấy khi ông chịu ló mặt tới đâu. Thỉnh thoảng, vào lúc sáng sớm hay chiều tối, người ta có thể nhìn thấy ông dạo bước giữa những cồn cát vắng vẻ. Người ta chỉ coi giáo sư như một ông già khó hiểu và hơi lập dị. Thế mà nay ông già ấy lại nắm giữ cả một kho báu có thể làm cho hết thảy mọi người sung sướng. Đoàn đại biểu dân chài bất giác cảm thấy rụt rè e ngại khi họ leo lên một ngọn đồi nhỏ và nhìn rõ ngôi nhà nhỏ màu trắng thấp thoáng giữa một vườn cây cằn cỗi, bên ngoài có hàng rào thấp bằng đá núi bao quanh. Không hiểu giáo sư sẽ tiếp đón họ ra sao? Liệu ông ta có tặng họ món “bột mì vĩnh cửu” như đã cho lão Hans không?...
Ông giáo Otto Vesman khẽ ẩy cánh cổng khép hờ và bước vào vườn. Theo chân ông giáo là Fris và Ludwig. Lão Hans lệt bệt sau cùng với vẻ mặt của kẻ bị dẫn ra tòa. Từ trong nhà, hai con chó rất béo tốt nhảy xổ ra phía đám người vừa bước vào.
- Chà, lũ chó này có lẽ cũng chén đẫy món “bột” kia đây - Fris nhận xét - Chúng to béo quá chừng! Chẳng lẽ ông ta cho chó xơi món “bột” ấy mà đối với người lại tiếc hay sao?...
Nghe tiếng chó sủa, một ông già chừng sáu mươi tuổi, người đẫy đà, vẻ quắc thước, bước ra. Râu ông đã bạc trắng, nhưng bộ tóc màu hạt dẻ sáng vẫn còn rất tốt. Đó là giáo sư Broie. Giáo sư đuổi hai con chó và niềm nở hỏi mấy người đánh cá xem họ cần gì.
- Chúng tôi đến đề nghị xem giáo sư có thể cho chúng tôi “bột mì vĩnh cửu” được hay không? - Otto Vesman đánh bạo hỏi thẳng - Nếu thứ “bột” ấy quả thực có những đặc tính như ông Hans đây nói.
Nét mặt giáo sư Broie bỗng thay đổi hẳn. Ông cau mày và quắc mắt nhìn lão Hans khiến lão còng người xuống run sợ.
- Thưa ngài giáo sư, tôi không có lỗi đâu ạ - Lão Hans ấp tay vào ngực, thốt lên - Họ đã ranh mãnh buộc tôi phải nói lộ bí mật của ngài.
- Đúng, lão ta không có lỗi gì giáo sư ạ. - Fris xác nhận, rồi kể lại cho giáo sư nghe đầu đuôi việc họ tình cờ phát hiện ra bí mật của “bột mì vĩnh cửu”. Nét mặt giáo sư đã dịu xuống đôi chút, nhưng vẫn cau có. Giáo sư im lặng một lát, chắc để cân nhắc tình thế đã xảy ra. Đoàn đại biểu thấy sự im lặng ấy dài đằng đẵng. Cuối cùng giáo sư lên tiếng:
- Lão Hans nói đúng. Một cân “bột” có thể nuôi sống một người suốt đời và còn có thể để lại được cho con cháu nhà. Nhưng nếu tôi giải thích cách làm ra nó thì vị tất các bác đã hiểu được. Vả lại đối với các bác, điều đó cũng không quan trọng.
- Tất nhiên, điều quan trọng đối với chúng tôi là được ăn thứ bột đó thôi - Ludwig đáp lời - Như thế là giáo sư sẽ cho chúng tôi một ít phải không ạ?
- Không được. Tôi không cho đâu. Ít nhất là chưa thể cho được ngay bây giờ.
Fris và Ludwig lo lắng:
- Thế sao ngài cho lão Hans được? Mấy con chó của ngài con nào cũng to tướng, chắc là cũng nhờ được ăn món “bột” của ngài chứ gì?
- Đúng vậy. - Giáo sư Broie đáp. Và sau khi giơ tay ngăn Fris định nói, giáo sư nói tiếp bằng một giọng hách dịch mà người ta không thể ngờ ở giáo sư:
- Khoan, hãy chú ý nghe tôi nói đây. Tôi đã hiến cả đời tôi cho việc phát minh ra thứ “bột” có thể cứu đói toàn thể nhân loại ấy. Đối với các bác, tôi đang lo chế ra thứ “bột” đó và các bác sẽ được lĩnh nhận. Tôi cho rằng tôi đã đạt được mục đích, nhưng thí nghiệm vẫn chưa xong. Mà khi thí nghiệm chưa hoàn thành thì không thể phân phát “bột” lung tung được.
- Nhưng Hans...
- Lão Hans cũng là một thí nghiệm thôi - Giáo sư nghiêm khắc ngắt lời Fris - Tôi đã làm thí nghiệm trên súc vật, trên chuột lang và mấy con chó này. Sau đó tôi tự thí nghiệm trên bản thân mình, rồi chỉ khi đã tin rằng thứ “bột” đó hoàn toàn không có hại gì, tôi mới đem thí nghiệm với lão Hans. Nhưng như thế chưa phải đã xong xuôi. Chính tôi cũng chưa nghiên cứu hết mọi đặc tính của thứ “bột” đó. Lỡ ăn trong một thời gian dài sẽ có hại cho sức khỏe thì sao? Các bác chớ vội ghen tị với lão Hans. Tôi chưa rõ một tháng nữa món “bột” ấy sẽ thế nào. Có thể nó sẽ hóa chua và không ăn được nữa. Bởi vậy các bác hãy chịu khó chờ ít lâu. Các bác trước đây sống không có thứ “bột” đó, thì nay có thể gắng đợi vài tháng nữa. Tôi hứa sẽ cung cấp cho làng các bác trước tiên, nhưng với điều kiện là nhất thiết phải giữ bí mật, không được nói hở cho các làng chài bên cạnh biết. Nếu tôi thấy rằng dù chỉ thêm một người nữa biết chuyện “bột mì vĩnh cửu”, thì tôi sẽ thủ tiêu món “bột” ở nhà lão Hans và bỏ đi nơi khác ngay. Đó là lời nói cuối cùng của tôi.
- Thưa giáo sư, - Ông giáo nói - nhưng mà...
- Không “nhưng mà” gì hết? - Broie cắt lời.
- Thưa, tôi muốn nói chuyện khác kia. Tôi muốn biết vì sao món “bột” ấy lại tự nở ra được ạ. Tôi là giáo viên nên có lẽ cũng hiểu được.
- Như ông thấy đấy, tôi là giáo sư Trường đại học tổng hợp Berlin mà cũng phải mất bốn mươi năm lao động mới “hiểu” được nó. Biết giải thích với ông thế nào bây giờ? Nếu ông chặt con giun đất ra làm đôi thì hai nửa sẽ mọc ra thành hai con giun mới. Rõ chưa nào? Với món “bột” kia đại khái cũng vậy. Thôi, tôi phải làm việc. Xin chào. Hãy nhớ điều kiện của tôi đấy. Hoặc là chịu khó im lặng và chịu đựng vài tháng rồi ai cũng sẽ có “bột”, hoặc là sẽ chẳng được gì.
Rồi giáo sư gật đầu bỏ vào nhà.
Mấy đại biểu thất vọng giậm chân tại chỗ.
- Thật ngắn và rõ - Ludwig thất vọng thốt lên - Thay cho món “bột”, các vị phải chặt giun đất ra làm đôi. Đem rán một nửa mà chén, còn nửa kia để cho nó tự lớn lên...
- Đấy là nói ví dụ thế thôi. - Ông giáo phản đối.
- Ví dụ mà làm cho người ta no được à? Thí nghiệm với chó và lão Hans thì được. Thế còn chúng ta, chúng ta không đáng để thí nghiệm hay sao? Không được, tôi chẳng để yên chuyện này đâu.
Mấy đại biểu chán nản ra về báo tin buồn bị giáo sư từ chối cho dân làng biết.
Lão nghèo túng quá, chẳng những thế, lão còn bị đói - Lão Hans bắt đầu thú thực - Một buổi tối lão đói lả, không còn đủ sức lê ra khỏi nhà nữa, thì có tiếng gõ cửa. Lão mở cửa ra thì thấy trước mặt mình là giáo sư già tên là Broie, người mà các bác cũng biết là đang sống ở cái trang trại gần làng ta ấy...
- Biết rồi, nói tiếp đi. - Fris nôn nóng ngắt lời lão Hans.
- Giáo sư Broie bảo lão: “Tôi có thể nuôi sống bác suốt đời, bác Hans ạ, nhưng với điều kiện bác phải hứa là không được nói ra với bất cứ ai chuyện đó”. Lão đã thề với giáo sư, - Lão nặng nề thở dài - và bây giờ đang nuốt lời thề ấy đây... Lúc ấy giáo sư liền rút từ trong túi áo khoác ra một hộp sắt, chìa cho lão và nói: “Trong hộp này có thứ “bột mì vĩnh cửu”. Bác chỉ cần ăn nửa hộp cũng đủ no cả ngày. Sau một ngày một đêm, bột đó sẽ tự nở đầy hộp. Đừng sợ, bác Hans ạ, - Giáo sư nói - bột này chẳng độc hại gì đâu. Bác đừng thấy nó xấu xí mà chê. Thứ này vừa bổ vừa ngon. Bác nếm thử mà xem”. Lão còn ngần ngại. Thấy thế giáo sư liền ăn trước và nói: “Bác thấy không, tôi vẫn sống và khỏe mạnh đó thôi”. Giáo sư để hộp bột lại cho lão và yêu cầu lão thỉnh thoảng đến kể cho ông biết lão thấy trong người thế nào. Rồi giáo sư ra về...
Mấy người đánh cá căng tai nghe chuyện và tỏ vẻ kinh ngạc đến mức há hốc mồm ra.
- Rồi sau đó thế nào? - Fris sốt ruột cựa quậy trên ghế và hỏi.
- Mãi lão vẫn không dám ăn thứ bột ấy - Lão Hans kể tiếp - Trông nó giống như trứng ếch, kinh kinh là. Mấy lần lão đã bước lại gần chiếc hộp, nhưng vẫn không sao tránh được cảm giác kinh tởm. Lão đói quá nên không tài nào ngủ được. Gần sáng, cơn đói giày vò làm thắt bụng lại. Lão nghĩ: thôi thì đằng nào cũng chết... Lão bèn lấy thìa xúc một miếng bột cho vào miệng ăn thử. Lão thấy nó ngon như món táo nướng nghiền ấy. Chỉ chén một lát, lão đã thấy no căng, người khỏe mạnh lên. Thầm cám ơn vị giáo sư đã tặng món quà kỳ diệu, lão đánh một giấc dài và khi tỉnh dậy thì thấy người sảng khoái, hoàn toàn khỏe mạnh.
- Thế còn món bột? Lão có ngó xem sao không?
- Lão ăn hết gần một nửa, thế mà sáng hôm sau nó đã nở ra đầy tới miệng hộp. Từ đó lão chén tì tì và béo tốt ra.
Đám dân chài hết sức ngạc nhiên cứng đờ ra. Lúc lão già kể xong, cả bọn xôn xao lên tiếng và hoa chân múa tay chồm người dậy.
- Thế là thế nào nhỉ? Y như có phép tiên ấy?...
- Đúng thật. Giá người ta cho cánh mình của báu ấy thì chẳng cần thứ gì trên đời này nữa. Chẳng phải cày sâu cuốc bẫm, chẳng phải dấn thân chài lưới ngoài biển làm gì. Chỉ việc nằm khàn chén món bột ấy là xong...
Mà cái vùng đất khốn khổ này làm ăn có ra gì đâu cơ chứ. Khoai mọc chẳng ra khoai, lúa chẳng ra lúa...
Khi cơn xúc động đầu tiên đã dịu xuống, mọi người đều thấy nghi ngờ.
Chẳng lẽ đúng thế được ư? Liệu lão Hans có đánh lừa bọn họ không? Câu chuyện “bột mì vĩnh cửu” có vẻ quá ư huyền hoặc.
- Lão không bịa đặt tí nào chứ, lão Hans? - Ludwig nghiêm mặt hỏi.
- Lão bịa đặt làm gì kia chứ? Lão có thể ăn ngay cho các bác xem. - Và lão Hans lấy thìa xúc một miếng tướng thứ “bột” sền sệt ấy đưa lên miệng ngon lành.
Cả bọn nhìn lão với vẻ mặt y như lão đang nuốt một con rắn sống.
- Có bác nào thử nếm một tí không?
Tuy chẳng ai dám ăn, nhưng đã hết nghi ngờ. Mọi người lại sôi nổi bàn tán về sự việc kỳ lạ ấy và tỏ vẻ ghen tị với vận may của lão Hans.
Vợ con mấy người đánh cá thấy chồng và bố lâu về phát hoảng nên bổ đi tìm. Chẳng mấy chốc nhà lão Hans đã chật ních. Đến nửa đêm thì cả làng chài đã biết câu chuyện kỳ lạ. Họ trò chuyện râm ran cho tới sáng. Trời còn sớm mà bên cây đèn biển cũ kỹ, đám người hiếu kỳ đã lũ lượt kéo nhau đến. Ai cũng muốn xem hình thù cái món “bột mì vĩnh cửu” ấy ra sao và sau một đêm nó đã nở lên thế nào. Fris và Ludwig đứng cạnh hộp bột cả đêm và bây giờ đã có thể làm chứng rằng quả thực thứ “bột” ấy đã nở ra đầy một hộp.
Fris là người đầu tiên quyết định nếm thử và xác nhận rằng thứ “bột” này rất ngon miệng và chóng no bụng.
Căn phòng nhỏ tròn trong lòng cây đèn biển chưa bao giờ đông như vậy. Người ta họp bàn liên miên. Đám dân chài không muốn để mình lão Hans giữ một báu vật như vậy làm của riêng chút nào. Sau khi tranh cãi hồi lâu, mọi người quyết định cử một đoàn đại biểu tới gặp giáo sư Broie để hỏi tỉ mỉ về chuyện “bột mì vĩnh cửu” và xin giáo sư phân phát món “bột” ấy cho cả làng. Đoàn gồm có Fris, Ludwig và ông giáo Otto Vesman, người có học vấn và uyên bác nhất làng. Lão Hans cũng xin được đi theo đoàn để có dịp thanh minh với vị giáo sư.
Giáo sư Broie là nhà bác học nổi tiếng thế giới. Các tác phẩm của ông trong lĩnh vực sinh hóa học khiến người ta kinh ngạc về sự táo bạo. Chúng đã gây ra những cuộc tranh cãi kịch liệt, nhưng đồng thời cũng làm cho giới khoa học Âu và Mỹ hết sức quan tâm. Cách đây mấy năm, giáo sư tuy đã già nhưng còn rất hăng hái, bỗng tuyên bố bỏ giảng dạy ở Trường đại học tổng hợp Berlin để lui về “nơi yên tĩnh”, theo lời giáo sư. Giáo sư đã chọn một vùng đất cách xa trung tâm và xây dựng một ngôi nhà nhỏ trên đảo Fer làm chỗ ở. Với bè bạn thân thiết, giáo sư nói rằng ông muốn xa lánh cảnh “ngược xuôi trần tục”, lui về làm thí nghiệm để nghiên cứu giải quyết một vấn đề có tầm quan trọng toàn thế giới. Song đó là vấn đề gì thì giáo sư chẳng nói với ai.
- Ở các trường đại học nước ta, - Giáo sư đau khổ nói với các bạn ông - chỉ có thể làm đúng theo khuôn sáo cũ mà thôi. Bất kỳ tư tưởng khoa học có tính chất cách mạng nào cũng làm cho người ta lo lắng và sợ hãi. Cả một lô một lốc theo dõi chúng ta, nào là phụ giảng, nào là sinh viên, nào là các phó giáo sư, nào là các nhân viên thí nghiệm, các phóng viên, ông hiệu trưởng và thậm chí cả những đại biểu nhà thờ nữa. Các bạn cứ thử làm cách mạng khoa học trong điều kiện ấy mà xem? Các bạn sẽ bị chúng chế giễu, vùi dập bằng những mưu đồ tăm tối trước khi các bạn đạt tới một kết quả nào đó. Về nơi hẻo lánh, tôi được tự do. Không ai moi móc những thiếu sót của tôi, kết quả cuối cùng tự nó sẽ được khẳng định.
Và giáo sư bỏ cảnh “ngược xuôi trần tục” ấy ra đi, cắt đứt mọi sự tiếp xúc, thậm chí ngừng cả việc thư từ với thế giới bên ngoài.
Những người dân đánh cá ở làng chài gần trang trại của giáo sư không hề biết đến tên tuổi của giáo sư, mà nói chung họ cũng biết rất ít về ông, vì hầu như chẳng mấy khi ông chịu ló mặt tới đâu. Thỉnh thoảng, vào lúc sáng sớm hay chiều tối, người ta có thể nhìn thấy ông dạo bước giữa những cồn cát vắng vẻ. Người ta chỉ coi giáo sư như một ông già khó hiểu và hơi lập dị. Thế mà nay ông già ấy lại nắm giữ cả một kho báu có thể làm cho hết thảy mọi người sung sướng. Đoàn đại biểu dân chài bất giác cảm thấy rụt rè e ngại khi họ leo lên một ngọn đồi nhỏ và nhìn rõ ngôi nhà nhỏ màu trắng thấp thoáng giữa một vườn cây cằn cỗi, bên ngoài có hàng rào thấp bằng đá núi bao quanh. Không hiểu giáo sư sẽ tiếp đón họ ra sao? Liệu ông ta có tặng họ món “bột mì vĩnh cửu” như đã cho lão Hans không?...
Ông giáo Otto Vesman khẽ ẩy cánh cổng khép hờ và bước vào vườn. Theo chân ông giáo là Fris và Ludwig. Lão Hans lệt bệt sau cùng với vẻ mặt của kẻ bị dẫn ra tòa. Từ trong nhà, hai con chó rất béo tốt nhảy xổ ra phía đám người vừa bước vào.
- Chà, lũ chó này có lẽ cũng chén đẫy món “bột” kia đây - Fris nhận xét - Chúng to béo quá chừng! Chẳng lẽ ông ta cho chó xơi món “bột” ấy mà đối với người lại tiếc hay sao?...
Nghe tiếng chó sủa, một ông già chừng sáu mươi tuổi, người đẫy đà, vẻ quắc thước, bước ra. Râu ông đã bạc trắng, nhưng bộ tóc màu hạt dẻ sáng vẫn còn rất tốt. Đó là giáo sư Broie. Giáo sư đuổi hai con chó và niềm nở hỏi mấy người đánh cá xem họ cần gì.
- Chúng tôi đến đề nghị xem giáo sư có thể cho chúng tôi “bột mì vĩnh cửu” được hay không? - Otto Vesman đánh bạo hỏi thẳng - Nếu thứ “bột” ấy quả thực có những đặc tính như ông Hans đây nói.
Nét mặt giáo sư Broie bỗng thay đổi hẳn. Ông cau mày và quắc mắt nhìn lão Hans khiến lão còng người xuống run sợ.
- Thưa ngài giáo sư, tôi không có lỗi đâu ạ - Lão Hans ấp tay vào ngực, thốt lên - Họ đã ranh mãnh buộc tôi phải nói lộ bí mật của ngài.
- Đúng, lão ta không có lỗi gì giáo sư ạ. - Fris xác nhận, rồi kể lại cho giáo sư nghe đầu đuôi việc họ tình cờ phát hiện ra bí mật của “bột mì vĩnh cửu”. Nét mặt giáo sư đã dịu xuống đôi chút, nhưng vẫn cau có. Giáo sư im lặng một lát, chắc để cân nhắc tình thế đã xảy ra. Đoàn đại biểu thấy sự im lặng ấy dài đằng đẵng. Cuối cùng giáo sư lên tiếng:
- Lão Hans nói đúng. Một cân “bột” có thể nuôi sống một người suốt đời và còn có thể để lại được cho con cháu nhà. Nhưng nếu tôi giải thích cách làm ra nó thì vị tất các bác đã hiểu được. Vả lại đối với các bác, điều đó cũng không quan trọng.
- Tất nhiên, điều quan trọng đối với chúng tôi là được ăn thứ bột đó thôi - Ludwig đáp lời - Như thế là giáo sư sẽ cho chúng tôi một ít phải không ạ?
- Không được. Tôi không cho đâu. Ít nhất là chưa thể cho được ngay bây giờ.
Fris và Ludwig lo lắng:
- Thế sao ngài cho lão Hans được? Mấy con chó của ngài con nào cũng to tướng, chắc là cũng nhờ được ăn món “bột” của ngài chứ gì?
- Đúng vậy. - Giáo sư Broie đáp. Và sau khi giơ tay ngăn Fris định nói, giáo sư nói tiếp bằng một giọng hách dịch mà người ta không thể ngờ ở giáo sư:
- Khoan, hãy chú ý nghe tôi nói đây. Tôi đã hiến cả đời tôi cho việc phát minh ra thứ “bột” có thể cứu đói toàn thể nhân loại ấy. Đối với các bác, tôi đang lo chế ra thứ “bột” đó và các bác sẽ được lĩnh nhận. Tôi cho rằng tôi đã đạt được mục đích, nhưng thí nghiệm vẫn chưa xong. Mà khi thí nghiệm chưa hoàn thành thì không thể phân phát “bột” lung tung được.
- Nhưng Hans...
- Lão Hans cũng là một thí nghiệm thôi - Giáo sư nghiêm khắc ngắt lời Fris - Tôi đã làm thí nghiệm trên súc vật, trên chuột lang và mấy con chó này. Sau đó tôi tự thí nghiệm trên bản thân mình, rồi chỉ khi đã tin rằng thứ “bột” đó hoàn toàn không có hại gì, tôi mới đem thí nghiệm với lão Hans. Nhưng như thế chưa phải đã xong xuôi. Chính tôi cũng chưa nghiên cứu hết mọi đặc tính của thứ “bột” đó. Lỡ ăn trong một thời gian dài sẽ có hại cho sức khỏe thì sao? Các bác chớ vội ghen tị với lão Hans. Tôi chưa rõ một tháng nữa món “bột” ấy sẽ thế nào. Có thể nó sẽ hóa chua và không ăn được nữa. Bởi vậy các bác hãy chịu khó chờ ít lâu. Các bác trước đây sống không có thứ “bột” đó, thì nay có thể gắng đợi vài tháng nữa. Tôi hứa sẽ cung cấp cho làng các bác trước tiên, nhưng với điều kiện là nhất thiết phải giữ bí mật, không được nói hở cho các làng chài bên cạnh biết. Nếu tôi thấy rằng dù chỉ thêm một người nữa biết chuyện “bột mì vĩnh cửu”, thì tôi sẽ thủ tiêu món “bột” ở nhà lão Hans và bỏ đi nơi khác ngay. Đó là lời nói cuối cùng của tôi.
- Thưa giáo sư, - Ông giáo nói - nhưng mà...
- Không “nhưng mà” gì hết? - Broie cắt lời.
- Thưa, tôi muốn nói chuyện khác kia. Tôi muốn biết vì sao món “bột” ấy lại tự nở ra được ạ. Tôi là giáo viên nên có lẽ cũng hiểu được.
- Như ông thấy đấy, tôi là giáo sư Trường đại học tổng hợp Berlin mà cũng phải mất bốn mươi năm lao động mới “hiểu” được nó. Biết giải thích với ông thế nào bây giờ? Nếu ông chặt con giun đất ra làm đôi thì hai nửa sẽ mọc ra thành hai con giun mới. Rõ chưa nào? Với món “bột” kia đại khái cũng vậy. Thôi, tôi phải làm việc. Xin chào. Hãy nhớ điều kiện của tôi đấy. Hoặc là chịu khó im lặng và chịu đựng vài tháng rồi ai cũng sẽ có “bột”, hoặc là sẽ chẳng được gì.
Rồi giáo sư gật đầu bỏ vào nhà.
Mấy đại biểu thất vọng giậm chân tại chỗ.
- Thật ngắn và rõ - Ludwig thất vọng thốt lên - Thay cho món “bột”, các vị phải chặt giun đất ra làm đôi. Đem rán một nửa mà chén, còn nửa kia để cho nó tự lớn lên...
- Đấy là nói ví dụ thế thôi. - Ông giáo phản đối.
- Ví dụ mà làm cho người ta no được à? Thí nghiệm với chó và lão Hans thì được. Thế còn chúng ta, chúng ta không đáng để thí nghiệm hay sao? Không được, tôi chẳng để yên chuyện này đâu.
Mấy đại biểu chán nản ra về báo tin buồn bị giáo sư từ chối cho dân làng biết.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook