Bóng Người Dưới Trăng
-
Chương 17
Ông cố ý nhìn xuống lòng giếng rồi ngẩn ngơ thả bộ sân trước và ngồi phịch xuống thềm. Mặt trời vừa ló lên khỏi ngọn tre, chiếu những tia nắng đầu ngày trên khoảng sân gạch rộng thênh thang trước mặt ông. Tiếng chim hót rộn rã đón chào bình minh vang lên bên ông nhưng ông ko nghe thấy gì cả, chỉ có tiếng khóc tắt nghẹn của chị bếp lâu lâu nức lên từ trong buồng vọng ra như muốn nhắc ông cái ngày tàn của gia đình ông đúng như thầy địa lý đã tiên đoán.
- Bà ơi...bà tỉnh dậy bà ơi...cô Khuê ơi...cô Cúc ơi....bà thương hai cô hết lòng...mà sao hai cô nở rủ nhau mà đi...Giời xanh thăm thẳm sao nỡ đày đọa bà tôi như thế này....bà ơi...bà tỉnh dậy bà ơi....
Chị bếp vừa đánh gió vừa kể lể. Ở với bà Chánh đã bao nhiêu năm, lần đầu tiên chị rùn mình chứng kiến cảnh tan tóc xảy ra dồn dập như dấu hiệu suy tàn của một gia đình vừa bước vào thời kỳ xuống dốc. Chị bếp tự dặn lòng là từ nay lúc nào cũng theo sát bên bà Chánh vì có thể bà sẽ tự tử chết theo hai con.
Từ sau cái chết của Cúc, bà Chánh hoàn toàn ko còn là người bình thường nữa. Bà khóc cười điên loạn, đi thơ thẩn, nói lảm nhảm một mình. Gặp người quen bà ko nhận ra và chính họ đôi khi cũng ko nhận ra bà. Dù đêm sáng trăng hay đêm tối trời, bà đều lần theo con đường quen thuộc ra tận nghĩa trang, ngồi bên mộ hai con chôn kế nhau. Tuy tâm thần bấn loạn nhưng bà vẫn có một định kiến trong đầu rằng chính chồng bà là thủ phạm gây nên mọi thảm cảnh trong gia đình ngày nay khởi đầu từ cái chết của Khuê.
Nông dân đi làm về sớm có khi bắt gặp bà Chánh nằm ngủ ngay tại nghĩa địa, áo quần rũ rượi và đầu tóc ướt đẩm hơi sương. Nhiều hôm Sử và chị bếp phải chạy ra đưa bà về. Dân làng thường nghe bà lập đi lập lại một câu:
- Con ơi con, bố giết con chứ ko phải mẹ đâu. Con đừng oán mẹ con nhé, Khuê ơi Cúc ơi sao các con đi vội thế? ha ha...Ko chờ mẹ đi cùng vậy con.
Ai gặp bà cũng mủi lòng lắc đầu rơi lệ. Bà Lý Trưởng tình cờ thấy bà Chánh lang thang ngoài chợ, chạy lại ôm lấy hai vai và kêu lên:
- Bà Tổng ơi, sao mà ra nông nổi này? Khổ thân bà quá.
Rồi bà Lý cấp tốc đi tìm thầy thuốc cho bà Chánh, họ thông cảm hoàn cảnh của bà hay nói đúng hơn là hoàn cảnh của những người đàn bà lấy chồng chung như bà. Ông Chánh từ khi lấy vợ thứ hai rồi thứ ba, có mấy khi về với bà đâu. Niềm vui của bà chỉ là hai đứa con, thế mà nay cả hai đứa đều chết tức tưởi, coi như tước đi cái lẽ sống của bà. Bà chưa tự vận là còn may đấy.
Về phần ông Chánh sau khi chôn Cúc, ông ra lệnh lấp bỏ ngay cái giếng vì ông sẽ cứ lẩn khuất như Khuê ở căn nhà kho. Chẳng những lấp, ông còn bắt sửa san bằng và lấy xi măng tráng lên, xóa hết dấu tích ngày trước. Thấy vợ mất trí, ông bảo chị bếp tìm thầy lang đến bắt mạch và hốt thuốc. Ông nói cho có lệ thôi chứ ông sang ở hẳn bên bà vợ thứ ba bởi cái nhà đồ sộ này đối với ông bây giờ là nơi ẩn náu của hồn ma hai đứa con, ông ko muốn nhắc đến nữa.
Sang sống với bà ba, ông vẫn tiến hành chuẩn bị bữa đại tiệc khánh thành căn nhà mơi, ông sẽ dọn ra đó an hưởng tuổi già bên người vợ thua ông hơn hai mươi tuổi. Nhà có ba người giúp việc lâu năm là Sử, Nụ và Toán. Sử lo những công việc nặng và canh trộm, Nụ là chị bếp còn Toán là người giặt giũ và làm vườn. Ông Chánh để lại hai người hầu hạ cho bà Chánh, còn Toán thì sang hầu hạ cho bà thứ ba. Toán ngần ngại thưa với ông:
- Bẩm ông, bà lúc này ốm nặng ạ, đi một bước cũng phải có người theo kèm, ông cho con ở lại, ba đứa chúng con thay phiên săn sóc bà ạ.
Ông Chánh gạt đi:
- Bà mày ốm giả vờ chứ có ốm thật đâu mà canh với giữ. Bà mày giận tao cho nên giỡ trò chứ thầy lang bảo tao là có bệnh gì đâu.
Ba người làm đưa mắt nhìn nhau cố thầm lặng để khỏi phải lên tiếng phản đối. Ở với ông Chánh đã lâu, biết tính ông nghiêm khắc nhưng họ ko ngờ ông nhẫn tâm với bà Chánh như vậy, ông bảo Toán:
- Lấy quần áo đi với tao nhanh lên.
Chị Toán ko dám cãi, chị chạy lên nhà chào bà Chánh đang ngồi nói một mình trên thềm
- Bẩm bà, ông bảo con sang bên kia ở với ông ạ.
Bà Chánh cười:
- Cúc đấy à..Thôi thế con đi bình yên nhá, đến nơi thì con sai người về báo tin cho mẹ biết nhá.
Chị Toán nhìn bà Chánh rơm rớm nước mắt:
Bà..bà ở lại giữ gìn sức khoẻ bà nhá..Hằng ngày con cầu Giời khấn Phật cho bà chóng khỏi bệnh.
- Bà ơi...bà tỉnh dậy bà ơi...cô Khuê ơi...cô Cúc ơi....bà thương hai cô hết lòng...mà sao hai cô nở rủ nhau mà đi...Giời xanh thăm thẳm sao nỡ đày đọa bà tôi như thế này....bà ơi...bà tỉnh dậy bà ơi....
Chị bếp vừa đánh gió vừa kể lể. Ở với bà Chánh đã bao nhiêu năm, lần đầu tiên chị rùn mình chứng kiến cảnh tan tóc xảy ra dồn dập như dấu hiệu suy tàn của một gia đình vừa bước vào thời kỳ xuống dốc. Chị bếp tự dặn lòng là từ nay lúc nào cũng theo sát bên bà Chánh vì có thể bà sẽ tự tử chết theo hai con.
Từ sau cái chết của Cúc, bà Chánh hoàn toàn ko còn là người bình thường nữa. Bà khóc cười điên loạn, đi thơ thẩn, nói lảm nhảm một mình. Gặp người quen bà ko nhận ra và chính họ đôi khi cũng ko nhận ra bà. Dù đêm sáng trăng hay đêm tối trời, bà đều lần theo con đường quen thuộc ra tận nghĩa trang, ngồi bên mộ hai con chôn kế nhau. Tuy tâm thần bấn loạn nhưng bà vẫn có một định kiến trong đầu rằng chính chồng bà là thủ phạm gây nên mọi thảm cảnh trong gia đình ngày nay khởi đầu từ cái chết của Khuê.
Nông dân đi làm về sớm có khi bắt gặp bà Chánh nằm ngủ ngay tại nghĩa địa, áo quần rũ rượi và đầu tóc ướt đẩm hơi sương. Nhiều hôm Sử và chị bếp phải chạy ra đưa bà về. Dân làng thường nghe bà lập đi lập lại một câu:
- Con ơi con, bố giết con chứ ko phải mẹ đâu. Con đừng oán mẹ con nhé, Khuê ơi Cúc ơi sao các con đi vội thế? ha ha...Ko chờ mẹ đi cùng vậy con.
Ai gặp bà cũng mủi lòng lắc đầu rơi lệ. Bà Lý Trưởng tình cờ thấy bà Chánh lang thang ngoài chợ, chạy lại ôm lấy hai vai và kêu lên:
- Bà Tổng ơi, sao mà ra nông nổi này? Khổ thân bà quá.
Rồi bà Lý cấp tốc đi tìm thầy thuốc cho bà Chánh, họ thông cảm hoàn cảnh của bà hay nói đúng hơn là hoàn cảnh của những người đàn bà lấy chồng chung như bà. Ông Chánh từ khi lấy vợ thứ hai rồi thứ ba, có mấy khi về với bà đâu. Niềm vui của bà chỉ là hai đứa con, thế mà nay cả hai đứa đều chết tức tưởi, coi như tước đi cái lẽ sống của bà. Bà chưa tự vận là còn may đấy.
Về phần ông Chánh sau khi chôn Cúc, ông ra lệnh lấp bỏ ngay cái giếng vì ông sẽ cứ lẩn khuất như Khuê ở căn nhà kho. Chẳng những lấp, ông còn bắt sửa san bằng và lấy xi măng tráng lên, xóa hết dấu tích ngày trước. Thấy vợ mất trí, ông bảo chị bếp tìm thầy lang đến bắt mạch và hốt thuốc. Ông nói cho có lệ thôi chứ ông sang ở hẳn bên bà vợ thứ ba bởi cái nhà đồ sộ này đối với ông bây giờ là nơi ẩn náu của hồn ma hai đứa con, ông ko muốn nhắc đến nữa.
Sang sống với bà ba, ông vẫn tiến hành chuẩn bị bữa đại tiệc khánh thành căn nhà mơi, ông sẽ dọn ra đó an hưởng tuổi già bên người vợ thua ông hơn hai mươi tuổi. Nhà có ba người giúp việc lâu năm là Sử, Nụ và Toán. Sử lo những công việc nặng và canh trộm, Nụ là chị bếp còn Toán là người giặt giũ và làm vườn. Ông Chánh để lại hai người hầu hạ cho bà Chánh, còn Toán thì sang hầu hạ cho bà thứ ba. Toán ngần ngại thưa với ông:
- Bẩm ông, bà lúc này ốm nặng ạ, đi một bước cũng phải có người theo kèm, ông cho con ở lại, ba đứa chúng con thay phiên săn sóc bà ạ.
Ông Chánh gạt đi:
- Bà mày ốm giả vờ chứ có ốm thật đâu mà canh với giữ. Bà mày giận tao cho nên giỡ trò chứ thầy lang bảo tao là có bệnh gì đâu.
Ba người làm đưa mắt nhìn nhau cố thầm lặng để khỏi phải lên tiếng phản đối. Ở với ông Chánh đã lâu, biết tính ông nghiêm khắc nhưng họ ko ngờ ông nhẫn tâm với bà Chánh như vậy, ông bảo Toán:
- Lấy quần áo đi với tao nhanh lên.
Chị Toán ko dám cãi, chị chạy lên nhà chào bà Chánh đang ngồi nói một mình trên thềm
- Bẩm bà, ông bảo con sang bên kia ở với ông ạ.
Bà Chánh cười:
- Cúc đấy à..Thôi thế con đi bình yên nhá, đến nơi thì con sai người về báo tin cho mẹ biết nhá.
Chị Toán nhìn bà Chánh rơm rớm nước mắt:
Bà..bà ở lại giữ gìn sức khoẻ bà nhá..Hằng ngày con cầu Giời khấn Phật cho bà chóng khỏi bệnh.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook