Bông Hồng Mất Tích
-
Chương 43
Sau khi đã mở được thùng hàng, Diana lấy đồ trong thùng ra. Tất cả bên trong là tấm vải màu bạc, phủ lên Socrates. Cô cẩn thận đặt bình hoa nặng lên bàn. Sau đó, như thể đang kéo vải phủ một bức tượng, cô kéo tấm vải ra khỏi cái cây.
Socrates!!
“Ôi, Chúa ơi!” Diana thì thào.
Cô khụy gối xuống.
“Ôi, Chúa ơi!”
Tất cả những việc cô có thể làm là nhìn chăm chăm vào Socrates không hề chớp mắt. Socrates là một khóm hồng với bốn bông hồng đen. Bốn bông hồng đen!...
Diana cứ mải băn khoăn nhìn Socrates, quên cả khái niệm thời gian.
Bốn bông hồng đen!
Diana đứng dậy, chạy nhanh tới khung ảnh bạc mà mẹ đã làm để tặng cho cô món quà sinh nhật cuối cùng. Sau khi mân mê bốn bông hồng đen được trang trí trên đó - mỗi bông được đặt ở một góc ảnh, cô đọc những câu được khắc trên khung ảnh:
Chẳng phải như điều con nghĩ
Con không mất mẹ bao giờ
Trò chuyện với con tất cả
Từ sau kỷ vật mẹ trao...
Lúc mắt Diana lướt tới những từ ấy, cô như thể đang chu du về quá khứ vậy.
Cô nhớ lại vài điều Maria đã viết trong thư...
Điều mà Maria đã nói với người khác: “Không như các người nghĩ đâu”.
Rồi những điều mẹ đã nói với Maria trong giấc mơ: “Con không mất mẹ”; Điều mà Hồng Phấn đã nói với Maria: “Mẹ cô trò chuyện với cô qua mọi thứ...”
Diana nhớ lại những ngày mình ở trong vườn hồng, hình ảnh của Artemis và Miriam quyện chặt lấy nhau trong cùng một chậu hoa hiển hiện trước mắt cô; những lời đối thoại của chúng như vang vọng trong tai cô. Cô nhớ tới những điều mà Zeynep Hanim đã nói. Giống như những điều Maria đã viết trong thư, những lời của Zeynep Hanim cũng giống những lời của mẹ...
Diana nhớ lại giây phút cô đã thấy hình ảnh mẹ trong mắt của bà Zeynep Hanim.
Cứ như thể lúc này cô đang nhìn vào mắt bà ấy lần nữa vậy. Cứ như đôi mắt xanh sáng lấp lánh ấy không phải mắt bà Zeynep Hanim mà là mắt mẹ cô...
Diana nhớ lại những lần cô hỏi mẹ về chìa khóa kho báu và cách mẹ đã luôn trả lời cô rằng bà không có nó. Cô nhớ những câu chuyện mẹ đã kể cô nghe... Cô nhớ lại câu chuyện mà Hồng Vàng nhờ gửi tới Maria...
Rồi những bông hồng vàng cô Alves đã đặt trên mộ mẹ.
Mỗi dòng của khổ thơ được khắc trên khung ảnh lại nhắc Diana nghĩ tới một lá thư của Maria và mỗi giây trôi qua cô lại có cảm giác mình đang gần với lá thư bị thất lạc hơn.
Dòng đầu tiên: “Chẳng phải như điều con nghĩ” nhắc cô nghĩ tới lá thư đầu tiên của Maria, về việc chị ấy đã kháng cự người khác như thế nào...
Câu “Con không mất mẹ bao giờ” nhắc cô về lá thư thứ hai của Maria, khi mẹ xuất hiện trong giấc mơ của chị ấy và bảo với chị ấy là chị ấy không mất mẹ... Rồi câu thơ “Trò chuyện với con qua những...” khiến Diana nhớ tới bức thư thứ ba khi Hồng Phấn nói với Maria rằng mẹ nói chuyện với chị ấy qua mọi thứ... Vậy manh mối để tìm ra lá thư thứ tư phải nằm ở dòng thơ cuối.
Diana đọc đi đọc lại câu thơ
Từ sau kỷ vật mẹ trao
Từ sau kỷ vật mẹ trao
Kỷ vật... Kỷ vật...
Từ sau...
Cô đột nhiên im lặng và đưa tay về phía khung ảnh - đồ lưu niệm quý giá của mẹ. Tháo khung ảnh xuống từ trên tường, cô lật nó lại để nhìn phía sau.
Cô đã không nhầm! Phía góc phải trên cùng có một ổ khóa nhỏ. Nhớ lại lời khuyên của Hồng Vàng trong lá thư của Zeynep Hanim, Diana liền đặt khung ảnh lên bàn rồi chạy về phòng mình. Cô mở ngăn kéo bàn đầu giường ra. Ngón tay cô len lỏi, lục tìm giữa đống giấy tờ và bút viết. Bên dưới những đồ vật đó, cô cảm giác như có một chiếc chìa khóa nhỏ được đặt ở đáy ngăn kéo.
Nắm chắc chiếc chìa khóa trong tay, cô thầm cám ơn Hồng Vàng...
Quay lại phòng khách, cô cầm chiếc mũ miện được kết bằng hoa hồng trắng, được treo trên những cành hồng Socrates lên và nhẹ nhàng đội lên đầu.
Rồi cô nâng khung ảnh bạc lên, chiếc chìa khóa quá nhỏ khiến cô làm rơi khi đang cố mở ổ khóa. Nhưng đến lần thứ hai thì cô đã mở được khung ảnh. Bên trong có một lá thư được viết bằng những chữ nhỏ xíu, đặt trên một mặt phẳng bằng bạc. Lúc lấy lá thư ra, tim cô đập nhanh khiến cô có thể nghe thấy từng nhịp đập trái tim mình.
Cô cầm tấm bảng bằng bạc sáng loáng như mặt gương giơ lên trước mắt mình. Có năm từ được viết ở trên cùng của tấm bảng: “Địa chỉ của Maria.”
Ngay bên dưới những chữ đó cô thấy hình ảnh phản chiếu gương mặt mình trên mặt phẳng sáng loáng.
Lúc cô chỉnh lại chiếc mũ miện đã bị trượt ra sau gáy, hai hàng nước mắt lăn dài xuống má. Không cần phải lau chúng, cô liền đọc những lời của mẹ.
Con gái yêu Diana của mẹ, hay như cha con vẫn gọi:
“Maria...”
Cha con đã luôn gọi thầm vào tai con cái tên đó. Nhưng sau khi cha mất, mẹ không muốn gọi con là Maria cho đến khi nào con đã sẵn sàng để hiểu được cái tên đó là tượng trưng cho phần nào trong con người con.
Điều mẹ muốn đó là con phải bị cưỡng ép rời khỏi nhà, vượt qua đại dương để nếm trải nỗi sợ hãi mất đi người chị em song sinh của mình để không có điều gì có thể làm con quên được cái tên này.
Mẹ xin lỗi, con gái bé nhỏ của mẹ. Để ép con phải đi theo Maria, mẹ đã phải nói những điều mà hoàn toàn không phải sự thật. Thật không may là thời gian của mẹ sắp hết nên không cho phép mẹ lựa chọn cách nào khác. Mẹ muốn con sắp xếp chuyến đi tới vườn hồng càng nhanh càng tốt.
Qua chuyến đi này - nó có thể được xem như một sự chuẩn bị cho Những Cơn Mưa Tháng Mười, mẹ muốn con phải giết chết ‘cái tôi’ của con, cái đã khiến con không hạnh phúc và ngăn con thực hiện ước mơ của mình.
Từ những lá thư trong tay con, con chắc đã có một khởi đầu tốt đẹp với con đường hoa hồng. Con chắc đã nhận ra được sự khác biệt của vườn hồng con đã thấy.
Nếu như thế thì... Nếu vườn hồng đó đối với con thực sự khác với tất cả những vườn hồng khác, nếu Socrates thực sự khác biệt với những bông hồng khác, nếu “con người con” trong khu vườn đó khác với tất cả con người khác của con... và nếu sự khác biệt này thay vì cho con cái cảm giác mình ở vị thế cao, lại hạ thấp con và cho con cảm giác được ôm trọn thế giới, thì con yêu ạ, Zeynep và ta sẽ mời con tới Ephesus vào tháng Mười. Bởi vì chỉ qua những Cơn Mưa Tháng Mười, con mới thực sự biết Maria...
Biết đâu có thể mẹ sẽ bất chấp mọi quy luật vật chất và ngồi trên một con ngựa có cánh để ôm con gái mẹ đến Ephesus, để mẹ có thể đứng cùng con trong Cơn Mưa Tháng Mười...
Nhưng ngay cả khi con không nhìn thấy mẹ ở đó thì con yêu, hãy lắng nghe những giọng nói ở Ephesus... Con sẽ nhanh chóng nhận ra rằng ở Ephesus, không chỉ có một giọng nói mà là hai. Giọng của Maria... Giọng của con...
Nếu một ngày nào đó giọng nói ấy bảo rằng: “Rút hết những đơn xin việc mày đã nộp vào công ty luật đi, hãy mở một trang giấy trắng và bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên trong cuộc đời đi”, thì lúc đó mẹ sẽ có một lời khuyên cho con, con yêu ạ. Trong cuốn sách của con, hãy kể cho chúng ta nghe câu chuyện cổ nhất trong những câu chuyện cổ:
Một hành trình bắt đầu và kết thúc cùng con...
Sống theo câu chuyện này có nghĩa là con đã viết lên nó và giờ tất cả những việc con cần làm là ghi lại xuống trang giấy mà thôi.
Có thể trong một trong những trang ấy, con sẽ muốn dùng câu nói về món quà Zeynep hứa cho con khi con nghe được hoa hồng. Nó là của Yunus Emre, một vị thánh của đạo Hồi:
“Có một cái Tôi bên trong tôi, sâu thẳm trong con người tôi.”
Mẹ yêu con, món quà vô giá của mẹ ạ... Và mẹ luôn ở bên con.
Mẹ của con.
Socrates!!
“Ôi, Chúa ơi!” Diana thì thào.
Cô khụy gối xuống.
“Ôi, Chúa ơi!”
Tất cả những việc cô có thể làm là nhìn chăm chăm vào Socrates không hề chớp mắt. Socrates là một khóm hồng với bốn bông hồng đen. Bốn bông hồng đen!...
Diana cứ mải băn khoăn nhìn Socrates, quên cả khái niệm thời gian.
Bốn bông hồng đen!
Diana đứng dậy, chạy nhanh tới khung ảnh bạc mà mẹ đã làm để tặng cho cô món quà sinh nhật cuối cùng. Sau khi mân mê bốn bông hồng đen được trang trí trên đó - mỗi bông được đặt ở một góc ảnh, cô đọc những câu được khắc trên khung ảnh:
Chẳng phải như điều con nghĩ
Con không mất mẹ bao giờ
Trò chuyện với con tất cả
Từ sau kỷ vật mẹ trao...
Lúc mắt Diana lướt tới những từ ấy, cô như thể đang chu du về quá khứ vậy.
Cô nhớ lại vài điều Maria đã viết trong thư...
Điều mà Maria đã nói với người khác: “Không như các người nghĩ đâu”.
Rồi những điều mẹ đã nói với Maria trong giấc mơ: “Con không mất mẹ”; Điều mà Hồng Phấn đã nói với Maria: “Mẹ cô trò chuyện với cô qua mọi thứ...”
Diana nhớ lại những ngày mình ở trong vườn hồng, hình ảnh của Artemis và Miriam quyện chặt lấy nhau trong cùng một chậu hoa hiển hiện trước mắt cô; những lời đối thoại của chúng như vang vọng trong tai cô. Cô nhớ tới những điều mà Zeynep Hanim đã nói. Giống như những điều Maria đã viết trong thư, những lời của Zeynep Hanim cũng giống những lời của mẹ...
Diana nhớ lại giây phút cô đã thấy hình ảnh mẹ trong mắt của bà Zeynep Hanim.
Cứ như thể lúc này cô đang nhìn vào mắt bà ấy lần nữa vậy. Cứ như đôi mắt xanh sáng lấp lánh ấy không phải mắt bà Zeynep Hanim mà là mắt mẹ cô...
Diana nhớ lại những lần cô hỏi mẹ về chìa khóa kho báu và cách mẹ đã luôn trả lời cô rằng bà không có nó. Cô nhớ những câu chuyện mẹ đã kể cô nghe... Cô nhớ lại câu chuyện mà Hồng Vàng nhờ gửi tới Maria...
Rồi những bông hồng vàng cô Alves đã đặt trên mộ mẹ.
Mỗi dòng của khổ thơ được khắc trên khung ảnh lại nhắc Diana nghĩ tới một lá thư của Maria và mỗi giây trôi qua cô lại có cảm giác mình đang gần với lá thư bị thất lạc hơn.
Dòng đầu tiên: “Chẳng phải như điều con nghĩ” nhắc cô nghĩ tới lá thư đầu tiên của Maria, về việc chị ấy đã kháng cự người khác như thế nào...
Câu “Con không mất mẹ bao giờ” nhắc cô về lá thư thứ hai của Maria, khi mẹ xuất hiện trong giấc mơ của chị ấy và bảo với chị ấy là chị ấy không mất mẹ... Rồi câu thơ “Trò chuyện với con qua những...” khiến Diana nhớ tới bức thư thứ ba khi Hồng Phấn nói với Maria rằng mẹ nói chuyện với chị ấy qua mọi thứ... Vậy manh mối để tìm ra lá thư thứ tư phải nằm ở dòng thơ cuối.
Diana đọc đi đọc lại câu thơ
Từ sau kỷ vật mẹ trao
Từ sau kỷ vật mẹ trao
Kỷ vật... Kỷ vật...
Từ sau...
Cô đột nhiên im lặng và đưa tay về phía khung ảnh - đồ lưu niệm quý giá của mẹ. Tháo khung ảnh xuống từ trên tường, cô lật nó lại để nhìn phía sau.
Cô đã không nhầm! Phía góc phải trên cùng có một ổ khóa nhỏ. Nhớ lại lời khuyên của Hồng Vàng trong lá thư của Zeynep Hanim, Diana liền đặt khung ảnh lên bàn rồi chạy về phòng mình. Cô mở ngăn kéo bàn đầu giường ra. Ngón tay cô len lỏi, lục tìm giữa đống giấy tờ và bút viết. Bên dưới những đồ vật đó, cô cảm giác như có một chiếc chìa khóa nhỏ được đặt ở đáy ngăn kéo.
Nắm chắc chiếc chìa khóa trong tay, cô thầm cám ơn Hồng Vàng...
Quay lại phòng khách, cô cầm chiếc mũ miện được kết bằng hoa hồng trắng, được treo trên những cành hồng Socrates lên và nhẹ nhàng đội lên đầu.
Rồi cô nâng khung ảnh bạc lên, chiếc chìa khóa quá nhỏ khiến cô làm rơi khi đang cố mở ổ khóa. Nhưng đến lần thứ hai thì cô đã mở được khung ảnh. Bên trong có một lá thư được viết bằng những chữ nhỏ xíu, đặt trên một mặt phẳng bằng bạc. Lúc lấy lá thư ra, tim cô đập nhanh khiến cô có thể nghe thấy từng nhịp đập trái tim mình.
Cô cầm tấm bảng bằng bạc sáng loáng như mặt gương giơ lên trước mắt mình. Có năm từ được viết ở trên cùng của tấm bảng: “Địa chỉ của Maria.”
Ngay bên dưới những chữ đó cô thấy hình ảnh phản chiếu gương mặt mình trên mặt phẳng sáng loáng.
Lúc cô chỉnh lại chiếc mũ miện đã bị trượt ra sau gáy, hai hàng nước mắt lăn dài xuống má. Không cần phải lau chúng, cô liền đọc những lời của mẹ.
Con gái yêu Diana của mẹ, hay như cha con vẫn gọi:
“Maria...”
Cha con đã luôn gọi thầm vào tai con cái tên đó. Nhưng sau khi cha mất, mẹ không muốn gọi con là Maria cho đến khi nào con đã sẵn sàng để hiểu được cái tên đó là tượng trưng cho phần nào trong con người con.
Điều mẹ muốn đó là con phải bị cưỡng ép rời khỏi nhà, vượt qua đại dương để nếm trải nỗi sợ hãi mất đi người chị em song sinh của mình để không có điều gì có thể làm con quên được cái tên này.
Mẹ xin lỗi, con gái bé nhỏ của mẹ. Để ép con phải đi theo Maria, mẹ đã phải nói những điều mà hoàn toàn không phải sự thật. Thật không may là thời gian của mẹ sắp hết nên không cho phép mẹ lựa chọn cách nào khác. Mẹ muốn con sắp xếp chuyến đi tới vườn hồng càng nhanh càng tốt.
Qua chuyến đi này - nó có thể được xem như một sự chuẩn bị cho Những Cơn Mưa Tháng Mười, mẹ muốn con phải giết chết ‘cái tôi’ của con, cái đã khiến con không hạnh phúc và ngăn con thực hiện ước mơ của mình.
Từ những lá thư trong tay con, con chắc đã có một khởi đầu tốt đẹp với con đường hoa hồng. Con chắc đã nhận ra được sự khác biệt của vườn hồng con đã thấy.
Nếu như thế thì... Nếu vườn hồng đó đối với con thực sự khác với tất cả những vườn hồng khác, nếu Socrates thực sự khác biệt với những bông hồng khác, nếu “con người con” trong khu vườn đó khác với tất cả con người khác của con... và nếu sự khác biệt này thay vì cho con cái cảm giác mình ở vị thế cao, lại hạ thấp con và cho con cảm giác được ôm trọn thế giới, thì con yêu ạ, Zeynep và ta sẽ mời con tới Ephesus vào tháng Mười. Bởi vì chỉ qua những Cơn Mưa Tháng Mười, con mới thực sự biết Maria...
Biết đâu có thể mẹ sẽ bất chấp mọi quy luật vật chất và ngồi trên một con ngựa có cánh để ôm con gái mẹ đến Ephesus, để mẹ có thể đứng cùng con trong Cơn Mưa Tháng Mười...
Nhưng ngay cả khi con không nhìn thấy mẹ ở đó thì con yêu, hãy lắng nghe những giọng nói ở Ephesus... Con sẽ nhanh chóng nhận ra rằng ở Ephesus, không chỉ có một giọng nói mà là hai. Giọng của Maria... Giọng của con...
Nếu một ngày nào đó giọng nói ấy bảo rằng: “Rút hết những đơn xin việc mày đã nộp vào công ty luật đi, hãy mở một trang giấy trắng và bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên trong cuộc đời đi”, thì lúc đó mẹ sẽ có một lời khuyên cho con, con yêu ạ. Trong cuốn sách của con, hãy kể cho chúng ta nghe câu chuyện cổ nhất trong những câu chuyện cổ:
Một hành trình bắt đầu và kết thúc cùng con...
Sống theo câu chuyện này có nghĩa là con đã viết lên nó và giờ tất cả những việc con cần làm là ghi lại xuống trang giấy mà thôi.
Có thể trong một trong những trang ấy, con sẽ muốn dùng câu nói về món quà Zeynep hứa cho con khi con nghe được hoa hồng. Nó là của Yunus Emre, một vị thánh của đạo Hồi:
“Có một cái Tôi bên trong tôi, sâu thẳm trong con người tôi.”
Mẹ yêu con, món quà vô giá của mẹ ạ... Và mẹ luôn ở bên con.
Mẹ của con.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook