Bóng Hình Của Gió
-
Chương 5
CÓ MỘT THỜI, hồi tôi còn nhỏ, có lẽ vì được nuôi lớn giữa biết bao nhiêu cuốn tiểu thuyết và tay buôn sách, tôi đã từng ôm mộng trở thành tiểu tuyết gia. Căn nguyên những tham vọng văn chương của tôi, ngoài cái vẻ giản dị mà kỳ tuyện của thế giới trong con mắt một đứa nhỏ năm tuổi, còn nằm trong một tuyệt tác thủ công hết mực tinh xảo được trưng bày trong tiệm bút máy trên phố Anselmo Clavé, ngay sau toà nhà Bộ Quốc phòng. Vật khiến tôi sung bái, một chiếc bút máy đen sang trọng, được tô điểm bởi có Chúa mới biết được là bao nhiêu đường nét tinh tế và hoa văn bay bướm, trang trọng nằm trên cửa kính bày hàng của tiệm như một chiếc vương miện nạm đá quý. Một ảo vật kỳ thú được chế tác cầu kỳ từ bạc và vàng sáng lấp lánh như ngọn hải đăng Alexandria, thậm chí riêng ngòi bút không thôi cũng là một kiệt tác. Mỗi bận cùng cha ra đường tản bộ, tôi cứ không ngừng mè nheo cho tới khi được ông dẫn đi ngắm cây bút. Cha tôi tuyên bố rằng cây bút ấy ắt hẳn ít nhất cũng từng thuộc về một vị hoàng đế. Tôi đã âm thầm tin rằng, với một cây bút tuyệt diệu nhường ấy, ai cũng có thể viết ra tất thảy mọi điều, từ tiểu thuyết cho đến bách khoa toàn thư, cả những bức thư chứa đựng sức mạnh siêu nhiên vượt xa hết thảy hạn chế ngành bưu điện. Viết bằng cây bút ấy, chúng sẽ có thể vươn tới tận những ngóc ngách hẻo lánh nhất trên , kể cả chốn không ai biết mà cha tôi kể mẹ đã tới và không bao giờ trở lại.
Một ngày nọ cha con tôi quyết định bước vào tiệm bút để hỏi thăm về tạo tác siêu phẩm ấy. Hoá ra đó là nữ hoàng trong mọi chiếc bút máy, một chiếc Montblanc dòng Meiserstock thuộc một xê ri đánh số đặc biệt, trước kia từng thuộc về Viotor Hugo, hoặc ít ra là người bán hàng đảm bảo với chúng tôi như vậy. Từ ngòi bút bằng vàng ấy đã tuôn chảy ra những dòng của Những người khốn khổ, họ kể với cha con tôi như vậy.
“Giống như suối nước nóng danh tiếng Vichy Catalán tuôn ra từ nguồn ở Caldas vậy,” người bán hàng thề thốt.
Ông ta kể rằng đã đích thân mua chiếc bút này từ nhà sưu tập nghiêm túc nhất Paris, và chính ông ta đã kiểm chứng được nguồn gốc chính danh của tạo vật này.
“Vậy giá của cây bút kiệt tác này là bao nhiêu, xin anh cho biết?” cha tôi hỏi.
Giá tiền được nhắc đến khiến mặt cha tôi nhợt hẳn đi, nhưng tôi đã trót bị bùa phép của cây bút làm mê mẩn mất rồi. Người bán hàng, vẻ như chắc mẩm rằng chúng tôi hiểu rõ các định luật vật lý, bèn dồn dập thuyết giảng cho hai cha con toàn những mớ tầm phào không thể hiểu nổi về hợp kim của các kim loại quý hiếm, lớp tráng men xuất xứ từ Viễn Đông, cả lý thuyết mang tính cách mạng về cách thức hoạt động của pít tông và các ống mực nối nhau, tất cả đều đóng góp cho cái gọi là nền khoa học Đức làm nền tảng cho đỉnh cao vinh quang là cây bút này, nhà vô địch trong công nghệ chế tạo bút. Công bằng mà nói, tuy cha con tôi khi ấy ắt hẳn trông chẳng khác gì tên ma cà bông, người bán hàng vẫn cho chúng tôi mân mê cây bút theo đủ kiểu tuỳ thích, bơm đầy mực, lại còn cho tôi mượn mẩu giấy da để viết tên mình lên đó như bước khởi đầu cho sự nghiệp văn chương nối tiếp Victor Hugo. Thế rồi, sau khi đã dùng vải lau bóng khôi phục vẻ lộng lẫy sáng chói ban đầu cho cây bút, ông ta đặt nó trở lại ngai vàng.
“Có lẽ để hôm khác,” cha tôi lầm bầm.
Sau khi quay ra phố, cha tôi hạ giọng nói rằng với cái giá chủ tiệm đưa ra thì chúng tôi không thể nào trả nổi. Thu nhập từ tiệm sách chỉ đủ giúp cha con tôi trang trải cuộc sống và cho tôi theo học một trường tử tế. Chiếc bút Montblanc của Victor Hugo có lẽ phải đợi thêm ít lâu nữa. Tôi không nói gì, nhưng có lẽ cha cũng để ý thấy sự thất vọng của tôi.
“Cha bảo thế này nhé,” ông đề nghị. “Khi nào con đủ lớn để bắt đầu viết lách, chúng ta sẽ quay lại mua chiếc bút ấy.”
“Thế lỡ có ai đó mua mất rồi thì sao?”
“Sẽ chẳng có ai mua cây bút ấy đâu, cha dám chắc. Mà nếu lỡ như thế, chúng ta có thể nhờ Don Federico làm một cái tương tự. Ông ấy đó có đôi tay của một nghệ nhân.”
Don Federico là thợ sửa đồng hồ trong khu, là khách hàng không mấy thường xuyên của tiệm sách nhà tôi, đồng thời bác có lẽ là người đàn ông nhã nhặn lịch duyệt nhất trên khắp Bắc Bán Cầu này. Danh tiếng nghệ nhân xuất chúng của bác vang từ khu phố Ribera tới tận chợ Ninot. Một danh tiếng khác cũng “ám quẻ” Federico, lần này là do một bản chất ít lành mạnh hơn của bác, nó liên quan đến thiên hướng tình ái luôn chết mệt những chàng trẻ trung lực lưỡng thuộc tầng lớp vô sản giàu nam tính và thích trưng diện bóng bẩy kiểu siêu sao ca nhạc Estrellita Castro.
“Thế lỡ ngài Federico không có đúng dụng cụ để làm việc ấy?” tôi hỏi cha, không hay biết rằng đối với một đôi tai kém phần trong sáng, câu hỏi đó nghe dung tục.
Cha tôi nhướng một bên mày, vẻ lo âu rằng đôi ba lời đồn thổi đầy ác ý không chừng đã làm nhơ sự ngây thơ của tôi.
“Don Federico biết rất sâu rộng về những gì có liên quan đến người Đức, ông ấy thậm chí có thể chế tạo một chiếc Volkswagen nếu thực sự để tâm. Cơ mà, cha cũng muốn tìm hiểu xem thời Victor Hugo người ta đã dùng bút máy chưa. Thời nay nhiều kẻ lừa đảo lắm.”
Sự hăng hái muốn chứng thực bằng lịch sử của cha tôi làm tôi mất hứng. Tôi ngoan cố đặt niềm tin vào quá khứ lẫy lừng của cây bút, cho dẫu nhờ Don Federico làm một chiếc bút tương tự thay thế đối với tôi cũng không hẳn là một ý kiến tồi. Sẽ có đủ thời gian để vươn được tới tầm vóc của Victor Hugo. An ủi thay cho tôi, và đúng như dự đoán của cha, cây Montblanc ấy vẫn nằm lại hàng năm trời sau cửa kính của tiệm bút, nơi chúng tôi ghé qua đều đặn mỗi sáng thứ Bảy.
“Nó vẫn còn đó,” lần nào tôi cũng sửng sốt nói vậy.
“Nó đang chờ con mà,” cha tôi luôn đáp lại cùng một câu. “Nó biết rồi một ngày nào đó sẽ thuộc về con và con sẽ dùng nó để viết ra một kiệt tác.”
“Con muốn viết một bức thư. Cho mẹ. Để mẹ không phải thấy cô đơn.”
Cha khích lệ tôi. “Mẹ con không cô đơn đâu, Daniel. Mẹ ở với Chúa. Và ngay cạnh chúng ta nữa, dù ta không thể nhìn thấy mẹ.”
Cũng chính cái luận lý tương tự đã được truyền dạy cho chúng tôi ở trường từ miệng Cha Vicente, một thầy tu Dòng Tên tinh thông việc diễn giải tất thảy những bí mật của vũ trụ - từ chiếc máy hát cho đến cơn đau răng – bằng cách trích dẫn Phúc âm của Thánh Matthew. Vậy nhưng, khi tuôn ra từ miệng cha tôi, những lời ấy nghe trống rỗng làm sao.
“Vậy Chúa đem mẹ đi là vì mục đích gì?”
“Cha cũng không biết. Nếu ngày nào đó gặp được Người, chúng ta hãy hỏi thử xem.”
Rốt cuộc tôi cũng từ bỏ ý tưởng về lá thư tới thiên đường và kết luận rằng, thay vì làm vậy, có lẽ tôi nên bắt đầu với kiệt tác của mình – như vậy sẽ thực tế hơn. Thay cho sự vắng bóng của chiếc bút máy, cha cho tôi mượn một cây bút chì Staedtler 2B, để tôi nguệch ngoạc vào một cuốn sổ nhỏ. Chẳng mấy ngạc nhiên, câu chuyện của tôi kể về một chiếc bút máy phi thường, giống y trang cây bút ở cửa tiệm, chỉ khác ở chỗ nó bị ma ám. Cụ thể hơn, cây bút bị linh hồn đầy thống khổ của chủ nhân trước kia đeo bám, một tiểu thuyết gia đã lìa đời vì đói rét. Khi bút rơi vào tay một anh sinh viên tập sự, nó một mực đòi được viết lại từ đầu tác phẩm cuối còn dang dở mà nhà văn đã không thể hoàn thành khi còn sống. Tôi không nhớ từ đâu mình nảy ra ý tưởng đó, nhưng về sau không bao giờ tôi nghĩ ra được ý tưởng nào khác tương tự nữa. Mọi cố gắng muốn tái tạo cuốn tiểu thuyết ấy trên các trang cuốn sổ tay đều đem lại kết quả thảm hại. Cú pháp tôi viết ra bị nhiễm trọng bệnh thiểu năng sáng tạo, và những hình ảnh ẩn dụ tôi sử dụng gợi nhớ đến mớ quảng cáo bồn ngâm chân sủi bọt hay đọc thấy tại các trạm dừng xe điện. Tôi đổ lỗi tại chiếc bút chì và khao khát cây bút mực kia, thứ được hứa hẹn chắc chắn sẽ biến tôi thành một đại văn hào.
Cha tôi dõi theo quá trình tiến triển loằng ngoằng của con trai với một chút lo âu pha lẫn tự hào.
“Câu chuyện tiếp diễn thế nào rồi
“Con không biết nữa. Con nghĩ nếu có cây bút kia mọi thứ sẽ khác hẳn.”
Cha bèn nói rằng kiểu lý luận đó chỉ nảy ra với một tác giả mới vào nghề. “Cứ tiếp tục đi, rồi đến khi con hoàn thiện tác phẩm đầu tiên, cha sẽ mua cây bút ấy cho con,”
“Cha hứa nhé?”
Cha tôi luôn đáp lại bằng một nụ cười. May thay cho ông, mộng ước văn chương của tôi đã mau chóng tiêu tan và bị gọt nhỏ để chỉ là một lời tuyên bố hung hồn không hơn không kém. Nhân tố góp phần cho thay đổi này là việc khám phá ra đồ chơi tự động và đủ thứ lặt vặt khác vô cùng mới lạ có thể dễ dàng tìm thấy tại khắp các sạp bán đồ tạp hoá dọc chợ Encantes, với mức giá rất phù hợp với khả năng tài chính của cha tôi. Lòng đam mê thời niên thiếu thường sản sinh ra những người tình thiếu vững vàng, dễ đổi thay: chẳng bao lâu tôi chỉ còn để mắt tới đồ chơi lắp ráp và thuyền lên dây cót. Tôi không còn đòi cha dẫn đi xem cây bút của Victor Hugo, mà cha cũng chẳng hề đả động tới chuyện đó nữa. Thế giới ấy như thể đã hoàn toàn tan biến, nhưng trong một thời gian dài hình ảnh tôi lưu giữ về cha, mà tới tận bây giờ vẫn còn đó trong lòng, là bóng dáng một người đàn ông gày gò mặc bộ vét cũ rộng quá khổ cùng chiếc mũ cũng là đồ cũ kiếm được trên phố Condal với giá bảy peseta, một người đàn ông không thể mua cho con trai mình cây bút tồi tàn vô dụng nhưng lại dường như là tất cả đối với thằng bé.
Tối đó, sau khi rời Clara và thư viện Ateneo về nhà, tôi thấy cha đang đợi mình trong phòng ăn, khuôn mặt ông vẫn khoác cái vẻ âu lo và chịu trận như thường lệ.
“Cha tưởng con lạc ở đâu rồi chứ,” ông nói. “Tomás Aguilar có gọi tới. Cậu ấy nói hai đứa đã hẹn gặp nhau. Con quên rồi sao?”
“Thì tại Barceló. Hễ ông ta nói cái gì thì chẳng thể nào ngừng được,” tôi đáp, vừa nói vừa gật gù. “Con chẳng biết làm thế nào để dứt được khỏi ông ta.”
“Barceló là người tốt, nhưng không biết điểm dừng. Con hẳn là đói rồi. Merceditas mang tới chia một phần xúp mà cô ấy nấu cho mẹ mình. Con bé ấy đúng là thiên thần.”
Hai cha con ngồi xuống bàn thưởng thức đồ do Merceditas đem tặng. Chị là con gái của bà trên tầng ba, mọi người vẫn cho rằng chị sẽ thành một cô xơ, rồi nữ thánh, mặc dù hơn một lần tôi từng thấy chị với một anh thuỷ thủ lành nghề, anh này thi thoảng lại tiễn chị về tiệm sách. Lần nào Merceditas cũng nhấn chìm anh ta trong những nụ hôn.
“Tối nay trông con trầm ngâm quá,” cha tôi nói, cố gắng khơi cuộc chuyện trò.
“Có lẽ do trời nồm quá, độ ẩm làm cho não ta ‘nở ra’. Barceló nói như vậy.”
“Hẳn phải có lý do gì khác. Có gì không ổn sao, Daniel?”
“Không, con chỉ suy nghĩ thôi.”
“Về gì?”
“Cuộc nội chiến.”
Cha tôi ủ rũ gật đầu và nhấm nháp phần súp của mình trong yên lặng. Ông là một người rất riêng tư, mặc dù sống trong quá khứ, ông hầu như không mấy khi nhắc về nó. Tôi đã lớn lên trong niềm tin rằng diễn tiến chậm chạp của những năm hậu chiến, một thế giới trì trệ, nghèo đói và những oán hận âm thầm, nó cũng tự nhiên như nước chảy khỏi vòi, rằng nỗi buồn câm lặng rỉ từ những bức tường trong thành phố đầy thương tích này là khuôn mặt thật sự của tâm hồn nó. Một trong những cạm bẫy của tuổi thơ là đứa trẻ chẳng cần phải hiểu mới cảm nhận thấu điều gì đó. Tới khi trí não đủ sức lĩnh hội những gì đã xảy ra, thì những vết thương lòng đã hằn quá sâu rồi. Buổi tối cái ngày chớm hè ấy, khi bước xuyên qua ánh chạng vạng ảm đạm huyễn mị của Barcelona, tôi không thể nào ngăn trí óc mình thoát khỏi câu chuyện của Clara và sự biến mất của cha cô. Trong thế giới của tôi, cái chết như một bàn tay vô danh và không thể nào cắt nghĩa, một kẻ chào hàng tận nhà đến cướp đi các bà mẹ, người ăn xin, hay những cụ hàng xóm ngót chín chục tuổi, chẳng khác gì một trò xổ số từ địa ngục. Nhưng tôi vẫn không thể hấp thu được ý nghĩ cái chết rất có thể đang song hành cùng tôi, với khuôn mặt người và trái tim nhuốm độc lòng căm ghét, rằng cái chết có thể khoác bộ đồng phục hay chiếc áo mưa, xếp hàng trước rạp chiếu phim, cười nói tại quầy bar hay đưa con đi tản bộ trong công viên Ciudadela vào buổi sáng, để rồi chiều đến thì làm cho ai đó biến mất vĩnh viễn trong ngục tối lâu đài Montjuïc hay dưới những nấm mồ bần cùng, tên tuổi không, nghi lễ cũng không. Ngẫm lại toàn bộ điều đó, trong lòng tôi chợt nảy ra ý nghĩ rằng phải chăng cái thế giới giấy bồi mà tôi vẫn mặc nhiên chấp nhận là thực tại kia chẳng qua chỉ là một sân khấu được sắp sẵn. Cũng như giờ đến các chuyến tàu hTây Ban Nha, trong những tháng năm bị đánh cắp ấy, ta chẳng bao giờ biết khi nào thì tuổi thơ của mình chấm dứt.
Hai cha con chia nhau món xúp, vốn là nước dùng chắt ra từ món ăn thừa nấu lẫn với vài mẩu bánh mì, bao trùm không gian là giọng đọc kịnh truyền thanh không trầm bổng mà nhừa nhựa lọt ra từ những khung cưa sổ mở hướng về phía quảng trường nhà thờ.
“Kể cho cha xem. Hôm nay mọi chuyện với Gustavo thế nào?”
“Con gặp cháu của ông ấy, Clara.”
“Cô gái mù ấy hả? Cha nghe nói cô ta đẹp lắm,”
“Con không rõ. Con không để ý mấy cái đó.”
“Không thì hơn.”
“Con nói là có thể ngày mai đến thăm nhà họ, sau khi tan học, để đọc sách cho cô ấy nghe – vì Clara rất cô đơn. Đấy là nếu cha cho phép.”
Cha nhìn tôi đầy hồ nghi, dường như đang phân vân không rõ có phải ông đã sớm già trước tuổi hay tôi đang lớn quá nhanh. Tôi quyết định đổi hướng cuộc trò chuyện, và điều duy nhất tôi nghĩ tới được chính là chủ đề mình vẫn đang bị ám ảnh.
“Có phải hồi xảy ra cuộc nội chiến, rất nhiều người đã bị đem tới nhốt tại lâu đài Montjuïc và từ đó biệt tích luôn?”
Cha bình thản nuốt một thìa đầy xúp rồi chằm chằm nhìn tôi, nụ cười thoáng nhoẻn trên môi ông rồi trôi tuột mất.
“Ai kể cho con vậy, Barceló à?”
“Không, là Tomás Aguilar. Cậu ấy hay kể chuyện này nọ ở trường.”
Cha tôi gật đầu chầm chậm.
“Trong thời chiến, có những chuyện xảy ra rất khó lý giải, Daniel ạ. Thường thì ngay cả cha cũng chẳng rõ chúng có ý nghĩa gì. Đôi khi tốt hơn hết cứ để mặc mọi chuyện như vậy.
Ông thở dài rồi nhấp xúp chẳng mấy ngon lành. Tôi chỉ nhìn cha mà không nói gì.
“Trước khi qua đời, mẹ con đã bắt cha hứa rằng không bao giờ kể với con về cuộc chiến, rằng cha không được để con nhớ về bất cứ điều gì đã xảy ra khi đó.”
Tôi không biết phải trả lời ra sao. Cha tôi hơi nhíu mắt lại, như thể đang kiếm tìm gì đó trong không trung – những ánh nhìn, khoảng câm lặng, hoặc có thể là mẹ tôi – hòng chứng thực cho điều ông vừa nói.
“Đôi khi cha nghĩ mình đã sai khi nghe lời mẹ con. Cha chẳng biết nữa.”
“Không sao đâu mà, cha…”
“Không, có sao chứ, Daniel. Chẳng gì còn như cũ sau một cuộc chiến. Và đúng, đúng là có vô số người đã vào lâu đài đó mà không bao giờ trở ra được.”
Mắt chúng tôi gặp nhau trong thoáng chốc. Sau một hồi, cha tôi ngồi dậy trốn vào nương náu trong phòng ngủ của ông. Tôi dọn bát đĩa, đặt vào bồn rửa bát nhỏ bằng đá hoa rồi rửa sách. Trở về phòng khách, tôi tắt đèn và ngồi xuống chiếc ghế bành cũ của cha. Từ ngoài phố, cơn gió thoảng thổi rèm đung đưa. Tôi không thấy buồn ngủ, cũng chẳng hề cố để rơi vào giấc ngủ. Tôi ra ngoài ban công và giương mắt về nơi xa đủ để thấy quầng sáng mờ đục hắt ra từ những chiếc đèn đường bên khu Puerta del Ángel. Một bóng hình bất động đứng trong mảng tối trên con phố rải sỏi. Ánh hổ phách lập loè từ điếu thuốc lá phản chiếu trong đôi mắt hắn ta. Người đó mặc toàn quần áo màu đen, một tay giấu trong túi áo vét, tay kia giữ điếu thuốc lá đang dệt một tấm mạng khói xanh xám bao lấy khuôn mặt. Hắn lẳng lặng quan sát tôi, khuôn mặt khuất sáng bởi ánh đèn đường hắt từ phía sau. Hắn chôn chân tại đó chừng một phút, hờ hững hút thuốc, mắt không rời tôi. Rồi, khi chuông nhà thờ điểm đúng nửa đêm, bóng hình ấy khẽ gật đầu, theo sau đó là, như tôi cảm nhận được, một nụ cười mà không thể nhìn thấy. Tôi muốn đáp trả lời chào hỏi đó, nhưng người cứ đờ ra. Bóng hình đó quay người, và tôi thấy người đàn ông bước đi xa dần, một chân hơi khập khiễng. Nếu là vào bất cứ đêm nào khác, rất có thể tôi sẽ chẳng mấy chú ý đến sự hiện diện của kẻ lạ đó, nhưng ngay khi người đàn ông vừa khuất bóng trong sương mù, tôi thấy trán mình đổ mồ hôi lạnh và đâm khó thở. Tôi đã đọc một đoạn miêu tả cảnh tương tự trong cuốn Bóng hình của gió. Trong câu chuyện, mỗi tối nhân vật chính đều ra đứng tại ban công lúc nửa đêm phát hiện ra một kẻ lạ đang quan sát mình từ trong những mảng khuất sáng, hững hờ hút thuốc. Khuôn mặt kẻ lạ ấy luôn được bóng tối giấu đi, và trong đêm đen chỉ đôi mắt hắn là có thể mường tượng ra, chúng cháy sáng như than hồng. Kẻ lạ cứ đứng đó, tay phải dúi trong túi áo vét màu đen, rồi thì hắn quay đi, khập khiễng. Trong cảnh tôi vừa được chứng kiến, người lạ kia có thể là bất cứ ai trong đêm tối, một bóng hình vô diện và vô danh. Trong tiểu thuyết của Carax, bóng hình ấy là ác quỷ.
Một ngày nọ cha con tôi quyết định bước vào tiệm bút để hỏi thăm về tạo tác siêu phẩm ấy. Hoá ra đó là nữ hoàng trong mọi chiếc bút máy, một chiếc Montblanc dòng Meiserstock thuộc một xê ri đánh số đặc biệt, trước kia từng thuộc về Viotor Hugo, hoặc ít ra là người bán hàng đảm bảo với chúng tôi như vậy. Từ ngòi bút bằng vàng ấy đã tuôn chảy ra những dòng của Những người khốn khổ, họ kể với cha con tôi như vậy.
“Giống như suối nước nóng danh tiếng Vichy Catalán tuôn ra từ nguồn ở Caldas vậy,” người bán hàng thề thốt.
Ông ta kể rằng đã đích thân mua chiếc bút này từ nhà sưu tập nghiêm túc nhất Paris, và chính ông ta đã kiểm chứng được nguồn gốc chính danh của tạo vật này.
“Vậy giá của cây bút kiệt tác này là bao nhiêu, xin anh cho biết?” cha tôi hỏi.
Giá tiền được nhắc đến khiến mặt cha tôi nhợt hẳn đi, nhưng tôi đã trót bị bùa phép của cây bút làm mê mẩn mất rồi. Người bán hàng, vẻ như chắc mẩm rằng chúng tôi hiểu rõ các định luật vật lý, bèn dồn dập thuyết giảng cho hai cha con toàn những mớ tầm phào không thể hiểu nổi về hợp kim của các kim loại quý hiếm, lớp tráng men xuất xứ từ Viễn Đông, cả lý thuyết mang tính cách mạng về cách thức hoạt động của pít tông và các ống mực nối nhau, tất cả đều đóng góp cho cái gọi là nền khoa học Đức làm nền tảng cho đỉnh cao vinh quang là cây bút này, nhà vô địch trong công nghệ chế tạo bút. Công bằng mà nói, tuy cha con tôi khi ấy ắt hẳn trông chẳng khác gì tên ma cà bông, người bán hàng vẫn cho chúng tôi mân mê cây bút theo đủ kiểu tuỳ thích, bơm đầy mực, lại còn cho tôi mượn mẩu giấy da để viết tên mình lên đó như bước khởi đầu cho sự nghiệp văn chương nối tiếp Victor Hugo. Thế rồi, sau khi đã dùng vải lau bóng khôi phục vẻ lộng lẫy sáng chói ban đầu cho cây bút, ông ta đặt nó trở lại ngai vàng.
“Có lẽ để hôm khác,” cha tôi lầm bầm.
Sau khi quay ra phố, cha tôi hạ giọng nói rằng với cái giá chủ tiệm đưa ra thì chúng tôi không thể nào trả nổi. Thu nhập từ tiệm sách chỉ đủ giúp cha con tôi trang trải cuộc sống và cho tôi theo học một trường tử tế. Chiếc bút Montblanc của Victor Hugo có lẽ phải đợi thêm ít lâu nữa. Tôi không nói gì, nhưng có lẽ cha cũng để ý thấy sự thất vọng của tôi.
“Cha bảo thế này nhé,” ông đề nghị. “Khi nào con đủ lớn để bắt đầu viết lách, chúng ta sẽ quay lại mua chiếc bút ấy.”
“Thế lỡ có ai đó mua mất rồi thì sao?”
“Sẽ chẳng có ai mua cây bút ấy đâu, cha dám chắc. Mà nếu lỡ như thế, chúng ta có thể nhờ Don Federico làm một cái tương tự. Ông ấy đó có đôi tay của một nghệ nhân.”
Don Federico là thợ sửa đồng hồ trong khu, là khách hàng không mấy thường xuyên của tiệm sách nhà tôi, đồng thời bác có lẽ là người đàn ông nhã nhặn lịch duyệt nhất trên khắp Bắc Bán Cầu này. Danh tiếng nghệ nhân xuất chúng của bác vang từ khu phố Ribera tới tận chợ Ninot. Một danh tiếng khác cũng “ám quẻ” Federico, lần này là do một bản chất ít lành mạnh hơn của bác, nó liên quan đến thiên hướng tình ái luôn chết mệt những chàng trẻ trung lực lưỡng thuộc tầng lớp vô sản giàu nam tính và thích trưng diện bóng bẩy kiểu siêu sao ca nhạc Estrellita Castro.
“Thế lỡ ngài Federico không có đúng dụng cụ để làm việc ấy?” tôi hỏi cha, không hay biết rằng đối với một đôi tai kém phần trong sáng, câu hỏi đó nghe dung tục.
Cha tôi nhướng một bên mày, vẻ lo âu rằng đôi ba lời đồn thổi đầy ác ý không chừng đã làm nhơ sự ngây thơ của tôi.
“Don Federico biết rất sâu rộng về những gì có liên quan đến người Đức, ông ấy thậm chí có thể chế tạo một chiếc Volkswagen nếu thực sự để tâm. Cơ mà, cha cũng muốn tìm hiểu xem thời Victor Hugo người ta đã dùng bút máy chưa. Thời nay nhiều kẻ lừa đảo lắm.”
Sự hăng hái muốn chứng thực bằng lịch sử của cha tôi làm tôi mất hứng. Tôi ngoan cố đặt niềm tin vào quá khứ lẫy lừng của cây bút, cho dẫu nhờ Don Federico làm một chiếc bút tương tự thay thế đối với tôi cũng không hẳn là một ý kiến tồi. Sẽ có đủ thời gian để vươn được tới tầm vóc của Victor Hugo. An ủi thay cho tôi, và đúng như dự đoán của cha, cây Montblanc ấy vẫn nằm lại hàng năm trời sau cửa kính của tiệm bút, nơi chúng tôi ghé qua đều đặn mỗi sáng thứ Bảy.
“Nó vẫn còn đó,” lần nào tôi cũng sửng sốt nói vậy.
“Nó đang chờ con mà,” cha tôi luôn đáp lại cùng một câu. “Nó biết rồi một ngày nào đó sẽ thuộc về con và con sẽ dùng nó để viết ra một kiệt tác.”
“Con muốn viết một bức thư. Cho mẹ. Để mẹ không phải thấy cô đơn.”
Cha khích lệ tôi. “Mẹ con không cô đơn đâu, Daniel. Mẹ ở với Chúa. Và ngay cạnh chúng ta nữa, dù ta không thể nhìn thấy mẹ.”
Cũng chính cái luận lý tương tự đã được truyền dạy cho chúng tôi ở trường từ miệng Cha Vicente, một thầy tu Dòng Tên tinh thông việc diễn giải tất thảy những bí mật của vũ trụ - từ chiếc máy hát cho đến cơn đau răng – bằng cách trích dẫn Phúc âm của Thánh Matthew. Vậy nhưng, khi tuôn ra từ miệng cha tôi, những lời ấy nghe trống rỗng làm sao.
“Vậy Chúa đem mẹ đi là vì mục đích gì?”
“Cha cũng không biết. Nếu ngày nào đó gặp được Người, chúng ta hãy hỏi thử xem.”
Rốt cuộc tôi cũng từ bỏ ý tưởng về lá thư tới thiên đường và kết luận rằng, thay vì làm vậy, có lẽ tôi nên bắt đầu với kiệt tác của mình – như vậy sẽ thực tế hơn. Thay cho sự vắng bóng của chiếc bút máy, cha cho tôi mượn một cây bút chì Staedtler 2B, để tôi nguệch ngoạc vào một cuốn sổ nhỏ. Chẳng mấy ngạc nhiên, câu chuyện của tôi kể về một chiếc bút máy phi thường, giống y trang cây bút ở cửa tiệm, chỉ khác ở chỗ nó bị ma ám. Cụ thể hơn, cây bút bị linh hồn đầy thống khổ của chủ nhân trước kia đeo bám, một tiểu thuyết gia đã lìa đời vì đói rét. Khi bút rơi vào tay một anh sinh viên tập sự, nó một mực đòi được viết lại từ đầu tác phẩm cuối còn dang dở mà nhà văn đã không thể hoàn thành khi còn sống. Tôi không nhớ từ đâu mình nảy ra ý tưởng đó, nhưng về sau không bao giờ tôi nghĩ ra được ý tưởng nào khác tương tự nữa. Mọi cố gắng muốn tái tạo cuốn tiểu thuyết ấy trên các trang cuốn sổ tay đều đem lại kết quả thảm hại. Cú pháp tôi viết ra bị nhiễm trọng bệnh thiểu năng sáng tạo, và những hình ảnh ẩn dụ tôi sử dụng gợi nhớ đến mớ quảng cáo bồn ngâm chân sủi bọt hay đọc thấy tại các trạm dừng xe điện. Tôi đổ lỗi tại chiếc bút chì và khao khát cây bút mực kia, thứ được hứa hẹn chắc chắn sẽ biến tôi thành một đại văn hào.
Cha tôi dõi theo quá trình tiến triển loằng ngoằng của con trai với một chút lo âu pha lẫn tự hào.
“Câu chuyện tiếp diễn thế nào rồi
“Con không biết nữa. Con nghĩ nếu có cây bút kia mọi thứ sẽ khác hẳn.”
Cha bèn nói rằng kiểu lý luận đó chỉ nảy ra với một tác giả mới vào nghề. “Cứ tiếp tục đi, rồi đến khi con hoàn thiện tác phẩm đầu tiên, cha sẽ mua cây bút ấy cho con,”
“Cha hứa nhé?”
Cha tôi luôn đáp lại bằng một nụ cười. May thay cho ông, mộng ước văn chương của tôi đã mau chóng tiêu tan và bị gọt nhỏ để chỉ là một lời tuyên bố hung hồn không hơn không kém. Nhân tố góp phần cho thay đổi này là việc khám phá ra đồ chơi tự động và đủ thứ lặt vặt khác vô cùng mới lạ có thể dễ dàng tìm thấy tại khắp các sạp bán đồ tạp hoá dọc chợ Encantes, với mức giá rất phù hợp với khả năng tài chính của cha tôi. Lòng đam mê thời niên thiếu thường sản sinh ra những người tình thiếu vững vàng, dễ đổi thay: chẳng bao lâu tôi chỉ còn để mắt tới đồ chơi lắp ráp và thuyền lên dây cót. Tôi không còn đòi cha dẫn đi xem cây bút của Victor Hugo, mà cha cũng chẳng hề đả động tới chuyện đó nữa. Thế giới ấy như thể đã hoàn toàn tan biến, nhưng trong một thời gian dài hình ảnh tôi lưu giữ về cha, mà tới tận bây giờ vẫn còn đó trong lòng, là bóng dáng một người đàn ông gày gò mặc bộ vét cũ rộng quá khổ cùng chiếc mũ cũng là đồ cũ kiếm được trên phố Condal với giá bảy peseta, một người đàn ông không thể mua cho con trai mình cây bút tồi tàn vô dụng nhưng lại dường như là tất cả đối với thằng bé.
Tối đó, sau khi rời Clara và thư viện Ateneo về nhà, tôi thấy cha đang đợi mình trong phòng ăn, khuôn mặt ông vẫn khoác cái vẻ âu lo và chịu trận như thường lệ.
“Cha tưởng con lạc ở đâu rồi chứ,” ông nói. “Tomás Aguilar có gọi tới. Cậu ấy nói hai đứa đã hẹn gặp nhau. Con quên rồi sao?”
“Thì tại Barceló. Hễ ông ta nói cái gì thì chẳng thể nào ngừng được,” tôi đáp, vừa nói vừa gật gù. “Con chẳng biết làm thế nào để dứt được khỏi ông ta.”
“Barceló là người tốt, nhưng không biết điểm dừng. Con hẳn là đói rồi. Merceditas mang tới chia một phần xúp mà cô ấy nấu cho mẹ mình. Con bé ấy đúng là thiên thần.”
Hai cha con ngồi xuống bàn thưởng thức đồ do Merceditas đem tặng. Chị là con gái của bà trên tầng ba, mọi người vẫn cho rằng chị sẽ thành một cô xơ, rồi nữ thánh, mặc dù hơn một lần tôi từng thấy chị với một anh thuỷ thủ lành nghề, anh này thi thoảng lại tiễn chị về tiệm sách. Lần nào Merceditas cũng nhấn chìm anh ta trong những nụ hôn.
“Tối nay trông con trầm ngâm quá,” cha tôi nói, cố gắng khơi cuộc chuyện trò.
“Có lẽ do trời nồm quá, độ ẩm làm cho não ta ‘nở ra’. Barceló nói như vậy.”
“Hẳn phải có lý do gì khác. Có gì không ổn sao, Daniel?”
“Không, con chỉ suy nghĩ thôi.”
“Về gì?”
“Cuộc nội chiến.”
Cha tôi ủ rũ gật đầu và nhấm nháp phần súp của mình trong yên lặng. Ông là một người rất riêng tư, mặc dù sống trong quá khứ, ông hầu như không mấy khi nhắc về nó. Tôi đã lớn lên trong niềm tin rằng diễn tiến chậm chạp của những năm hậu chiến, một thế giới trì trệ, nghèo đói và những oán hận âm thầm, nó cũng tự nhiên như nước chảy khỏi vòi, rằng nỗi buồn câm lặng rỉ từ những bức tường trong thành phố đầy thương tích này là khuôn mặt thật sự của tâm hồn nó. Một trong những cạm bẫy của tuổi thơ là đứa trẻ chẳng cần phải hiểu mới cảm nhận thấu điều gì đó. Tới khi trí não đủ sức lĩnh hội những gì đã xảy ra, thì những vết thương lòng đã hằn quá sâu rồi. Buổi tối cái ngày chớm hè ấy, khi bước xuyên qua ánh chạng vạng ảm đạm huyễn mị của Barcelona, tôi không thể nào ngăn trí óc mình thoát khỏi câu chuyện của Clara và sự biến mất của cha cô. Trong thế giới của tôi, cái chết như một bàn tay vô danh và không thể nào cắt nghĩa, một kẻ chào hàng tận nhà đến cướp đi các bà mẹ, người ăn xin, hay những cụ hàng xóm ngót chín chục tuổi, chẳng khác gì một trò xổ số từ địa ngục. Nhưng tôi vẫn không thể hấp thu được ý nghĩ cái chết rất có thể đang song hành cùng tôi, với khuôn mặt người và trái tim nhuốm độc lòng căm ghét, rằng cái chết có thể khoác bộ đồng phục hay chiếc áo mưa, xếp hàng trước rạp chiếu phim, cười nói tại quầy bar hay đưa con đi tản bộ trong công viên Ciudadela vào buổi sáng, để rồi chiều đến thì làm cho ai đó biến mất vĩnh viễn trong ngục tối lâu đài Montjuïc hay dưới những nấm mồ bần cùng, tên tuổi không, nghi lễ cũng không. Ngẫm lại toàn bộ điều đó, trong lòng tôi chợt nảy ra ý nghĩ rằng phải chăng cái thế giới giấy bồi mà tôi vẫn mặc nhiên chấp nhận là thực tại kia chẳng qua chỉ là một sân khấu được sắp sẵn. Cũng như giờ đến các chuyến tàu hTây Ban Nha, trong những tháng năm bị đánh cắp ấy, ta chẳng bao giờ biết khi nào thì tuổi thơ của mình chấm dứt.
Hai cha con chia nhau món xúp, vốn là nước dùng chắt ra từ món ăn thừa nấu lẫn với vài mẩu bánh mì, bao trùm không gian là giọng đọc kịnh truyền thanh không trầm bổng mà nhừa nhựa lọt ra từ những khung cưa sổ mở hướng về phía quảng trường nhà thờ.
“Kể cho cha xem. Hôm nay mọi chuyện với Gustavo thế nào?”
“Con gặp cháu của ông ấy, Clara.”
“Cô gái mù ấy hả? Cha nghe nói cô ta đẹp lắm,”
“Con không rõ. Con không để ý mấy cái đó.”
“Không thì hơn.”
“Con nói là có thể ngày mai đến thăm nhà họ, sau khi tan học, để đọc sách cho cô ấy nghe – vì Clara rất cô đơn. Đấy là nếu cha cho phép.”
Cha nhìn tôi đầy hồ nghi, dường như đang phân vân không rõ có phải ông đã sớm già trước tuổi hay tôi đang lớn quá nhanh. Tôi quyết định đổi hướng cuộc trò chuyện, và điều duy nhất tôi nghĩ tới được chính là chủ đề mình vẫn đang bị ám ảnh.
“Có phải hồi xảy ra cuộc nội chiến, rất nhiều người đã bị đem tới nhốt tại lâu đài Montjuïc và từ đó biệt tích luôn?”
Cha bình thản nuốt một thìa đầy xúp rồi chằm chằm nhìn tôi, nụ cười thoáng nhoẻn trên môi ông rồi trôi tuột mất.
“Ai kể cho con vậy, Barceló à?”
“Không, là Tomás Aguilar. Cậu ấy hay kể chuyện này nọ ở trường.”
Cha tôi gật đầu chầm chậm.
“Trong thời chiến, có những chuyện xảy ra rất khó lý giải, Daniel ạ. Thường thì ngay cả cha cũng chẳng rõ chúng có ý nghĩa gì. Đôi khi tốt hơn hết cứ để mặc mọi chuyện như vậy.
Ông thở dài rồi nhấp xúp chẳng mấy ngon lành. Tôi chỉ nhìn cha mà không nói gì.
“Trước khi qua đời, mẹ con đã bắt cha hứa rằng không bao giờ kể với con về cuộc chiến, rằng cha không được để con nhớ về bất cứ điều gì đã xảy ra khi đó.”
Tôi không biết phải trả lời ra sao. Cha tôi hơi nhíu mắt lại, như thể đang kiếm tìm gì đó trong không trung – những ánh nhìn, khoảng câm lặng, hoặc có thể là mẹ tôi – hòng chứng thực cho điều ông vừa nói.
“Đôi khi cha nghĩ mình đã sai khi nghe lời mẹ con. Cha chẳng biết nữa.”
“Không sao đâu mà, cha…”
“Không, có sao chứ, Daniel. Chẳng gì còn như cũ sau một cuộc chiến. Và đúng, đúng là có vô số người đã vào lâu đài đó mà không bao giờ trở ra được.”
Mắt chúng tôi gặp nhau trong thoáng chốc. Sau một hồi, cha tôi ngồi dậy trốn vào nương náu trong phòng ngủ của ông. Tôi dọn bát đĩa, đặt vào bồn rửa bát nhỏ bằng đá hoa rồi rửa sách. Trở về phòng khách, tôi tắt đèn và ngồi xuống chiếc ghế bành cũ của cha. Từ ngoài phố, cơn gió thoảng thổi rèm đung đưa. Tôi không thấy buồn ngủ, cũng chẳng hề cố để rơi vào giấc ngủ. Tôi ra ngoài ban công và giương mắt về nơi xa đủ để thấy quầng sáng mờ đục hắt ra từ những chiếc đèn đường bên khu Puerta del Ángel. Một bóng hình bất động đứng trong mảng tối trên con phố rải sỏi. Ánh hổ phách lập loè từ điếu thuốc lá phản chiếu trong đôi mắt hắn ta. Người đó mặc toàn quần áo màu đen, một tay giấu trong túi áo vét, tay kia giữ điếu thuốc lá đang dệt một tấm mạng khói xanh xám bao lấy khuôn mặt. Hắn lẳng lặng quan sát tôi, khuôn mặt khuất sáng bởi ánh đèn đường hắt từ phía sau. Hắn chôn chân tại đó chừng một phút, hờ hững hút thuốc, mắt không rời tôi. Rồi, khi chuông nhà thờ điểm đúng nửa đêm, bóng hình ấy khẽ gật đầu, theo sau đó là, như tôi cảm nhận được, một nụ cười mà không thể nhìn thấy. Tôi muốn đáp trả lời chào hỏi đó, nhưng người cứ đờ ra. Bóng hình đó quay người, và tôi thấy người đàn ông bước đi xa dần, một chân hơi khập khiễng. Nếu là vào bất cứ đêm nào khác, rất có thể tôi sẽ chẳng mấy chú ý đến sự hiện diện của kẻ lạ đó, nhưng ngay khi người đàn ông vừa khuất bóng trong sương mù, tôi thấy trán mình đổ mồ hôi lạnh và đâm khó thở. Tôi đã đọc một đoạn miêu tả cảnh tương tự trong cuốn Bóng hình của gió. Trong câu chuyện, mỗi tối nhân vật chính đều ra đứng tại ban công lúc nửa đêm phát hiện ra một kẻ lạ đang quan sát mình từ trong những mảng khuất sáng, hững hờ hút thuốc. Khuôn mặt kẻ lạ ấy luôn được bóng tối giấu đi, và trong đêm đen chỉ đôi mắt hắn là có thể mường tượng ra, chúng cháy sáng như than hồng. Kẻ lạ cứ đứng đó, tay phải dúi trong túi áo vét màu đen, rồi thì hắn quay đi, khập khiễng. Trong cảnh tôi vừa được chứng kiến, người lạ kia có thể là bất cứ ai trong đêm tối, một bóng hình vô diện và vô danh. Trong tiểu thuyết của Carax, bóng hình ấy là ác quỷ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook