Bốn Năm Phấn Hồng
-
Chương 78: Đứt từng khúc ruột
Sau khi ăn Tết xong và trở lại trường, công việc của tôi vẫn chưa có nơi để dừng chân. Tinh thần tôi đã sắp suy sụp rồi. Bây giờ nghĩ lại những ngày đó, chỉ còn nhớ được bầu trời u ám của những ngày đông giá lạnh.
Tháng Ba, rốt cuộc cũng có một công ty mà tôi đã ưng ý từ lâu gọi tôi đến phỏng vấn. Tôi cho rằng biểu hiện của mình khi phỏng vấn là không tồi. Nhưng sau cùng thì công ty đó cũng vẫn lấy lí do là "ưu tiên nam sinh" để loại tôi. Đó là một buổi chiều thứ Tư khi tôi gọi điện hỏi và biết được thông tin này, cuối cùng thì tôi cũng không chịu đựng nổi nữa, tôi đóng cửa trở về giường và oà khóc.
Khóc vì cái gì cơ chứ? Rốt cuộc là vì sao tôi lại khóc? Tôi cũng không biết là tôi khóc vì cái gì nữa? Khóc vì mất đi một cơ hội chăng? Khóc vì tương lai con đường phía trước chưa chọn được? Khóc vì mình đã sống uổng phí mất bốn năm đại học? Khóc vì sự hèn yếu nhu nhược của mình? Khóc vì hai mươi hai năm ngậm đắng nuốt cay của cha mẹ? Tôi không còn hiểu gì nữa, tôi chỉ cảm thấy trong lòng mình đã quá mức kìm nén rồi, bao nhiêu ngày tìm việc làm như vậy, tất cả những bức xúc về tinh thần đã làm tôi không chịu đựng thêm được nữa, nếu như không khóc lên thì chắc chắn tôi sẽ phát điên lên mất, đúng rồi, phát điên lên. Bao nhiêu những uất khí ức nghẹn trong ngực, nếu như nước mắt không thể làm một lối thoát, tôi sẽ tức mà chết.
Tôi không biết hôm đó mình đã khóc bao lâu. Tôi vẫn luôn cho rằng, không có chuyện gì có thể làm cho tôi quá vui sướng hay quá đau buồn, tôi luôn cho rằng bản thân mình là một người rất thản nhiên, rất lạnh lùng với tất cả mọi thứ. Tôi luôn cho rằng mình là một sinh viên xuất sắc, một nhân tài ưu tú, mỗi năm tôi đều giành được ít nhất là một loại học bổng, tôi có hàng trăm bài được đăng trên các loại báo và tạp chí trên toàn quốc, bề ngoài của tôi cũng được, trường của tôi học cũng không phải là hạng đại trà, tuy là không thể so sánh được với Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa nhưng ở thành phố Vũ Hán thì cũng có thể coi là trường đại học hàng đầu. Tôi có đầy lòng tự tin về bản thân mình, đã từng tràn đầy ý chí, phấn chấn, hiên ngang. Nhưng ngày hôm đó, khi tôi nằm trên giường khóc đến mức không thể kìm lại được, tôi mới hiểu rằng tôi đã luôn đề cao mình quá mức, đã luôn nghĩ mình quá kiên cường rồi. Phải đối mặt với áp lực sinh tồn, đối mặt với tiền đồ còn chưa sáng tỏ, ai mà chưa từng sợ hãi? Ai mà chưa từng thất vọng! Ai mà chưa từng do dự! Ai mà chưa từng đau khổ...
Cứ khóc mãi, khóc mãi như vậy rồi ngủ lúc nào không hay. Đúng vào khoảnh khắc khi tôi mới thiếp đi, tôi rất muốn rất muốn rằng, đi vào giấc ngủ này rồi thì sẽ không tỉnh dậy nữ. Cứ như thế ngủ mãi ngủ mãi, nhất định là trong giấc mơ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
Nhưng tôi lại vẫn tỉnh dậy, khi tỉnh dậy thì trời đã tối mịt, tôi đã ngủ cả một buổi chiều. Căngmắt ra để nhìn cái màu xanh thẫm ở bên ngoài cửa sổ, tâm hồn trống rỗng, hư vô và không một chút sức lực. Gọi một cuộc điện thoại về nhà, muốn báo cho mọi người biết hôm nay tôi lại bị loại. Tôi hiểu là không nên mang đến cho cha mẹ nỗi buồn và sự phiền muộn này, nhưng mà tôi đã quá yếu ớt rồi, tôi rất cần một chút an ủi và động viên.
Điện thoại đã kết nối, tôi báo cho cha mẹ biết là tôi vẫn chưa tìm được việc làm. Tôi cố gắng tỏ ra thật bình thản, cố làm ra vẻ qua loa hời hợt. Có thể là tôi giả vờ quá giống, cha mẹ cũng quá hiểu tôi rồi, từ trước đến giờ tôi không phải là người dễ dàng kể khổ với người khác. Họ bắt đầu hỏi han không thôi, giọng dồn dập căng thẳng. Tôi nghe thấy ở đầu dây bên kia họ đng giành nhau ống nghe để nói chuyện với tôi, đột nhiên tôi cảm thấy mình thật vô liêm sỉ, thật chẳng hiểu biết gì, tại sao lại phải báo chuyện đó cho cha mẹ biết kia chứ? Đã biết rõ là họ sẽ lo lắng, đã biết rõ trên đời này chỉ có cha mẹ là thương yêu con gái nhất, đã biết rõ là họ cũng sẽ buồn như tôi, tại sao lại còn cho họ biết cơ chứ? Tôi sợ mình sẽ bật khóc lên mất, cố nén chịu rồi nói với họ vài câu an ủi họ, tôi nói rằng tôi rất có lòng tin vào chính mình, rồi gác máy.
Vừa đặt máy bàn xuống, thì điện thoại di động của tôi lại không ngừng đổ chuông. Đều là điện thoại từ nhà gọi đến. Tôi không nghe, bởi tôi còn đang khóc, tôi lại khóc mất rồi. Tôi không dám, không đành, cũng không muốn để cho họ biết tôi đang khóc, không muốn để cho họ biết rằng cô con gái luôn vô cùng tự tin vô cùng kiên cường trong mắt họ lại đang khóc vì không tìm được việc làm.
Tiếng chuông cũng dần dần lắng xuống, nhưng nước mắt cứ rơi mãi không thôi. Một lúc lâu sau, tiếng chuông báo có tin nhắn từ điện thoại di động lại vang lên. Lại là tin nhắn mà bố gửi tới. Hai cái tin nhắn rất dài.
Ông nói: "Bố và mẹ biết rằng bây giờ trong lòng con đang rất buồn, bố mẹ cũng rất buồn, làm bố làm mẹ mà không giúp được gì khi con tìm việc, cũng chẳng có mối quan hệ hay "đầu ra" nào ở bên ngoài, điều này làm cho bố mẹ khổ tâm lắm. Bố mẹ thật là vô dụng! Nhưng không sao, con luôn là người xuất sắc nhất, từ nhỏ bố mẹ đã luôn tin tưởng vào con! Phấn chấn lên nhé, nhất định con sẽ tìm được việc làm!". 119 kí tự.
Tôi thật không tưởng tượng nổi, cha mẹ tuổi già sức yếu mắt mờ đã phải tốn công tốn sức như thế nào để bấm được 119 kí tự đó.
Tôi không tưởng tượng nổi dáng vẻ của cha mẹ, những người đã một nắng hai sương để nuôi dạy tôi, hôm nay đã vì tôi không tìm được việc làm mà tự trách mắng mình là "cũng chẳng có mối quan hệ hay "cửa ra" nào ở bên ngoài", tôi không tưởng tượng nổi tâm tư của họ, chỉ vì không giúp được gì cho con gái mà đã tự trách mình là vô dụng.
Tôi không tưởng tượng nổi sự lo âu và nỗi buồn tự đáy lòng của cha mẹ khi đó.
Trong tôi như đứt từng khúc ruột. Nước mắt giống như con nước vỡ bờ, cứ ồ ạt chảy ra, tôi không dám khóc thành tiếng, tôi sợ rằng cha mẹ có ở cách tôi cả con sông Trường Giang cũng cảm nhận được, tôi ôm mặt để mặc cho nước mắt chảy ướt đẫm cả hai lòng bàn tay.
Chúng ta đều không kiên cường giống như trong tưởng tượng. Đối diện với cuộc sống, chúng ta đều là những kẻ yếu đuối, đối diện với tình cảm, chúng ta càng yếu đuối hơn.
Cuối cùng thì tôi cũng "bán" được mình, với một cái giá mà tự tôi cho là phải chăng. Một tờ tạp chí ở Vũ Hán, lương1.200 tệ. Từ đó về sau vì 1.200 tệ này mà tận tâm phục vụ.
Viết đến đây, cuốn tiểu thuyết tiến gần đến phần kết.
Ngôi trường trong năm học thứ tư giống như là một vở kịch tàn sớm, mọi người đều thờ ơ đi đi lại lại trên sân khấu. Những loại quả có vẻ ngoài tươi ngon kia xem ra ngày càng không thể chịu nổi nữa. Những gì tôi viết cũng đã cạn.
Tôi chợt nghĩ tới một câu nói của người bạn trên mạng đã từng bị tôi mắng, cậu ấy nói, bạn có một cuộc sống đại học thật tồi tệ.
Tôi nghĩ, đúng vậy.
Tồi tệ đến mức, tôi viết mà muốn khóc. Tôi đang mơ tưởng rằng, có thể dùng một cuốn tiểu thuyết bé nhỏ và tỉ mỉ để kết thúc cuộc sống đại học của tôi.
Khi cuốn tiểu thuyết kết thúc, bến đậu của mọi người cũng đã rõ ràng. Trịnh Thuấn Ngôn thi đỗ nghiên cứu sinh của Đại học Bắc Kinh. Anh người yêu đẹp trai của cô ấy cho đến tận tháng Chín vẫn chưa tìm được việc làm. Hai người đã chia tay nhau một cách tự nhiên. Trần Thuỷ làm việc cho một công ty liên doanh ven biển Chiết Giang. Tô Tiêu đến một thành phố lớn ở miền Nam. Tôi nghĩ cô ấy sẽ lấy một người chồng giàu có, ba năm sau sẽ lái BMW hùng dũng hiên ngang quay về Vũ Hán, nếu quả là như vậy thật thì tôi quyết định sẽ không đến gặp cô ấy.
Tôi ở đây viết những dòng chữ vô vị này, mà cũng có thể là tôi sẽ gắn bó cả đời với văn chương.
La Nghệ Lâm ở lại trường. Tôi nghĩ rằng con đường danh vọng của cô ấy sẽ rộng mở, dù cho không bán thân xác.
Chương Hàm Yên bặt vô âm tín. Diệp Ly thì mãi mãi không biết cô ấy đi đâu. Chúng tôi đều để cô ấy vào quên lãng. Còn một người nữa cũng bị lãng quên là Lưu Sa Sa.
Lâm Lập Thuần quả là đã trở thành một phóng viên nổi tiếng. Cô ấy đến làm việc tại một toà soạn báo rất có tên tuổi ở Bắc Kinh.
Tất cả lại trở lại yên tĩnh, kết cục cũng dần dần được sáng tỏ, tuy nhiên không một ai có được niềm hân hoan hay nỗi bi sầu giống như trong tưởng tượng.
Chúng tôi lại trở thành không hề quen biết như trước đây.
Cũng chỉ như là qua đường mà thôi.
Gặp nhau, quen biết nhau, rồi sau đó chia tay.
(Bản tin đầu tiên hoàn thành vào thứ Năm ngày 5 tháng 2 năm 2004).
Tháng Ba, rốt cuộc cũng có một công ty mà tôi đã ưng ý từ lâu gọi tôi đến phỏng vấn. Tôi cho rằng biểu hiện của mình khi phỏng vấn là không tồi. Nhưng sau cùng thì công ty đó cũng vẫn lấy lí do là "ưu tiên nam sinh" để loại tôi. Đó là một buổi chiều thứ Tư khi tôi gọi điện hỏi và biết được thông tin này, cuối cùng thì tôi cũng không chịu đựng nổi nữa, tôi đóng cửa trở về giường và oà khóc.
Khóc vì cái gì cơ chứ? Rốt cuộc là vì sao tôi lại khóc? Tôi cũng không biết là tôi khóc vì cái gì nữa? Khóc vì mất đi một cơ hội chăng? Khóc vì tương lai con đường phía trước chưa chọn được? Khóc vì mình đã sống uổng phí mất bốn năm đại học? Khóc vì sự hèn yếu nhu nhược của mình? Khóc vì hai mươi hai năm ngậm đắng nuốt cay của cha mẹ? Tôi không còn hiểu gì nữa, tôi chỉ cảm thấy trong lòng mình đã quá mức kìm nén rồi, bao nhiêu ngày tìm việc làm như vậy, tất cả những bức xúc về tinh thần đã làm tôi không chịu đựng thêm được nữa, nếu như không khóc lên thì chắc chắn tôi sẽ phát điên lên mất, đúng rồi, phát điên lên. Bao nhiêu những uất khí ức nghẹn trong ngực, nếu như nước mắt không thể làm một lối thoát, tôi sẽ tức mà chết.
Tôi không biết hôm đó mình đã khóc bao lâu. Tôi vẫn luôn cho rằng, không có chuyện gì có thể làm cho tôi quá vui sướng hay quá đau buồn, tôi luôn cho rằng bản thân mình là một người rất thản nhiên, rất lạnh lùng với tất cả mọi thứ. Tôi luôn cho rằng mình là một sinh viên xuất sắc, một nhân tài ưu tú, mỗi năm tôi đều giành được ít nhất là một loại học bổng, tôi có hàng trăm bài được đăng trên các loại báo và tạp chí trên toàn quốc, bề ngoài của tôi cũng được, trường của tôi học cũng không phải là hạng đại trà, tuy là không thể so sánh được với Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa nhưng ở thành phố Vũ Hán thì cũng có thể coi là trường đại học hàng đầu. Tôi có đầy lòng tự tin về bản thân mình, đã từng tràn đầy ý chí, phấn chấn, hiên ngang. Nhưng ngày hôm đó, khi tôi nằm trên giường khóc đến mức không thể kìm lại được, tôi mới hiểu rằng tôi đã luôn đề cao mình quá mức, đã luôn nghĩ mình quá kiên cường rồi. Phải đối mặt với áp lực sinh tồn, đối mặt với tiền đồ còn chưa sáng tỏ, ai mà chưa từng sợ hãi? Ai mà chưa từng thất vọng! Ai mà chưa từng do dự! Ai mà chưa từng đau khổ...
Cứ khóc mãi, khóc mãi như vậy rồi ngủ lúc nào không hay. Đúng vào khoảnh khắc khi tôi mới thiếp đi, tôi rất muốn rất muốn rằng, đi vào giấc ngủ này rồi thì sẽ không tỉnh dậy nữ. Cứ như thế ngủ mãi ngủ mãi, nhất định là trong giấc mơ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
Nhưng tôi lại vẫn tỉnh dậy, khi tỉnh dậy thì trời đã tối mịt, tôi đã ngủ cả một buổi chiều. Căngmắt ra để nhìn cái màu xanh thẫm ở bên ngoài cửa sổ, tâm hồn trống rỗng, hư vô và không một chút sức lực. Gọi một cuộc điện thoại về nhà, muốn báo cho mọi người biết hôm nay tôi lại bị loại. Tôi hiểu là không nên mang đến cho cha mẹ nỗi buồn và sự phiền muộn này, nhưng mà tôi đã quá yếu ớt rồi, tôi rất cần một chút an ủi và động viên.
Điện thoại đã kết nối, tôi báo cho cha mẹ biết là tôi vẫn chưa tìm được việc làm. Tôi cố gắng tỏ ra thật bình thản, cố làm ra vẻ qua loa hời hợt. Có thể là tôi giả vờ quá giống, cha mẹ cũng quá hiểu tôi rồi, từ trước đến giờ tôi không phải là người dễ dàng kể khổ với người khác. Họ bắt đầu hỏi han không thôi, giọng dồn dập căng thẳng. Tôi nghe thấy ở đầu dây bên kia họ đng giành nhau ống nghe để nói chuyện với tôi, đột nhiên tôi cảm thấy mình thật vô liêm sỉ, thật chẳng hiểu biết gì, tại sao lại phải báo chuyện đó cho cha mẹ biết kia chứ? Đã biết rõ là họ sẽ lo lắng, đã biết rõ trên đời này chỉ có cha mẹ là thương yêu con gái nhất, đã biết rõ là họ cũng sẽ buồn như tôi, tại sao lại còn cho họ biết cơ chứ? Tôi sợ mình sẽ bật khóc lên mất, cố nén chịu rồi nói với họ vài câu an ủi họ, tôi nói rằng tôi rất có lòng tin vào chính mình, rồi gác máy.
Vừa đặt máy bàn xuống, thì điện thoại di động của tôi lại không ngừng đổ chuông. Đều là điện thoại từ nhà gọi đến. Tôi không nghe, bởi tôi còn đang khóc, tôi lại khóc mất rồi. Tôi không dám, không đành, cũng không muốn để cho họ biết tôi đang khóc, không muốn để cho họ biết rằng cô con gái luôn vô cùng tự tin vô cùng kiên cường trong mắt họ lại đang khóc vì không tìm được việc làm.
Tiếng chuông cũng dần dần lắng xuống, nhưng nước mắt cứ rơi mãi không thôi. Một lúc lâu sau, tiếng chuông báo có tin nhắn từ điện thoại di động lại vang lên. Lại là tin nhắn mà bố gửi tới. Hai cái tin nhắn rất dài.
Ông nói: "Bố và mẹ biết rằng bây giờ trong lòng con đang rất buồn, bố mẹ cũng rất buồn, làm bố làm mẹ mà không giúp được gì khi con tìm việc, cũng chẳng có mối quan hệ hay "đầu ra" nào ở bên ngoài, điều này làm cho bố mẹ khổ tâm lắm. Bố mẹ thật là vô dụng! Nhưng không sao, con luôn là người xuất sắc nhất, từ nhỏ bố mẹ đã luôn tin tưởng vào con! Phấn chấn lên nhé, nhất định con sẽ tìm được việc làm!". 119 kí tự.
Tôi thật không tưởng tượng nổi, cha mẹ tuổi già sức yếu mắt mờ đã phải tốn công tốn sức như thế nào để bấm được 119 kí tự đó.
Tôi không tưởng tượng nổi dáng vẻ của cha mẹ, những người đã một nắng hai sương để nuôi dạy tôi, hôm nay đã vì tôi không tìm được việc làm mà tự trách mắng mình là "cũng chẳng có mối quan hệ hay "cửa ra" nào ở bên ngoài", tôi không tưởng tượng nổi tâm tư của họ, chỉ vì không giúp được gì cho con gái mà đã tự trách mình là vô dụng.
Tôi không tưởng tượng nổi sự lo âu và nỗi buồn tự đáy lòng của cha mẹ khi đó.
Trong tôi như đứt từng khúc ruột. Nước mắt giống như con nước vỡ bờ, cứ ồ ạt chảy ra, tôi không dám khóc thành tiếng, tôi sợ rằng cha mẹ có ở cách tôi cả con sông Trường Giang cũng cảm nhận được, tôi ôm mặt để mặc cho nước mắt chảy ướt đẫm cả hai lòng bàn tay.
Chúng ta đều không kiên cường giống như trong tưởng tượng. Đối diện với cuộc sống, chúng ta đều là những kẻ yếu đuối, đối diện với tình cảm, chúng ta càng yếu đuối hơn.
Cuối cùng thì tôi cũng "bán" được mình, với một cái giá mà tự tôi cho là phải chăng. Một tờ tạp chí ở Vũ Hán, lương1.200 tệ. Từ đó về sau vì 1.200 tệ này mà tận tâm phục vụ.
Viết đến đây, cuốn tiểu thuyết tiến gần đến phần kết.
Ngôi trường trong năm học thứ tư giống như là một vở kịch tàn sớm, mọi người đều thờ ơ đi đi lại lại trên sân khấu. Những loại quả có vẻ ngoài tươi ngon kia xem ra ngày càng không thể chịu nổi nữa. Những gì tôi viết cũng đã cạn.
Tôi chợt nghĩ tới một câu nói của người bạn trên mạng đã từng bị tôi mắng, cậu ấy nói, bạn có một cuộc sống đại học thật tồi tệ.
Tôi nghĩ, đúng vậy.
Tồi tệ đến mức, tôi viết mà muốn khóc. Tôi đang mơ tưởng rằng, có thể dùng một cuốn tiểu thuyết bé nhỏ và tỉ mỉ để kết thúc cuộc sống đại học của tôi.
Khi cuốn tiểu thuyết kết thúc, bến đậu của mọi người cũng đã rõ ràng. Trịnh Thuấn Ngôn thi đỗ nghiên cứu sinh của Đại học Bắc Kinh. Anh người yêu đẹp trai của cô ấy cho đến tận tháng Chín vẫn chưa tìm được việc làm. Hai người đã chia tay nhau một cách tự nhiên. Trần Thuỷ làm việc cho một công ty liên doanh ven biển Chiết Giang. Tô Tiêu đến một thành phố lớn ở miền Nam. Tôi nghĩ cô ấy sẽ lấy một người chồng giàu có, ba năm sau sẽ lái BMW hùng dũng hiên ngang quay về Vũ Hán, nếu quả là như vậy thật thì tôi quyết định sẽ không đến gặp cô ấy.
Tôi ở đây viết những dòng chữ vô vị này, mà cũng có thể là tôi sẽ gắn bó cả đời với văn chương.
La Nghệ Lâm ở lại trường. Tôi nghĩ rằng con đường danh vọng của cô ấy sẽ rộng mở, dù cho không bán thân xác.
Chương Hàm Yên bặt vô âm tín. Diệp Ly thì mãi mãi không biết cô ấy đi đâu. Chúng tôi đều để cô ấy vào quên lãng. Còn một người nữa cũng bị lãng quên là Lưu Sa Sa.
Lâm Lập Thuần quả là đã trở thành một phóng viên nổi tiếng. Cô ấy đến làm việc tại một toà soạn báo rất có tên tuổi ở Bắc Kinh.
Tất cả lại trở lại yên tĩnh, kết cục cũng dần dần được sáng tỏ, tuy nhiên không một ai có được niềm hân hoan hay nỗi bi sầu giống như trong tưởng tượng.
Chúng tôi lại trở thành không hề quen biết như trước đây.
Cũng chỉ như là qua đường mà thôi.
Gặp nhau, quen biết nhau, rồi sau đó chia tay.
(Bản tin đầu tiên hoàn thành vào thứ Năm ngày 5 tháng 2 năm 2004).
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook