Bốn Năm Phấn Hồng
-
Chương 6: Lần đầu trốn học
Tôi có thể nói một câu nghiêm túc rằng, trước khi vào đại học tôi chưa bao giờ trốn một tiết học nào, thậm chí có thể nói rằng trong đầu vốn không hề có khái niệm trốn học. Khi cần đến lớp thì ngoan ngoãn, khi không cần thì cũng chăm chỉ đọc sách, làm bài tập để vào được một trường đại học tốt.
Tôi ngồi trong phòng học chăm chú nghe các giáo sư thao thao bất tuyệt với đủ mọi cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng tôi lại thấy rỗng tuếch, tôi rất không quen với phương pháp học không hệ thống, không tập trung như thế này. Tự mình đọc sách giáo khoa lịa phát hiện rằng nó thật khô khan vô vị. Năm đó, tôi đã đau xót rút ra một kết luận vừa như đúng mà vừa không phải đúng như thế.
Lần thứ nhất trốn học là lỗi tôi vô tình phạm phải, lần thứ hai là lỗi cố ý, lần thứ ba đã không cho rằng đó là lỗi nữa: "Trốn học giống như sự tự an ủi quen thuộc, rõ ràng biết là cảm giác đó nếu đến quá nhiều lần sẽ có hại cho bản thân nhưng bạn vẫn không có cách nào chống lại được nó."
Vì bốn buổi sáng của tuần đó không có tiết học nên tôi đến trường khác tìm bạn thời trung học của tôi để chơi. Chơi đến 1h40 mới nhớ ra buổi chiều có tiết học. Quay về trường thì chắc chắn không kịp nữa, thế nên tôi gọi điện về kí túc xá nói rằng buổi chiều hãy giúp tôi xin nghỉ, hãy nói tôi bị ốm.
Cứ như vậy tôi chơi cả buổi chiều trong sự lo lắng, thấp thỏm không yên, liệu cô giáo có giống như hồi trung học, hôm sau sẽ đến hỏi tôi mắc bệnh gì hoặc bắt tôi đưa giấy chứng nhận của bệnh viện ra. Khi về đến phòng kí túc xá, các bạn sớm đã tan học rồi. Vừa bước vào phòng, tôi liền hỏi: "Có giúp tớ xin nghỉ không? Cô giáo nói gì không?". Trịnh Thuấn Ngôn nói: "Tớ không xin phép hộ cậu vì chắc chắnc không biết rằng cậu không đến lớp. Bao nhiêu người lên lớp như vậy, cô làm sao nhớ được hết chứ!"
Tôi không nói gì, trong lòng vẫn thấp thỏm không yên. Đến tận ngày hôm sau không có thầy cô nào đến tìm tôi, tôi bình an vô sự mới thấy yên tâm trở lại.
Nghĩ lại năm đó chúng tôi thật ngốc nghếch. Về sau, khi trốn học, câu đầu tiên khi gặp bạn cùng phòng sẽ không phải là: "Có giúp tớ xin nghỉ không? Thầy có nói gì không?" nữa mà là: "Có điểm danh không? Không à? Ha ha! Tốt!", hay là "Có điểm danh không, cái gì, có à? Sao tớ lại đen đủi thế chứ, cậu có giúp tớ hô "có" không?"
Việc trốn học cuối cùng cũng trở thành một thói quen, thói quen không đi học. Có cả ngàn lí do để không lên lớp, thầy cô giáo giảng không hay, tôi ngủ không đủ, quần áo tôi chưa giặt..., chỉ cần muốn trốn học thì không lo là không tìm được một cái cớ để thuyết phục chính mình. Đến khi thi cuối kỳ thứ nhất, cả phòng, tôi là đứa trốn học nhiều nhất nhưng lại được học bổng loại một. Điều đó đã cổ vũ tinh thần một cách mạnh mẽ, trốn học, đối với tôi mà nói, đã trở thành một nhu cầu trong cuộc sống đại học. Tôi đã làm chuyện đó một cách vô vị và thiếu hiểu biết như thế,tôi muốn lên lớp ít nhất nhưng thi được điểm cao nhất, để chứng minh với mọi người rằng tôi thông minh như thế đấy, để thoả mãn chút hư vinh chẳng ra sao của mình. Sự hư vinh thiếu hiểu biết.
Trước khi trốn học cần phải chuẩn bị tốt một việc, đó là nhất định phải tìm một bạn học có quan hệ tốt giúp bạn hô "có", nhỡ chẳng may điểm danh.
Tôi ngồi trong phòng học chăm chú nghe các giáo sư thao thao bất tuyệt với đủ mọi cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng tôi lại thấy rỗng tuếch, tôi rất không quen với phương pháp học không hệ thống, không tập trung như thế này. Tự mình đọc sách giáo khoa lịa phát hiện rằng nó thật khô khan vô vị. Năm đó, tôi đã đau xót rút ra một kết luận vừa như đúng mà vừa không phải đúng như thế.
Lần thứ nhất trốn học là lỗi tôi vô tình phạm phải, lần thứ hai là lỗi cố ý, lần thứ ba đã không cho rằng đó là lỗi nữa: "Trốn học giống như sự tự an ủi quen thuộc, rõ ràng biết là cảm giác đó nếu đến quá nhiều lần sẽ có hại cho bản thân nhưng bạn vẫn không có cách nào chống lại được nó."
Vì bốn buổi sáng của tuần đó không có tiết học nên tôi đến trường khác tìm bạn thời trung học của tôi để chơi. Chơi đến 1h40 mới nhớ ra buổi chiều có tiết học. Quay về trường thì chắc chắn không kịp nữa, thế nên tôi gọi điện về kí túc xá nói rằng buổi chiều hãy giúp tôi xin nghỉ, hãy nói tôi bị ốm.
Cứ như vậy tôi chơi cả buổi chiều trong sự lo lắng, thấp thỏm không yên, liệu cô giáo có giống như hồi trung học, hôm sau sẽ đến hỏi tôi mắc bệnh gì hoặc bắt tôi đưa giấy chứng nhận của bệnh viện ra. Khi về đến phòng kí túc xá, các bạn sớm đã tan học rồi. Vừa bước vào phòng, tôi liền hỏi: "Có giúp tớ xin nghỉ không? Cô giáo nói gì không?". Trịnh Thuấn Ngôn nói: "Tớ không xin phép hộ cậu vì chắc chắnc không biết rằng cậu không đến lớp. Bao nhiêu người lên lớp như vậy, cô làm sao nhớ được hết chứ!"
Tôi không nói gì, trong lòng vẫn thấp thỏm không yên. Đến tận ngày hôm sau không có thầy cô nào đến tìm tôi, tôi bình an vô sự mới thấy yên tâm trở lại.
Nghĩ lại năm đó chúng tôi thật ngốc nghếch. Về sau, khi trốn học, câu đầu tiên khi gặp bạn cùng phòng sẽ không phải là: "Có giúp tớ xin nghỉ không? Thầy có nói gì không?" nữa mà là: "Có điểm danh không? Không à? Ha ha! Tốt!", hay là "Có điểm danh không, cái gì, có à? Sao tớ lại đen đủi thế chứ, cậu có giúp tớ hô "có" không?"
Việc trốn học cuối cùng cũng trở thành một thói quen, thói quen không đi học. Có cả ngàn lí do để không lên lớp, thầy cô giáo giảng không hay, tôi ngủ không đủ, quần áo tôi chưa giặt..., chỉ cần muốn trốn học thì không lo là không tìm được một cái cớ để thuyết phục chính mình. Đến khi thi cuối kỳ thứ nhất, cả phòng, tôi là đứa trốn học nhiều nhất nhưng lại được học bổng loại một. Điều đó đã cổ vũ tinh thần một cách mạnh mẽ, trốn học, đối với tôi mà nói, đã trở thành một nhu cầu trong cuộc sống đại học. Tôi đã làm chuyện đó một cách vô vị và thiếu hiểu biết như thế,tôi muốn lên lớp ít nhất nhưng thi được điểm cao nhất, để chứng minh với mọi người rằng tôi thông minh như thế đấy, để thoả mãn chút hư vinh chẳng ra sao của mình. Sự hư vinh thiếu hiểu biết.
Trước khi trốn học cần phải chuẩn bị tốt một việc, đó là nhất định phải tìm một bạn học có quan hệ tốt giúp bạn hô "có", nhỡ chẳng may điểm danh.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook