Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi
-
Chương 25: Tận cùng biển người
Nhấn mạnh vào mặt bất ổn của cuộc sống, ít nhiều phải có khí chất hơn người. Hơn người ở chỗ sinh ra trong một thời đại mà mặt yên ổn của đời sống lại có ý vị vĩnh hằng.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Trong ký ức, mùa thu là mùa bên cạnh không một bóng người. Hay nói cách khác, dù cho có nhiều người đi nữa, cũng không thể nào vượt quá nổi tình cảnh xa vắng lạnh lẽo. Tâm tình và câu chuyện của mùa này, đều bị nhiễm hơi sương nhàn nhạt. Đô thị đã từng phồn hoa cùng với sự sâu thẳm tĩnh mịch của đời người, dường như cũng đơn giản và tĩnh lặng đi rất nhiều, liếc mắt thôi là có thể nhìn thấy điểm tận cùng.
Đương nhiên, mùa này thích hợp với việc ly biệt. Trương Ái Linh chọn rời Hương Cảng trong một ngày thu, là vì cô không cẩn thận đã đánh mất cái tôi ung dung điềm tĩnh. Trần duyên trên thế gian, ắt phải kinh qua trăm ngàn kiếp nạn, mới có thể hóa thành hư không.
Tổng thống Ceveland là tên của một con tàu sẽ đưa Trương Ái Linh rời khỏi Hương Cảng, đi đến Mỹ, chỉ là quên mất phải đưa cô trở về. Con tàu này, cũng đã chở vô vàn người Trung Quốc hữu danh và vô danh khác, hoàn thành giấc mơ du học châu u của họ. Du học ở phương Tây là một giấc mơ chua chát nhưng tươi đẹp đối với Trương Ái Linh. Năm mười tám tuổi đó, cô giành được học bổng của Đại học London Anh quốc, nhưng vì chiến tranh mà việc du học đã không thành hiện thực.
Chuyện mẹ và người cô đi nước ngoài đã để lại một ký ức dịu dàng và lãng mạn trong tâm trí của Trương Ái Linh. Khi ấy, thậm chí cô còn cảm nhận được ngọn gió của ngoại quốc, vô cùng trang nhã mà khoáng đạt. Ở nước ngoài, không cần tới sự tồn tại của đủ loại quy tắc, không cần sống mà phải ra vẻ ta đây. Ở đó, có thể sống tùy hứng và thoải mái hơn, tự do và phóng túng hơn. Mười năm mưa gió, núi cao thu xa, giấc mộng lãng mạn đó Trương Ái Linh đã không thực hiện được lúc thiếu thời. Đến nay, cô lựa chọn xuất dương, là vì muốn cáo biệt những năm tháng quá khứ còn mãi vấn vương đó. Cô đã từng nói, sẽ đổi sang cách sống sạch sẽ và phóng khoáng hơn, cô muốn được tự do hít thở dưới trời xanh, trên biển biếc.
Rượu trong chén chưa cạn, chuyện cũ đã thành tro. Tàu đi vào lãnh thổ San Francisco, từ đây, nước Mỹ đã soi rọi hành tung lúc ẩn lúc hiện suốt nửa cuộc đời sau này của cô. Sau này, cô qua đời cũng chính ở đất nước này. Đây chính là chỗ ở cố định, người phụ nữ đến từ Thượng Hải ấy, tài nữ đi xuyên mưa khói Dân Quốc ấy, cuối cùng đã chết trong cô độc ở nơi đất khách quê người, chỉ có hồn mộng là quay về cố hương. Nhưng đó đều là chuyện của nhiều năm về sau. Còn Trương Ái Linh bây giờ, chỉ là một phụ nữ có tâm tính nhàn tản thong dong, cô đã đánh mất đất nước của mình, muốn đến nơi này để an thân lập nghiệp.
Dừng chân một thời gian ngắn ở San Francisco, Trương Ái Linh lại lên đường đến New York. Cô không phải là không có người thân ở nơi đây, bởi có một người đang đợi cô, đó chính là người bạn tốt nhất trong cuộc đời này của cô – Viêm Anh. Viêm Anh đã di dân đến Mỹ, mua nhà mua đất làm ăn ở New York, công việc rất thuận lợi thịnh vượng. Cuộc đời của Viêm Anh cũng giống như tính cách của cô, sáng sủa lạc quan. Người ta nói, tính tình quyết định số mệnh, kể ra không hề sai. Viêm Anh và Trương Ái Linh cùng học tập ở trường Đại học Hương Cảng, sau này cũng cùng đi Thượng Hải, nhưng cuộc đời của Viêm Anh luôn xuôi buồm thuận gió. Còn Trương Ái Linh, dầu cho có tài tình trác tuyệt, văn chương chấn động Thượng Hải, nhưng trước sau như cánh bèo lênh đênh trên nước, không rễ không cội.
Không biết, hai người con gái này, rốt cuộc ai sống chân thực hơn? New York, kinh đô của thế giới. Thành phố công nghiệp tiền tệ, thành phố văn hóa nghệ thuật, mang đến sự tôn vinh cho những con người cao quý, mang đến làn gió mát cho những người nhàn tản, mang đến sự suy sụp cho những kẻ thấp hèn, mang đến gió sương cho những người bận rộn. Đi xuyên qua những tòa nhà chọc trời, cảm nhận được sự mông lung của những ngọn đèn bảy sắc cầu vồng, thực sự có thể khiến bạn quên đi đời này kiếp trước của mình, rồi nguyện làm hạt bụi bé nhỏ đi đi về về trong thành phố này, không cần đong đếm buồn vui nữa.
Tất cả phồn hoa của thành phố này, đều không mê hoặc được Trương Ái Linh. Điều duy nhất cô thích ở đây, đó chính là gặp lại người bạn thân Viêm Anh. Viêm Anh dường như đã trở thành người duy nhất có thể tin tưởng, người duy nhất mà cô có thể dựa dẫm trên cõi đời này. Trước mặt Viêm Anh, Trương Ái Linh đã dốc hết bầu tâm sự tích tụ trong bao năm qua. Khi đó, cô có một cảm giác sung sướng như trút được gánh nặng nghìn cân. Sau đó, họ cùng dạo chơi trên những đường phố của New York, cùng xem phim, đến nhà hàng ăn uống. Niềm vui này, cũng đơn thuần, ấm áp như thời gian ở Hương Cảng và Thượng Hải.
Lần này đến New York, Trương Ái Linh còn muốn gặp một người, đó chính là Hồ Thích tiên sinh. Trước đây, khi còn ở Hương Cảng, cô từng gửi bản thảo Ương ca cho Hồ Thích. Sau khi nhận được, Hồ Thích có viết cho Trương Ái Linh một lá thư dài, trong thư nêu những phê bình rất tỉ mỉ về Ương ca. Ông khen ngợi tài tình của Trương Ái Linh, nhận định tác phẩm của cô rất có giá trị văn học.
Nghe nói gia tộc của Trương Ái Linh và Hồ Thích còn có nguồn gốc liên quan đến nhau. Ông nội của Trương Ái Linh – Trương Bội Luân quen biết cha của Hồ Thích – Hồ Truyền, hơn nữa còn giúp đỡ ông khi gặp khó khăn trong sự nghiệp. Sau này, Trương Bội Luân thất bại, Hồ Truyền cũng tri ân báo đáp, còn gửi cho Trương Bội Luân hai trăm lạng bạc. Bên cạnh đó, Hồ Thích tiên sinh còn từng đánh bài với mẹ và cô của Trương Ái Linh, có lẽ vì những nguyên nhân này, Hồ Thích cực kỳ quan tâm đến Trương Ái Linh.
Lúc này, Hồ Thích đã thoát ly khỏi quan trường, đến New York, bắt đầu cuộc sống quạnh quẽ mà nhàn nhã. Ở đây, ông ở trong nhà ít ra ngoài, mà thường đóng cửa không tiếp khách. Đồ đạc trang trí trong nhà đậm chất Trung Quốc, những lúc nhàn rỗi, ông ngồi phơi nắng dưới mái hiên, uống trà đọc sách, ngày tháng thật yên tĩnh êm đềm. Nhớ về Hồ Thích, Trương Ái Linh đã viết: “Hồ Thích tiên sinh mặc một chiếc áo dài. Giọng vợ ông hơi mang khẩu âm An Huy… thái độ cũng có chút xa cách. Tôi nghĩ, có lẽ bà có những điểm mãi mãi chỉ là học trò của Hồ Thích tiên sinh, khiến tôi lập tức nhớ đến một ví dụ về hạnh phúc hiếm hoi trong hôn nhân kiểu cũ của bọn họ mà tôi đã từng được học”.
Ở đất nước lạ lẫm xa xôi này, gặp được cố nhân, rồi lại tình cờ gặp Hồ Thích tiên sinh, Trương Ái Linh dường như đã thoát ra khỏi nỗi nhớ nhung bàng bạc về cố quốc. Sau này, Hồ Thích vẫn rất luôn quan tâm đến Trương Ái Linh, sợ cô cô đơn, ông đã mấy lần gọi điện hỏi thăm cô. Trương Ái Linh ở chỗ của Viêm Anh một thời gian, ôn lại giấc mộng đẹp thời đại học. Nhưng cô biết, đây không phải là kế lâu dài, lần này đến nước Mỹ, là để bắt đầu lại cuộc sống độc lập, cho nên cô phải sống một mình.
Về sau, Trương Ái Linh chuyển đến cư xá dành cho nữ giới Salvation Army (Đội quân cứu tế), nơi đây sơ sài, thực ra là chỗ dành để cứu tế người nghèo. Mặc dầu Viêm Anh không đồng ý, nhưng tính tình Trương Ái Linh cứng cỏi bướng bỉnh, những việc cô đã quyết định thì sẽ không thay đổi. Cảnh tượng của cư xá nữ giới, thực sự cũng hơi hỗn loạn, hơi tiêu điều xơ xác. Đây cũng chỉ có thể là nơi dừng chân tạm thôi. Đối với Trương Ái Linh mà nói, tại thành phố xa lạ này, lại chẳng quen biết ai, cho nên sống trong hoàn cảnh như thế nào, cô cũng không buồn để ý.
Điều khiến Trương Ái Linh cảm động là, một hôm, Hồ Thích tiên sinh tìm đến tận nơi để thăm cô. Trương Ái Linh mời ông đi đến phòng khách, bên trong tối om om, phòng khách đủ rộng bằng hội trường của một trường học. Trương Ái Linh không biết làm thế nào đành mỉm cười, nhưng Hồ Thích lại một mực khen nơi này tốt. Rất rõ ràng, đây là sự an ủi đối với Trương Ái Linh, ông hiểu được nỗi vất vả của một phụ nữ đơn thân ở nơi đất khách quê người. Người phụ nữ tài hoa rất mực như thế này, nên có một cuộc sống hạnh phúc an ổn, nhưng cô lại có thể sống bình thản như không ở một nơi sơ sài như thế này. Hồ Thích đối với Trương Ái Linh, không chỉ là thương xót, mà còn có cả khâm phục và yêu quý.
Trong bài văn hồi tưởng về Hồ Thích tiên sinh, Trương Ái Linh đã miêu tả rất kỹ cảnh tượng tiễn biệt, khiến độc giả cảm động khôn xiết. “Tôi đưa ông ra tận ngoài cửa lớn, đứng trên bậc thang trò chuyện. Trời lạnh, gió to, gió ào ạt từ sông Hudson cách đó một con phố thổi tới. Thích Chi tiên sinh[1] nhìn mặt sông xám xịt lộ ra dưới một góc phố, mặt sông dày sương, không biết vì sao lại cười híp mắt nhìn mãi, nhìn đến ngây người. Ông quấn khăn rất chặt, chiếc cổ rụt lại trong lớp áo khoác màu đen cũ kỹ, tấm lưng dày rộng, khuôn mặt khá to, cả người đông cứng lại như một bức tượng bán thân bằng đồng. Tôi bỗng nghiêm túc nghĩ: Hóa ra đây là dáng vẻ thực sự của ông mà người ta vẫn nói. Mà tôi xưa nay luôn tin rằng phàm là tượng thì đều có ‘chân đất sét’, nếu không sẽ không đứng vững, không dám tin. Lúc đi ra tôi không mặc áo khoác bởi bên trong không khí ấm áp, chỉ mặc một chiếc áo mùa hè cổ rộng, nhưng không hề thấy lạnh chút nào, đứng hồi lâu chỉ cảm thấy gió thổi phần phật. Tôi cũng nhìn ra phía mặt sông mỉm cười, thế nhưng dường như có một trận gió bi ai, từ nơi sâu thẳm của thời đại, cách mười vạn tám nghìn dặm thổi tới, khiến mắt không tài nào mở ra nổi. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy Thích Chi tiên sinh”.
[1] Thích Chi là tên tự của Hồ Thích.
Bối cảnh này, đã đem đến cho Trương Ái Linh một cảm giác giống như lưu lạc nơi chân trời góc biển, cũng khắc sâu trong tâm trí cô, vĩnh viễn không quên. Chỉ là cô không khóc mà vẫn mạnh mẽ mỉm cười. Cô thực sự quá cô độc, vì sau khi quay về, cô lại phải đối diện với những gương mặt xa lạ, đau khổ đó, ở cạnh bọn họ, nhận ơn huệ và sự cứu tế của thành phố này. Nhưng cô không hề cảm thấy như thế là mất tôn nghiêm. Cô chẳng qua là một phụ nữ vì tự do phiêu bạt phương xa, lội nước hát ca, mà không sợ băng lạnh.
Sau lần ly biệt, mấy năm liền Trương Ái Linh không liên lạc với Hồ Thích. Sau này, cô có gửi một lá thư cho ông, vài ngày sau liền nghe được tin xấu, Hồ Thích tiên sinh đã đột ngột qua đời sau một buổi diễn giảng trong một bữa tiệc, vào năm 1962. Trương Ái Linh nói ông không bệnh mà mất, là người có phúc. Nhận xét như vậy với cách làm người, nhân phẩm của Hồ Thích tiên sinh, cũng là thích đáng.
Suốt đời khó quên, cuộc tương phùng ấm áp trong lạnh giá ở đô thị xa lạ này. Trương Ái Linh lúc ấy, dần dần đã trút bỏ lớp ngoài hoa lệ, biến thành một khán giả trầm tĩnh mơ màng. Trong cái thành phố đông đúc chật chội, cao quý trang nhã này, cô sắm một vai diễn nhỏ nhoi mà nhạt nhẽo. Không có ai quen cô, cho dù tài hoa tuyệt thế, tư thái phong lưu, cũng chỉ có thể diễn một vai. Cô giống như một cây vân tùng trên vách núi cheo leo, giống như vì sao trên dải Ngân Hà mênh mông, giấu sự kiên cường và sáng chói của mình xuống tận đáy lòng.
Cư xá nữ Salvation Army rốt cuộc không phải là chỗ ở lâu dài, Trương Ái Linh có một cảm giác lá rụng mà không biết thiên hạ đã vào thu. Trong lúc không biết phải làm thế nào, cô đã đến trại nghệ thuật MacDowell ở New Hampshire xin giúp đỡ. Ngày 13 tháng 2 năm 1956, cô chính thức đề nghị: “Tiên sinh/ phu nhân thân mến: Tôi là một tác giả đến từ Hương Cảng, di dân đến đây theo pháp lệnh nạn dân ban bố vào năm 1953. Tôi đến đất nước này vào tháng 10 năm ngoái. Ngoài sáng tác ra, tôi không có nguồn thu nhập nào khác. Áp lực kinh tế trước mắt buộc tôi phải xin được tạm trú miễn phí ở trại văn nghệ, để có thể hoàn thành cuốn tiểu thuyết đang viết dở. Tôi mạo muội, xin quý trại cho phép tôi ở trong trại văn nghệ từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 30 tháng 6, hy vọng đến ngày 5 tháng 5 sau khi mùa đông kết thúc, tôi có thể tiếp tục ở lại trong quý trại. Trương Ái Linh trân trọng kính gửi”.
Đây chính là Trương Ái Linh, dường như bất cứ một người bình thường nào, đều không thể theo sau bước chân của cô. Cô có thể đứng nghiêm trên nước, cũng có thể cúi mình xuống bụi trần. Cô tiểu thư nhà giàu xuất thân quý tộc này, đến nay chỉ xin một mái nhà đơn sơ có thể che mưa che gió. Có lẽ rất nhiều người đọc văn chương thời kỳ này của cô, sẽ rớt nước mắt thương cô. Thế nhưng, cô cho rằng, dẫu cuộc đời chỉ còn lại một loại màu sắc, cô vẫn có thể thản nhiên đứng vững, phong tư vạn chủng giữa vô vàn bụi hoa muôn hồng ngàn tía.
Cô đi rồi, một mình rời đi giữa mùa tuyết bay lả tả này. Cô biết, đi hết biển người, cũng không thể tìm được kiếp này bình yên, vậy thì cô thà rằng cứ đơn độc đi như vậy còn hơn. Hoa tàn hoa rụng, đến cả trái tim cũng chôn vùi. Ngày sau én xuân bay về, thân ở nơi nao?
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Trong ký ức, mùa thu là mùa bên cạnh không một bóng người. Hay nói cách khác, dù cho có nhiều người đi nữa, cũng không thể nào vượt quá nổi tình cảnh xa vắng lạnh lẽo. Tâm tình và câu chuyện của mùa này, đều bị nhiễm hơi sương nhàn nhạt. Đô thị đã từng phồn hoa cùng với sự sâu thẳm tĩnh mịch của đời người, dường như cũng đơn giản và tĩnh lặng đi rất nhiều, liếc mắt thôi là có thể nhìn thấy điểm tận cùng.
Đương nhiên, mùa này thích hợp với việc ly biệt. Trương Ái Linh chọn rời Hương Cảng trong một ngày thu, là vì cô không cẩn thận đã đánh mất cái tôi ung dung điềm tĩnh. Trần duyên trên thế gian, ắt phải kinh qua trăm ngàn kiếp nạn, mới có thể hóa thành hư không.
Tổng thống Ceveland là tên của một con tàu sẽ đưa Trương Ái Linh rời khỏi Hương Cảng, đi đến Mỹ, chỉ là quên mất phải đưa cô trở về. Con tàu này, cũng đã chở vô vàn người Trung Quốc hữu danh và vô danh khác, hoàn thành giấc mơ du học châu u của họ. Du học ở phương Tây là một giấc mơ chua chát nhưng tươi đẹp đối với Trương Ái Linh. Năm mười tám tuổi đó, cô giành được học bổng của Đại học London Anh quốc, nhưng vì chiến tranh mà việc du học đã không thành hiện thực.
Chuyện mẹ và người cô đi nước ngoài đã để lại một ký ức dịu dàng và lãng mạn trong tâm trí của Trương Ái Linh. Khi ấy, thậm chí cô còn cảm nhận được ngọn gió của ngoại quốc, vô cùng trang nhã mà khoáng đạt. Ở nước ngoài, không cần tới sự tồn tại của đủ loại quy tắc, không cần sống mà phải ra vẻ ta đây. Ở đó, có thể sống tùy hứng và thoải mái hơn, tự do và phóng túng hơn. Mười năm mưa gió, núi cao thu xa, giấc mộng lãng mạn đó Trương Ái Linh đã không thực hiện được lúc thiếu thời. Đến nay, cô lựa chọn xuất dương, là vì muốn cáo biệt những năm tháng quá khứ còn mãi vấn vương đó. Cô đã từng nói, sẽ đổi sang cách sống sạch sẽ và phóng khoáng hơn, cô muốn được tự do hít thở dưới trời xanh, trên biển biếc.
Rượu trong chén chưa cạn, chuyện cũ đã thành tro. Tàu đi vào lãnh thổ San Francisco, từ đây, nước Mỹ đã soi rọi hành tung lúc ẩn lúc hiện suốt nửa cuộc đời sau này của cô. Sau này, cô qua đời cũng chính ở đất nước này. Đây chính là chỗ ở cố định, người phụ nữ đến từ Thượng Hải ấy, tài nữ đi xuyên mưa khói Dân Quốc ấy, cuối cùng đã chết trong cô độc ở nơi đất khách quê người, chỉ có hồn mộng là quay về cố hương. Nhưng đó đều là chuyện của nhiều năm về sau. Còn Trương Ái Linh bây giờ, chỉ là một phụ nữ có tâm tính nhàn tản thong dong, cô đã đánh mất đất nước của mình, muốn đến nơi này để an thân lập nghiệp.
Dừng chân một thời gian ngắn ở San Francisco, Trương Ái Linh lại lên đường đến New York. Cô không phải là không có người thân ở nơi đây, bởi có một người đang đợi cô, đó chính là người bạn tốt nhất trong cuộc đời này của cô – Viêm Anh. Viêm Anh đã di dân đến Mỹ, mua nhà mua đất làm ăn ở New York, công việc rất thuận lợi thịnh vượng. Cuộc đời của Viêm Anh cũng giống như tính cách của cô, sáng sủa lạc quan. Người ta nói, tính tình quyết định số mệnh, kể ra không hề sai. Viêm Anh và Trương Ái Linh cùng học tập ở trường Đại học Hương Cảng, sau này cũng cùng đi Thượng Hải, nhưng cuộc đời của Viêm Anh luôn xuôi buồm thuận gió. Còn Trương Ái Linh, dầu cho có tài tình trác tuyệt, văn chương chấn động Thượng Hải, nhưng trước sau như cánh bèo lênh đênh trên nước, không rễ không cội.
Không biết, hai người con gái này, rốt cuộc ai sống chân thực hơn? New York, kinh đô của thế giới. Thành phố công nghiệp tiền tệ, thành phố văn hóa nghệ thuật, mang đến sự tôn vinh cho những con người cao quý, mang đến làn gió mát cho những người nhàn tản, mang đến sự suy sụp cho những kẻ thấp hèn, mang đến gió sương cho những người bận rộn. Đi xuyên qua những tòa nhà chọc trời, cảm nhận được sự mông lung của những ngọn đèn bảy sắc cầu vồng, thực sự có thể khiến bạn quên đi đời này kiếp trước của mình, rồi nguyện làm hạt bụi bé nhỏ đi đi về về trong thành phố này, không cần đong đếm buồn vui nữa.
Tất cả phồn hoa của thành phố này, đều không mê hoặc được Trương Ái Linh. Điều duy nhất cô thích ở đây, đó chính là gặp lại người bạn thân Viêm Anh. Viêm Anh dường như đã trở thành người duy nhất có thể tin tưởng, người duy nhất mà cô có thể dựa dẫm trên cõi đời này. Trước mặt Viêm Anh, Trương Ái Linh đã dốc hết bầu tâm sự tích tụ trong bao năm qua. Khi đó, cô có một cảm giác sung sướng như trút được gánh nặng nghìn cân. Sau đó, họ cùng dạo chơi trên những đường phố của New York, cùng xem phim, đến nhà hàng ăn uống. Niềm vui này, cũng đơn thuần, ấm áp như thời gian ở Hương Cảng và Thượng Hải.
Lần này đến New York, Trương Ái Linh còn muốn gặp một người, đó chính là Hồ Thích tiên sinh. Trước đây, khi còn ở Hương Cảng, cô từng gửi bản thảo Ương ca cho Hồ Thích. Sau khi nhận được, Hồ Thích có viết cho Trương Ái Linh một lá thư dài, trong thư nêu những phê bình rất tỉ mỉ về Ương ca. Ông khen ngợi tài tình của Trương Ái Linh, nhận định tác phẩm của cô rất có giá trị văn học.
Nghe nói gia tộc của Trương Ái Linh và Hồ Thích còn có nguồn gốc liên quan đến nhau. Ông nội của Trương Ái Linh – Trương Bội Luân quen biết cha của Hồ Thích – Hồ Truyền, hơn nữa còn giúp đỡ ông khi gặp khó khăn trong sự nghiệp. Sau này, Trương Bội Luân thất bại, Hồ Truyền cũng tri ân báo đáp, còn gửi cho Trương Bội Luân hai trăm lạng bạc. Bên cạnh đó, Hồ Thích tiên sinh còn từng đánh bài với mẹ và cô của Trương Ái Linh, có lẽ vì những nguyên nhân này, Hồ Thích cực kỳ quan tâm đến Trương Ái Linh.
Lúc này, Hồ Thích đã thoát ly khỏi quan trường, đến New York, bắt đầu cuộc sống quạnh quẽ mà nhàn nhã. Ở đây, ông ở trong nhà ít ra ngoài, mà thường đóng cửa không tiếp khách. Đồ đạc trang trí trong nhà đậm chất Trung Quốc, những lúc nhàn rỗi, ông ngồi phơi nắng dưới mái hiên, uống trà đọc sách, ngày tháng thật yên tĩnh êm đềm. Nhớ về Hồ Thích, Trương Ái Linh đã viết: “Hồ Thích tiên sinh mặc một chiếc áo dài. Giọng vợ ông hơi mang khẩu âm An Huy… thái độ cũng có chút xa cách. Tôi nghĩ, có lẽ bà có những điểm mãi mãi chỉ là học trò của Hồ Thích tiên sinh, khiến tôi lập tức nhớ đến một ví dụ về hạnh phúc hiếm hoi trong hôn nhân kiểu cũ của bọn họ mà tôi đã từng được học”.
Ở đất nước lạ lẫm xa xôi này, gặp được cố nhân, rồi lại tình cờ gặp Hồ Thích tiên sinh, Trương Ái Linh dường như đã thoát ra khỏi nỗi nhớ nhung bàng bạc về cố quốc. Sau này, Hồ Thích vẫn rất luôn quan tâm đến Trương Ái Linh, sợ cô cô đơn, ông đã mấy lần gọi điện hỏi thăm cô. Trương Ái Linh ở chỗ của Viêm Anh một thời gian, ôn lại giấc mộng đẹp thời đại học. Nhưng cô biết, đây không phải là kế lâu dài, lần này đến nước Mỹ, là để bắt đầu lại cuộc sống độc lập, cho nên cô phải sống một mình.
Về sau, Trương Ái Linh chuyển đến cư xá dành cho nữ giới Salvation Army (Đội quân cứu tế), nơi đây sơ sài, thực ra là chỗ dành để cứu tế người nghèo. Mặc dầu Viêm Anh không đồng ý, nhưng tính tình Trương Ái Linh cứng cỏi bướng bỉnh, những việc cô đã quyết định thì sẽ không thay đổi. Cảnh tượng của cư xá nữ giới, thực sự cũng hơi hỗn loạn, hơi tiêu điều xơ xác. Đây cũng chỉ có thể là nơi dừng chân tạm thôi. Đối với Trương Ái Linh mà nói, tại thành phố xa lạ này, lại chẳng quen biết ai, cho nên sống trong hoàn cảnh như thế nào, cô cũng không buồn để ý.
Điều khiến Trương Ái Linh cảm động là, một hôm, Hồ Thích tiên sinh tìm đến tận nơi để thăm cô. Trương Ái Linh mời ông đi đến phòng khách, bên trong tối om om, phòng khách đủ rộng bằng hội trường của một trường học. Trương Ái Linh không biết làm thế nào đành mỉm cười, nhưng Hồ Thích lại một mực khen nơi này tốt. Rất rõ ràng, đây là sự an ủi đối với Trương Ái Linh, ông hiểu được nỗi vất vả của một phụ nữ đơn thân ở nơi đất khách quê người. Người phụ nữ tài hoa rất mực như thế này, nên có một cuộc sống hạnh phúc an ổn, nhưng cô lại có thể sống bình thản như không ở một nơi sơ sài như thế này. Hồ Thích đối với Trương Ái Linh, không chỉ là thương xót, mà còn có cả khâm phục và yêu quý.
Trong bài văn hồi tưởng về Hồ Thích tiên sinh, Trương Ái Linh đã miêu tả rất kỹ cảnh tượng tiễn biệt, khiến độc giả cảm động khôn xiết. “Tôi đưa ông ra tận ngoài cửa lớn, đứng trên bậc thang trò chuyện. Trời lạnh, gió to, gió ào ạt từ sông Hudson cách đó một con phố thổi tới. Thích Chi tiên sinh[1] nhìn mặt sông xám xịt lộ ra dưới một góc phố, mặt sông dày sương, không biết vì sao lại cười híp mắt nhìn mãi, nhìn đến ngây người. Ông quấn khăn rất chặt, chiếc cổ rụt lại trong lớp áo khoác màu đen cũ kỹ, tấm lưng dày rộng, khuôn mặt khá to, cả người đông cứng lại như một bức tượng bán thân bằng đồng. Tôi bỗng nghiêm túc nghĩ: Hóa ra đây là dáng vẻ thực sự của ông mà người ta vẫn nói. Mà tôi xưa nay luôn tin rằng phàm là tượng thì đều có ‘chân đất sét’, nếu không sẽ không đứng vững, không dám tin. Lúc đi ra tôi không mặc áo khoác bởi bên trong không khí ấm áp, chỉ mặc một chiếc áo mùa hè cổ rộng, nhưng không hề thấy lạnh chút nào, đứng hồi lâu chỉ cảm thấy gió thổi phần phật. Tôi cũng nhìn ra phía mặt sông mỉm cười, thế nhưng dường như có một trận gió bi ai, từ nơi sâu thẳm của thời đại, cách mười vạn tám nghìn dặm thổi tới, khiến mắt không tài nào mở ra nổi. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy Thích Chi tiên sinh”.
[1] Thích Chi là tên tự của Hồ Thích.
Bối cảnh này, đã đem đến cho Trương Ái Linh một cảm giác giống như lưu lạc nơi chân trời góc biển, cũng khắc sâu trong tâm trí cô, vĩnh viễn không quên. Chỉ là cô không khóc mà vẫn mạnh mẽ mỉm cười. Cô thực sự quá cô độc, vì sau khi quay về, cô lại phải đối diện với những gương mặt xa lạ, đau khổ đó, ở cạnh bọn họ, nhận ơn huệ và sự cứu tế của thành phố này. Nhưng cô không hề cảm thấy như thế là mất tôn nghiêm. Cô chẳng qua là một phụ nữ vì tự do phiêu bạt phương xa, lội nước hát ca, mà không sợ băng lạnh.
Sau lần ly biệt, mấy năm liền Trương Ái Linh không liên lạc với Hồ Thích. Sau này, cô có gửi một lá thư cho ông, vài ngày sau liền nghe được tin xấu, Hồ Thích tiên sinh đã đột ngột qua đời sau một buổi diễn giảng trong một bữa tiệc, vào năm 1962. Trương Ái Linh nói ông không bệnh mà mất, là người có phúc. Nhận xét như vậy với cách làm người, nhân phẩm của Hồ Thích tiên sinh, cũng là thích đáng.
Suốt đời khó quên, cuộc tương phùng ấm áp trong lạnh giá ở đô thị xa lạ này. Trương Ái Linh lúc ấy, dần dần đã trút bỏ lớp ngoài hoa lệ, biến thành một khán giả trầm tĩnh mơ màng. Trong cái thành phố đông đúc chật chội, cao quý trang nhã này, cô sắm một vai diễn nhỏ nhoi mà nhạt nhẽo. Không có ai quen cô, cho dù tài hoa tuyệt thế, tư thái phong lưu, cũng chỉ có thể diễn một vai. Cô giống như một cây vân tùng trên vách núi cheo leo, giống như vì sao trên dải Ngân Hà mênh mông, giấu sự kiên cường và sáng chói của mình xuống tận đáy lòng.
Cư xá nữ Salvation Army rốt cuộc không phải là chỗ ở lâu dài, Trương Ái Linh có một cảm giác lá rụng mà không biết thiên hạ đã vào thu. Trong lúc không biết phải làm thế nào, cô đã đến trại nghệ thuật MacDowell ở New Hampshire xin giúp đỡ. Ngày 13 tháng 2 năm 1956, cô chính thức đề nghị: “Tiên sinh/ phu nhân thân mến: Tôi là một tác giả đến từ Hương Cảng, di dân đến đây theo pháp lệnh nạn dân ban bố vào năm 1953. Tôi đến đất nước này vào tháng 10 năm ngoái. Ngoài sáng tác ra, tôi không có nguồn thu nhập nào khác. Áp lực kinh tế trước mắt buộc tôi phải xin được tạm trú miễn phí ở trại văn nghệ, để có thể hoàn thành cuốn tiểu thuyết đang viết dở. Tôi mạo muội, xin quý trại cho phép tôi ở trong trại văn nghệ từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 30 tháng 6, hy vọng đến ngày 5 tháng 5 sau khi mùa đông kết thúc, tôi có thể tiếp tục ở lại trong quý trại. Trương Ái Linh trân trọng kính gửi”.
Đây chính là Trương Ái Linh, dường như bất cứ một người bình thường nào, đều không thể theo sau bước chân của cô. Cô có thể đứng nghiêm trên nước, cũng có thể cúi mình xuống bụi trần. Cô tiểu thư nhà giàu xuất thân quý tộc này, đến nay chỉ xin một mái nhà đơn sơ có thể che mưa che gió. Có lẽ rất nhiều người đọc văn chương thời kỳ này của cô, sẽ rớt nước mắt thương cô. Thế nhưng, cô cho rằng, dẫu cuộc đời chỉ còn lại một loại màu sắc, cô vẫn có thể thản nhiên đứng vững, phong tư vạn chủng giữa vô vàn bụi hoa muôn hồng ngàn tía.
Cô đi rồi, một mình rời đi giữa mùa tuyết bay lả tả này. Cô biết, đi hết biển người, cũng không thể tìm được kiếp này bình yên, vậy thì cô thà rằng cứ đơn độc đi như vậy còn hơn. Hoa tàn hoa rụng, đến cả trái tim cũng chôn vùi. Ngày sau én xuân bay về, thân ở nơi nao?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook