Blackmoore
-
Chương 36
Phòng nhạc phụ hôm nay có gì đó khác thường. Vừa bước chân qua cửa, tôi đã lập tức cảm thấy điều đó. Rèm cửa sổ được kéo ra khiến những tia sáng yếu ớt của một ngày âm u hắt vào trong, cây đàn Piano vẫn nằm nguyên trong phòng. Bức họa Icarus vẫn giữ vững nhiệm vụ che chắn cho lối đi bí mật bên trong.
Tôi nhìn quanh, cố tìm xem là thứ gì khác lạ. Đoạn khẽ nhắm hai mắt, tôi đứng im tại chỗ và dồn mọi sự chú ý lên đôi tai. Lập tức, tôi nhận ra. Nơi đây không còn cảm giác xáo động nữa. Tôi mở bừng mắt rồi hối hả sải bước, lòng sợ hãi tiểu thư St. Claire đã đem chú chim của tôi vứt đi đâu mất.
May sao chiếc lồng vẫn còn đó. Vừa nhác thấy mấy song chắn của nó, tôi liền thở phào nhẹ nhõm. Song, khi chỉ còn cách chiếc lồng hai bước, đôi chân của tôi bỗng lảo đảo rồi quỵ xuống, mắt trân trân nhìn thanh đậu trống không. Tôi ôm tay lên cổ, chú chim của tôi đang nằm bất động dưới đáy lồng.
Tôi chôn người trên chiếc ghế đệm, thấy mình như sắp bị nhấn chìm trong nỗi buồn bã khôn cùng. Từ tận đáy lòng, tôi oán hận mình là kẻ đầu sỏ gây ra bi kịch này. Chính tôi đã khiến chú chim bé bỏng ấy phải lìa đời. Chạm tay vào song chắn của chiếc lồng son, tôi mông lung suy đoán nguyên nhân khiến nó ra đi. Là những song chắn lạnh lẽo làm nó bị thương khi cố vùng vẫy? Là phút tự do ngắn ngủi bất ngờ? Hay chăng nỗi khao khát gia tăng gấp bội khi trở lại lồng son sau lần sải cánh tự do ấy?
Tôi thấy mình lặng đi. Cùng với sự buồn thương và nuối tiếc cho chú chim không còn tiếng hót ấy là cảm nhận mơ hồ về một sự thật đang hiện rõ lên trước mắt. Rằng một kẻ cùng đường như tôi nhẽ ra không nên ao ước có ngày được khoác lên đôi cánh tự do. Rằng, sẽ không ai bước đến mở rộng cửa lồng cho tôi thoát ra, và rằng, chỉ con ngốc như tôi mới tin rằng mình có ngày được sải cánh tự do bay lượn.
Tôi nhắm mắt, khẽ cân nhắc con đường của mình sắp tới. Hoặc là nghe lời mẹ đến thuyết phục ông của Henry sửa lại di chúc. Hoặc là trở về nhà, tiếp tục chống đối ngang ngạnh, rồi cuối cùng cũng bị mẹ ép phải lấy lão Cooper. Hoặc là ngoan ngoãn về nhà, thuận theo ý mẹ, và… sao nữa? Ở mỗi hướng đi tôi lại rơi vào một chiếc lồng giam khác nhau. Nếu không phải là chiếc lồng vây hãm bởi cảm giác phản bội chính mình, thì cũng là chiếc lồng hôn nhân gượng ép, hay nỗi tuyệt vọng khi chân chùng tay mỏi, buông lơi mơ ước.
Mỗi con đường mở ra trong tâm trí, tôi bắt gặp tường ngăn cao ngất. Nghĩ về tương lai mình, tôi thấy, nó, cũng chỉ là, cái chết.
- Cô Worthington?
Tôi ngẩng đầu lên.
- Tôi đang muốn tìm cô.
Herr Spohr bước đến chỗ tôi, tay cầm một xấp giấy, mái tóc nom còn bất trị hơn cả ngày thường.
- Tôi đã nghĩ sẽ gặp cô ở đây mà.
Song vừa nhìn vào tôi, ánh mắt ông bỗng trở nên nghiêm nghị:
- Có chuyện gì vậy, cô gái? Cô không khỏe à?
Tôi lắc đầu.
- Tôi chỉ đang nghĩ một chuyện.
- Ồ? Là gì thế?
Ánh mắt tôi không thể nào dứt khỏi thân hình mềm oặt và lớp lông đen rũ xòa dưới đáy lồng.
- Tôi không biết nó là loài gì. Thậm chí còn chưa được nghe nó hót. – Tôi thì thào.
- Này, Cô gái?
Tôi dời mắt khỏi chiếc lồng.
- Thật ra, tôi đang nghĩ đến Faust.
Herr Spohr ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh tôi rồi nghiêng qua hỏi:
- Điều gì ở chàng ta khiến cô phải nghĩ ngợi lung thế?
Tôi chỉ tay vào lồng chim.
- Tôi trộm nghĩ, giá chàng ta biết tự thỏa mãn thì đã không giao kèo với quỷ. Theo ông, liệu có phải chính nỗi khao khát không ngừng nghỉ đã đưa chàng ta đến bờ vực thẳm? Sẽ thế nào nếu chàng ta biết kiềm chế đam mê, ghìm chặt khao khát? Liệu khi ấy chàng sẽ thấy hạnh phúc trong chiếc lồng hạn hẹp chăng?
Đáy mắt Herr Spohr lóe lên một tia hứng thú. Ông ngồi tựa vào ghế, vò tay lên tóc, khiến cho mái tóc không được gọn gàng của mình càng thêm rối bù.
- Hừm. Một giả thuyết thú vị đấy, cô Worthington. – Ông đưa mắt nhìn chiếc lồng chim. – Phải nói là cực kỳ thú vị. Có phải niềm khao khát là nguyên nhân gây ra tấn thảm kịch của Faust không ấy à? Cũng có thể lắm. Niềm khao khát được chinh phục tri thức nhỉ? Ý cô là nếu chàng ta thay đổi bản tính của mình, tức là về cơ bản, không còn khao khát thì cũng không còn dục vọng chinh phục nữa? – Ông nhún vai. – Theo tôi nghĩ, đó là một câu hỏi khó, và ở trường hợp của Faust thì còn vô nghĩa nữa. Một câu hỏi hay hơn ở đây là, nếu vẫn giữ bản tính ấy, chàng ta có thể làm khác đi không. Ví dụ nhé, cho dù chàng ta không giao kèo với quỷ, thì với kiến thức, trí tuệ và tài năng của mình, chàng ta chắc chắn cũng sẽ tạo ra những thành công rực rỡ.
Tôi nghiền ngẫm từng lời của ông, nhưng rốt cuộc cũng không tìm thấy điều mình mong muốn. Tôi đã giao kèo. Và buộc phải chịu hậu quả của nó. Tôi không thể trở ngược thời gian và thay đổi quyết định của mình được.
- Vậy, cứ cho là chàng ta đã giao kèo đi. – Tôi hỏi. – Ông thấy nó có đáng không?
- Thế cô nghĩ có thứ gì đáng bị đày xuống địa ngục không? – Herr Spohr so vai. – Tôi lại thấy nghi ngờ lắm.
Tôi chà chà mũi. Đúng là chẳng đi đến đâu cả.
- Tôi có thứ này cho cô. – Herr Spohr đưa cho tôi xấp giấy ông vẫn cầm trên tay.
– Tôi nghĩ nó rất thích hợp với cô đấy. Nó có thể dung hòa với sự mâu thuẫn của Faust trong lòng cô. Đó là điều tôi muốn nói với cô trong bữa ăn tối mấy hôm trước. Cách chơi nhạc của cô nhắc tôi nhớ đến bi kịch của Faust. Khi cô đang cố chiến đấu với nốt nhạc, tôi nghe thấy sự khao khát vùng vẫy trong cô. Vì thế, tôi cho rằng cái này sẽ tốt cho cô.
Tôi đưa mắt nhìn bản nhạc, ánh mắt bắt ngay dòng chữ đầu tiên trên tờ nhạc phổ.
- Là bản gốc? Của ông sáng tác ư?
- Đúng vậy. – Herr Spohr đứng dậy. – Một bản nhạc theo dòng lãng mạn. Thử chơi đi. Xem xem nó có hợp với con quỷ của cô không nào.
- Nhưng tôi không biết chơi nhạc lãng mạn.
Ông ấy xua xua tay, một cử chỉ rất thường thấy.
- Cứ để con quỷ trong lòng cô được tự do phát huy. Chẳng cần âm luật nào hết.
Nói đoạn, ông liền cất bước đi, nhưng vừa tới cửa, ông bỗng dừng chân rồi xoay người lại:
- Quên mất, câu chuyện về Faust có nhiều phiên bản lắm đấy. Trong vở nhạc kịch của tôi, đúng là chàng ta bị đọa xuống địa ngục vĩnh viễn để trả giá cho sai lầm của mình. Nhưng cũng có phiên bản với kết thúc có hậu. Thánh Gertrude đã giúp chàng ta cầu xin trước đấng Chúa trời, nhờ đó cứu vớt chàng ta khỏi địa ngục. – Ông ấy chỉ tay về phía chiếc lồng và mỉm cười. – Cho nên, cô phải nhớ một điều: không hề có một kết quả cố định cho một lựa chọn duy nhất. Có lẽ không phải niềm khao khát giết chết chú chim ấy, mà là chiếc lồng cũng nên.
Những lời của ông luồn lách vào tâm trí tôi, cố tìm kẽ hở giữa những đau đớn mà bám rễ vào. Tôi đăm đăm nhìn chiếc lồng một lúc lâu, rồi xoay người bước đến cây đàn Piano. Ngồi lên ghế, trải bản nhạc ra, tôi hít sâu một hơi rồi đặt ngón tay lên phím đàn, bắt đầu dạo khúc ‘Meine Kleine Vogel’. (Chú chim bé nhỏ của tôi)
Bản nhạc này không phải Mozart, cũng không giống Mozart chút nào. Giai điệu ngân lên không phải là những chú lính bé nhỏ tuân thủ quân kỷ, đều bước hành quân, mà hoang dại tựa đàn quạ bay vòng trên đỉnh tháp. Con quỷ trong lòng tôi lập tức nhận ra sự thân quen giữa những giai điệu ấy và sự tối tăm buông thả của nó. Sau một giờ đồng hồ, nó đã nhen lên mình sự giận dữ điên cuồng, nó phóng tới tận cùng góc tối trong lòng tôi và càn quét hết thảy mọi đau khổ, tuyệt vọng, và giận dữ đã chất đống từ năm này qua năm khác. Tất cả cuốn phăng như dòng lũ, tràn ra hốc mắt rồi chảy ròng ròng trên má tôi. Song, ngón tay tôi vẫn không ngừng lướt đi. Con quỷ nói rằng tôi phải bay đi, rằng nếu không lựa chọn ngay tức khắc, tôi sẽ sống cả đời trong cảm giác bị giam cầm, vô vọng, nhỏ bé và bất lực. Cả trái tim lẫn con quỷ không ngừng lên tiếng cho đến khi sự điên cuồng và dòng thác lũ hợp lại thành nguồn động lực mạnh mẽ. Tôi ngừng chơi, chộp lấy bản nhạc rồi lao nhanh ra ngoài.
Tôi nhìn quanh, cố tìm xem là thứ gì khác lạ. Đoạn khẽ nhắm hai mắt, tôi đứng im tại chỗ và dồn mọi sự chú ý lên đôi tai. Lập tức, tôi nhận ra. Nơi đây không còn cảm giác xáo động nữa. Tôi mở bừng mắt rồi hối hả sải bước, lòng sợ hãi tiểu thư St. Claire đã đem chú chim của tôi vứt đi đâu mất.
May sao chiếc lồng vẫn còn đó. Vừa nhác thấy mấy song chắn của nó, tôi liền thở phào nhẹ nhõm. Song, khi chỉ còn cách chiếc lồng hai bước, đôi chân của tôi bỗng lảo đảo rồi quỵ xuống, mắt trân trân nhìn thanh đậu trống không. Tôi ôm tay lên cổ, chú chim của tôi đang nằm bất động dưới đáy lồng.
Tôi chôn người trên chiếc ghế đệm, thấy mình như sắp bị nhấn chìm trong nỗi buồn bã khôn cùng. Từ tận đáy lòng, tôi oán hận mình là kẻ đầu sỏ gây ra bi kịch này. Chính tôi đã khiến chú chim bé bỏng ấy phải lìa đời. Chạm tay vào song chắn của chiếc lồng son, tôi mông lung suy đoán nguyên nhân khiến nó ra đi. Là những song chắn lạnh lẽo làm nó bị thương khi cố vùng vẫy? Là phút tự do ngắn ngủi bất ngờ? Hay chăng nỗi khao khát gia tăng gấp bội khi trở lại lồng son sau lần sải cánh tự do ấy?
Tôi thấy mình lặng đi. Cùng với sự buồn thương và nuối tiếc cho chú chim không còn tiếng hót ấy là cảm nhận mơ hồ về một sự thật đang hiện rõ lên trước mắt. Rằng một kẻ cùng đường như tôi nhẽ ra không nên ao ước có ngày được khoác lên đôi cánh tự do. Rằng, sẽ không ai bước đến mở rộng cửa lồng cho tôi thoát ra, và rằng, chỉ con ngốc như tôi mới tin rằng mình có ngày được sải cánh tự do bay lượn.
Tôi nhắm mắt, khẽ cân nhắc con đường của mình sắp tới. Hoặc là nghe lời mẹ đến thuyết phục ông của Henry sửa lại di chúc. Hoặc là trở về nhà, tiếp tục chống đối ngang ngạnh, rồi cuối cùng cũng bị mẹ ép phải lấy lão Cooper. Hoặc là ngoan ngoãn về nhà, thuận theo ý mẹ, và… sao nữa? Ở mỗi hướng đi tôi lại rơi vào một chiếc lồng giam khác nhau. Nếu không phải là chiếc lồng vây hãm bởi cảm giác phản bội chính mình, thì cũng là chiếc lồng hôn nhân gượng ép, hay nỗi tuyệt vọng khi chân chùng tay mỏi, buông lơi mơ ước.
Mỗi con đường mở ra trong tâm trí, tôi bắt gặp tường ngăn cao ngất. Nghĩ về tương lai mình, tôi thấy, nó, cũng chỉ là, cái chết.
- Cô Worthington?
Tôi ngẩng đầu lên.
- Tôi đang muốn tìm cô.
Herr Spohr bước đến chỗ tôi, tay cầm một xấp giấy, mái tóc nom còn bất trị hơn cả ngày thường.
- Tôi đã nghĩ sẽ gặp cô ở đây mà.
Song vừa nhìn vào tôi, ánh mắt ông bỗng trở nên nghiêm nghị:
- Có chuyện gì vậy, cô gái? Cô không khỏe à?
Tôi lắc đầu.
- Tôi chỉ đang nghĩ một chuyện.
- Ồ? Là gì thế?
Ánh mắt tôi không thể nào dứt khỏi thân hình mềm oặt và lớp lông đen rũ xòa dưới đáy lồng.
- Tôi không biết nó là loài gì. Thậm chí còn chưa được nghe nó hót. – Tôi thì thào.
- Này, Cô gái?
Tôi dời mắt khỏi chiếc lồng.
- Thật ra, tôi đang nghĩ đến Faust.
Herr Spohr ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh tôi rồi nghiêng qua hỏi:
- Điều gì ở chàng ta khiến cô phải nghĩ ngợi lung thế?
Tôi chỉ tay vào lồng chim.
- Tôi trộm nghĩ, giá chàng ta biết tự thỏa mãn thì đã không giao kèo với quỷ. Theo ông, liệu có phải chính nỗi khao khát không ngừng nghỉ đã đưa chàng ta đến bờ vực thẳm? Sẽ thế nào nếu chàng ta biết kiềm chế đam mê, ghìm chặt khao khát? Liệu khi ấy chàng sẽ thấy hạnh phúc trong chiếc lồng hạn hẹp chăng?
Đáy mắt Herr Spohr lóe lên một tia hứng thú. Ông ngồi tựa vào ghế, vò tay lên tóc, khiến cho mái tóc không được gọn gàng của mình càng thêm rối bù.
- Hừm. Một giả thuyết thú vị đấy, cô Worthington. – Ông đưa mắt nhìn chiếc lồng chim. – Phải nói là cực kỳ thú vị. Có phải niềm khao khát là nguyên nhân gây ra tấn thảm kịch của Faust không ấy à? Cũng có thể lắm. Niềm khao khát được chinh phục tri thức nhỉ? Ý cô là nếu chàng ta thay đổi bản tính của mình, tức là về cơ bản, không còn khao khát thì cũng không còn dục vọng chinh phục nữa? – Ông nhún vai. – Theo tôi nghĩ, đó là một câu hỏi khó, và ở trường hợp của Faust thì còn vô nghĩa nữa. Một câu hỏi hay hơn ở đây là, nếu vẫn giữ bản tính ấy, chàng ta có thể làm khác đi không. Ví dụ nhé, cho dù chàng ta không giao kèo với quỷ, thì với kiến thức, trí tuệ và tài năng của mình, chàng ta chắc chắn cũng sẽ tạo ra những thành công rực rỡ.
Tôi nghiền ngẫm từng lời của ông, nhưng rốt cuộc cũng không tìm thấy điều mình mong muốn. Tôi đã giao kèo. Và buộc phải chịu hậu quả của nó. Tôi không thể trở ngược thời gian và thay đổi quyết định của mình được.
- Vậy, cứ cho là chàng ta đã giao kèo đi. – Tôi hỏi. – Ông thấy nó có đáng không?
- Thế cô nghĩ có thứ gì đáng bị đày xuống địa ngục không? – Herr Spohr so vai. – Tôi lại thấy nghi ngờ lắm.
Tôi chà chà mũi. Đúng là chẳng đi đến đâu cả.
- Tôi có thứ này cho cô. – Herr Spohr đưa cho tôi xấp giấy ông vẫn cầm trên tay.
– Tôi nghĩ nó rất thích hợp với cô đấy. Nó có thể dung hòa với sự mâu thuẫn của Faust trong lòng cô. Đó là điều tôi muốn nói với cô trong bữa ăn tối mấy hôm trước. Cách chơi nhạc của cô nhắc tôi nhớ đến bi kịch của Faust. Khi cô đang cố chiến đấu với nốt nhạc, tôi nghe thấy sự khao khát vùng vẫy trong cô. Vì thế, tôi cho rằng cái này sẽ tốt cho cô.
Tôi đưa mắt nhìn bản nhạc, ánh mắt bắt ngay dòng chữ đầu tiên trên tờ nhạc phổ.
- Là bản gốc? Của ông sáng tác ư?
- Đúng vậy. – Herr Spohr đứng dậy. – Một bản nhạc theo dòng lãng mạn. Thử chơi đi. Xem xem nó có hợp với con quỷ của cô không nào.
- Nhưng tôi không biết chơi nhạc lãng mạn.
Ông ấy xua xua tay, một cử chỉ rất thường thấy.
- Cứ để con quỷ trong lòng cô được tự do phát huy. Chẳng cần âm luật nào hết.
Nói đoạn, ông liền cất bước đi, nhưng vừa tới cửa, ông bỗng dừng chân rồi xoay người lại:
- Quên mất, câu chuyện về Faust có nhiều phiên bản lắm đấy. Trong vở nhạc kịch của tôi, đúng là chàng ta bị đọa xuống địa ngục vĩnh viễn để trả giá cho sai lầm của mình. Nhưng cũng có phiên bản với kết thúc có hậu. Thánh Gertrude đã giúp chàng ta cầu xin trước đấng Chúa trời, nhờ đó cứu vớt chàng ta khỏi địa ngục. – Ông ấy chỉ tay về phía chiếc lồng và mỉm cười. – Cho nên, cô phải nhớ một điều: không hề có một kết quả cố định cho một lựa chọn duy nhất. Có lẽ không phải niềm khao khát giết chết chú chim ấy, mà là chiếc lồng cũng nên.
Những lời của ông luồn lách vào tâm trí tôi, cố tìm kẽ hở giữa những đau đớn mà bám rễ vào. Tôi đăm đăm nhìn chiếc lồng một lúc lâu, rồi xoay người bước đến cây đàn Piano. Ngồi lên ghế, trải bản nhạc ra, tôi hít sâu một hơi rồi đặt ngón tay lên phím đàn, bắt đầu dạo khúc ‘Meine Kleine Vogel’. (Chú chim bé nhỏ của tôi)
Bản nhạc này không phải Mozart, cũng không giống Mozart chút nào. Giai điệu ngân lên không phải là những chú lính bé nhỏ tuân thủ quân kỷ, đều bước hành quân, mà hoang dại tựa đàn quạ bay vòng trên đỉnh tháp. Con quỷ trong lòng tôi lập tức nhận ra sự thân quen giữa những giai điệu ấy và sự tối tăm buông thả của nó. Sau một giờ đồng hồ, nó đã nhen lên mình sự giận dữ điên cuồng, nó phóng tới tận cùng góc tối trong lòng tôi và càn quét hết thảy mọi đau khổ, tuyệt vọng, và giận dữ đã chất đống từ năm này qua năm khác. Tất cả cuốn phăng như dòng lũ, tràn ra hốc mắt rồi chảy ròng ròng trên má tôi. Song, ngón tay tôi vẫn không ngừng lướt đi. Con quỷ nói rằng tôi phải bay đi, rằng nếu không lựa chọn ngay tức khắc, tôi sẽ sống cả đời trong cảm giác bị giam cầm, vô vọng, nhỏ bé và bất lực. Cả trái tim lẫn con quỷ không ngừng lên tiếng cho đến khi sự điên cuồng và dòng thác lũ hợp lại thành nguồn động lực mạnh mẽ. Tôi ngừng chơi, chộp lấy bản nhạc rồi lao nhanh ra ngoài.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook