Bí Thư Tỉnh Ủy
-
Quyển 4 - Chương 146: Khúc tưởng niệm một CON NGƯỜI (1)
Một buổi sáng ông Kim định đạp xe vào chỗ ông Côn kể lại buổi vợ chồng ông cùng bà Thường về thăm ông Trung Chính thì thấy bụng mình lên cơn đau khác với mọi ngày. Ông có cảm giác như có hai bàn tay ai đang vò ở trong đó. Gần đây những cơn đau của ông ngày càng dày đặc hơn. Cũng đôi lần thấy đau quặn nhưng chưa khi nào ông thấy mình có kiểu đau như thế này. Ông gọi bà Lê đến và bảo:
- Tôi thấy dạ dày tôi đau quá bà ạ.
- Ông thấy đau như thế nào?
- Tôi thấy nó đau kiểu gì lạ lắm không giống kiểu đau lâu nay.
- Em lấy cho anh mấy viên thuốc uống tạm rồi nằm nghỉ để em đạp xe vào nhờ chú Sản ra xem thế nào. Nếu cần thì xin xe chuyển anh đi viện.
Lát sau bác sĩ Sản đi cùng xe với ông Quốc và Chi đến.
Trong khi bác sĩ Sản khám cho ông Kim, Chi đứng cạnh hỏi:
- Anh đau lắm à?
Ông Kim trả lời khó nhọc:
- Đau lắm cô ạ. Chưa khi nào tôi đau như thế này, kể cả khi chảy máu dạ dày.
Sản cất ống nghe khỏi tai nói với bà Lê:
- Anh ấy có những triệu chứng bất thường của bệnh dạ dày, phải cho chuyển xuống Việt Xô ngay để xem sao chị ạ.
Bà Lê hốt hoảng:
- Nghiêm trọng lắm hả chú?
- Tôi chẳng biết nói cụ thể với chị như thế nào vì trong tay tôi chỉ có cái ống nghe và kinh nghiệm của nghề nghiệp thôi. Nhưng chắc chắn dạ dày anh ấy có vấn đề. Chị nhờ xe của tỉnh ủy hay ủy ban chuyển anh ấy đi viện càng sớm càng tốt.
Ông Quốc nghe Sản nói vậy bảo bà Lê:
- Tiện có xe của tôi đây cho anh Kim đi luôn. Chị vào chuẩn bị đi.
Chi nói với ông Quốc:
- Có lẽ tôi phải đi theo xe xuống đó có gì giúp đỡ chị Lê một tay chứ một mình chị ấy xoay xở sao được.
- Đúng đấy. Cô nên đi để giúp chị ấy vì bây giờ chưa báo cho các cháu con anh Kim được.
Ông Kim được đưa ngay vào phòng cấp cứu. Trong khi chờ hội đồng y khoa hội chẩn, bà Lê và Chi ngồi ở bên ngoài sốt ruột chờ đợi.
- Em thấy mấy tháng gần đây nước da anh Kim xấu hẳn – Chi nói – Ngồi nói chuyện anh ấy thường đưa tay xoa bụng, vẻ mặt nhăn nhó khó chịu. Có hỏi anh ấy, anh ấy bảo cái bệnh dạ dày nó hay đau lâm râm thế.
- Tôi cũng thấy mấy tháng nay cơn đau của anh ấy diễn ra thường xuyên hơn. Bảo anh ấy xin xe về Việt Xô kiểm tra xem sao nhưng không chịu đi. Đã thế vài hôm lại đạp xe đi xuống các Hợp tác xã vùng quanh thị. Lần nào về cũng thở vắn than dài thế này thì nông dân chết mất. Tôi lo quá cô ạ. Không biết sức khỏe yếu thế nếu phải mổ có qua khỏi không.
Thấy các bác sĩ từ trong phòng cấp cứu đi ra, nhận ra bác sĩ Thành là người từng điều trị cho ông Kim trước đây, bà Lê đứng lên niềm nở chào rồi hỏi:
- Tình hình nhà tôi thế nào hả bác sĩ?
- Chúng tôi chưa nói gì được bây giờ chị ạ. Phải làm một số xét nghiệm và X quang thì may ra trả lời chị tương đối chính xác được. Nhưng xem ra tình hình bệnh tật của anh ấy lần này có vẻ trầm trọng hơn các lần trước nhiều. Chúng tôi cố gắng hết sức để chữa cho anh ấy.
- Trăm sự giờ đây đều nhờ các anh.
Bà Lê và Chi vào phòng ông Kim. Chỉ có mấy tiếng đồng hồ mà ông Kim khác hẳn. Người ông sọm xuống. Mọi cử động trở nên yếu ớt. Hai mắt nhắm nghiền. Bà Lê và Chi hai người kê hai chiếc ghế ngồi bên cạnh ông.
Vào giữa buổi chiều, ông Kim bỗng đưa tay ra như muốn nói điều gì đó. Bà Lê nắm lấy tay ông hỏi:
- Anh có cần gì không?
Ông Kim đưa mắt nhìn quanh rồi hỏi:
- Các con có đứa nào đến chưa?
Bà Lê òa khóc. Câu hỏi như báo trước cho bà biết cái giây phút ông xa bà không còn bao xa. Bà đưa tay ông ấp lên mặt mình mếu máo:
- Lát nữa em nhờ cô Chi ra bưu điện gọi điện cho các con về thăm anh. Riêng thằng Tuyên đang đi với phái đoàn của Bộ Công nghiệp sang Đức nó về thăm anh sau.
Chi cũng có cái linh cảm giống như bà Lê. Nhìn thân hình mỏng dính của ông Kim nằm gần như bất động ở trên giường bệnh, Chi biết chuyện gì sẽ đến. Chi bảo bà Lê:
- Chị đưa địa chỉ của các cháu đây cho em, em ra bưu điện đánh điện cho các cháu.
Chi ra khỏi cửa bệnh viện thì gặp xe ông Côn vừa tới. Cùng đi có cả bà Thường. Vừa nhìn thấy Chi, ông Côn hỏi ngay:
- Tình hình anh Kim thế nào?
- Xấu lắm, không biết lần này có qua được hay không.
- Đã chẩn đoán thế nào chưa?
- Đã làm các xét nghiệm và X quang nhưng hình như chưa có kết luận. Có chuyện này làm em càng lo thêm. Từ trước đến nay anh Kim ít khi hỏi đến chuyện con cái, thế mà khi nãy bỗng dưng anh ấy hỏi chị Lê các con đã có đứa nào đến chưa. Hình như anh ấy biết mình chẳng còn sống được bao lâu nên mới muốn gặp con cái. Bây giờ em ra bưu điện để đánh điện báo cho các cháu đây.
- Cô lên xe tôi mà đi. Từ đây ra bưu điện Bờ Hồ xa lắm.
Nhìn thấy bà Thường và ông Côn, ông Kim nhếch môi rồi đưa tay ra định bắt. Nhưng cánh tay ông rơi thõng xuống giường. Ông Côn ngồi xuống cầm lấy tay ông Kim:
- Anh Quốc hôm nay bận tiếp đoàn đại biểu của tỉnh kết nghĩa Bến Tre ra thăm miền Bắc lên thăm tỉnh ta, sáng mai sẽ xuống thăm anh. Anh cố gắng tĩnh dưỡng điều trị cho khỏe rồi để còn về làm cố vấn cho chúng tôi.
- Tình hình biên giới phía Bắc thế nào rồi? - Ông Kim hỏi yếu ớt.
- Tạm ổn. Đồng bào sơ tán đã trở về dọn bom mìn tiếp tục sản xuất.
Bà Thường nhắc:
- Chú ốm đau thì lo mà chữa bệnh, mọi việc để người khác lo.
Bà Lê pha một cốc sữa đưa tới. Ông Kim đưa tay ra hiệu mình không muốn uống. Bà Lê bảo:
- Bác sĩ vừa dặn anh cố gắng ăn để còn đi làm thuốc làm thang gì đó. Em biết anh đau đớn nhưng không cố gắng ăn uống thì làm sao mà lành bệnh được.
Bà Thường bảo bà Lê:
- Cô đưa cốc sữa cho tôi. Không uống không được với tôi đâu.
Bà Thường cầm lấy cốc sữa rồi ngồi xuống cạnh ông Kim:
- Chú mà không ăn thì tôi và chú Côn về luôn chứ không ở lại đây đâu.
Nói xong bà Thường múc thìa sữa đưa vào miệng ông Kim. Ông hơi mỉm cười nhìn bà Thường rồi há miệng uống sữa. Khi ông Kim uống gần xong cốc sữa thì bác sĩ Thành đi cùng một người nữa vào phòng. Đó là giáo sư Tôn. Chào mọi người xong, giáo sư Tôn ngồi xuống cạnh ông Kim. Giáo sư cười rồi nói đùa:
- Tưởng anh chê bệnh viện nên mấy năm nay không thấy xuống để kiểm tra cái dạ dày bé như cái mề gà của anh. Bây giờ thấy đau quá mới tìm đến với chúng tôi có phải không?
Giáo sư Tôn sờ nắn quanh vùng bụng của ông Kim một lúc rồi đứng lên bảo:
- Tôi cần nói chuyện với chị Kim. Mời chị ra ngoài hành lang.
Ông Côn và bà Thường cùng theo ra. Bà Lê giới thiệu ông Côn với giáo sư Tôn:
- Chị Thường thì giáo sư biết rồi. Còn đây là anh Côn, chủ tịch tỉnh Phước Vĩnh.
Giáo sư Tôn bắt tay ông Côn:
- Hình như anh cũng là nạn nhân của khoán hộ có phải không?
Ông Côn cười không đáp.
Giáo sư quay qua nói với bà Lê:
- Tôi mời chị và có anh Côn và chị Thường nghe luôn. Tình hình anh Kim khá nghiêm trọng. Anh ấy bị ung thư dạ dày nhưng do không đi kiểm tra sớm nên đã di căn qua các bộ phận khác.
Bà Lê gần như khuỵu xuống nền hành lang.
Giáo sư Tôn nói tiếp:
- Hội đồng y khoa chúng tôi đang phân vân giữa mổ hay không mổ. Mổ cũng rất khó khăn nguy hiểm vì thể trạng của anh Kim rất yếu. Hơn nữa có mổ cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ gây đau đớn cho anh ấy chứ việc kéo dài cuộc sống của anh ấy chắc chẳng được bao nhiêu. Tôi mời chị ra đây để hỏi ý kiến của chị là có mổ cho anh Kim không.
Bà Lê không trả lời giáo sư Tôn mà ôm lấy bà Thường khóc nấc lên:
- Chị ơi, các con em mồ côi bố đến nơi rồi chị ơi!
Bà Thường đỡ lấy bà Lê:
- Cô bình tĩnh đã nào – Quay sang nói với giáo sư Tôn – Cô Lê bây giờ chẳng còn bụng dạ đâu mà đồng ý mổ hay không mổ. Tôi như chị gái của chú Kim nên xin thay mặt gia đình đề nghị giáo sư cứ mổ cho chú ấy. Trong vạn cái rủi có cái may. Biết đâu chú ấy lại qua khỏi.
Ông Côn cũng đồng tình với ý kiến của bà Thường và nói thêm:
- Nếu mổ mà vẫn không cứu được anh Kim thì gia đình cũng chẳng lấy gì làm ân hận vì giáo sư và các bác sĩ đã làm hết sức mình nhưng anh ấy không qua khỏi là do cái mệnh của anh ấy chỉ đến thế thôi.
Bà Lê đã bình tĩnh trở lại:
- Tôi đề nghị giáo sư cứ mổ cho nhà tôi. Còn một tia hy vọng thì cũng phải giành lấy để khỏi ân hận về sau này.
- Tôi sẽ trao đổi với Hội đồng chuyên môn về nguyện vọng của gia đình và anh Côn, chị Thường.
Sáng hôm sau ông Kim lên bàn mổ. Ngồi trước hàng ghế ở hành lang ngoài phòng mổ chỉ thiếu Tuyên bận đi nước ngoài và Dương ở Sài Gòn chưa ra kịp còn lại các con ông Kim đều có mặt. Ông Quốc, ông Dần được báo tin cũng xuống rất sớm. Chi ở liền một mạch từ lúc đưa ông Kim nhập viện. Từ ngày được điều lên làm Hội trưởng phụ nữ tỉnh, được dịp lui tới gần gũi ông Kim hàng ngày, Chi càng quý trọng ông. Một con người lúc nào cũng nghĩ đến công việc, đến cuộc sống rất cụ thể của người dân chứ chẳng dành riêng gì cho mình. Một lần Chi ra thăm ông tại nhà riêng, ngồi nói chuyện một lúc bỗng nhiên ông nói với Chi: “Độc lập, tự do tốn không biết bao nhiêu xương máu mà chúng ta đã lo cho dân được rồi. Vậy mà chỉ có một việc tưởng như chẳng khó khăn gì là nồi cơm của dân thì chúng ta chưa lo được. Mà chưa lo được nồi cơm của dân thì cái tiêu chí Độc lập tự do hạnh phúc của chúng ta chỉ mới làm được hai phần ba thôi cô ạ. Làm người lãnh đạo thấy dân đói mà chịu bó tay thì chẳng có gì đau khổ, buồn phiền hơn”. Có lẽ những suy nghĩ buồn phiền đó cứ ngấm dần mỗi ngày một ít làm cho sức khỏe của ông Kim suy kiệt không còn đủ sức để chống lại bệnh tật. Chi nhìn về phía cửa phòng mổ lo lắng:
- Không biết anh Kim có vượt qua được cơn thử thách này không. Tội anh ấy quá! Cả cuộc đời của anh ấy chỉ biết lo cho người khác chứ chẳng mấy khi nghĩ đến bản thân mình.
Bắc ngồi cạnh bà Thường nói giọng trách móc:
- Bố cháu lo nghĩ cho lắm vào rồi cuối cùng giống như dã tràng xe cát chứ có được gì đâu hả cô.
Ông Côn nói với Bắc:
- Có một cái được rất lớn mà không phải người lãnh đạo nào cũng có được, đó là lòng kính trọng, yêu mến và biết ơn của nông dân cháu ạ. Mọi chức quyền, vinh danh đều là những thứ phù du. Chỉ có niềm tin yêu mới là thứ tồn tại vĩnh viễn.
Giáo sư Tôn từ trong phòng mổ bước ra tháo găng tay và băng bịt miệng. Không hẹn mà mọi người đều đứng vụt dậy. Bà Lê hỏi giáo sư Tôn:
- Nhà tôi thế nào rồi anh?
Giáo sư Tôn nhìn qua mọi người một lượt bấy giờ mới nói chậm rãi:
- Chúng tôi đã làm hết sức mình nhưng rất tiếc… tôi xin thành thật xin lỗi và chia buồn cùng gia đình. Bây giờ mọi người vào với anh ấy đi.
Bà Lê kêu lên hai tiếng “anh ơi” rồi khuỵu xuống.
Hà và Việt lao về phía phòng mổ gào lên:
- Bố đừng bỏ chúng con bố ơi!
Chi xốc nách kéo bà Lê đứng dậy dìu đi vào phòng mổ.
Ông Kim được phủ chiếc ga trắng, chỉ để hở mặt ra bên ngoài. Khuôn mặt gầy rộc nhưng vẫn lộ vẻ thanh thản. Bà Lê, Hà, Chi ôm lấy ông Kim khóc thảm thiết. Bà Thường đưa bàn tay run rẩy vuốt lên mái tóc ông Kim. Nước mắt bà giàn dụa. Bà nói nghẹn ngào:
- Sao vậy chú. Sao chú lại xa chị, xa gia đình, xa bà con bạn bè và xa nông dân. Họ đang còn chờ chú kia mà.
Chi nức nở:
- Anh ơi, mới tuần vừa rồi anh vừa bảo em hôm nào hai anh em về thăm bà con Gia Đạo kia mà. Em chưa kịp đưa anh đi thì anh đã vội đi rồi. Sao vậy anh.
Ông Côn đến cạnh bà Thường:
- Để chị Lê và các cháu ở đây với anh ấy. Chị, cô Chi và hai anh ra ngoài này ta bàn công việc một lát.
Bà Thường, Chi, ông Quốc, ông Dần đi theo ông Côn ra bên ngoài.
Ông Quốc hỏi:
- Có báo cho anh Trung Chính biết việc anh Kim mất không?
- Ta nên báo cho anh ấy một tiếng. Nghĩa tử là nghĩa tận.
Bà Thường nói giọng bức xúc:
- Nghĩa tình gì cái ông ấy. Chú Kim buồn phiền sinh ra đau ốm cũng chỉ vì cái chuyện ông ấy cấm khoán hộ.
- Chuyện cũ đã qua bốn, năm năm nay rồi, nhắc làm gì cho tủi vong hồn anh Kim hả chị.
- Tôi nhắc cho đến khi nào nông dân không còn đói khổ nữa mới thôi.
* * *
Bích nhận được điện thoại của Luận báo tin ông Hoàng Kim mất vào đầu giờ làm việc buổi chiều. Chiếc điện thoại trên tay Bích suýt rơi xuống đất. Bích triệu tập thường vụ đảng ủy họp đột xuất để thông báo tin buồn và thành lập đoàn đại biểu của xã Đạo Thắng đi lên viếng vào sáng sớm hôm sau rồi lấy xe đạp tất tưởi đạp về báo tin cho Ban quản trị Gia Đạo biết. Chẳng mấy chốc tin buồn lan đến mọi nhà. Bà Quê nghe Tế báo tin, khóc như mưa như gió. Ông ăn ở nhân nghĩa với bà con như vậy sao trời lại bắt ông bỏ bà con mà đi cơ chứ. Chẳng riêng gì bà Quê mà bà con nông dân Gia Đạo không khi nào quên ơn ông Kim. Từ chỗ đói nghèo thiếu ăn từng bữa, bây giờ nhà nhà không những đủ ăn mà còn làm được nhà cao cửa rộng. Đường từ Gia Đạo đến thị xã trên dưới năm mươi cây số, đi nhanh lắm cũng mất năm, sáu tiếng đồng hồ. Thấy bà con người nào cũng muốn về thị xã viếng và tiễn đưa ông Kim. Mơ, bây giờ là Chủ nhiệm Hợp tác xã bàn với lãnh đạo Ban quản trị dùng hai chiếc xe công nông chở những người già yếu, còn lại ai muốn đi thì đèo nhau bằng xe đạp. Nửa đêm bà con đã í ới gọi nhau tập trung ra sân Hợp tác để đi. Đến tờ mờ sáng cũng vừa đến nơi.
Trên đường đi, Lịch nói với Dậu:
- Nghe tin ông ấy mất tôi buồn và ân hận những việc làm không phải của mình trước đây quá ông ạ. Hôm qua tôi bị cảm nhưng vẫn cố đi để đến quỳ lạy trước vong linh ông ấy, xin ông ấy tha tội cho tôi ông ạ.
- Chuyện qua lâu rồi, ông còn nghĩ đến làm gì. Ông bí thư là người rất rộng lượng. Ông ấy biết chuyện ông vu cáo đấy nhưng yêu cầu không làm to chuyện để ông khỏi phải mang tiếng với bà con trong Hợp tác mà để ông tự suy nghĩ mà sửa mình thôi.
- Ông ấy càng rộng lượng thì tôi càng ân hận ông ạ.
Ông Cẩm than vãn:
- Người như ông ấy sao không sống được lâu lâu cho dân nhờ mà đi vội thế không biết.
- Tôi thấy dạ dày tôi đau quá bà ạ.
- Ông thấy đau như thế nào?
- Tôi thấy nó đau kiểu gì lạ lắm không giống kiểu đau lâu nay.
- Em lấy cho anh mấy viên thuốc uống tạm rồi nằm nghỉ để em đạp xe vào nhờ chú Sản ra xem thế nào. Nếu cần thì xin xe chuyển anh đi viện.
Lát sau bác sĩ Sản đi cùng xe với ông Quốc và Chi đến.
Trong khi bác sĩ Sản khám cho ông Kim, Chi đứng cạnh hỏi:
- Anh đau lắm à?
Ông Kim trả lời khó nhọc:
- Đau lắm cô ạ. Chưa khi nào tôi đau như thế này, kể cả khi chảy máu dạ dày.
Sản cất ống nghe khỏi tai nói với bà Lê:
- Anh ấy có những triệu chứng bất thường của bệnh dạ dày, phải cho chuyển xuống Việt Xô ngay để xem sao chị ạ.
Bà Lê hốt hoảng:
- Nghiêm trọng lắm hả chú?
- Tôi chẳng biết nói cụ thể với chị như thế nào vì trong tay tôi chỉ có cái ống nghe và kinh nghiệm của nghề nghiệp thôi. Nhưng chắc chắn dạ dày anh ấy có vấn đề. Chị nhờ xe của tỉnh ủy hay ủy ban chuyển anh ấy đi viện càng sớm càng tốt.
Ông Quốc nghe Sản nói vậy bảo bà Lê:
- Tiện có xe của tôi đây cho anh Kim đi luôn. Chị vào chuẩn bị đi.
Chi nói với ông Quốc:
- Có lẽ tôi phải đi theo xe xuống đó có gì giúp đỡ chị Lê một tay chứ một mình chị ấy xoay xở sao được.
- Đúng đấy. Cô nên đi để giúp chị ấy vì bây giờ chưa báo cho các cháu con anh Kim được.
Ông Kim được đưa ngay vào phòng cấp cứu. Trong khi chờ hội đồng y khoa hội chẩn, bà Lê và Chi ngồi ở bên ngoài sốt ruột chờ đợi.
- Em thấy mấy tháng gần đây nước da anh Kim xấu hẳn – Chi nói – Ngồi nói chuyện anh ấy thường đưa tay xoa bụng, vẻ mặt nhăn nhó khó chịu. Có hỏi anh ấy, anh ấy bảo cái bệnh dạ dày nó hay đau lâm râm thế.
- Tôi cũng thấy mấy tháng nay cơn đau của anh ấy diễn ra thường xuyên hơn. Bảo anh ấy xin xe về Việt Xô kiểm tra xem sao nhưng không chịu đi. Đã thế vài hôm lại đạp xe đi xuống các Hợp tác xã vùng quanh thị. Lần nào về cũng thở vắn than dài thế này thì nông dân chết mất. Tôi lo quá cô ạ. Không biết sức khỏe yếu thế nếu phải mổ có qua khỏi không.
Thấy các bác sĩ từ trong phòng cấp cứu đi ra, nhận ra bác sĩ Thành là người từng điều trị cho ông Kim trước đây, bà Lê đứng lên niềm nở chào rồi hỏi:
- Tình hình nhà tôi thế nào hả bác sĩ?
- Chúng tôi chưa nói gì được bây giờ chị ạ. Phải làm một số xét nghiệm và X quang thì may ra trả lời chị tương đối chính xác được. Nhưng xem ra tình hình bệnh tật của anh ấy lần này có vẻ trầm trọng hơn các lần trước nhiều. Chúng tôi cố gắng hết sức để chữa cho anh ấy.
- Trăm sự giờ đây đều nhờ các anh.
Bà Lê và Chi vào phòng ông Kim. Chỉ có mấy tiếng đồng hồ mà ông Kim khác hẳn. Người ông sọm xuống. Mọi cử động trở nên yếu ớt. Hai mắt nhắm nghiền. Bà Lê và Chi hai người kê hai chiếc ghế ngồi bên cạnh ông.
Vào giữa buổi chiều, ông Kim bỗng đưa tay ra như muốn nói điều gì đó. Bà Lê nắm lấy tay ông hỏi:
- Anh có cần gì không?
Ông Kim đưa mắt nhìn quanh rồi hỏi:
- Các con có đứa nào đến chưa?
Bà Lê òa khóc. Câu hỏi như báo trước cho bà biết cái giây phút ông xa bà không còn bao xa. Bà đưa tay ông ấp lên mặt mình mếu máo:
- Lát nữa em nhờ cô Chi ra bưu điện gọi điện cho các con về thăm anh. Riêng thằng Tuyên đang đi với phái đoàn của Bộ Công nghiệp sang Đức nó về thăm anh sau.
Chi cũng có cái linh cảm giống như bà Lê. Nhìn thân hình mỏng dính của ông Kim nằm gần như bất động ở trên giường bệnh, Chi biết chuyện gì sẽ đến. Chi bảo bà Lê:
- Chị đưa địa chỉ của các cháu đây cho em, em ra bưu điện đánh điện cho các cháu.
Chi ra khỏi cửa bệnh viện thì gặp xe ông Côn vừa tới. Cùng đi có cả bà Thường. Vừa nhìn thấy Chi, ông Côn hỏi ngay:
- Tình hình anh Kim thế nào?
- Xấu lắm, không biết lần này có qua được hay không.
- Đã chẩn đoán thế nào chưa?
- Đã làm các xét nghiệm và X quang nhưng hình như chưa có kết luận. Có chuyện này làm em càng lo thêm. Từ trước đến nay anh Kim ít khi hỏi đến chuyện con cái, thế mà khi nãy bỗng dưng anh ấy hỏi chị Lê các con đã có đứa nào đến chưa. Hình như anh ấy biết mình chẳng còn sống được bao lâu nên mới muốn gặp con cái. Bây giờ em ra bưu điện để đánh điện báo cho các cháu đây.
- Cô lên xe tôi mà đi. Từ đây ra bưu điện Bờ Hồ xa lắm.
Nhìn thấy bà Thường và ông Côn, ông Kim nhếch môi rồi đưa tay ra định bắt. Nhưng cánh tay ông rơi thõng xuống giường. Ông Côn ngồi xuống cầm lấy tay ông Kim:
- Anh Quốc hôm nay bận tiếp đoàn đại biểu của tỉnh kết nghĩa Bến Tre ra thăm miền Bắc lên thăm tỉnh ta, sáng mai sẽ xuống thăm anh. Anh cố gắng tĩnh dưỡng điều trị cho khỏe rồi để còn về làm cố vấn cho chúng tôi.
- Tình hình biên giới phía Bắc thế nào rồi? - Ông Kim hỏi yếu ớt.
- Tạm ổn. Đồng bào sơ tán đã trở về dọn bom mìn tiếp tục sản xuất.
Bà Thường nhắc:
- Chú ốm đau thì lo mà chữa bệnh, mọi việc để người khác lo.
Bà Lê pha một cốc sữa đưa tới. Ông Kim đưa tay ra hiệu mình không muốn uống. Bà Lê bảo:
- Bác sĩ vừa dặn anh cố gắng ăn để còn đi làm thuốc làm thang gì đó. Em biết anh đau đớn nhưng không cố gắng ăn uống thì làm sao mà lành bệnh được.
Bà Thường bảo bà Lê:
- Cô đưa cốc sữa cho tôi. Không uống không được với tôi đâu.
Bà Thường cầm lấy cốc sữa rồi ngồi xuống cạnh ông Kim:
- Chú mà không ăn thì tôi và chú Côn về luôn chứ không ở lại đây đâu.
Nói xong bà Thường múc thìa sữa đưa vào miệng ông Kim. Ông hơi mỉm cười nhìn bà Thường rồi há miệng uống sữa. Khi ông Kim uống gần xong cốc sữa thì bác sĩ Thành đi cùng một người nữa vào phòng. Đó là giáo sư Tôn. Chào mọi người xong, giáo sư Tôn ngồi xuống cạnh ông Kim. Giáo sư cười rồi nói đùa:
- Tưởng anh chê bệnh viện nên mấy năm nay không thấy xuống để kiểm tra cái dạ dày bé như cái mề gà của anh. Bây giờ thấy đau quá mới tìm đến với chúng tôi có phải không?
Giáo sư Tôn sờ nắn quanh vùng bụng của ông Kim một lúc rồi đứng lên bảo:
- Tôi cần nói chuyện với chị Kim. Mời chị ra ngoài hành lang.
Ông Côn và bà Thường cùng theo ra. Bà Lê giới thiệu ông Côn với giáo sư Tôn:
- Chị Thường thì giáo sư biết rồi. Còn đây là anh Côn, chủ tịch tỉnh Phước Vĩnh.
Giáo sư Tôn bắt tay ông Côn:
- Hình như anh cũng là nạn nhân của khoán hộ có phải không?
Ông Côn cười không đáp.
Giáo sư quay qua nói với bà Lê:
- Tôi mời chị và có anh Côn và chị Thường nghe luôn. Tình hình anh Kim khá nghiêm trọng. Anh ấy bị ung thư dạ dày nhưng do không đi kiểm tra sớm nên đã di căn qua các bộ phận khác.
Bà Lê gần như khuỵu xuống nền hành lang.
Giáo sư Tôn nói tiếp:
- Hội đồng y khoa chúng tôi đang phân vân giữa mổ hay không mổ. Mổ cũng rất khó khăn nguy hiểm vì thể trạng của anh Kim rất yếu. Hơn nữa có mổ cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ gây đau đớn cho anh ấy chứ việc kéo dài cuộc sống của anh ấy chắc chẳng được bao nhiêu. Tôi mời chị ra đây để hỏi ý kiến của chị là có mổ cho anh Kim không.
Bà Lê không trả lời giáo sư Tôn mà ôm lấy bà Thường khóc nấc lên:
- Chị ơi, các con em mồ côi bố đến nơi rồi chị ơi!
Bà Thường đỡ lấy bà Lê:
- Cô bình tĩnh đã nào – Quay sang nói với giáo sư Tôn – Cô Lê bây giờ chẳng còn bụng dạ đâu mà đồng ý mổ hay không mổ. Tôi như chị gái của chú Kim nên xin thay mặt gia đình đề nghị giáo sư cứ mổ cho chú ấy. Trong vạn cái rủi có cái may. Biết đâu chú ấy lại qua khỏi.
Ông Côn cũng đồng tình với ý kiến của bà Thường và nói thêm:
- Nếu mổ mà vẫn không cứu được anh Kim thì gia đình cũng chẳng lấy gì làm ân hận vì giáo sư và các bác sĩ đã làm hết sức mình nhưng anh ấy không qua khỏi là do cái mệnh của anh ấy chỉ đến thế thôi.
Bà Lê đã bình tĩnh trở lại:
- Tôi đề nghị giáo sư cứ mổ cho nhà tôi. Còn một tia hy vọng thì cũng phải giành lấy để khỏi ân hận về sau này.
- Tôi sẽ trao đổi với Hội đồng chuyên môn về nguyện vọng của gia đình và anh Côn, chị Thường.
Sáng hôm sau ông Kim lên bàn mổ. Ngồi trước hàng ghế ở hành lang ngoài phòng mổ chỉ thiếu Tuyên bận đi nước ngoài và Dương ở Sài Gòn chưa ra kịp còn lại các con ông Kim đều có mặt. Ông Quốc, ông Dần được báo tin cũng xuống rất sớm. Chi ở liền một mạch từ lúc đưa ông Kim nhập viện. Từ ngày được điều lên làm Hội trưởng phụ nữ tỉnh, được dịp lui tới gần gũi ông Kim hàng ngày, Chi càng quý trọng ông. Một con người lúc nào cũng nghĩ đến công việc, đến cuộc sống rất cụ thể của người dân chứ chẳng dành riêng gì cho mình. Một lần Chi ra thăm ông tại nhà riêng, ngồi nói chuyện một lúc bỗng nhiên ông nói với Chi: “Độc lập, tự do tốn không biết bao nhiêu xương máu mà chúng ta đã lo cho dân được rồi. Vậy mà chỉ có một việc tưởng như chẳng khó khăn gì là nồi cơm của dân thì chúng ta chưa lo được. Mà chưa lo được nồi cơm của dân thì cái tiêu chí Độc lập tự do hạnh phúc của chúng ta chỉ mới làm được hai phần ba thôi cô ạ. Làm người lãnh đạo thấy dân đói mà chịu bó tay thì chẳng có gì đau khổ, buồn phiền hơn”. Có lẽ những suy nghĩ buồn phiền đó cứ ngấm dần mỗi ngày một ít làm cho sức khỏe của ông Kim suy kiệt không còn đủ sức để chống lại bệnh tật. Chi nhìn về phía cửa phòng mổ lo lắng:
- Không biết anh Kim có vượt qua được cơn thử thách này không. Tội anh ấy quá! Cả cuộc đời của anh ấy chỉ biết lo cho người khác chứ chẳng mấy khi nghĩ đến bản thân mình.
Bắc ngồi cạnh bà Thường nói giọng trách móc:
- Bố cháu lo nghĩ cho lắm vào rồi cuối cùng giống như dã tràng xe cát chứ có được gì đâu hả cô.
Ông Côn nói với Bắc:
- Có một cái được rất lớn mà không phải người lãnh đạo nào cũng có được, đó là lòng kính trọng, yêu mến và biết ơn của nông dân cháu ạ. Mọi chức quyền, vinh danh đều là những thứ phù du. Chỉ có niềm tin yêu mới là thứ tồn tại vĩnh viễn.
Giáo sư Tôn từ trong phòng mổ bước ra tháo găng tay và băng bịt miệng. Không hẹn mà mọi người đều đứng vụt dậy. Bà Lê hỏi giáo sư Tôn:
- Nhà tôi thế nào rồi anh?
Giáo sư Tôn nhìn qua mọi người một lượt bấy giờ mới nói chậm rãi:
- Chúng tôi đã làm hết sức mình nhưng rất tiếc… tôi xin thành thật xin lỗi và chia buồn cùng gia đình. Bây giờ mọi người vào với anh ấy đi.
Bà Lê kêu lên hai tiếng “anh ơi” rồi khuỵu xuống.
Hà và Việt lao về phía phòng mổ gào lên:
- Bố đừng bỏ chúng con bố ơi!
Chi xốc nách kéo bà Lê đứng dậy dìu đi vào phòng mổ.
Ông Kim được phủ chiếc ga trắng, chỉ để hở mặt ra bên ngoài. Khuôn mặt gầy rộc nhưng vẫn lộ vẻ thanh thản. Bà Lê, Hà, Chi ôm lấy ông Kim khóc thảm thiết. Bà Thường đưa bàn tay run rẩy vuốt lên mái tóc ông Kim. Nước mắt bà giàn dụa. Bà nói nghẹn ngào:
- Sao vậy chú. Sao chú lại xa chị, xa gia đình, xa bà con bạn bè và xa nông dân. Họ đang còn chờ chú kia mà.
Chi nức nở:
- Anh ơi, mới tuần vừa rồi anh vừa bảo em hôm nào hai anh em về thăm bà con Gia Đạo kia mà. Em chưa kịp đưa anh đi thì anh đã vội đi rồi. Sao vậy anh.
Ông Côn đến cạnh bà Thường:
- Để chị Lê và các cháu ở đây với anh ấy. Chị, cô Chi và hai anh ra ngoài này ta bàn công việc một lát.
Bà Thường, Chi, ông Quốc, ông Dần đi theo ông Côn ra bên ngoài.
Ông Quốc hỏi:
- Có báo cho anh Trung Chính biết việc anh Kim mất không?
- Ta nên báo cho anh ấy một tiếng. Nghĩa tử là nghĩa tận.
Bà Thường nói giọng bức xúc:
- Nghĩa tình gì cái ông ấy. Chú Kim buồn phiền sinh ra đau ốm cũng chỉ vì cái chuyện ông ấy cấm khoán hộ.
- Chuyện cũ đã qua bốn, năm năm nay rồi, nhắc làm gì cho tủi vong hồn anh Kim hả chị.
- Tôi nhắc cho đến khi nào nông dân không còn đói khổ nữa mới thôi.
* * *
Bích nhận được điện thoại của Luận báo tin ông Hoàng Kim mất vào đầu giờ làm việc buổi chiều. Chiếc điện thoại trên tay Bích suýt rơi xuống đất. Bích triệu tập thường vụ đảng ủy họp đột xuất để thông báo tin buồn và thành lập đoàn đại biểu của xã Đạo Thắng đi lên viếng vào sáng sớm hôm sau rồi lấy xe đạp tất tưởi đạp về báo tin cho Ban quản trị Gia Đạo biết. Chẳng mấy chốc tin buồn lan đến mọi nhà. Bà Quê nghe Tế báo tin, khóc như mưa như gió. Ông ăn ở nhân nghĩa với bà con như vậy sao trời lại bắt ông bỏ bà con mà đi cơ chứ. Chẳng riêng gì bà Quê mà bà con nông dân Gia Đạo không khi nào quên ơn ông Kim. Từ chỗ đói nghèo thiếu ăn từng bữa, bây giờ nhà nhà không những đủ ăn mà còn làm được nhà cao cửa rộng. Đường từ Gia Đạo đến thị xã trên dưới năm mươi cây số, đi nhanh lắm cũng mất năm, sáu tiếng đồng hồ. Thấy bà con người nào cũng muốn về thị xã viếng và tiễn đưa ông Kim. Mơ, bây giờ là Chủ nhiệm Hợp tác xã bàn với lãnh đạo Ban quản trị dùng hai chiếc xe công nông chở những người già yếu, còn lại ai muốn đi thì đèo nhau bằng xe đạp. Nửa đêm bà con đã í ới gọi nhau tập trung ra sân Hợp tác để đi. Đến tờ mờ sáng cũng vừa đến nơi.
Trên đường đi, Lịch nói với Dậu:
- Nghe tin ông ấy mất tôi buồn và ân hận những việc làm không phải của mình trước đây quá ông ạ. Hôm qua tôi bị cảm nhưng vẫn cố đi để đến quỳ lạy trước vong linh ông ấy, xin ông ấy tha tội cho tôi ông ạ.
- Chuyện qua lâu rồi, ông còn nghĩ đến làm gì. Ông bí thư là người rất rộng lượng. Ông ấy biết chuyện ông vu cáo đấy nhưng yêu cầu không làm to chuyện để ông khỏi phải mang tiếng với bà con trong Hợp tác mà để ông tự suy nghĩ mà sửa mình thôi.
- Ông ấy càng rộng lượng thì tôi càng ân hận ông ạ.
Ông Cẩm than vãn:
- Người như ông ấy sao không sống được lâu lâu cho dân nhờ mà đi vội thế không biết.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook