Bí Mật Hành Trình Tình Yêu
-
Chương 30: Truyền thống gia đình không quyết định hạnh phúc hôn nhân
Từ nhỏ, chúng ta đã được giáo dục dựa trên nền tảng truyền thống của gia đình, dựa trên những kinh nghiệm mà các thế hệ cha ông đi trước đã tích lũy được. Chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến các mối quan hệ trong cái thời mà họ sống như một chuẩn mực cần phải noi theo. Chúng ta gần như bị buộc phải thừa nhận những yếu tố trong cách cư xử truyền thống là hợp lý, quan trọng, và phải tuân theo.Nhưng trong thực tế, mỗi thời đại đều có sự khác biệt, việc tạo ra các mối quan hệ, bày tỏ tình cảm hay thái độ cư xử luôn phát triển và thay đổi đáng kể theo thời gian. Vì vậy, để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc như mong muốn, chúng ta phải đặt mình vào vị trí hiện tại, sống đúng với chuẩn mực của thời đại mình đang sống, đồng thời, không quên kế thừa những điều tốt đẹp của truyền thống gia đình.
Jaime có một tình yêu thương vô bờ bến đối với gia đình nhỏ bé của mình.
Anh dành nhiều thời gian cho công việc với mong muốn có đủ tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. Lúc đầu, anh cứ tưởng đó là hành động của một người chồng, người cha tốt. Nhưng cứ sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi trở về, lòng anh lại dấy lên một cảm giác bất an: dường như, anh không còn đủ thời gian để chăm sóc gia đình.
Trong ký ức tuổi thơ của mình, Jaime vẫn nhớ rõ như in hình ảnh người cha tất bật với công việc để lo cho cuộc sống gia đình và thường về nhà trễ. Hồi đó, anh cứ nghĩ: "Dường như cha chưa bao giờ muốn ở nhà với mẹ và tụi mình". Thời ấy, vai trò của người đàn ông trong gia đình là kiếm tiền, còn coi sóc nhà cửa, con cái là việc của phụ nữ. Và cho dù có yêu thương vợ con đến bao nhiêu, người chồng, người cha cũng hiếm khi bộc lộ tình cảm ra ngoài. Cha anh cũng vậy, chưa bao giờ anh chứng kiến cha cư xử dịu dàng với mẹ hay được nghe những lời yêu thương từ ông, dù anh vẫn biết rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đối với ông và anh cùng các chị em khác luôn khiến ông rất đỗi tự hào. Jaime nhận ra rằng, anh đang đi theo vết xe đổ của cha mình. "Tôi muốn đập tan cái vòng luẩn quẩn đó. Tôi muốn vợ con tôi gần gũi với tôi, tôi muốn mình cảm thấy hạnh phúc mỗi khi trở về nhà", Jaime nói.
Cho đến một ngày, Jaime quyết định thay đổi. Anh tham gia vào hội "Những ông bố" gồm một nhóm những ông bố gốc La-tinh hoạt động để cải thiện mối quan hệ với vợ con. Tại đây, anh hiểu ra rằng, trách nhiệm với gia đình của một người đàn ông không chỉ được thể hiện ở việc hàng tháng đem tiền về nuôi vợ con, mà quan trọng hơn, anh ta phải gắn bó, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu của mình và không bao giờ ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương. Jaime nói: "Tôi trân trọng gia đình mình, đó là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng tôi. Tôi tin chắc rằng vợ và các con của tôi đều hiểu được điều đó".
Cách cư xử trong gia đình ở thời đại nào cũng đều phải dựa nên những chuẩn mực chung, tuy nhiên, mong muốn về sự quan tâm của vợ và chồng dành cho cuộc hôn nhân cũng như cách thể hiện điều đó lại có nhiều thay đổi đáng kể. Ngày nay, những người có gia đình hạnh phúc và bền vững thường có suy nghĩ phóng khoáng hơn rất nhiều về vai trò của đàn ông và phụ nữ trong gia đình, về việc bày tỏ tình cảm với nhau và về cách chăm sóc, dạy dỗ con cái.
Jaime có một tình yêu thương vô bờ bến đối với gia đình nhỏ bé của mình.
Anh dành nhiều thời gian cho công việc với mong muốn có đủ tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. Lúc đầu, anh cứ tưởng đó là hành động của một người chồng, người cha tốt. Nhưng cứ sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi trở về, lòng anh lại dấy lên một cảm giác bất an: dường như, anh không còn đủ thời gian để chăm sóc gia đình.
Trong ký ức tuổi thơ của mình, Jaime vẫn nhớ rõ như in hình ảnh người cha tất bật với công việc để lo cho cuộc sống gia đình và thường về nhà trễ. Hồi đó, anh cứ nghĩ: "Dường như cha chưa bao giờ muốn ở nhà với mẹ và tụi mình". Thời ấy, vai trò của người đàn ông trong gia đình là kiếm tiền, còn coi sóc nhà cửa, con cái là việc của phụ nữ. Và cho dù có yêu thương vợ con đến bao nhiêu, người chồng, người cha cũng hiếm khi bộc lộ tình cảm ra ngoài. Cha anh cũng vậy, chưa bao giờ anh chứng kiến cha cư xử dịu dàng với mẹ hay được nghe những lời yêu thương từ ông, dù anh vẫn biết rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đối với ông và anh cùng các chị em khác luôn khiến ông rất đỗi tự hào. Jaime nhận ra rằng, anh đang đi theo vết xe đổ của cha mình. "Tôi muốn đập tan cái vòng luẩn quẩn đó. Tôi muốn vợ con tôi gần gũi với tôi, tôi muốn mình cảm thấy hạnh phúc mỗi khi trở về nhà", Jaime nói.
Cho đến một ngày, Jaime quyết định thay đổi. Anh tham gia vào hội "Những ông bố" gồm một nhóm những ông bố gốc La-tinh hoạt động để cải thiện mối quan hệ với vợ con. Tại đây, anh hiểu ra rằng, trách nhiệm với gia đình của một người đàn ông không chỉ được thể hiện ở việc hàng tháng đem tiền về nuôi vợ con, mà quan trọng hơn, anh ta phải gắn bó, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu của mình và không bao giờ ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương. Jaime nói: "Tôi trân trọng gia đình mình, đó là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng tôi. Tôi tin chắc rằng vợ và các con của tôi đều hiểu được điều đó".
Cách cư xử trong gia đình ở thời đại nào cũng đều phải dựa nên những chuẩn mực chung, tuy nhiên, mong muốn về sự quan tâm của vợ và chồng dành cho cuộc hôn nhân cũng như cách thể hiện điều đó lại có nhiều thay đổi đáng kể. Ngày nay, những người có gia đình hạnh phúc và bền vững thường có suy nghĩ phóng khoáng hơn rất nhiều về vai trò của đàn ông và phụ nữ trong gia đình, về việc bày tỏ tình cảm với nhau và về cách chăm sóc, dạy dỗ con cái.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook