Vương Thúy tăng ca đột tử!
Mấy giây trước khi đột tử cô còn đăng lên nhóm bạn bè: Mười giờ! Hôm nay lại cố gắng phấn đấu đến mười hai giờ, vất vả rồi, người làm công.

Ông trời có thể cảm nhận được bất đắc dĩ cùng chua xót của người làm công, cho nên để cho cô sống lại một đời, xuyên qua hộ gia đình bảy người vào cuối thập niên 70.

Đứng hàng thứ hai, tên là Vương Ngọc Thanh.

Cô cảm thấy niên đại này dù hơi nghèo, người một nhà nhiều chút cũng không sao, chủ yếu là cái tên này khó nghe quá đi?
Vương Ngọc Thanh nằm trên mặt đất nhà chính, hình ảnh cả đời của nguyên chủ từ khi sinh ra cho đến khi qua đời hiện ra trong đầu, còn chưa loát rõ ràng thì chợt nghe bên tai có người đang mắng chửi.

“Ngốc nhị, tôi nói dầu gội đầu đã hết, chị còn không chịu đi mua mà nằm trên mặt đất giả chết?”
“Còn có kem tuyết hoa của mẹ, tôi đã lén dùng một chút, nếu mẹ trở về phát hiện thì chị phải nói là chị dùng, không được nhắc đến tôi.



Người mắng cô tên là Vương Ngọc Yến, đứng thứ ba trong nhà, hai mươi tuổi, trước khi học xong cấp ba cô ta đã bỏ học để tránh bị ép “lên núi xuống nông thôn”, hiện tại đang làm công nhân tạm thời trong một nhà máy.

Ý thức của Vương Ngọc Thanh đã thanh tỉnh, nhưng bởi vì thân thể nguyên chủ lao lực quá độ cho nên mở mắt nửa ngày vẫn không thể gượng dậy nổi.

Một em trai và em gái đang ăn cơm ở bên cạnh, cũng làm như không nhìn thấy chị hai hôn mê nằm trên mặt đất.

Sau đó cũng không rõ nằm bao lâu, cuối cùng mới được cha mẹ nguyên chủ đi thăm thân thích trở vể, bế lên chiếc giường trải sàn cứng ngắt.

"Ngốc nhị đã hai mươi hai tuổi, dù sao cũng có hôn ước từ bé với đứa con thứ tư của nhà họ Kỷ, nếu không tôi đồng ý mối hôn sự này?”
“Đồng ý? Chúng ta đều là công nhân viên chức, người thành phố, mà nhà họ Kỷ bọn họ xứng có quan hệ thông gia với chúng ta sao? Trong nhà thì nghèo nàn, mấy gian nhà đất đổ nát, lại có một bà lão sáu bảy mươi tuổi bị mù, lão tam bên đó còn dẫn theo ba đứa bé, chúng ta gả con hai qua đó làm gì?”
“Nhà có điều kiện tốt thì chướng mắt Ngốc nhị, điều kiện kém thì bà lại chướng mắt, đến lúc không ai cần thì lại thành bà cô già, người ngoài sẽ chê cười nhà chúng ta.



“Hừ, không ai muốn thì ở nhà thôi, người khác chê cười thì kệ người khác, chúng ta sống cuộc sống của chúng ta.


Vương Ngọc Thanh gần như hiểu rõ cuộc đời của nguyên chủ, cô len lén mở mắt, dưới ánh đèn ố vàng là một đôi vợ chồng trung niên mặc đồ công sở màu xám.

Nếu như không phải cô biết tất cả thì có lẽ đã nghĩ người mẹ này rất yêu thương nguyên chủ, luyến tiếc gả cô cho người nghèo chịu khổ.

Tuy nhiên trong suy nghĩ của bà ta, con trai dùng để nối dõi tông đường, con gái là dùng để sai khiến cùng dưỡng lão, một khi gả con gái ra ngoài thì không giúp ích được gì cho nhà mẹ đẻ, cho nên không bằng để ở trong nhà hầu hạ bọn họ.

Thay vì để cô đến nhà người ngoài làm bảo mẫu thì không bằng làm bảo mẫu cho nhà mình.

Ngoài trừ người một nhà xem nguyên chủ như nha hoàn để sai khiến thì đứa con trai bảo bối mới sáu tuổi của bà ta cũng cần nguyên chủ tỉ mỉ hầu hạ như tổ tông.



Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương