Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
-
Chương 53
Bảy Viễn chạy về thành với thân phận hàng thần lơ láo, các bộ hạ của Bảy Viễn bị tảo thanh hàng chục, kẻ ưng người oán. Tài sản Bảy Viễn để lại quá lớn. Tất cả đều tập trung giao cho Chính ủy Hai Ðại trông coi. Trong chiến khu nghèo khổ, số tài sản lớn này làm tối mắt kẻ có lòng tham: 15 ký vàng, hai triệu bạc xanh. Thời đó, bạc xanh rất quý vì tiền Ðông Dương ngân hàng lưu hành ở mọi miền, còn tiền cụ Hồ chỉ dùng trong khu.
Tám Tâm đảm trách công tác thanh trừng trong Chi đội 9 của Bảy Viễn. Số tiền và vàng này anh phải giao tận tay Chính ủy Hai Ðại.
Ðứng chờ hoài mà không thấy Hai Ðại làm giấy biên nhận, anh nói lớn:
- Ðồng chí ký cho tôi giấy biên nhận.
Hai Ðại nhìn Tám Tâm trân trân:
- Anh không tin Ðảng sao?
- Tin chớ!
- Tin sao bắt Ðảng phải làm biên nhận?
- Xin lỗi, đồng chí không phải là Ðảng... Tôi rất tin đồng chí, nhưng người khác không tin tôi. Số tiền và vàng đó, tôi phải có biên nhận để khi cấp trên hỏi, tôi trưng ra là đã giao cho Chính ủy.
Thấy Tám Tâm nói cứng, Hai Ðại tức lắm, nhưng không làm gì được. Tám Tâm nổi tiếng là thiện xạ số 1 của Chi đội 9 và của cả phân khu.
Hai Ðại đành nhân nhượng:
- Tôi chỉ thử đồng chí thôi. Ðể tôi làm biên nhận như đồng chí yêu cầu.
Thủ tờ biên nhận, Tám Tâm ra về lẩm bẩm:
- Thằng cha già râu kẽm này đáng nghi lắm? Cặp mắt lão ta lóe lên khi thấy số tiền và đống vàng mình giao cộng với thái độ làm lơ không chịu biên nhận. Ðáng nghi lắm? Mình sẽ theo dõi cha này thật kỹ mới được?
Do nghi ngờ Hai Ðại nên Tám Tâm thấy rõ sự thảm bại trong chủ trương đưa dân giang hồ Bình Xuyên về thành địch vận Bảy Viễn. Theo Tám Tâm, đó là đẩy đồng chí mình vào chỗ chết.
Em út làm sao nói Bảy Viễn nghe? Huống chi Bảy viễn như con chim mới bị tên, thấy cây cong là sợ.
Liền sau khi tảo thanh, Hai Ðại hốt hết văn phòng Bảy Viễn. Tất cả giấy tờ, hồ sơ, kể cả mấy cô thư ký văn phòng trẻ đẹp. Cũng từ đó, nếu để ý sẽ thấy Chính ủy chăm sóc kỹ hơn dung nhan của mình. Bộ râu kẽm được cắt tỉa sắc lém. Thay cho bộ bà ba mốc cời là những bộ quân phục cắt may thẳng thơm hơn. Trông người trẻ trung và rắn rỏi hơn trước nhiều. Có người khen nịnh, Hai Ðại cười vểnh râu:
- Lúc này mình khỏe ra nhờ cơ thể cắt bỏ được khối ung nhọt Bảy Viễn.
Tám Tâm cố giấu nụ cười chế nhạo. Ðể rồi xem! Cha này rồi cũng chết vì tiền bạc và đàn bà như Bảy Viễn.
Ðúng như Tám Tâm nghi, Hai Ðại "hốt ổ" Bảy Viễn. Vài cô không chịu được sự thân mật quá trớn của ông Hai đã xin đổi cơ quan khác.
Tám Tâm đang ngày đêm rà soát sinh hoạt của Chính ủy thì được tin mình có chân trong phái đoàn ra Bắc báo cáo về vụ Bình Xuyên. Trưởng đoàn là đồng chí Phạm Hùng. Dân Bình Xuyên được chọn ra Bắc có Hai Vĩnh - Chi đội trưởng Chi đội 7, người có công trong vụ bắt Phán Huề, qua đó nắm chắc bằng cớ Bảy Viễn đi đêm với Phòng Nhì. Ngoài Tám Tâm còn có Chính trị viên Lưu Quý Thoái và thư ký riêng của Trung tướng Nguyễn Bình phụ trách liên lạc giữa Bộ Tư lệnh Khu 7 với Liên khu Bình Xuyên là Lương Văn Trọng. Trong chuyến đi này, trách nhiệm của Hai Trọng rất quan trọng. Trước đó một tuần, Trung tướng Nguyễn Bình đã cùng Hai Trọng bàn thảo đề cương báo cáo về công tác lãnh đạo các đơn vị bộ đội giang hồ theo kháng chiến dưới cái tên Bình Xuyên. Cả hai đều mệt nhoài nhưng hết sức phấn khởi.
Nguyễn Bình nói:
- Ðúng là lịch sử thường lặp lại. Chuyện thập nhị sứ quân thời Ðinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn nay lại tái diễn tại miền Ðông Nam Bộ này. Chung sống với dân giang hồ trong thời đánh Tây này, mình phải là hảo hớn mới gây được lòng tin của các thủ lĩnh Bình Xuyên. Vụ xử Ba Nhỏ ở Long Thành, nếu mình không có dũng khí thì có thể cục diện sẽ đổi khác.
Trước ngày lên đường một hôm, phái đoàn ghé văn phòng Chi đội 4, nay là Trung đoàn 304.
Mười Trí đang chuẩn bị xuống miền Tây cũng đãi đoàn một bữa tiệc.
Tám Tâm đảm trách công tác thanh trừng trong Chi đội 9 của Bảy Viễn. Số tiền và vàng này anh phải giao tận tay Chính ủy Hai Ðại.
Ðứng chờ hoài mà không thấy Hai Ðại làm giấy biên nhận, anh nói lớn:
- Ðồng chí ký cho tôi giấy biên nhận.
Hai Ðại nhìn Tám Tâm trân trân:
- Anh không tin Ðảng sao?
- Tin chớ!
- Tin sao bắt Ðảng phải làm biên nhận?
- Xin lỗi, đồng chí không phải là Ðảng... Tôi rất tin đồng chí, nhưng người khác không tin tôi. Số tiền và vàng đó, tôi phải có biên nhận để khi cấp trên hỏi, tôi trưng ra là đã giao cho Chính ủy.
Thấy Tám Tâm nói cứng, Hai Ðại tức lắm, nhưng không làm gì được. Tám Tâm nổi tiếng là thiện xạ số 1 của Chi đội 9 và của cả phân khu.
Hai Ðại đành nhân nhượng:
- Tôi chỉ thử đồng chí thôi. Ðể tôi làm biên nhận như đồng chí yêu cầu.
Thủ tờ biên nhận, Tám Tâm ra về lẩm bẩm:
- Thằng cha già râu kẽm này đáng nghi lắm? Cặp mắt lão ta lóe lên khi thấy số tiền và đống vàng mình giao cộng với thái độ làm lơ không chịu biên nhận. Ðáng nghi lắm? Mình sẽ theo dõi cha này thật kỹ mới được?
Do nghi ngờ Hai Ðại nên Tám Tâm thấy rõ sự thảm bại trong chủ trương đưa dân giang hồ Bình Xuyên về thành địch vận Bảy Viễn. Theo Tám Tâm, đó là đẩy đồng chí mình vào chỗ chết.
Em út làm sao nói Bảy Viễn nghe? Huống chi Bảy viễn như con chim mới bị tên, thấy cây cong là sợ.
Liền sau khi tảo thanh, Hai Ðại hốt hết văn phòng Bảy Viễn. Tất cả giấy tờ, hồ sơ, kể cả mấy cô thư ký văn phòng trẻ đẹp. Cũng từ đó, nếu để ý sẽ thấy Chính ủy chăm sóc kỹ hơn dung nhan của mình. Bộ râu kẽm được cắt tỉa sắc lém. Thay cho bộ bà ba mốc cời là những bộ quân phục cắt may thẳng thơm hơn. Trông người trẻ trung và rắn rỏi hơn trước nhiều. Có người khen nịnh, Hai Ðại cười vểnh râu:
- Lúc này mình khỏe ra nhờ cơ thể cắt bỏ được khối ung nhọt Bảy Viễn.
Tám Tâm cố giấu nụ cười chế nhạo. Ðể rồi xem! Cha này rồi cũng chết vì tiền bạc và đàn bà như Bảy Viễn.
Ðúng như Tám Tâm nghi, Hai Ðại "hốt ổ" Bảy Viễn. Vài cô không chịu được sự thân mật quá trớn của ông Hai đã xin đổi cơ quan khác.
Tám Tâm đang ngày đêm rà soát sinh hoạt của Chính ủy thì được tin mình có chân trong phái đoàn ra Bắc báo cáo về vụ Bình Xuyên. Trưởng đoàn là đồng chí Phạm Hùng. Dân Bình Xuyên được chọn ra Bắc có Hai Vĩnh - Chi đội trưởng Chi đội 7, người có công trong vụ bắt Phán Huề, qua đó nắm chắc bằng cớ Bảy Viễn đi đêm với Phòng Nhì. Ngoài Tám Tâm còn có Chính trị viên Lưu Quý Thoái và thư ký riêng của Trung tướng Nguyễn Bình phụ trách liên lạc giữa Bộ Tư lệnh Khu 7 với Liên khu Bình Xuyên là Lương Văn Trọng. Trong chuyến đi này, trách nhiệm của Hai Trọng rất quan trọng. Trước đó một tuần, Trung tướng Nguyễn Bình đã cùng Hai Trọng bàn thảo đề cương báo cáo về công tác lãnh đạo các đơn vị bộ đội giang hồ theo kháng chiến dưới cái tên Bình Xuyên. Cả hai đều mệt nhoài nhưng hết sức phấn khởi.
Nguyễn Bình nói:
- Ðúng là lịch sử thường lặp lại. Chuyện thập nhị sứ quân thời Ðinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn nay lại tái diễn tại miền Ðông Nam Bộ này. Chung sống với dân giang hồ trong thời đánh Tây này, mình phải là hảo hớn mới gây được lòng tin của các thủ lĩnh Bình Xuyên. Vụ xử Ba Nhỏ ở Long Thành, nếu mình không có dũng khí thì có thể cục diện sẽ đổi khác.
Trước ngày lên đường một hôm, phái đoàn ghé văn phòng Chi đội 4, nay là Trung đoàn 304.
Mười Trí đang chuẩn bị xuống miền Tây cũng đãi đoàn một bữa tiệc.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook