Sống hết mình với bạn, tận tình khuyên bảo lúc bạn hư hỏng, đem sinh mệnh chính trị cá nhân mình ra bảo đảm cho bạn, tiễn đưa mấy dặm đường và kiên trì thuyết phục bạn nhưng hoàn toàn thất bại, Mười Trí buồn cho cuộc đời của Bảy Viễn, lại bực vì mình bị mọi người nghi oan. Giờ đây Mười Trí phải xuống miền Tây làm một công tác hoàn toàn xa lạ: vận động Hòa Hảo theo Việt Minh chống Pháp.

Càng bực về chuyện bố trí công tác "tréo ngoe", Mười Trí càng buồn người bạn từng thề nguyền sanh tử giữa biển khơi. Nỗi buồn khó tả ấy đã biến một con người ít học, xa lạ với Văn thơ lại "đẻ" ra được những vần thơ rung động lòng người. Bài thơ duy nhất trong đời Mười Trí được ghi sổ tay ngay trong đêm đau khổ nhất đời: mất một người bạn nối khố và buồn cho tương lai mờ mịt của thính mình.

Ba Chiêu là đại đội trưởng kiêm Chánh văn phòng Chi đội 4 được Mười Trí coi như con cháu trong nhà nên đôi khi tự cho phép mình lục lạo hồ sơ trên bàn chú Mười. Tình cờ mở sổ tay chú Mười Ba Chiêu đọc được bài thơ Gởi Bảy Viễn, nguyên văn như sau:

Thế là hết, tôi với anh đành đoạn tuyệt

Vì anh ơi, đời hồ hải hết tung hoành

Anh giam mình vào lưới sắt, bả hư danh

Thân lồng chậu, anh mong nằm trên nệm ấm

Anh có biết tay quân thù còn đỏ thắm

Máu đồng bào ngùn ngụt lửa căm thù

Kiếp tôi đòi anh nhớ lại mùa thu

Mùa lịch sử đã mở tù cho dân tộc.

Thế là hết. Tôi với anh, người một góc

Hai phương trời, hai lẽ sống chẳng dung nhau

Giữa đôi ta một vực thẳm ba đào

Chia đôi bạn đứng nhìn nhau thế trận

Xe trước gãy, xe sau chẳng tránh

Riêng tôi niệm chút tình xưa xin nhắn

Vì tin rằng anh còn giữ chút lương tâm

Máu giang hồ mã thượng phải tung hoành

Phải biết sống đời trai hùng oanh liệt...
Mười Trí chỉ có một tuần để thu xếp đưa cả gia đình về miền Tây công tác.

Anh chọn đại đội của Ba Chiêu đi cùng. Hai chú cháu bàn chuyện công tác mới rất tâm đắc.

Ba Chiêu nói:

- Chú Mười được phân công Hòa Hảo vận, theo cháu thì tuy có bất ngờ, nhưng nghĩ lại mình có lợi thế hơn, người khác.

- Lợi thế ở chỗ nào?

- Hồi thầy Tư Hòa Hảo tá túc chi đội mình, miền Tây có gửi lên một đại đội tiếp tế mà đứng đầu là Năm Lửa. Trong đó có tiểu đội nữ binh chuyên ngón song kiếm...Khi thầy Tư quy tiên, Hòa Hảo ở miền Tây nổi lên, theo Pháp đánh phá kháng chiến thì đại đội tiếp tế Hòa Hảo bị gom lại giam tại nhà Hội đồng Sầm. Vài tháng sau chú Mười tới lãnh một tiểu đội trong đó có Tư Ðốc, Hồng Anh và hai cô Lan, Ðiệu, chú Mười nhớ không?

- Rồi sao?

- Tiểu đội Hòa Hảo này sẽ giúp chú Mười liên lạc với các nhóm Hòa Hảo ở miền Tây như nhóm Cái Vồn của Năm Lửa, nhóm Chợ Mới của Ba Ngộ, nhóm Cái Dầu của Hai Ngoan, nhóm Bằng Tăng của Ba Cụt...

Mười Trí gật gù:

- Hay! Nhờ mày nhắc mà tao sáng ra. Mày mời mấy người đó tới để mình bàn chuyện. Nhưng cấp bách là mày do xem Ba Rùm hiện ở đâu để mời về miền Tây với mình. Ba Rùm là thợ mộc, thợ nề, thợ nguội, giỏi lắm? Xuống miền Tây, công việc đầu tiên là phải cất nhà, miệt dưới đất thấp, hằng năm dều bị lụt ba tháng, phải cất nhà sàn, Phải là thợ giỏi như Ba Rùm mới đảm trách được.

Ba Chiêu cố mới óc, giây lâu mới nhớ:

- Khi tảo thanh Chi đội 9, Tám Tâm bắt hết những người thân tín của Bảy Viễn - đứng đầu là Ba Tuấn, phụ trách thuế vụ; kế là Ba Rùm, trông coi binh công xưởng. Hai anh này nắm áo chú Năm Hà nhờ can thiệp.

- Năm Hà có chịu bảo lãnh không?

- Chú Năm Hà là người nhân đức nên thấy ai bị bắt oan là lãnh. Theo tin cháu nhận được thì chú Ba Rùm đang ở với chú Năm Hà. Nếu chú Mười sai người tới bảo lãnh thì chú Năm Hà giao ngay, mà chú Ba Rùm cũng khoái.

Mười Trí liền mở sổ tay, xé giấy viết thư tay cho Năm Hà, giao Ba Chiêu chọn liên lạc hỏa tốc tìm Năm Hà.

Ngày Mười Trí về miền Tây với một đại đội nhưng được ưu tiên giữ chức cũ là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 304 là ngày Mười Trí nhớ đời.

Ðúng là tai bay vạ gió nhưng Mười Trí cố làm mặt vui để cả đại đội hăng hái lên đường. Chỉ có chị Mười là đội khăn rằn phủ đầu che mặt để không ai thấy nét cau có bất mãn vì đại đội trưởng Ly, con trai đầu lòng bị người ta "mượn" đã đi công tác trước đó vài ngày.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương