Bảy Viễn Thủ Lĩnh Bình Xuyên
-
Chương 44
Khi Maurice Thiên đưa Năm Tài tới gặp trung tá Savani báo tin Bảy Viễn đột ngột rút quân về thành vì chiến khu Rừng Sác bị tảo thanh, tên trùm Phòng Nhì nhún vai lộ vẻ thất vọng. Hắn lẩm bẩm:
- Thất bại đi đôi với thất bại! Trước đây, trong vụ tàu Thanh Vân bị đánh trong lãnh thổ eủa Bảy Viễn. Công an Ðặc khu Sài Gòn đã phá thế "án binh bất động" của Savani và Bảy Viễn. Nay trong vụ Bảy Viễn bất ngờ về thành, Nguyễn Bình đã phá kế hoạch lập chiến khu quốc gia Bình Xuyên tại Rừng Sác của ta. Rõ ràng Bảy Viễn không làm được trò trống gì? Ông Maurice có thấy như vậy không?
Tư Thiên ở trong thế phải "cứu bồ":
- Trung tá không nên vì bực bội mà đánh giá Bảy Viễn quá thấp. Trong giới giang hồ Sài Gòn, phải nói Bảy Viễn là tay có bản lĩnh dư sức làm thủ lĩnh Bình Xuyên. Nhưng...
Savani cười lạt:
- Nhưng sao?
- Sách có câu "mãnh hổ nan địch quần hổ". Một mình Bảy Viễn làm sao đương cự cả bộ máy cầm quyền Việt Minh? Lẽ ra chúng ta phải can thiệp ngay để giúp Bảy Viễn đối phó kịp thời, nhưng tiếc rằng chúng ta cánh xa Rừng Sác cả mấy chục cây số đường sông. Ði ca-nô cũng phải mất một buổi. Nước xa không cứu được lửa gần. Bảy Viễn thất bại là chúng ta thất bại.
Savani gật gù:
- Ông nói đúng. Bảy Viễn thất bại là chúng ta - Phòng Nhì - thất bại. Về thành với hai đại đội thì quá yếu? Làm sao mình dám báo cáo với Thiếu tướng Tư lệnh Nam phần Việt Nam?
Ông De la Tour sẽ vô cùng thất vọng khi thấy Bảy Viễn về thành với hai đại đội. Với cương vị Khu phó hay Khu trưởng Chiến khu 7, phải về thành với năm bảy chi đội, quân số cả chục ngàn người.
Savani cười lạt:
- Ông tướng sẽ bật cười mà rằng "trái núi có con chuột". Lâu nay mình bị huyền hoặc bởi các giai thoại về ông tướng Bình Xuyên trong hàng ngũ Việt Minh. Bây giờ ta tính sao đây?
Tư Thiên chỉ Năm Tài:
- Cậu này vừa đưa ý khá hay: Bảy Viễn về thành trong tình thế bị động. Chiến khu Rừng Sác bị Việt Minh bất ngờ tấn công. Vì vậy Bảy Viễn chỉ có hai đại đội bảo vệ khi về Nam Bộ nhận chức Khu bộ trưởng. Ta không nên báo cáo cho Thiếu tướng tư lệnh biết mà nên tạm thời đưa lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn về miệt Chánh Hưng, vùng chợ Phạm Thế Hiển để ổn định nơi ăn chốn ở. Sau đó quân đội Pháp sẽ hành quân vô Rừng Sác đưa các chi đội Bình Xuyên về thành.
Nếu không dủ quân số, ta mở các phòng tuyển mộ tân binh, trang bị quân phục, súng ống, huấn luyện trong vòng vài tháng, sau đó sẽ làm lễ ra mắt nhà chí nguyện chính phủ quốc gia.
Savani nhìn Năm Tài gật gù tán thưởng:
- Ý hay! ít ra cũng phải có một hai nhân viên biết làm việc như cậu này. Tôi hoàn toàn đồng ý và tôi giao cho ông thay mặt tôi lo mọi việc giúp Bảy Viễn trong lúc đầu.
Tư Thiên, Năm Tài tức tốc sang Chánh Hưng nghiên cứu thực địa. Ðây là một vùng ngoại ô, bán công bán nông, đa số dân lao động làm thuê làm mướn trong lúc nông nhàn. Chợ Phan Thế Hiển mới lập, phố lầu vươn cao, trông có vẻ sung túc. Ðất trống còn nhiều, Tư Thiên cho xây cất ngay một dãy phố kiểu khu gia binh để giải quyết nhu cầu ăn ở cho hai trung đội trung thành với Bảy Viễn.
Năm Tài góp ý:
- Anh Tư Sang sẽ ở khu gia binh Phạm Thế Hiển để nắm anh em binh sĩ. Còn ông Bảy, mình cũng phải lo cho ổng một văn phòng ở nơi thị tứ, vì dù sao ông Bảy cũng là lãnh tụ Bình Xuyên về với Chính phủ trung ương Nguyễn Văn Xuân.
- Tất nhiên! Ðể tôi mướn cho ông Bảy một căn phố ở đường Marins (Thủy binh), gần Ðèn ba ngọn.
Như Năm Tài hiến kế, Pháp tổ chức cuộc hành quân đánh vô Rừng Sác để tạo điều kiện cho bộ đội Bình Xuyên còn bị kẹt trong vùng Việt Minh rút Về thành. Nhưng lúc đó, các chi đội Bình Xuyên được phiên chế lại theo hình thức trung đoàn như khắp các khu trong cả nước, không còn chi đội Bình Xuyên nào mà không bị xé ra để xáp nhập với các đơn vị khác, trở thành một trung đoàn chính quy có tổ chức chặt chẽ và vững vàng.
Thế nên các cuộc hành quân của Pháp coi thật rầm rộ nhưng không thu được kết quả gì.
Bảy Viễn ngày ngày đóng quân phục sĩ quan quân đội quốc gia ka-ki trắng nhưng chưa đeo cấp bậc vì còn chờ quyết định của tướng De la Tour.
Bảy Viễn không vui khi các cuộc hành quân qui mô của quân đội Pháp kết thúc mà không có một đơn vị Bình Xuyên nào về thành. Chỉ còn cách duy nhất là mở các phòng mộ tân binh. Tại các chợ Phạm Thế Hiển, Xóm Củi, Xóm Chỉ, cầu Chữ Y, cầu Tân Thuận, cầu Ông Lãnh, chợ cầu Muối đều có các bàn mộ lính Bình Xuyên. Ai ghi tên đều được lãnh tiền thưởng ngay. Ðích thân đại úy Năm Bé trông coi việc tuyển mộ tân binh Bình Xuyên. Mộ tân binh được bao nhiêu thì giao cho Tư Sang đảm trách huấn luyện. Công việc này làm cấp tốc để chạy đua với thời gian. Hoàn thành sớm chừng nào thì lễ ra mắt được tổ chức sớm chừng đó.
Thấm thoát ngày lễ ra mắt đã tới. Quân đội Bình Xuyên mặc đồng phục ka-ki mới toanh, còn thơm mùi long não từ trong kho quân nhu mới lấy ra. Nhưng dân Chánh Hưng, Phạm Thế Hiển, cầu ông Lãnh đều không lạ đám quân này. Toàn là dân "đá cá lăn dưa" các chợ, túng quá đâm liều, đăng lính để kiếm tiền thưởng.
Ngày trọng đại ấy, Bảy Viễn đăng đàn đọc diễn văn do Năm Tài viết, nhấn mạnh "trở về với chính nghĩa quốc gia vì chán Việt Minh độc quyền yêu nước".
Tướng De la Tour gắn lên vai áo Bảy Viễn lon đại tá.
- Thất bại đi đôi với thất bại! Trước đây, trong vụ tàu Thanh Vân bị đánh trong lãnh thổ eủa Bảy Viễn. Công an Ðặc khu Sài Gòn đã phá thế "án binh bất động" của Savani và Bảy Viễn. Nay trong vụ Bảy Viễn bất ngờ về thành, Nguyễn Bình đã phá kế hoạch lập chiến khu quốc gia Bình Xuyên tại Rừng Sác của ta. Rõ ràng Bảy Viễn không làm được trò trống gì? Ông Maurice có thấy như vậy không?
Tư Thiên ở trong thế phải "cứu bồ":
- Trung tá không nên vì bực bội mà đánh giá Bảy Viễn quá thấp. Trong giới giang hồ Sài Gòn, phải nói Bảy Viễn là tay có bản lĩnh dư sức làm thủ lĩnh Bình Xuyên. Nhưng...
Savani cười lạt:
- Nhưng sao?
- Sách có câu "mãnh hổ nan địch quần hổ". Một mình Bảy Viễn làm sao đương cự cả bộ máy cầm quyền Việt Minh? Lẽ ra chúng ta phải can thiệp ngay để giúp Bảy Viễn đối phó kịp thời, nhưng tiếc rằng chúng ta cánh xa Rừng Sác cả mấy chục cây số đường sông. Ði ca-nô cũng phải mất một buổi. Nước xa không cứu được lửa gần. Bảy Viễn thất bại là chúng ta thất bại.
Savani gật gù:
- Ông nói đúng. Bảy Viễn thất bại là chúng ta - Phòng Nhì - thất bại. Về thành với hai đại đội thì quá yếu? Làm sao mình dám báo cáo với Thiếu tướng Tư lệnh Nam phần Việt Nam?
Ông De la Tour sẽ vô cùng thất vọng khi thấy Bảy Viễn về thành với hai đại đội. Với cương vị Khu phó hay Khu trưởng Chiến khu 7, phải về thành với năm bảy chi đội, quân số cả chục ngàn người.
Savani cười lạt:
- Ông tướng sẽ bật cười mà rằng "trái núi có con chuột". Lâu nay mình bị huyền hoặc bởi các giai thoại về ông tướng Bình Xuyên trong hàng ngũ Việt Minh. Bây giờ ta tính sao đây?
Tư Thiên chỉ Năm Tài:
- Cậu này vừa đưa ý khá hay: Bảy Viễn về thành trong tình thế bị động. Chiến khu Rừng Sác bị Việt Minh bất ngờ tấn công. Vì vậy Bảy Viễn chỉ có hai đại đội bảo vệ khi về Nam Bộ nhận chức Khu bộ trưởng. Ta không nên báo cáo cho Thiếu tướng tư lệnh biết mà nên tạm thời đưa lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn về miệt Chánh Hưng, vùng chợ Phạm Thế Hiển để ổn định nơi ăn chốn ở. Sau đó quân đội Pháp sẽ hành quân vô Rừng Sác đưa các chi đội Bình Xuyên về thành.
Nếu không dủ quân số, ta mở các phòng tuyển mộ tân binh, trang bị quân phục, súng ống, huấn luyện trong vòng vài tháng, sau đó sẽ làm lễ ra mắt nhà chí nguyện chính phủ quốc gia.
Savani nhìn Năm Tài gật gù tán thưởng:
- Ý hay! ít ra cũng phải có một hai nhân viên biết làm việc như cậu này. Tôi hoàn toàn đồng ý và tôi giao cho ông thay mặt tôi lo mọi việc giúp Bảy Viễn trong lúc đầu.
Tư Thiên, Năm Tài tức tốc sang Chánh Hưng nghiên cứu thực địa. Ðây là một vùng ngoại ô, bán công bán nông, đa số dân lao động làm thuê làm mướn trong lúc nông nhàn. Chợ Phan Thế Hiển mới lập, phố lầu vươn cao, trông có vẻ sung túc. Ðất trống còn nhiều, Tư Thiên cho xây cất ngay một dãy phố kiểu khu gia binh để giải quyết nhu cầu ăn ở cho hai trung đội trung thành với Bảy Viễn.
Năm Tài góp ý:
- Anh Tư Sang sẽ ở khu gia binh Phạm Thế Hiển để nắm anh em binh sĩ. Còn ông Bảy, mình cũng phải lo cho ổng một văn phòng ở nơi thị tứ, vì dù sao ông Bảy cũng là lãnh tụ Bình Xuyên về với Chính phủ trung ương Nguyễn Văn Xuân.
- Tất nhiên! Ðể tôi mướn cho ông Bảy một căn phố ở đường Marins (Thủy binh), gần Ðèn ba ngọn.
Như Năm Tài hiến kế, Pháp tổ chức cuộc hành quân đánh vô Rừng Sác để tạo điều kiện cho bộ đội Bình Xuyên còn bị kẹt trong vùng Việt Minh rút Về thành. Nhưng lúc đó, các chi đội Bình Xuyên được phiên chế lại theo hình thức trung đoàn như khắp các khu trong cả nước, không còn chi đội Bình Xuyên nào mà không bị xé ra để xáp nhập với các đơn vị khác, trở thành một trung đoàn chính quy có tổ chức chặt chẽ và vững vàng.
Thế nên các cuộc hành quân của Pháp coi thật rầm rộ nhưng không thu được kết quả gì.
Bảy Viễn ngày ngày đóng quân phục sĩ quan quân đội quốc gia ka-ki trắng nhưng chưa đeo cấp bậc vì còn chờ quyết định của tướng De la Tour.
Bảy Viễn không vui khi các cuộc hành quân qui mô của quân đội Pháp kết thúc mà không có một đơn vị Bình Xuyên nào về thành. Chỉ còn cách duy nhất là mở các phòng mộ tân binh. Tại các chợ Phạm Thế Hiển, Xóm Củi, Xóm Chỉ, cầu Chữ Y, cầu Tân Thuận, cầu Ông Lãnh, chợ cầu Muối đều có các bàn mộ lính Bình Xuyên. Ai ghi tên đều được lãnh tiền thưởng ngay. Ðích thân đại úy Năm Bé trông coi việc tuyển mộ tân binh Bình Xuyên. Mộ tân binh được bao nhiêu thì giao cho Tư Sang đảm trách huấn luyện. Công việc này làm cấp tốc để chạy đua với thời gian. Hoàn thành sớm chừng nào thì lễ ra mắt được tổ chức sớm chừng đó.
Thấm thoát ngày lễ ra mắt đã tới. Quân đội Bình Xuyên mặc đồng phục ka-ki mới toanh, còn thơm mùi long não từ trong kho quân nhu mới lấy ra. Nhưng dân Chánh Hưng, Phạm Thế Hiển, cầu ông Lãnh đều không lạ đám quân này. Toàn là dân "đá cá lăn dưa" các chợ, túng quá đâm liều, đăng lính để kiếm tiền thưởng.
Ngày trọng đại ấy, Bảy Viễn đăng đàn đọc diễn văn do Năm Tài viết, nhấn mạnh "trở về với chính nghĩa quốc gia vì chán Việt Minh độc quyền yêu nước".
Tướng De la Tour gắn lên vai áo Bảy Viễn lon đại tá.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook