Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
-
Quyển 2 - Chương 41
Trời mưa. Mưa gió mùa, nóng và nặng hạt làm ướt những khách bộ hành lẻ loi. Nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot, 35 Đại lộ Marceau gần quảng trường Étoile (Ngôi sao), quận 16, thủ đô Paris, xem ra quá lớn cho buổi lễ tang như thế nầy. Vào ngày 6 tháng 8 năm 1997, cựu hoàng Bảo Đại đã ra đi vào cõi vĩnh hằng được năm ngày rồi. Ông mất vì ứ nước màng não, xuất huyết nội tạng thận và ung thư tuỵ tại bệnh viện quân đội Val-de-Grâce. Mấy anh nhà báo đi đi lại lại trong khoảnh sân rộng trước cửa nhà thờ. Lúc đầu họ chưa được phép vào trong gian giữa nhà thờ. Bà hoàng Monique – hay còn gọi là Hoàng hậu Thái Phương – Hoàng hậu Phương Tây, tước hiệu tự đặt của bà goá Bảo Đại – lúc đầu còn cấm đám nhà báo vào. Sau đó lệnh cấm đã được hoãn thi hành, và khoảng một chục đại diện các hãng thông tấn, hai nhà quay phim truyền hình đã được phép đến gần linh cữu. Trong lúc đợi giờ cử hành tang lễ, cha xứ nói chuyện với một cựu quân nhân ngực đeo đầy huân chương. Sự có mặt của người như của hàng chục đại biểu cho một tổ chức hùng mạnh, đem lại sự ngạc nhiên cho mọi người có mặt trong buổi sáng hôm ấy. Cuối đời, ông Bảo Đại thỉnh thoảng còn ăn tối với mấy cựu quân nhân Pháp đã chiến đấu ở Đông Dương. Có lẽ họ tâm đầu ý hợp lắm. Cho nên theo di chúc, một trong số nầy đã được chọn để đọc bài điếu.
Ông vua cuối cùng của triều Nguyễn đã quy y công giáo và làm lễ rửa tội tại nhà thờ nầy năm 1988. Ông đã mang một tên mới theo lệ công giáo là Jean-Robert.
Chính Giáo hội đã dùng tên nầy mỗi khi nói về ông, về cuộc đời và về đức tin dù đã muộn của ông. Ông Bảo Đại thường xuyên đến nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot để cầu nguyện trước tượng Chúa. Ông tham dự vào các sinh hoạt của Nhà Thờ, đã lên tận quảng trường Champs – Elysées, tay vác thánh giá nặng bằng gỗ cùng với mấy bạn đồng hương khác của ông. Chính ông, con người đa nghi và lạnh lùng đã đến rạp đầu trước Đức mẹ Đồng trinh, như trước đây các thần dân đã cúi rạp mình trước ngai vàng của ông. Cha chánh xứ kể rằng từ năm 1984, ông đã viết thư cho Giáo hoàng Pie XI để giải thích vai trò mà ông muốn đóng ở châu Á. Và hôm nay một Giáo hoàng khác, Jean Paul II đã gửi điện chia buồn.
Phủ Tổng thống Pháp đã cử một đại diện đến, cũng như ông thị trưởng Paris cũng chỉ cử người thay mặt đến dự. Toàn bộ phe cánh Bảo Đại đều có mặt: các cựu quân nhân, những người đứng đầu giáo phái, cựu bộ trưởng, đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Cử toạ tỏ ra ngạc nhiên về tước vị Hoàng hậu mà bà Monique tự phong, thỉnh thoảng còn cười mỉm. Một thông cáo của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố tại Hà Nội, đã nhắc lại rằng: vị Hoàng đế ham chơi đã vất bỏ cành ô-liu của chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra. Có lẽ đó là cơ hội duy nhất trong lịch sử để có thể có một cử chỉ độ lượng như thế. Tiếc rằng ông ta chỉ đáp lại một cách tích cực thái độ thiện chí ấy trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên một chiếc xe của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã đem đến một vòng hoa trắng, trên tấm băng tang có ghi dòng chữ bằng tiếng Việt: “Mặt trận Tổ quốc kính viếng”.
Lễ tang đã diễn ra tốt đẹp theo đúng nghi thức công giáo với bài Tụng Chúa của Đức mẹ theo yêu cầu của người quá cố mấy tiếng trước khi nhắm mắt. Một phần cử toạ cảm thấy ngượng nghịu khi số người Việt Nam có mặt quá ít. Không một chút gì gợi lại hình ảnh những đám đông thần dân Huế xưa kia với sự ngưỡng mộ đối với con người đang nằm ở giữa lối đi trong nhà thờ hôm nay. Cha xứ không một lời nào nói đến gia đình người quá cố. Người châu Âu có mặt trong gian chính lại đông hơn người châu Á. Hình như có một cú điện thoại cảnh báo rằng những thành viên còn sót lại của triều đình có thể sẽ không được hoan nghênh khi đến dự lễ tang. Đa số, do đó đã lựa chọn như từ 40 năm nay một thái độ kín đáo. Phu nhân người quá cố ngồi riêng một chỗ, xa những ghế dành cho gia đình có tang, ngang hàng với vị đại diện Tổng thống Pháp. Lời phát biểu của cha xứ chính là nhằm vào bà ta. Còn Bảo Long, người đã được tấn phong kế vị ngai vàng từ năm 1936 đứng ở bên linh cữu. Nhưng khi tang lễ kết thúc, trong lúc tiếng đàn ống lớn của nhà thờ vang lên, ông không đi theo cùng đoàn tang như truyền thống đòi hỏi, mà chỉ có “Hoàng hậu Thái Phương” đi sau linh cữu. Trong nhà thờ người Việt Nam ít ỏi lặng lẽ như nín thở chờ một cử chỉ, một dấu hiệu tỏ ra đế chế An Nam không hoàn toàn mất đi, mặc dù các cuộc chiến tranh đã lùi xa về quá khứ và sự im lặng đã kéo dài bốn mươi năm qua rồi, một ông Nguyễn có thể nhóm lại ngọn đuốc. Nhưng Bảo Long, gần như không muốn mọi người nhìn thấy, kín đáo bước ra khỏi nhà thờ bằng một cửa ngách. Cộng đồng người ở Paris không biết gì mấy về một ông hoàng bí ẩn, giữ kẽ. Con người đã không thay đổi gì kể từ khi rời khỏi đơn vị thiết giáp của Quân đội lê dương Pháp.
Đám đông từ từ ra khỏi nhà thờ và lặng lẽ chia tay, mỗi người mỗi ngả. Họ chăm chú lắng nghe vài tin đồn đâu đó có thể đem lại hy vọng rằng trời xanh không nghiệt ngã và có lẽ một ngày kia những chiếc cổng đồ sộ của Đại Nội Huế sẽ lại mở cửa đón Hoàng đế.
T.P Hồ Chí Minh, tháng 8-1994
Paris, tháng 8-1997
HẾT
Ông vua cuối cùng của triều Nguyễn đã quy y công giáo và làm lễ rửa tội tại nhà thờ nầy năm 1988. Ông đã mang một tên mới theo lệ công giáo là Jean-Robert.
Chính Giáo hội đã dùng tên nầy mỗi khi nói về ông, về cuộc đời và về đức tin dù đã muộn của ông. Ông Bảo Đại thường xuyên đến nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot để cầu nguyện trước tượng Chúa. Ông tham dự vào các sinh hoạt của Nhà Thờ, đã lên tận quảng trường Champs – Elysées, tay vác thánh giá nặng bằng gỗ cùng với mấy bạn đồng hương khác của ông. Chính ông, con người đa nghi và lạnh lùng đã đến rạp đầu trước Đức mẹ Đồng trinh, như trước đây các thần dân đã cúi rạp mình trước ngai vàng của ông. Cha chánh xứ kể rằng từ năm 1984, ông đã viết thư cho Giáo hoàng Pie XI để giải thích vai trò mà ông muốn đóng ở châu Á. Và hôm nay một Giáo hoàng khác, Jean Paul II đã gửi điện chia buồn.
Phủ Tổng thống Pháp đã cử một đại diện đến, cũng như ông thị trưởng Paris cũng chỉ cử người thay mặt đến dự. Toàn bộ phe cánh Bảo Đại đều có mặt: các cựu quân nhân, những người đứng đầu giáo phái, cựu bộ trưởng, đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Cử toạ tỏ ra ngạc nhiên về tước vị Hoàng hậu mà bà Monique tự phong, thỉnh thoảng còn cười mỉm. Một thông cáo của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố tại Hà Nội, đã nhắc lại rằng: vị Hoàng đế ham chơi đã vất bỏ cành ô-liu của chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra. Có lẽ đó là cơ hội duy nhất trong lịch sử để có thể có một cử chỉ độ lượng như thế. Tiếc rằng ông ta chỉ đáp lại một cách tích cực thái độ thiện chí ấy trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên một chiếc xe của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã đem đến một vòng hoa trắng, trên tấm băng tang có ghi dòng chữ bằng tiếng Việt: “Mặt trận Tổ quốc kính viếng”.
Lễ tang đã diễn ra tốt đẹp theo đúng nghi thức công giáo với bài Tụng Chúa của Đức mẹ theo yêu cầu của người quá cố mấy tiếng trước khi nhắm mắt. Một phần cử toạ cảm thấy ngượng nghịu khi số người Việt Nam có mặt quá ít. Không một chút gì gợi lại hình ảnh những đám đông thần dân Huế xưa kia với sự ngưỡng mộ đối với con người đang nằm ở giữa lối đi trong nhà thờ hôm nay. Cha xứ không một lời nào nói đến gia đình người quá cố. Người châu Âu có mặt trong gian chính lại đông hơn người châu Á. Hình như có một cú điện thoại cảnh báo rằng những thành viên còn sót lại của triều đình có thể sẽ không được hoan nghênh khi đến dự lễ tang. Đa số, do đó đã lựa chọn như từ 40 năm nay một thái độ kín đáo. Phu nhân người quá cố ngồi riêng một chỗ, xa những ghế dành cho gia đình có tang, ngang hàng với vị đại diện Tổng thống Pháp. Lời phát biểu của cha xứ chính là nhằm vào bà ta. Còn Bảo Long, người đã được tấn phong kế vị ngai vàng từ năm 1936 đứng ở bên linh cữu. Nhưng khi tang lễ kết thúc, trong lúc tiếng đàn ống lớn của nhà thờ vang lên, ông không đi theo cùng đoàn tang như truyền thống đòi hỏi, mà chỉ có “Hoàng hậu Thái Phương” đi sau linh cữu. Trong nhà thờ người Việt Nam ít ỏi lặng lẽ như nín thở chờ một cử chỉ, một dấu hiệu tỏ ra đế chế An Nam không hoàn toàn mất đi, mặc dù các cuộc chiến tranh đã lùi xa về quá khứ và sự im lặng đã kéo dài bốn mươi năm qua rồi, một ông Nguyễn có thể nhóm lại ngọn đuốc. Nhưng Bảo Long, gần như không muốn mọi người nhìn thấy, kín đáo bước ra khỏi nhà thờ bằng một cửa ngách. Cộng đồng người ở Paris không biết gì mấy về một ông hoàng bí ẩn, giữ kẽ. Con người đã không thay đổi gì kể từ khi rời khỏi đơn vị thiết giáp của Quân đội lê dương Pháp.
Đám đông từ từ ra khỏi nhà thờ và lặng lẽ chia tay, mỗi người mỗi ngả. Họ chăm chú lắng nghe vài tin đồn đâu đó có thể đem lại hy vọng rằng trời xanh không nghiệt ngã và có lẽ một ngày kia những chiếc cổng đồ sộ của Đại Nội Huế sẽ lại mở cửa đón Hoàng đế.
T.P Hồ Chí Minh, tháng 8-1994
Paris, tháng 8-1997
HẾT
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook