Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
-
Quyển 2 - Chương 29
Nhưng đó không phải là nội dung bàn bạc giữa cựu hoàng Bảo Đại và tướng Bảy Viễn. Vấn đề đặt ra không phải là những hậu quả xấu của sòng bạc khổng lồ Đại Thế giới đem lại cho xã hội mà là khoản lợi nhuận thu được từ cơ sở ăn chơi nầy. Theo lệ lâu nay là hai năm một lần sẽ bỏ thầu, ai nộp nhiều tiền nhất sẽ giành được quyền khai thác. Từ 1948, những người Hoa ở Macao đã giành được quyền nầy bằng cách đều đặn mỗi ngày nộp cho chính phủ Nam Kỳ bốn trăm nghìn đồng bạc Đông Dương. Nhưng muốn ăn chắc, không bị Việt Minh quấy rầy, họ cũng phải trích thêm năm trăm nghìn đồng nữa để nộp cho Việt Minh, tổng cộng mỗi ngày Đại Thế giới phải bỏ ra gần chín trăm nghìn đồng bạc Đông Dương (tương đương mười lăm triệu ba trăm nghìn franc năm 1948) chỉ để được kinh doanh yên ốn từ hai phía. Cả một gia tài? Đúng như thế nếu lợi nhuận tại chỗ không đủ trang trải cho chiến tranh. Ai có may mắn trúng thầu khai thác còn được quyền đưa nhân viên của mình phụ trách các chân: hồ lỳ, ca sĩ, nữ tiếp viên, gái gọi, nhân viên kế toán, bảo vệ… công việc kinh doanh tiến triển tốt. Khu phố vốn đã ồn ào, nhộn nhịp lúc ban ngày cứ chiều tối đến lại càng thêm đông đúc náo nhiệt. Các ông chủ sòng bạc Đại Thế giới hầu như không gặp khó khăn gì trong việc “nộp cống” đều đều không những cho cả hai bên Pháp và Việt Minh mà còn cho cả Cao uỷ, giám đốc cảnh sát đô thành, giám đốc hải quan, cho cả bà vợ của bộ trưởng nội vụ, cho Bình Xuyên đang nắm quyền hành ở Chợ Lớn và chắc chắn cho nhiều người khác nữa nhưng… Bảo Đại đến giờ phút nầy vẫn chưa có phần(6).
Cuộc gặp gỡ giữa cựu hoàng và viên tướng cướp có thể chẳng đem lại kết quả gì nếu hai người không cảm mến nhau. Họ tâng bốc nhau theo cách riêng của mỗi người. Họ gặp lại nhau, cùng nhau đi săn, cùng nhau chia sẻ các thú ăn chơi. Thường thường, ông chủ Chợ Lớn mang theo đoàn hộ tống lăm lăm súng tiểu liên Thompson và lựu đạn. Dường như hắn muốn tỏ ra chỉ tin cậy chính mình và thủ hạ của hắn để giữ an toàn cho hắn. Cũng là cách để chứng tỏ tính ngang tàng chẳng lệ thuộc vào một thế lực nào.
Dần dần Bảy Viễn gia nhập nhóm thân cận của cựu hoàng và chẳng bao lâu kế hoạch nắm Đại Thế giới trở thành hiện thực.
Lực lượng Bình Xuyên cũng như Quốc trưởng đều cần tiền để bành trướng thế lực. Từ một nhúm người khi mới quay về hợp tác với Pháp, Bảy Viễn dần dần nắm trong tay ba nghìn lính, không kể bọn thân binh, mật vụ, tình báo, chỉ điểm… Các thứ “thuế má” thu được của các thương gia trong thành phố không đủ để nuôi đội quân ô hợp của hắn, mặc dù từ khi trở về với “chính nghĩa quốc gia” của Quốc trưởng Bảo Đại, lực lượng Bình Xuyên được trả lương nhưng là một khoản tiền ít ỏi. Về phần cựu hoàng có lẽ ông không chê nhận một phần nguồn lợi trên. Ông làm mọi cách để tạo thuận lợi cho Bảy Viễn được trúng thầu khai thác “sới bạc” Đại Thế giới, năm 1950.
Ngay lập tức, cuộc thương lượng kết thúc nhanh chóng nhờ tiếng tăm hung hãn của lực lượng Bình Xuyên. Giới kinh doanh sòng bạc dù đó là những người Hoa sừng sỏ, làm sao có thể bàn cãi dây dưa với đại diện của ba nghìn tên anh chị chỉ quen giết người, được vũ trang đầy đủ…
Bảy Viễn lại khôn ngoan khéo dàn xếp với những nhóm người Hoa khác ở Chợ Lớn cũng như với đại diện người Corse ở Nam Kỳ. Điều lạ lùng là năm 1950, người Corse còn thao túng một phần mafia ở Sài Gòn. Sau đó họ rút dần vai trò của họ trong các trò cò quay, tứ sắc và tiếp theo là bài baccara.
Bảy Viễn bằng lòng “cống nộp” hàng ngày cho chính phủ “quốc gia” năm trăm nghìn đồng Đông Dương. Thế là nhiều hơn Hoa thương Macao đến một trăm nghìn đồng rồi. Từ Đà Lạt, Bảo Đại gửi thư can thiệp với chính phủ Nam Kỳ tự trị yêu cầu để Bảy Viễn trúng thầu. Ngày 1 tháng Giêng năm 1951, mọi việc xong xuôi Từ nay lực lượng Bình Xuyên đã hoàn toàn thao túng Đại Thế giới. Về phần mình, cựu hoàng được nhận riêng một khoản tiền hàng tháng là hai trăm bốn mươi nghìn đồng (tương đương hai mươi bốn triệu franc theo tỷ giá hối đoái năm 1950). Tài sản của cựu hoàng tích cóp được trong những năm đó chủ yếu là từ các khoản đóng góp của Đại Thế giới.
Tình bạn giữa cựu hoàng và viên thủ lĩnh Bình Xuyên ngày càng thắt chặt thêm nữa. Hai người cùng đi săn, cùng câu cá, những con cá ngừ xanh nặng hàng trăm cân. Bảo Đại ban tặng cho Bảy Viễn một chiếc ôtô, chiếc Jaguar to tướng. Chiếc Jaguar Mark II của ông, chiếc xe độc nhất ở Việt Nam trước đây ông đã hứa tặng con trai để kỷ niệm ngày sinh của anh.
Bảy Viễn lúc mới quay về với Pháp chỉ được phong đại tá. Không lâu sau đó, Bảo Đại can thiệp với Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh để phong tướng cho hắn. Từ đó hắn mang một tên mới có vẻ dân sự hơn: Tướng Lê Văn Viễn. Chính Quốc trưởng Bảo Đại tự tay gắn lon tướng cho hắn trước sự chứng kiến của bộ trưởng Quốc phòng và nhiều quan khách. Vào lúc nầy tên tù vượt ngục Côn Đảo, Bảy Viễn, còn “nợ” tám năm tù phải trả theo công lý Pháp!
Vị tướng mới được vinh thăng, ra dáng con nhà võ, với thân hình lực lưỡng, nhưng tính cách tàn bạo ra mặt. Nhưng cứ nhìn bộ quân phục chững chạc, với vẻ đầy thán phục một con người siêu phàm, hàng nghìn con người đứng xung quanh chứng kiến lễ phong quân hàm dường như quên đi gốc gác không lấy gì trong sạch của hắn. Từ nay, hắn được mọi người khoản đãi, tâng bốc. Một thế lực ngang tàng, tàn nhẫn. Tướng Lê Văn Viễn luôn có mặt trong các cuộc duyệt binh, các buổi tiệc tùng. Viên tướng lục lâm gốc rừng Sác, được đề nghị một vai trò chính trị. Hắn được giao quyền thống lĩnh các đội quân Cao Đài, Hoà Hảo, cầm đầu một tập hợp các đảng phái “quốc gia”. Từ nay lực lượng bảo vệ Quốc trưởng chính là phe đảng Bình Xuyên vì Quốc trưởng sống dưới sự đe doạ thường xuyên của những “ban ám sát” Việt Minh nổi tiếng.
Thành viên của các “ban ám sát” có mặt trên khắp đất nước, thủ tiêu các đối thủ chính trị, đóng vai bảo vệ đức hạnh và là những thành trì luân lý chống lại việc chạy theo lợi nhuận đang thịnh hành. Cơ quan lưu trữ còn giữ lại một bức thư vắn tắt có tiêu đề Trần Văn Ngà, trưởng ban ám sát Sài Gòn – Chợ Lớn gửi cho một chủ sòng bạc ở Chợ Lớn: “Rõ ràng là những hoạt động của ông xúc phạm đến phong hoá của dân chúng vì ông đã làm giàu một cách quá dễ dàng. Ông đã dựa vào bọn Pháp đế tổ chức một sòng bạc gây tan vỡ cho nhiều cặp vợ chồng và nhiều vụ tự tử. Vì vậy Ban ám sát cảnh cáo ông và cho ông một thời hạn là 45 ngày đế thu xếp công việc của ông. Sau đó người của chúng tôi sẽ xử ông theo hình phạt nặng nhất vì những tội lỗi của ông. Họ sẽ dùng ba vũ khí sau đây đê giết ông: 1. Dao găm, 2. Lựu đạn, 3. Súng lục. Chúng tôi rất tiếc phải trừng trị ông như thế. Chúng tôi nghiêng mình trước thi hài ông“(7).
Trong các thông báo cảnh cáo chống cựu hoàng, có một bức của cơ quan điều tra phản gián Pháp (SDECE) gửi ngày 30 tháng 5 năm 1949, cho biết có một phụ nữ tên là Lý Lệ Hà được cơ quan an ninh Việt Minh giao nhiệm vụ bắt cóc Bảo Đại.
Ngày hôm sau, cuộc điều tra kết thúc, sở Liêm phóng cho biết thêm: Lý Lệ Hà nguyên là người tình của Bảo Đại đã rời Hà Nội đi Côn Minh tháng 6 năm 1946 rồi sau đó đi Thượng Hải để gặp Bảo Đại. Một tuẩn sau, sở mật thám gửi báo cáo bổ sung: Lý Lệ Hà khai cô ta có quen Bảo Đại ở Sài Gòn, cô đã sống một thời gian với Bảo Đại ở Hà Nội năm 1945. Cô đi du lịch Trung Quốc qua Hongkong, sống với Bảo Đại được mấy tháng nhờ tiền và vàng dành dụm được trong những năm buôn phấn bán son. Cuối 1946, cô về sống ở Hà Nội. Việt Minh bắt liên lạc với cô. Năm 1949, cô bị Pháp bắt. Người ta tìm thấy trong người cô một chiếc huy hiệu mang hình Bảo Đại. Nhân chứng khẳng định cô làm việc cho Việt Minh từ 1946. Cô được Việt Minh giao nhiệm vụ quan hệ với Bảo Đại, rồi sang Hongkong tìm gặp Bảo Đại. Về Việt Nam cô mở tiệm cà phê gần Nam Định. Có nhiều cán bộ Việt Minh lui tới nhà hàng của cô. Sau đó, cô đã bị các lực lượng Pháp bắt trong một trận càn ở gần Nam Định.
Cô bị giữ lại mười lăm ngày tại sở mật thám ở Hà Nội. Sau đó được Bảo Đại bảo lãnh, cho người đem xe đến đón cô ra khỏi phòng giam. Trong cuộc thẩm vấn cô luôn luôn không nhận mình là người của Việt Minh, mà trái lại, từ bốn năm nay, cô bị Việt Minh giám sát chặt chẽ. Nhưng trong vùng kháng chiến không ai không biết mối quan hệ của cô với Bảo Đại. Cô luôn luôn bị tình nghi: Pháp, Việt Minh rồi sau nầy là cả Ngô Đình Diệm, ai cũng nghi cô, đến mức Bảo Đại khi gặp lại đã nói giọng giễu cợt: “Liệu bây giờ em còn có ý định giết anh không?”.
Người phụ nữ xinh đẹp sau đó trở thành người đưa tin đều đặn cho cơ quan tình báo Pháp.
***
Còn một nhân vật nữa xuất hiện bên cạnh cựu hoàng ở Hongkong và đã được tình báo Pháp theo dõi chặt chẽ. Đó là Bùi Mộng Điệp cũng là nhân tình của Bảo Đại.
Sinh năm 1924 ở Hà Nội, cô gái gốc Kinh Bắc (Bắc Ninh) họ Bùi nổi tiếng về sắc đẹp và tài quyến rũ cánh mày râu. Đã có một đời chồng là thầy thuốc – bác sĩ Phạm Văn Phán nổi tiếng ở Hà Nội – và một đứa con riêng(8). Sau nầy dan díu với Bảo Đại bà còn sinh thêm được một con gái đặt tên là Phương Thảo (1946) (9) và hai con trai Bảo Hoàng (1954-1955) và Bảo Sơn (1955-1987).
Mộng Điệp đã quan hệ với cựu hoàng tháng 9 năm 1945, chỉ mấy ngày sau khi ông ra thủ đô nhận chức cố vấn tối cao cho chính phủ Hồ Chí Minh. Không khí cách mạng sục sôi trong những ngày đầu của chế độ mới không gây ấn tượng gì lắm cho Bảo Đại đến mức ông phải lãng quên thú chơi quần vợt. Chính trong câu chuyện trên sân quần, các đối thủ trẻ của ông đã kể chuyện với ông về cô bạn gái tuyệt thế giai nhân của họ. Thế là ông đi gặp nàng ngay buổi tối hôm đó tại nhà nàng và ở lại đây. Cũng trong thời gian nầy, một cuộc dan díu khác với người đẹp Lý Lệ Hà cũng bắt đầu và diễn ra song song. Trong lúc đó, tại Huế, bà Nam Phương lặng lẽ sống nép mình trong căn phòng u tịch ở cung An Định tối tăm.
Khác với Lệ Hà, Mộng Điệp không đi Thanh Hoá với cựu hoàng nhưng sau đó cũng lặn lội sang Hongkong mang thêm tiền cho ông tiêu xài. Sau năm 1949, Bảo Đại về nước, bà luôn luôn được gần gũi cựu hoàng. Tại Đà Lạt, Bảo Đại tậu cho bà một toà nhà riêng gần biệt điện của Bảo Đại. Sau đó lại theo Bảo Đại lên Buôn Ma Thuột. Khi tháp tùng cựu hoàng sang Pháp về sống ở Cannes, bà cũng tậu một biệt thự riêng gần lâu đài Thorenc của hoàng gia. Thời gian ở Buôn Ma Thuột, Mộng Điệp giúp Bảo Đại trông nom văn phòng Hoàng triều cương thổ tức miền đất Tây Nguyên Pháp giao trả cho Bảo Đại trực tiếp cai trị. Ở đây Bảo Đại cũng sống thanh thản hơn giữa cảnh vật thiên nhiên của rừng núi Tây Nguyên, đỡ bị căn bệnh mất ngủ hành hạ ông như khi sống ở nơi khác. Chính Bùi Mộng Điệp cũng thấy thời gian sống ở Buôn Ma Thuột thoải mái hơn cả.
Cuộc gặp gỡ giữa cựu hoàng và viên tướng cướp có thể chẳng đem lại kết quả gì nếu hai người không cảm mến nhau. Họ tâng bốc nhau theo cách riêng của mỗi người. Họ gặp lại nhau, cùng nhau đi săn, cùng nhau chia sẻ các thú ăn chơi. Thường thường, ông chủ Chợ Lớn mang theo đoàn hộ tống lăm lăm súng tiểu liên Thompson và lựu đạn. Dường như hắn muốn tỏ ra chỉ tin cậy chính mình và thủ hạ của hắn để giữ an toàn cho hắn. Cũng là cách để chứng tỏ tính ngang tàng chẳng lệ thuộc vào một thế lực nào.
Dần dần Bảy Viễn gia nhập nhóm thân cận của cựu hoàng và chẳng bao lâu kế hoạch nắm Đại Thế giới trở thành hiện thực.
Lực lượng Bình Xuyên cũng như Quốc trưởng đều cần tiền để bành trướng thế lực. Từ một nhúm người khi mới quay về hợp tác với Pháp, Bảy Viễn dần dần nắm trong tay ba nghìn lính, không kể bọn thân binh, mật vụ, tình báo, chỉ điểm… Các thứ “thuế má” thu được của các thương gia trong thành phố không đủ để nuôi đội quân ô hợp của hắn, mặc dù từ khi trở về với “chính nghĩa quốc gia” của Quốc trưởng Bảo Đại, lực lượng Bình Xuyên được trả lương nhưng là một khoản tiền ít ỏi. Về phần cựu hoàng có lẽ ông không chê nhận một phần nguồn lợi trên. Ông làm mọi cách để tạo thuận lợi cho Bảy Viễn được trúng thầu khai thác “sới bạc” Đại Thế giới, năm 1950.
Ngay lập tức, cuộc thương lượng kết thúc nhanh chóng nhờ tiếng tăm hung hãn của lực lượng Bình Xuyên. Giới kinh doanh sòng bạc dù đó là những người Hoa sừng sỏ, làm sao có thể bàn cãi dây dưa với đại diện của ba nghìn tên anh chị chỉ quen giết người, được vũ trang đầy đủ…
Bảy Viễn lại khôn ngoan khéo dàn xếp với những nhóm người Hoa khác ở Chợ Lớn cũng như với đại diện người Corse ở Nam Kỳ. Điều lạ lùng là năm 1950, người Corse còn thao túng một phần mafia ở Sài Gòn. Sau đó họ rút dần vai trò của họ trong các trò cò quay, tứ sắc và tiếp theo là bài baccara.
Bảy Viễn bằng lòng “cống nộp” hàng ngày cho chính phủ “quốc gia” năm trăm nghìn đồng Đông Dương. Thế là nhiều hơn Hoa thương Macao đến một trăm nghìn đồng rồi. Từ Đà Lạt, Bảo Đại gửi thư can thiệp với chính phủ Nam Kỳ tự trị yêu cầu để Bảy Viễn trúng thầu. Ngày 1 tháng Giêng năm 1951, mọi việc xong xuôi Từ nay lực lượng Bình Xuyên đã hoàn toàn thao túng Đại Thế giới. Về phần mình, cựu hoàng được nhận riêng một khoản tiền hàng tháng là hai trăm bốn mươi nghìn đồng (tương đương hai mươi bốn triệu franc theo tỷ giá hối đoái năm 1950). Tài sản của cựu hoàng tích cóp được trong những năm đó chủ yếu là từ các khoản đóng góp của Đại Thế giới.
Tình bạn giữa cựu hoàng và viên thủ lĩnh Bình Xuyên ngày càng thắt chặt thêm nữa. Hai người cùng đi săn, cùng câu cá, những con cá ngừ xanh nặng hàng trăm cân. Bảo Đại ban tặng cho Bảy Viễn một chiếc ôtô, chiếc Jaguar to tướng. Chiếc Jaguar Mark II của ông, chiếc xe độc nhất ở Việt Nam trước đây ông đã hứa tặng con trai để kỷ niệm ngày sinh của anh.
Bảy Viễn lúc mới quay về với Pháp chỉ được phong đại tá. Không lâu sau đó, Bảo Đại can thiệp với Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh để phong tướng cho hắn. Từ đó hắn mang một tên mới có vẻ dân sự hơn: Tướng Lê Văn Viễn. Chính Quốc trưởng Bảo Đại tự tay gắn lon tướng cho hắn trước sự chứng kiến của bộ trưởng Quốc phòng và nhiều quan khách. Vào lúc nầy tên tù vượt ngục Côn Đảo, Bảy Viễn, còn “nợ” tám năm tù phải trả theo công lý Pháp!
Vị tướng mới được vinh thăng, ra dáng con nhà võ, với thân hình lực lưỡng, nhưng tính cách tàn bạo ra mặt. Nhưng cứ nhìn bộ quân phục chững chạc, với vẻ đầy thán phục một con người siêu phàm, hàng nghìn con người đứng xung quanh chứng kiến lễ phong quân hàm dường như quên đi gốc gác không lấy gì trong sạch của hắn. Từ nay, hắn được mọi người khoản đãi, tâng bốc. Một thế lực ngang tàng, tàn nhẫn. Tướng Lê Văn Viễn luôn có mặt trong các cuộc duyệt binh, các buổi tiệc tùng. Viên tướng lục lâm gốc rừng Sác, được đề nghị một vai trò chính trị. Hắn được giao quyền thống lĩnh các đội quân Cao Đài, Hoà Hảo, cầm đầu một tập hợp các đảng phái “quốc gia”. Từ nay lực lượng bảo vệ Quốc trưởng chính là phe đảng Bình Xuyên vì Quốc trưởng sống dưới sự đe doạ thường xuyên của những “ban ám sát” Việt Minh nổi tiếng.
Thành viên của các “ban ám sát” có mặt trên khắp đất nước, thủ tiêu các đối thủ chính trị, đóng vai bảo vệ đức hạnh và là những thành trì luân lý chống lại việc chạy theo lợi nhuận đang thịnh hành. Cơ quan lưu trữ còn giữ lại một bức thư vắn tắt có tiêu đề Trần Văn Ngà, trưởng ban ám sát Sài Gòn – Chợ Lớn gửi cho một chủ sòng bạc ở Chợ Lớn: “Rõ ràng là những hoạt động của ông xúc phạm đến phong hoá của dân chúng vì ông đã làm giàu một cách quá dễ dàng. Ông đã dựa vào bọn Pháp đế tổ chức một sòng bạc gây tan vỡ cho nhiều cặp vợ chồng và nhiều vụ tự tử. Vì vậy Ban ám sát cảnh cáo ông và cho ông một thời hạn là 45 ngày đế thu xếp công việc của ông. Sau đó người của chúng tôi sẽ xử ông theo hình phạt nặng nhất vì những tội lỗi của ông. Họ sẽ dùng ba vũ khí sau đây đê giết ông: 1. Dao găm, 2. Lựu đạn, 3. Súng lục. Chúng tôi rất tiếc phải trừng trị ông như thế. Chúng tôi nghiêng mình trước thi hài ông“(7).
Trong các thông báo cảnh cáo chống cựu hoàng, có một bức của cơ quan điều tra phản gián Pháp (SDECE) gửi ngày 30 tháng 5 năm 1949, cho biết có một phụ nữ tên là Lý Lệ Hà được cơ quan an ninh Việt Minh giao nhiệm vụ bắt cóc Bảo Đại.
Ngày hôm sau, cuộc điều tra kết thúc, sở Liêm phóng cho biết thêm: Lý Lệ Hà nguyên là người tình của Bảo Đại đã rời Hà Nội đi Côn Minh tháng 6 năm 1946 rồi sau đó đi Thượng Hải để gặp Bảo Đại. Một tuẩn sau, sở mật thám gửi báo cáo bổ sung: Lý Lệ Hà khai cô ta có quen Bảo Đại ở Sài Gòn, cô đã sống một thời gian với Bảo Đại ở Hà Nội năm 1945. Cô đi du lịch Trung Quốc qua Hongkong, sống với Bảo Đại được mấy tháng nhờ tiền và vàng dành dụm được trong những năm buôn phấn bán son. Cuối 1946, cô về sống ở Hà Nội. Việt Minh bắt liên lạc với cô. Năm 1949, cô bị Pháp bắt. Người ta tìm thấy trong người cô một chiếc huy hiệu mang hình Bảo Đại. Nhân chứng khẳng định cô làm việc cho Việt Minh từ 1946. Cô được Việt Minh giao nhiệm vụ quan hệ với Bảo Đại, rồi sang Hongkong tìm gặp Bảo Đại. Về Việt Nam cô mở tiệm cà phê gần Nam Định. Có nhiều cán bộ Việt Minh lui tới nhà hàng của cô. Sau đó, cô đã bị các lực lượng Pháp bắt trong một trận càn ở gần Nam Định.
Cô bị giữ lại mười lăm ngày tại sở mật thám ở Hà Nội. Sau đó được Bảo Đại bảo lãnh, cho người đem xe đến đón cô ra khỏi phòng giam. Trong cuộc thẩm vấn cô luôn luôn không nhận mình là người của Việt Minh, mà trái lại, từ bốn năm nay, cô bị Việt Minh giám sát chặt chẽ. Nhưng trong vùng kháng chiến không ai không biết mối quan hệ của cô với Bảo Đại. Cô luôn luôn bị tình nghi: Pháp, Việt Minh rồi sau nầy là cả Ngô Đình Diệm, ai cũng nghi cô, đến mức Bảo Đại khi gặp lại đã nói giọng giễu cợt: “Liệu bây giờ em còn có ý định giết anh không?”.
Người phụ nữ xinh đẹp sau đó trở thành người đưa tin đều đặn cho cơ quan tình báo Pháp.
***
Còn một nhân vật nữa xuất hiện bên cạnh cựu hoàng ở Hongkong và đã được tình báo Pháp theo dõi chặt chẽ. Đó là Bùi Mộng Điệp cũng là nhân tình của Bảo Đại.
Sinh năm 1924 ở Hà Nội, cô gái gốc Kinh Bắc (Bắc Ninh) họ Bùi nổi tiếng về sắc đẹp và tài quyến rũ cánh mày râu. Đã có một đời chồng là thầy thuốc – bác sĩ Phạm Văn Phán nổi tiếng ở Hà Nội – và một đứa con riêng(8). Sau nầy dan díu với Bảo Đại bà còn sinh thêm được một con gái đặt tên là Phương Thảo (1946) (9) và hai con trai Bảo Hoàng (1954-1955) và Bảo Sơn (1955-1987).
Mộng Điệp đã quan hệ với cựu hoàng tháng 9 năm 1945, chỉ mấy ngày sau khi ông ra thủ đô nhận chức cố vấn tối cao cho chính phủ Hồ Chí Minh. Không khí cách mạng sục sôi trong những ngày đầu của chế độ mới không gây ấn tượng gì lắm cho Bảo Đại đến mức ông phải lãng quên thú chơi quần vợt. Chính trong câu chuyện trên sân quần, các đối thủ trẻ của ông đã kể chuyện với ông về cô bạn gái tuyệt thế giai nhân của họ. Thế là ông đi gặp nàng ngay buổi tối hôm đó tại nhà nàng và ở lại đây. Cũng trong thời gian nầy, một cuộc dan díu khác với người đẹp Lý Lệ Hà cũng bắt đầu và diễn ra song song. Trong lúc đó, tại Huế, bà Nam Phương lặng lẽ sống nép mình trong căn phòng u tịch ở cung An Định tối tăm.
Khác với Lệ Hà, Mộng Điệp không đi Thanh Hoá với cựu hoàng nhưng sau đó cũng lặn lội sang Hongkong mang thêm tiền cho ông tiêu xài. Sau năm 1949, Bảo Đại về nước, bà luôn luôn được gần gũi cựu hoàng. Tại Đà Lạt, Bảo Đại tậu cho bà một toà nhà riêng gần biệt điện của Bảo Đại. Sau đó lại theo Bảo Đại lên Buôn Ma Thuột. Khi tháp tùng cựu hoàng sang Pháp về sống ở Cannes, bà cũng tậu một biệt thự riêng gần lâu đài Thorenc của hoàng gia. Thời gian ở Buôn Ma Thuột, Mộng Điệp giúp Bảo Đại trông nom văn phòng Hoàng triều cương thổ tức miền đất Tây Nguyên Pháp giao trả cho Bảo Đại trực tiếp cai trị. Ở đây Bảo Đại cũng sống thanh thản hơn giữa cảnh vật thiên nhiên của rừng núi Tây Nguyên, đỡ bị căn bệnh mất ngủ hành hạ ông như khi sống ở nơi khác. Chính Bùi Mộng Điệp cũng thấy thời gian sống ở Buôn Ma Thuột thoải mái hơn cả.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook