Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
-
Quyển 2 - Chương 27
Sau hai tháng, thời gian câu lưu kết thúc, anh được đưa về Masslacq, tìm về trường cũ, cũng vẫn là cơ sở của trường Roches, nhưng ở Normandie, miền bắc nước Pháp.
Cuộc sống đầy biến động như thế nhưng kết quả học tập vẫn xuất sắc. Mười bảy tuổi, đỗ tú tài triết học, nhưng vẫn luôn luôn có cảnh binh đi kèm.
Nếu không kể sự có mặt của người bảo vệ nầy, Bảo Long sống như cô độc. Không bạn bè, ít giải trí, chỉ có sách. Trái ngược hẳn với cha, anh ít giao thiệp với phụ nữ. Vả lại, luôn luôn có thanh tra cảnh sát bên cạnh, chàng trai mới lớn nầy muốn mơ tưởng những chuyện diễm tình cũng khó trở thành hiện thực. Tính tình anh trở nên quá điềm tĩnh, quá lặng lẽ, và quá nghiêm trang so với tuổi. Anh phải cố chịu đựng những biện pháp che chở thái quá của cha mẹ từ bé, nhưng tuồng như không ham vui chơi đàn đúm. Anh trở nên ý tứ, dè dặt, kiên nhẫn, lạnh lùng… Lắm lúc về Cannes, anh bực bội vì không thể tham gia vào cuộc sống vui vẻ, ăn chơi của bố.
Sau nầy Bảo Long kể lại: “Tôi phải sống ngăn cách với thế giới xung quanh, có cảnh binh bảo vệ, mặc dù ở Cannes là cả một thế giới ăn chơi, có ôtô sang trọng, có máy bay riêng, có gia nhân đầy tớ. Tóm lại tôi không biểu sao người ta lại bắt tôi sống trong ký túc xá trường trung học Roches, kỷ luật khắt khe, thiếu thốn mọi thứ. Sau nầy tôi mới hiểu, chính mẹ tôi muốn tránh cho tôi khỏi bị nuông chiều quá, tránh cuộc sống phóng đãng như cha tôi, một lối sống đã gây cho bà nhiều đau khổ”.
Dù sao, anh cũng được bố tặng một chiếc ôtô làm quà sinh nhật tuy còn thiếu nửa năm nữa mới đến tuổi cầm tay lái. Trên chiếc thuyền y-át cha anh mới mua, neo ở Monte-Carlo, ở đó một thanh tra cảnh sát đã chuẩn bị sẵn chờ anh đến là trao anh giấy phép đặc cách, dành cho con trai Hoàng đế An Nam do nước cộng hoà Pháp bảo trợ. Dẫu vậy, anh vẫn phải qua một cuộc sát hạch. Người thanh tra cảnh sát cho anh lên xe công vụ chạy đến đầu cảng và chỉ đặt ra một câu hỏi duy nhất: “Khi hai chiếc xe chạy cùng chiều trên đường, đến một giao điểm thì chiếc xe nào được ưu tiên?” Bảo Long trả lời luôn: “chiếc đi bên phải!”. Thế là xong.
Khỏi cần thử tay lái và những câu hỏi khác. Bảo Long đã có giấy phép lái xe làm sẵn, được cảnh sát trao tận tay, dưới thuyền y-át.
Đó là một chiếc xe đẹp và dài. Một chiếc xe kiểu Anh, nổi tiếng thanh lịch với công suất động cơ mang nhãn hiệu Jaguar XK 120. Tại sao lại 120? Vì đó là chiếc xe đầu tiên của xê-ri có thể vượt quá vận tốc tối đa một trăm hai mươi dặm/giờ (tức hai trăm cây số/giờ). Đó là ước mơ của Bảo Long. Không may là viên sĩ quan hầu cận được giao nhiệm vụ đi mua xe lại nhầm.
Chiếc xe đang nằm ở cửa bến to lớn, oai vệ, sang trọng nhưng chẳng phải là xe thể thao. Đúng là mác Jaguar nhưng là Mark VII. Nặng ba tấn, da và gỗ đánh vecni vô ích. Bảo Long tức giận đòi phải mang đổi ngay.
Chiếc XK 120 được đưa ngay đến, anh mở cửa xe, ngồi ngay sau tay lái quá rộng với khổ người, anh lái một chiếc xe nhỏ hơn là vừa. Anh nổ máy cho xe chạy. Vừa ra khỏi cảng, xe đã đâm vào sườn một chiếc xe đi ngược chiều. May là không thiệt hại lớn. Anh đã biết lái đâu, chưa qua một lớp học lái, chỉ trông vào thực hành.
Trong hai năm anh gây ra mười hai vụ tai nạn. May là không nghiêm trọng cho cả hai bên. Nhờ có xe, mỗi kỳ nghỉ anh đi về đều đặn từ Normandie về Cannes. Gia đình chưa có nhà ở Paris. Mỗi lần cầm tay lái chiếc xe tốc độ cao, anh phải cố kiềm chế để xe đi với vận tốc trung bình. Đám cảnh sát hò hét hết hơi để chạy theo nhiều khi phải mượn chiếc xe 203 của cha anh mới đuổi kịp. Sau vụ âm mưu bắt cóc, tuy không xảy ra, cảnh sát vẫn giám sát chặt chẽ hành trạng của Bảo Long.
Một hôm, trên quãng đường gần Aix-en-Provence, xe bị hỏng khi vượt qua một chỗ ngoặt. Như mọi lần anh bỏ xa xe cảnh sát hộ tống đến vài tiếng đồng hồ. Khi anh đang lúi húi chữa xe để đi tiếp, thì chiếc xe cảnh sát bám theo, trên xe có hai người cứ vun vút chạy miết về phía trước nên không nhận ra chiếc xe Jaguar đang hỏng máy nằm bên lề đường. Vì thế, khi cảnh sát đến Cannes trước thì được nhân viên của lâu đài Thorenc cho biết thái tử vẫn chưa về đến nơi. Thế là họ phải lái xe 100 km quay trở lại mới gặp Bảo Long đang rong ruổi trên đường về như không có chuyện gì quan trọng xảy ra.
Thường chỉ có một nhân viên được phân công luôn luôn kèm sát thái tử để bảo vệ. Đó là thanh tra Tổng nha tình báo Chabrier. Ông ngủ luôn ở phòng liền kề, thông với phòng ngủ của Bảo Long, có thể nhanh chóng can thiệp khi có chuyện. Hàng ngày ông theo Bảo Long đến trường, chiếm một chỗ ngồi cuối lớp nhưng không phải để nghe giảng bài mà chỉ chăm chăm theo dõi nhất cử nhất động của thái tử. Ban đầu, các bạn học ngạc nhiên thấy hôm nào cũng có một người lớn tuổi có mặt trong lớp nhưng cũng quen dần. Mỗi khi Bảo Long ra ngoài, dù trên máy bay hay xe lửa, Chabrier luôn luôn đi bên cạnh. Những hôm Bảo Long lái xe đi chơi xa, người ta thấy ông ghì chặt tay lái chiếc xe 203 bám theo xe của Bảo Long. Nhưng khi anh về nghỉ với gia đình ở Paris, Cannes hay Valberg, thì lập tức đã có cảnh sát địa phương thay thế.
Thanh tra Chabner đã từng làm phận sự theo Bảo Long ở miền nam, vùng núi Pyrénées, nay phải theo Bảo Long lên Normandie, ở miền bắc Pháp. Trong ngày nghỉ cuối tuần, ông thường tranh thủ đưa gia đình lên chỗ làm phận sự. Trong chiếc xe 203 của Bảo Đại, người ta thấy gia đình Chabrier ngồi bên cạnh thái tử đi thăm các khu rừng trong vùng. Vốn ham săn bắn, nhiều lần ông Chabrier rủ cả Bảo Long cùng đi săn với đám bạn bè mới làm quen được từ khi đến đây làm nhiệm vụ.
Tháng 8, tháng nghỉ hè, Bảo Long về nghỉ với gia đình ở Cannes, Chabrier cũng phải theo về. Làm công tác bảo vệ như ông thì làm gì có nghỉ hè. Cả Bảo Long cũng vậy, suốt từ khi học lớp đệ ngũ đến khi học hết đệ nhất trung học rồi đỗ tú tài triết học, cũng không có nghỉ hè. Trong năm năm qua, Bảo Long học vượt cấp, bỏ qua năm đệ tam. Sau đó lại có một đội bảo vệ khác đến thay thế cho đến khi học hết bậc trung học. Đội nầy thường dùng một chiếc ôtô tốc độ cao, đôi khi phải mượn chiếc Talbot trong số các xe của cựu hoàng để làm nhiệm vụ hộ tống. Bảo Đại cũng hay lái một chiếc Ferrari vun vút đi trước, xe cảnh sát lao theo. Những con đường từ Cannes đi ngược lên tuy nhỏ hẹp nhưng ít xe qua lại, cả xe cảnh sát đi hộ tống lẫn xe của cha con cựu hoàng đều chạy với tốc độ cao, chẳng khác nào một cuộc đua ôtô, các nhân viên Tổng nha tình báo chẳng mấy chốc cũng trở thành những tay lái xe đua cừ khôi.
Bảo Long, tính tình vẫn trầm lặng, kín đáo nhưng xem ra lại rất thích thú với cuộc sống ở Cannes. Nhất là những lúc có mặt cha anh. Anh cũng ham thích bơi thuyền và lái ôtô thể thao như cha. Mỗi khi Bảo Long ra bờ biển đổi gió, bao giờ cũng đi hai xe ôtô, xe của anh và xe của cảnh sát, còn thêm chị hầu phòng trẻ tuổi và bà quản gia. Từ xa, mọi người đã nhận ra, đám đông xì xào khi đoàn xe đi qua. Xe đi rồi có người còn ngoái cổ lại để xem hoàng tử, công chúa nào mà tuỳ tùng đông thế… Chàng thanh niên Bảo Long ưa chuộng thể thao còn khám phá những niềm vui mới như chơi lướt ván, mặc dù mới làm quen cũng đã lướt rất cừ. Nhưng cũng là những môn thể thao cá nhân chứ không phải chơi theo đội hình có đấu pháp hợp đồng, luật chơi chặt chẽ như bóng đá, bóng rổ hay bóng chuyền.
Những ngày sống ở La Riviera vui thú nhường vậy! Trên chiến trường Đông Dương xa xôi, cuộc xung đột đẫm máu diễn ra hàng ngày, hàng ngàn người mỗi bên tham chiến theo nhau bỏ mạng, nhưng hầu như chẳng mảy may ảnh hưởng đến cuộc sống vô cùng xa hoa của gia đình cựu hoàng. Bảo Long tính từng ngày phải trở lại trường học.
Một lần Bảo Đại đến thăm con tại ký túc xá vào đúng giữa quý. Như thế là một năm bốn lần, vào ngày chủ nhật, trong lúc phần lớn các bạn học cuối tuần về gia đình, còn Bảo Long ngồi một mình trong toà nhà rộng lớn chờ bố đến. Cựu hoàng một mình tự lái xe đến.
Đó là một chiếc Ferrari hay Bentley giản dị, mà không phải là những chiếc Rolls sang trọng của giới thượng lưu ăn chơi. Ông cựu hoàng bao giờ cũng đường bệ, bảnh bao, chuẩn bị đồ nghề mọi thứ để leo núi hay câu cá dưới chân các thác nước Pyrénées. Chàng thanh niên không biết rằng trong lúc đang đi chơi cùng với bố ở các vùng thôn dã như thế thì tên tuổi anh càng được các báo nói đến như để chuẩn bị thay thế vua cha nắm quyền bính. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai cha con không ai nhắc đến chuyện tương lai.
Đỗ tú tài xong, Bảo Long ghi tên học dự thính cả hai trường một lúc: trường Hành chính và trường Luật.
Anh vẫn đam mê ôtô như trước. Lần nầy anh lái chiếc Alfa Romeo hay chiếc Siatia, một chiếc ôtô mui trần hai chỗ ngồi lắp động cơ Fiat. Anh thường lái xe đi xuyên ngang Paris luôn luôn có chiếc xe cảnh sát hộ tống. Lúc nào cũng có hai cảnh sát hộ vệ, một người kiêm lái xe được phân công ở lại bên ngoài trông xe còn người kia theo chân Bảo Long vào giảng đường, chiếm một chỗ ngồi bên cạnh, cũng giả bộ chăm chú nghe các bài giảng về lịch sử, về kinh tế mà chắc là chẳng hiểu gì hết. Còn các giáo sư chỉ cắm đầu giảng cũng chẳng ai buồn biết đến danh tính của chàng thanh niên châu Á hay vắng mặt trong các buổi thực hành, coi thường môn luật học. Cũng không một ai chú ý đến sự có mặt của người cảnh sát mặc thường phục lúc nào cũng lẵng nhẵng bám theo anh.
Bảo Long nghe chừng thông cảm với những người đi theo anh làm nhiệm vụ bảo vệ. Anh gần gũi và tỏ thái độ thân tình với họ. Có hôm anh bỏ chiếc xe Alfa hay chiếc xe khác của mình để leo lên chiếc Citroen cổ lỗ dẫn động bánh trước của cảnh sát cùng về căn nhà rộng sáu trăm mét vuông mà bà Nam Phương vừa mới tậu ở Neuilly. Các buổi tối, mỗi lần Bảo Long ra ngoài hay đi xem phim ngoài rạp cũng vẫn có một cảnh sát kín đáo theo anh vào phòng chiếu ngồi cách xa vài mét.
Những chuyện đi theo như vậy quá bình thường đến mức trong gia đình chẳng ai buồn để ý đến những hình bóng quen thuộc và cũng chẳng ai nhớ đến tên tuổi tính tình của các chàng cảnh sát mẫn cán đó.
Thế rồi đột nhiên người ta thấy chàng hoàng tử muốn từ bỏ cuộc sống được chiều chuộng quá mức, có nhiều xe ôtô sang trọng, kể cả các thanh tra Tổng nha tình báo chăm chú bảo vệ mình để xin đứng vào hàng ngũ chiến đấu. Hình như anh cảm thấy bứt rứt trong lòng khi thấy mình vắng mặt trong đội quân quốc gia mới thành lập theo hiệp định mà cha anh mới ký kết với tổng thống Pháp Auriol, trong lúc hàng ngàn thanh niên trạc tuổi anh đang tham dự cuộc chiến. Anh cho cha anh biết ý định từ bỏ vai trò kế vị ngôi báu mà người ta giao cho anh từ khi chào đời và muốn trở về nước, theo học trường võ bị Đà Lạt mới thành lập để trở thành sĩ quan quân đội quốc gia trẻ tuổi.
Bất ngờ trước ý định của con trai, cựu hoàng Bảo Đại ban đầu chối từ, chắc hẳn ông không muốn con trai ông làm vật hy sinh. Thấy Bảo Long tha thiết theo đuổi binh nghiệp hơn là làm chính trị, ông chiều ý con nhưng cho con vào học trường võ bị Saint-Cyr, có tiếng hơn, và… an toàn hơn. Tốt nghiệp xong trường nầy chưa chắc Bảo Long đã phải ra trận ở Đông Dương.
Trong thâm tâm ông chẳng tin gì trường võ bị Đà Lạt, chẳng tin gì cuộc chiến tranh ông đang theo đuổi và cũng chẳng tin gì giải pháp mang tên ông. Ngoài ra ông thường nói: “Làm gì có giải pháp Bảo Đại mà chỉ có một giải pháp của người Pháp mà thôi!”
Trong lòng bực bội nhưng Bảo Long tuân lệnh cha, không trở lại Việt Nam.
Chú thích:
(1) Francois du Haut de Bérenc, hoạ sĩ trang trí ở Bangkok, Phoenix và Kim d’Estainville, chết ở Algérie.
Cuộc sống đầy biến động như thế nhưng kết quả học tập vẫn xuất sắc. Mười bảy tuổi, đỗ tú tài triết học, nhưng vẫn luôn luôn có cảnh binh đi kèm.
Nếu không kể sự có mặt của người bảo vệ nầy, Bảo Long sống như cô độc. Không bạn bè, ít giải trí, chỉ có sách. Trái ngược hẳn với cha, anh ít giao thiệp với phụ nữ. Vả lại, luôn luôn có thanh tra cảnh sát bên cạnh, chàng trai mới lớn nầy muốn mơ tưởng những chuyện diễm tình cũng khó trở thành hiện thực. Tính tình anh trở nên quá điềm tĩnh, quá lặng lẽ, và quá nghiêm trang so với tuổi. Anh phải cố chịu đựng những biện pháp che chở thái quá của cha mẹ từ bé, nhưng tuồng như không ham vui chơi đàn đúm. Anh trở nên ý tứ, dè dặt, kiên nhẫn, lạnh lùng… Lắm lúc về Cannes, anh bực bội vì không thể tham gia vào cuộc sống vui vẻ, ăn chơi của bố.
Sau nầy Bảo Long kể lại: “Tôi phải sống ngăn cách với thế giới xung quanh, có cảnh binh bảo vệ, mặc dù ở Cannes là cả một thế giới ăn chơi, có ôtô sang trọng, có máy bay riêng, có gia nhân đầy tớ. Tóm lại tôi không biểu sao người ta lại bắt tôi sống trong ký túc xá trường trung học Roches, kỷ luật khắt khe, thiếu thốn mọi thứ. Sau nầy tôi mới hiểu, chính mẹ tôi muốn tránh cho tôi khỏi bị nuông chiều quá, tránh cuộc sống phóng đãng như cha tôi, một lối sống đã gây cho bà nhiều đau khổ”.
Dù sao, anh cũng được bố tặng một chiếc ôtô làm quà sinh nhật tuy còn thiếu nửa năm nữa mới đến tuổi cầm tay lái. Trên chiếc thuyền y-át cha anh mới mua, neo ở Monte-Carlo, ở đó một thanh tra cảnh sát đã chuẩn bị sẵn chờ anh đến là trao anh giấy phép đặc cách, dành cho con trai Hoàng đế An Nam do nước cộng hoà Pháp bảo trợ. Dẫu vậy, anh vẫn phải qua một cuộc sát hạch. Người thanh tra cảnh sát cho anh lên xe công vụ chạy đến đầu cảng và chỉ đặt ra một câu hỏi duy nhất: “Khi hai chiếc xe chạy cùng chiều trên đường, đến một giao điểm thì chiếc xe nào được ưu tiên?” Bảo Long trả lời luôn: “chiếc đi bên phải!”. Thế là xong.
Khỏi cần thử tay lái và những câu hỏi khác. Bảo Long đã có giấy phép lái xe làm sẵn, được cảnh sát trao tận tay, dưới thuyền y-át.
Đó là một chiếc xe đẹp và dài. Một chiếc xe kiểu Anh, nổi tiếng thanh lịch với công suất động cơ mang nhãn hiệu Jaguar XK 120. Tại sao lại 120? Vì đó là chiếc xe đầu tiên của xê-ri có thể vượt quá vận tốc tối đa một trăm hai mươi dặm/giờ (tức hai trăm cây số/giờ). Đó là ước mơ của Bảo Long. Không may là viên sĩ quan hầu cận được giao nhiệm vụ đi mua xe lại nhầm.
Chiếc xe đang nằm ở cửa bến to lớn, oai vệ, sang trọng nhưng chẳng phải là xe thể thao. Đúng là mác Jaguar nhưng là Mark VII. Nặng ba tấn, da và gỗ đánh vecni vô ích. Bảo Long tức giận đòi phải mang đổi ngay.
Chiếc XK 120 được đưa ngay đến, anh mở cửa xe, ngồi ngay sau tay lái quá rộng với khổ người, anh lái một chiếc xe nhỏ hơn là vừa. Anh nổ máy cho xe chạy. Vừa ra khỏi cảng, xe đã đâm vào sườn một chiếc xe đi ngược chiều. May là không thiệt hại lớn. Anh đã biết lái đâu, chưa qua một lớp học lái, chỉ trông vào thực hành.
Trong hai năm anh gây ra mười hai vụ tai nạn. May là không nghiêm trọng cho cả hai bên. Nhờ có xe, mỗi kỳ nghỉ anh đi về đều đặn từ Normandie về Cannes. Gia đình chưa có nhà ở Paris. Mỗi lần cầm tay lái chiếc xe tốc độ cao, anh phải cố kiềm chế để xe đi với vận tốc trung bình. Đám cảnh sát hò hét hết hơi để chạy theo nhiều khi phải mượn chiếc xe 203 của cha anh mới đuổi kịp. Sau vụ âm mưu bắt cóc, tuy không xảy ra, cảnh sát vẫn giám sát chặt chẽ hành trạng của Bảo Long.
Một hôm, trên quãng đường gần Aix-en-Provence, xe bị hỏng khi vượt qua một chỗ ngoặt. Như mọi lần anh bỏ xa xe cảnh sát hộ tống đến vài tiếng đồng hồ. Khi anh đang lúi húi chữa xe để đi tiếp, thì chiếc xe cảnh sát bám theo, trên xe có hai người cứ vun vút chạy miết về phía trước nên không nhận ra chiếc xe Jaguar đang hỏng máy nằm bên lề đường. Vì thế, khi cảnh sát đến Cannes trước thì được nhân viên của lâu đài Thorenc cho biết thái tử vẫn chưa về đến nơi. Thế là họ phải lái xe 100 km quay trở lại mới gặp Bảo Long đang rong ruổi trên đường về như không có chuyện gì quan trọng xảy ra.
Thường chỉ có một nhân viên được phân công luôn luôn kèm sát thái tử để bảo vệ. Đó là thanh tra Tổng nha tình báo Chabrier. Ông ngủ luôn ở phòng liền kề, thông với phòng ngủ của Bảo Long, có thể nhanh chóng can thiệp khi có chuyện. Hàng ngày ông theo Bảo Long đến trường, chiếm một chỗ ngồi cuối lớp nhưng không phải để nghe giảng bài mà chỉ chăm chăm theo dõi nhất cử nhất động của thái tử. Ban đầu, các bạn học ngạc nhiên thấy hôm nào cũng có một người lớn tuổi có mặt trong lớp nhưng cũng quen dần. Mỗi khi Bảo Long ra ngoài, dù trên máy bay hay xe lửa, Chabrier luôn luôn đi bên cạnh. Những hôm Bảo Long lái xe đi chơi xa, người ta thấy ông ghì chặt tay lái chiếc xe 203 bám theo xe của Bảo Long. Nhưng khi anh về nghỉ với gia đình ở Paris, Cannes hay Valberg, thì lập tức đã có cảnh sát địa phương thay thế.
Thanh tra Chabner đã từng làm phận sự theo Bảo Long ở miền nam, vùng núi Pyrénées, nay phải theo Bảo Long lên Normandie, ở miền bắc Pháp. Trong ngày nghỉ cuối tuần, ông thường tranh thủ đưa gia đình lên chỗ làm phận sự. Trong chiếc xe 203 của Bảo Đại, người ta thấy gia đình Chabrier ngồi bên cạnh thái tử đi thăm các khu rừng trong vùng. Vốn ham săn bắn, nhiều lần ông Chabrier rủ cả Bảo Long cùng đi săn với đám bạn bè mới làm quen được từ khi đến đây làm nhiệm vụ.
Tháng 8, tháng nghỉ hè, Bảo Long về nghỉ với gia đình ở Cannes, Chabrier cũng phải theo về. Làm công tác bảo vệ như ông thì làm gì có nghỉ hè. Cả Bảo Long cũng vậy, suốt từ khi học lớp đệ ngũ đến khi học hết đệ nhất trung học rồi đỗ tú tài triết học, cũng không có nghỉ hè. Trong năm năm qua, Bảo Long học vượt cấp, bỏ qua năm đệ tam. Sau đó lại có một đội bảo vệ khác đến thay thế cho đến khi học hết bậc trung học. Đội nầy thường dùng một chiếc ôtô tốc độ cao, đôi khi phải mượn chiếc Talbot trong số các xe của cựu hoàng để làm nhiệm vụ hộ tống. Bảo Đại cũng hay lái một chiếc Ferrari vun vút đi trước, xe cảnh sát lao theo. Những con đường từ Cannes đi ngược lên tuy nhỏ hẹp nhưng ít xe qua lại, cả xe cảnh sát đi hộ tống lẫn xe của cha con cựu hoàng đều chạy với tốc độ cao, chẳng khác nào một cuộc đua ôtô, các nhân viên Tổng nha tình báo chẳng mấy chốc cũng trở thành những tay lái xe đua cừ khôi.
Bảo Long, tính tình vẫn trầm lặng, kín đáo nhưng xem ra lại rất thích thú với cuộc sống ở Cannes. Nhất là những lúc có mặt cha anh. Anh cũng ham thích bơi thuyền và lái ôtô thể thao như cha. Mỗi khi Bảo Long ra bờ biển đổi gió, bao giờ cũng đi hai xe ôtô, xe của anh và xe của cảnh sát, còn thêm chị hầu phòng trẻ tuổi và bà quản gia. Từ xa, mọi người đã nhận ra, đám đông xì xào khi đoàn xe đi qua. Xe đi rồi có người còn ngoái cổ lại để xem hoàng tử, công chúa nào mà tuỳ tùng đông thế… Chàng thanh niên Bảo Long ưa chuộng thể thao còn khám phá những niềm vui mới như chơi lướt ván, mặc dù mới làm quen cũng đã lướt rất cừ. Nhưng cũng là những môn thể thao cá nhân chứ không phải chơi theo đội hình có đấu pháp hợp đồng, luật chơi chặt chẽ như bóng đá, bóng rổ hay bóng chuyền.
Những ngày sống ở La Riviera vui thú nhường vậy! Trên chiến trường Đông Dương xa xôi, cuộc xung đột đẫm máu diễn ra hàng ngày, hàng ngàn người mỗi bên tham chiến theo nhau bỏ mạng, nhưng hầu như chẳng mảy may ảnh hưởng đến cuộc sống vô cùng xa hoa của gia đình cựu hoàng. Bảo Long tính từng ngày phải trở lại trường học.
Một lần Bảo Đại đến thăm con tại ký túc xá vào đúng giữa quý. Như thế là một năm bốn lần, vào ngày chủ nhật, trong lúc phần lớn các bạn học cuối tuần về gia đình, còn Bảo Long ngồi một mình trong toà nhà rộng lớn chờ bố đến. Cựu hoàng một mình tự lái xe đến.
Đó là một chiếc Ferrari hay Bentley giản dị, mà không phải là những chiếc Rolls sang trọng của giới thượng lưu ăn chơi. Ông cựu hoàng bao giờ cũng đường bệ, bảnh bao, chuẩn bị đồ nghề mọi thứ để leo núi hay câu cá dưới chân các thác nước Pyrénées. Chàng thanh niên không biết rằng trong lúc đang đi chơi cùng với bố ở các vùng thôn dã như thế thì tên tuổi anh càng được các báo nói đến như để chuẩn bị thay thế vua cha nắm quyền bính. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai cha con không ai nhắc đến chuyện tương lai.
Đỗ tú tài xong, Bảo Long ghi tên học dự thính cả hai trường một lúc: trường Hành chính và trường Luật.
Anh vẫn đam mê ôtô như trước. Lần nầy anh lái chiếc Alfa Romeo hay chiếc Siatia, một chiếc ôtô mui trần hai chỗ ngồi lắp động cơ Fiat. Anh thường lái xe đi xuyên ngang Paris luôn luôn có chiếc xe cảnh sát hộ tống. Lúc nào cũng có hai cảnh sát hộ vệ, một người kiêm lái xe được phân công ở lại bên ngoài trông xe còn người kia theo chân Bảo Long vào giảng đường, chiếm một chỗ ngồi bên cạnh, cũng giả bộ chăm chú nghe các bài giảng về lịch sử, về kinh tế mà chắc là chẳng hiểu gì hết. Còn các giáo sư chỉ cắm đầu giảng cũng chẳng ai buồn biết đến danh tính của chàng thanh niên châu Á hay vắng mặt trong các buổi thực hành, coi thường môn luật học. Cũng không một ai chú ý đến sự có mặt của người cảnh sát mặc thường phục lúc nào cũng lẵng nhẵng bám theo anh.
Bảo Long nghe chừng thông cảm với những người đi theo anh làm nhiệm vụ bảo vệ. Anh gần gũi và tỏ thái độ thân tình với họ. Có hôm anh bỏ chiếc xe Alfa hay chiếc xe khác của mình để leo lên chiếc Citroen cổ lỗ dẫn động bánh trước của cảnh sát cùng về căn nhà rộng sáu trăm mét vuông mà bà Nam Phương vừa mới tậu ở Neuilly. Các buổi tối, mỗi lần Bảo Long ra ngoài hay đi xem phim ngoài rạp cũng vẫn có một cảnh sát kín đáo theo anh vào phòng chiếu ngồi cách xa vài mét.
Những chuyện đi theo như vậy quá bình thường đến mức trong gia đình chẳng ai buồn để ý đến những hình bóng quen thuộc và cũng chẳng ai nhớ đến tên tuổi tính tình của các chàng cảnh sát mẫn cán đó.
Thế rồi đột nhiên người ta thấy chàng hoàng tử muốn từ bỏ cuộc sống được chiều chuộng quá mức, có nhiều xe ôtô sang trọng, kể cả các thanh tra Tổng nha tình báo chăm chú bảo vệ mình để xin đứng vào hàng ngũ chiến đấu. Hình như anh cảm thấy bứt rứt trong lòng khi thấy mình vắng mặt trong đội quân quốc gia mới thành lập theo hiệp định mà cha anh mới ký kết với tổng thống Pháp Auriol, trong lúc hàng ngàn thanh niên trạc tuổi anh đang tham dự cuộc chiến. Anh cho cha anh biết ý định từ bỏ vai trò kế vị ngôi báu mà người ta giao cho anh từ khi chào đời và muốn trở về nước, theo học trường võ bị Đà Lạt mới thành lập để trở thành sĩ quan quân đội quốc gia trẻ tuổi.
Bất ngờ trước ý định của con trai, cựu hoàng Bảo Đại ban đầu chối từ, chắc hẳn ông không muốn con trai ông làm vật hy sinh. Thấy Bảo Long tha thiết theo đuổi binh nghiệp hơn là làm chính trị, ông chiều ý con nhưng cho con vào học trường võ bị Saint-Cyr, có tiếng hơn, và… an toàn hơn. Tốt nghiệp xong trường nầy chưa chắc Bảo Long đã phải ra trận ở Đông Dương.
Trong thâm tâm ông chẳng tin gì trường võ bị Đà Lạt, chẳng tin gì cuộc chiến tranh ông đang theo đuổi và cũng chẳng tin gì giải pháp mang tên ông. Ngoài ra ông thường nói: “Làm gì có giải pháp Bảo Đại mà chỉ có một giải pháp của người Pháp mà thôi!”
Trong lòng bực bội nhưng Bảo Long tuân lệnh cha, không trở lại Việt Nam.
Chú thích:
(1) Francois du Haut de Bérenc, hoạ sĩ trang trí ở Bangkok, Phoenix và Kim d’Estainville, chết ở Algérie.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook