Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
-
Quyển 2 - Chương 21
Hàng ngày, Bảo Long hay la cà đến vớĩ mấy người lính Pháp nấp bắn trên tầng thượng nhà băng. Họ chỉ có hai: một hạ sĩ và một lính. Mới trên mười tuổi, cậu bé có vẻ ham thích vũ khí, trận mạc… Có lần suýt nữa cậu bé để ngón tay trên cò súng trung liên và định bắn thử xem ra làm sao. Thật là nguy hiểm. Nếu lộ mục tiêu bộ đội Việt Minh sẽ bắn trả ngay. Tiếng súng nổ ầm ầm, mùi thuốc đạn khét lẹt…
Cuối cùng quân tiếp ứng đến, phá vỡ được cuộc bao vây. Bộ đội Việt Minh phải rút ra xa khỏi thành Huế, bỏ lại các cung điện đền miếu trong Đại nội tan hoang vì bom đạn. Tất cả những người trú ẩn ở nhà băng ùa ra ngoài, đứng bám vào cửa sổ nhìn sang để xem quang cảnh tàn phá bên kia sông.
Cuộc bao vây đã được giải toả. Mấy mẹ con bà hoàng rời khỏi tầng hầm. Không còn phải ở chung với két sắt nữa. Cũng không còn phải thấp thỏm với tiếng đạn réo qua mái nhà… Ông Fafard, chủ nhà băng có nhã ý mời họ lên ở trong phòng của gia đình ông. Họ được ngủ trên giường, có nệm đoàng hoàng. Nhưng bên kia sông trong Đại Nội các lâu đài vẫn âm ỉ cháy. Khói phủ kín bầu trời. Lửa đã tắt nhưng gia đình hoàng gia không thể trở lại hoàng thành. Không phải tất cả đều đổ nát nhưng các cung điện sẽ không bao giờ được dựng lại nữa.
Lính Pháp đưa gia đình bà hoàng về thăm lại cung An Định, nơi họ đã ở hơn một năm sau khi Nhà vua thoái vị. Tường lỗ chỗ mảnh đạn, mái sập, nhà xiêu, vỏ đạn vương vãi khắp nơi. Đồ đạc, quần áo, vật dụng sạch trơn. Bao kỷ vật thời huy hoàng không còn gì. Cái dinh cổ lỗ xấu xí đã từng là nơi cố thủ của bộ đội Việt Minh mấy tháng qua. Nơi đây là nhà ở cuối cùng của hoàng gia tại cố đô Huế.
Huế bây giờ là một thành phố thời chiến có đầy đủ những nét tiêu biểu: Cây cầu sắt nổi tiếng bắc qua sông Hương nối liền hai khu vực của thành phố bị đánh sập. Nhân dân qua lại phải dùng thuyền. Đường sá thô sơ bị bom đạn cày xới nham nhở. Cột cờ trên kỳ đài bị đạn trái phá tiện đứt đôi, nửa dưới còn lại nẻ toác, mảnh tướp tơi tả đung đưa trong gió. Hàng trăm toà nhà trong Đại nội bị phá trụi tan hoang giống như một gã khổng lồ bị xẹp hơi. Giữa đống gạch vụn, những mảnh ngói men ngũ sắc vẫn ánh lên màu sắc nhấp nháy dưới tia nắng. Những hoa văn trang trí rồng, phượng xưa kia lộng lẫy là thế nay vương vãi khắp nơi trên bãi tha ma của “những con rồng bị hạ bệ”. Cửa Ngọ môn, mang tính lễ nghi nổi tiếng chỉ được mở trong những dịp đón rước long trọng nay chỉ cần lấy vai hích nhẹ cũng bung ra. Quang cảnh hoàng cung hoang vắng, không người canh giữ, không lính bảo vệ. Tội nghiệp cho xứ Huế thơ mộng, đề tài của biết bao bài thơ kim, cổ, được Thần, Phật độ trì nay chẳng còn gì để ngắm nhìn ca ngợi nữa. Ruộng đồng hoang hoá, vườn tược xác xơ. Chiến tranh vẫn còn đó.
Quang cảnh xám xịt và hỗn độn. Những đám trẻ lang thang kiếm ăn. Quân Pháp đã trở lại nhưng thanh bình chưa đến. Thiếu lương thực, an ninh không có gì đảm bảo. Mặt trận lùi xa về vùng rừng núi phía tây nhưng cuộc chiến với du kích không bao giờ ngừng. Các đội biệt động Việt Minh vẫn bất ngờ xuất hiện trong thành phố.
Một Uỷ ban điều hành lâm thời ra sức khôi phục các hoạt động bình thường, tung những chiến dịch tuyên truyền cho việc lập lại nền quân chủ.
Tương lai không có gì chắc chắn. Một nhân viên tình báo Pháp (SDECE – Service de Documentation Extérieure et Contre-Espionnnge – cơ quan tình báo và phản gián Pháp), đến gặp bà Nam Phương để thăm dò… Không một lời ca ngợi thắng lợi của quân Pháp, bà nói “Những hy sinh của tôi chẳng là gì so với những khổ cực hiện nay của nhân dân“. Một câu nói chính trị, giáo điều. Rồi bà nói tiếp không biết liệu bà và các con có sống được trong tình cảnh “khốn cùng”(2) như thế nầy được nữa không.
Sau khi rời khỏi nhà băng, mẹ con bà hoàng lại trở về nhà dòng Chúa Cứu thế ở tạm mấy ngày rồi tất cả theo đường bộ ra Đà Nẵng.
***
Hoàng gia sẽ giữ quan hệ tốt đẹp với gia đình Fafard, giám đốc chi nhánh nhà băng Đông Dương tại Huế. Trong nhiều dịp khác về sau, mỗi lần đến thăm lại ông bà Fafard, nhất là các cô con gái đều được bà hoàng đón tiếp niềm nở. Chính ông sau nầy sẽ được bà hoàng chọn làm người tin cẩn để quản lý tài sản riêng cho mình.
Trong đoàn hộ tống hoàng gia đi Đà Nẵng lại cũng vẫn những chiếc xe bọc thép Coventry và Humber nhưng lần nầy chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ, còn mọi người đi xe thường. Chuyến đi không kém phần vất vả. Em gái lớn nhất của Bảo Long bị ốm dọc đường. Trên đèo Hải Vân đã diễn ra những cảnh chẳng mấy thơ mộng như cái tên gọi của đèo: Xe bọc thép đỗ lại chĩa nòng pháo ra phía bìa rừng đề phòng du kích tiến công. Đoàn xe dừng lại cho đến khi hoàng nữ bình phục.
***
Từ Đà Nẵng gia đình bà Nam Phương đáp máy bay vận tải quân sự Junker 52 bay đi Đà Lạt. Nhưng bà không về ở trong biệt điện của Bảo Đại, nơi xưa kia cả gia đình Nhà vua sống phần lớn thời gian trong những năm trị vì. Toà biệt thự lớn quá, bà nay không còn tuỳ tùng, gia nhân. Đang thời chiến, cao nguyên Lang Biang cũng không tránh khỏi sẽ trở thành chiến địa. Vì vậy bà đưa các con về biệt thự của mẹ đẻ và ở tạm đó trong gần ba tháng.
Ba tháng nghỉ ngơi để tâm trí trở lại bình tĩnh, hồi phục những chấn thương tinh thần.
Đà Lạt vẫn còn là đất Việt Nam, nhưng rồi bà và các con vẫn phải ra đi. Bà đã cắt đứt hẳn quan hệ với Việt Minh vì mẹ con bà đã lánh nạn bên chiến tuyến của kẻ thù. Cuộc sống tại Đà Lạt cũng không lấy gì làm vui.
Hết cả huy hoàng, lộng lẫy. Vẫn bặt tin về ông Bảo Đại. Không còn trường cho bọn trẻ đi học. May là có các anh chị em họ bên ngoại cố làm cho các con bà vui vẻ.
Trừ Bảo Long còn giữ được vốn tiếng Pháp nhờ mấy cuốn truyện của Jules Vernes từ ngày xưa ông nội để lại còn các đứa con khác trong hoàng gia chỉ nói tiếng Việt. Sau nầy chúng sẽ phải học lại tiếng Pháp là thứ tiếng quen dùng trong gia đình.
Chú thích:
(1)Thừa Thiên- Huế trong kháng chiến chông thực dân Pháp, Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1994, trang 60-63.
(2) CAOM – Lưu trừ bộ Pháp quốc Hải ngoại – Báo cáo 1257 của Sở tình báo phản gián Pháp (SDECE-Service de Documentaion Extérieure et de Contre Espionage), tập số 1245 NF.
Cuối cùng quân tiếp ứng đến, phá vỡ được cuộc bao vây. Bộ đội Việt Minh phải rút ra xa khỏi thành Huế, bỏ lại các cung điện đền miếu trong Đại nội tan hoang vì bom đạn. Tất cả những người trú ẩn ở nhà băng ùa ra ngoài, đứng bám vào cửa sổ nhìn sang để xem quang cảnh tàn phá bên kia sông.
Cuộc bao vây đã được giải toả. Mấy mẹ con bà hoàng rời khỏi tầng hầm. Không còn phải ở chung với két sắt nữa. Cũng không còn phải thấp thỏm với tiếng đạn réo qua mái nhà… Ông Fafard, chủ nhà băng có nhã ý mời họ lên ở trong phòng của gia đình ông. Họ được ngủ trên giường, có nệm đoàng hoàng. Nhưng bên kia sông trong Đại Nội các lâu đài vẫn âm ỉ cháy. Khói phủ kín bầu trời. Lửa đã tắt nhưng gia đình hoàng gia không thể trở lại hoàng thành. Không phải tất cả đều đổ nát nhưng các cung điện sẽ không bao giờ được dựng lại nữa.
Lính Pháp đưa gia đình bà hoàng về thăm lại cung An Định, nơi họ đã ở hơn một năm sau khi Nhà vua thoái vị. Tường lỗ chỗ mảnh đạn, mái sập, nhà xiêu, vỏ đạn vương vãi khắp nơi. Đồ đạc, quần áo, vật dụng sạch trơn. Bao kỷ vật thời huy hoàng không còn gì. Cái dinh cổ lỗ xấu xí đã từng là nơi cố thủ của bộ đội Việt Minh mấy tháng qua. Nơi đây là nhà ở cuối cùng của hoàng gia tại cố đô Huế.
Huế bây giờ là một thành phố thời chiến có đầy đủ những nét tiêu biểu: Cây cầu sắt nổi tiếng bắc qua sông Hương nối liền hai khu vực của thành phố bị đánh sập. Nhân dân qua lại phải dùng thuyền. Đường sá thô sơ bị bom đạn cày xới nham nhở. Cột cờ trên kỳ đài bị đạn trái phá tiện đứt đôi, nửa dưới còn lại nẻ toác, mảnh tướp tơi tả đung đưa trong gió. Hàng trăm toà nhà trong Đại nội bị phá trụi tan hoang giống như một gã khổng lồ bị xẹp hơi. Giữa đống gạch vụn, những mảnh ngói men ngũ sắc vẫn ánh lên màu sắc nhấp nháy dưới tia nắng. Những hoa văn trang trí rồng, phượng xưa kia lộng lẫy là thế nay vương vãi khắp nơi trên bãi tha ma của “những con rồng bị hạ bệ”. Cửa Ngọ môn, mang tính lễ nghi nổi tiếng chỉ được mở trong những dịp đón rước long trọng nay chỉ cần lấy vai hích nhẹ cũng bung ra. Quang cảnh hoàng cung hoang vắng, không người canh giữ, không lính bảo vệ. Tội nghiệp cho xứ Huế thơ mộng, đề tài của biết bao bài thơ kim, cổ, được Thần, Phật độ trì nay chẳng còn gì để ngắm nhìn ca ngợi nữa. Ruộng đồng hoang hoá, vườn tược xác xơ. Chiến tranh vẫn còn đó.
Quang cảnh xám xịt và hỗn độn. Những đám trẻ lang thang kiếm ăn. Quân Pháp đã trở lại nhưng thanh bình chưa đến. Thiếu lương thực, an ninh không có gì đảm bảo. Mặt trận lùi xa về vùng rừng núi phía tây nhưng cuộc chiến với du kích không bao giờ ngừng. Các đội biệt động Việt Minh vẫn bất ngờ xuất hiện trong thành phố.
Một Uỷ ban điều hành lâm thời ra sức khôi phục các hoạt động bình thường, tung những chiến dịch tuyên truyền cho việc lập lại nền quân chủ.
Tương lai không có gì chắc chắn. Một nhân viên tình báo Pháp (SDECE – Service de Documentation Extérieure et Contre-Espionnnge – cơ quan tình báo và phản gián Pháp), đến gặp bà Nam Phương để thăm dò… Không một lời ca ngợi thắng lợi của quân Pháp, bà nói “Những hy sinh của tôi chẳng là gì so với những khổ cực hiện nay của nhân dân“. Một câu nói chính trị, giáo điều. Rồi bà nói tiếp không biết liệu bà và các con có sống được trong tình cảnh “khốn cùng”(2) như thế nầy được nữa không.
Sau khi rời khỏi nhà băng, mẹ con bà hoàng lại trở về nhà dòng Chúa Cứu thế ở tạm mấy ngày rồi tất cả theo đường bộ ra Đà Nẵng.
***
Hoàng gia sẽ giữ quan hệ tốt đẹp với gia đình Fafard, giám đốc chi nhánh nhà băng Đông Dương tại Huế. Trong nhiều dịp khác về sau, mỗi lần đến thăm lại ông bà Fafard, nhất là các cô con gái đều được bà hoàng đón tiếp niềm nở. Chính ông sau nầy sẽ được bà hoàng chọn làm người tin cẩn để quản lý tài sản riêng cho mình.
Trong đoàn hộ tống hoàng gia đi Đà Nẵng lại cũng vẫn những chiếc xe bọc thép Coventry và Humber nhưng lần nầy chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ, còn mọi người đi xe thường. Chuyến đi không kém phần vất vả. Em gái lớn nhất của Bảo Long bị ốm dọc đường. Trên đèo Hải Vân đã diễn ra những cảnh chẳng mấy thơ mộng như cái tên gọi của đèo: Xe bọc thép đỗ lại chĩa nòng pháo ra phía bìa rừng đề phòng du kích tiến công. Đoàn xe dừng lại cho đến khi hoàng nữ bình phục.
***
Từ Đà Nẵng gia đình bà Nam Phương đáp máy bay vận tải quân sự Junker 52 bay đi Đà Lạt. Nhưng bà không về ở trong biệt điện của Bảo Đại, nơi xưa kia cả gia đình Nhà vua sống phần lớn thời gian trong những năm trị vì. Toà biệt thự lớn quá, bà nay không còn tuỳ tùng, gia nhân. Đang thời chiến, cao nguyên Lang Biang cũng không tránh khỏi sẽ trở thành chiến địa. Vì vậy bà đưa các con về biệt thự của mẹ đẻ và ở tạm đó trong gần ba tháng.
Ba tháng nghỉ ngơi để tâm trí trở lại bình tĩnh, hồi phục những chấn thương tinh thần.
Đà Lạt vẫn còn là đất Việt Nam, nhưng rồi bà và các con vẫn phải ra đi. Bà đã cắt đứt hẳn quan hệ với Việt Minh vì mẹ con bà đã lánh nạn bên chiến tuyến của kẻ thù. Cuộc sống tại Đà Lạt cũng không lấy gì làm vui.
Hết cả huy hoàng, lộng lẫy. Vẫn bặt tin về ông Bảo Đại. Không còn trường cho bọn trẻ đi học. May là có các anh chị em họ bên ngoại cố làm cho các con bà vui vẻ.
Trừ Bảo Long còn giữ được vốn tiếng Pháp nhờ mấy cuốn truyện của Jules Vernes từ ngày xưa ông nội để lại còn các đứa con khác trong hoàng gia chỉ nói tiếng Việt. Sau nầy chúng sẽ phải học lại tiếng Pháp là thứ tiếng quen dùng trong gia đình.
Chú thích:
(1)Thừa Thiên- Huế trong kháng chiến chông thực dân Pháp, Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1994, trang 60-63.
(2) CAOM – Lưu trừ bộ Pháp quốc Hải ngoại – Báo cáo 1257 của Sở tình báo phản gián Pháp (SDECE-Service de Documentaion Extérieure et de Contre Espionage), tập số 1245 NF.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook