Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
-
Quyển 2 - Chương 15
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, từ mờ sáng, Bảo Long rời khỏi cung An Định, nơi cậu ta sống cùng mẹ và các em từ khi cha thoái vị. Người kéo xe đã chờ sẵn ngoài cổng. Cùng đi còn có một người trẻ tuổi, theo hầu từ lúc chào đời, chắc hẳn còn là người bạn thân thiết của cậu.
Không ai nói với ai một lời, như những kẻ đi trốn, hai người men theo khu vườn rộng, lùi lũi ra khỏi cung về phía thành phố. Trời hửng sáng rất nhanh và trong chốc lát tia nắng trời rụt rè của mùa đông miền Trung đã chiếu hắt lên những bức tường gồ ghề bao quanh khu nhà hát cũ đằng sau cung. Ở Huế, khu phố nầy mang dáng dấp thôn dã, nhưng trong số những người nhà quê hàng ngày vẫn làm ruộng quanh đó, không ai để ý hai người đang lén lút ra khỏi cung. Trong gia đình hoàng gia, kể cả những người thân cận, không một ai nói lên hai tiếng “đi trốn”. Bản thân bà Nam Phương cũng thấy chối tai. Ngồi trong nhà bà nhìn theo đứa con trai đầu lòng và người hầu cho đến khi hai người đi qua cổng, vượt bức tường ngăn rồi bước lên chiếc xe kéo chờ sẵn. Lúc nầy xe xích lô còn ít người dùng, không phổ biến như những năm sau. Có ít người ở Trung Kỳ sử dụng xích lô mà một vài năm sau nó trở nên rất phổ biến. Hai người bước lên xe lọt thỏm trong thùng xe bên cạnh túi đựng quần áo và đồ dùng vặt vãnh. Người hầu gái của bà Nam Phương cũng vừa đến. Không hề có ôm hôn, chỉ một chút biểu hiện tình cảm. Chiếc xe bắt đầu lăn bánh, lắc lư. Bà Nam Phương lặng lẽ nhìn theo. Thực ra chỉ đi một quãng ngắn hơn trăm mét là đã đến khu nhà thờ dòng Chúa cứu thế. Ở đó đứng sau cánh cổng, một cha cố đã đợi sẵn.
***
Một vài tuần trước đó, Pháp đã nổ súng gây hấn ở Hải Phòng. Sáu nghìn người chết vì trọng pháo từ tàu chiến bắn vào. Sáu nghìn thường dân vô tội đã phải trả giá cho cơn giận dữ của cả hai bên Pháp và Việt Nam.
Tất cả bắt đầu bằng một vụ tranh chấp hải quan ở cảng Hải Phòng. Quan hệ hai bên vẫn rất căng thẳng. Việc hai bên, kẻ thắng cũng như người thua cùng đóng quân cạnh nhau trước đây còn vui vẻ cùng diễu binh ở Huế cũng như ở nhiều nơi khác nay nhường chỗ cho các cuộc đụng độ. Tình trạng lộn xộn và hy vọng qua đi, đến lúc nổ ra xung đột, tóm lại, là không thể tránh khỏi giữa Việt Nam và Pháp. Nó được nhen nhóm từ nhiều tháng nay, gần như hàng năm nay và vào tháng 12 năm 1946, nó đã thực sự nổ ra.
Chính xác hơn là vào đêm 19, đầu tiên là ở Hà Nội, rồi đến Huế, nghĩa là chỉ một vài giờ đồng hồ sau khi Bảo Long rời khỏi cung An Định. Bà Nam Phương đón trước được tình hình nầy là do mạng lưới những người công giáo cung cấp đều đặn tin tức liên quan đến các sự kiện đang diễn ra tại Việt Nam.
Bà muốn đưa hết các con vào lánh trong khu nhà thờ, nhưng bà hoàng thái hậu phản đối. Cuộc tranh luận kịch liệt, không ai chịu ai đôi lúc dẫn đến việc hai mẹ con giận dỗi nhau thật sự…
Thực vậy, vấn đề trở nên nghiêm trọng. Chính quyền cách mạng không hề có thái độ thù nghịch với hoàng gia vậy có nhất thiết phải. rời bỏ cung An Định đang được bộ đội Việt Nam bảo vệ để chạy sang khu vực khác để tìm sự che chở hay không?
Theo tính toán của bà cựu Hoàng hậu, ngài Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ đã bỏ đi, sống đâu đó ở Trung Hoa hay Hongkong, như vậy ông không còn vai vế gì trong chính phủ cách mạng. Ảnh hưởng của ông trên mảnh đất Việt Nam là rất ít, thậm chí là số không. Những người lãnh đạo chính phủ sẽ chuyển sang đường lối cứng rắn. Vì thế bà cựu Hoàng hậu thấy cần phải tìm kiếm một thế lực khác để nương tựa cho chắc chắn.
Biết đi đâu đây? Người Pháp đã cố thuyết phục nhưng bà khước từ dọn đến ở trong khu vực do họ kiểm soát. Đưa ngay gia đình vào khu vực quân đội Pháp để được che chở đưới bóng cờ ba sắc, con trai bà sẽ mất đi mọi cơ may trở lại ngôi báu, tách khỏi trào lưu độc lập trong lúc nầy đang tập hợp được đa số các tầng lớp dân chúng người Việt. Tất nhiên bà cần phải tìm một nơi nào gẩn đó, phòng lúc nguy cấp có thể nhanh chóng đến nơi trú ẩn an toàn. Người nữ sinh cũ của trường dòng Les Oiseaux phải xử sự khôn ngoan để không gây phiền hà cho ngài cố vấn vừa không làm liên luỵ tới con trai bà cho nên đã chọn một nơi tạm trú “trung lập” nghĩa là đứng giữa, không ngả về phía Pháp hay Việt Minh và cũng để chứng tỏ rằng không phải bà đã thay đổi lập trường chính trị. Vì vậy bà đã cho Bảo Long đi trước và đã đến nơi trú ẩn một cách dễ dàng.
Bây giờ, bà chỉ còn lo sao cho bản thân và những đứa con khác cũng sẽ ra đi tiếp. Lần nầy không giữ được bí mật nữa. Người chính trị viên đơn vị bảo vệ đã biết rõ ý định của bà đưa các con ra khỏi cung An Định. Thoạt đầu anh ta tức giận không chấp nhận lời thỉnh cầu của bà. Bà cựu hoàng từ tốn và kiên trì giảng giải lý lẽ. Cuối cùng người chính trị viên cũng mủi lòng đồng ý làm ngơ để bà đưa các con ra khỏi cung An Định(1).
Cả gia đình bà cựu Hoàng hậu Nam Phương nay ở nhờ trong trường dòng Cứu thế do các cha đạo người Canada gốc Pháp cai quản.
Trong khu giáo đường tôn nghiêm phấp phới lá cờ Canada. Trung lập theo ý nghĩa chính trị mà cũng là một địa điểm nằm đúng giữa hai phòng tuyến Việt Nam và Pháp trong cuộc giao chiến sắp xảy ra nay mai. Đúng vậy, tu viện dòng Cứu thế, một bên chỉ cách cung An Định, nơi bộ đội Việt Nam đã chiếm giữ làm vị trí tiền tiêu, một quãng ngắn còn Pháp sẽ đóng quân trong nhà thờ Thiên Hựu ở phía đối diện. Tu viện mang một dáng vẻ cổ kính của các nhà thờ tôn giáo dưới thời quân chủ ngày trước, đó là một toà nhà rộng hình chữ nhật gồm hai dãy phòng dành cho các tu sĩ có hành lang bao quanh. Đó là nơi các cha xứ vẫn thường hành lễ và xưng tội. Một toà nhà thật đẹp, được trang trí một cách cầu kỳ bằng những đường chỉ bằng thạch cao. Toà nhà mang dáng vẻ của một toà lâu đài mà ngày nay các cha trông coi vẫn gọi nó với một giọng đầy mỉa mai là “một cung điện Versailles thu nhỏ”. Tu viện trông càng sâu thêm khi phía bên trong là một toà nhà khác bình dị hơn, đó là giáo đường hay là một trường dòng, vào thời mà gia đình bà Nam Phương tạm lánh ở đây, thật đông đúc chủng sinh trong đó một số chỉ nhỉnh hơn tuổi Bảo Long. Từ năm 1952, một nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc hiện đại bằng bê tông nằm sát ngay bên cạnh tu viện, làm thay đổi phần nào kiến trúc của tu viện.
Tại sao ở Huế lại có mặt người Canada? Các giám mục Việt Nam mong có các tu sĩ đến để giảng đạo cấm phòng. Toà Thánh đã đề nghị các cha người Canada tới vì xem ra dòng tu Canada hợp với ý nguyện của giáo hội châu Á. Do đó vào một ngày đẹp trời năm 1925 khoảng 15 cha cố người Canada gốc Pháp thuộc giáo phận Sainte-Anne-de-Beaupré xứ Québec thuộc Canada đã đến Huế đảm nhiệm công việc truyền giáo.
Cha Larouste, đứng đầu tu viện, buổi sáng hôm ấy đã thân hành đứng đón Bảo Long ở cổng tu viện. Ông có bộ râu rậm và dài, trắng muốt che kín ngực. Ông được làm quen với bà cựu Hoàng hậu chỉ từ khi bà ra khỏi hoàng thành sau lễ thoái vị của Bảo Đại, về ở cung An Định, hàng ngày bà đi chầu ở nhà nguyện trong tu viện ngay sát gần cung An Định.
Cuộc gặp đầu tiên giữa bà cựu hoàng và đứa con trai của mình với cha xứ diễn ra trong không khí nặng nề, gần như ngột ngạt. Theo ý Cha bề trên, nếu để cho gia đình bà lánh nạn trong trường, cộng đồng người Canada và toàn thể tu viện có thể bị liên luỵ. Bộ đội Việt Minh có thể bắt Bảo Long làm con tin để ngăn cản bà chạy sang phía Pháp.
Trong trường dòng, khi mẹ đưa các em đến, Bảo Long thản nhiên, lạnh lùng không mảy may xúc động, không ôm hôn, rơi nước mắt như phong tục yếu đuối của người Tây phương. Trong bữa ăn đầu tiên ở viện, cả nhà ăn uống bình thường, không làm dấu, không đọc kinh cầu nguyện. Bảo Long suốt ngày mặc quần soóc lửng theo lối phương Tây, được bố trí một phòng riêng.
Cậu ta cảm thấy thoải mái, nhanh chóng thích nghi với môi trường tôn giáo nhất vì mẹ của cậu là người sùng đạo Trong tu viện có nhiều chủng sinh hoặc con em các gia đình lánh nạn khác cùng lứa tuổi, cậu làm quen rất nhanh, mặc dù sau một năm học ở trường công trong thành phố cậu đã quen với nền nếp sinh hoạt nhi đồng theo cách giáo dục của Việt Minh, được hưởng thụ nhiều tự do khác hẳn lề thói giáo dục để làm vua trong hoàng cung trước đây, hoặc tác phong sinh hoạt tôn giáo trong tu viện.
Vào đây không còn có nhiều gia nhân đầy tớ nữa, ngoại trừ một cô hầu phòng duy nhất đi theo bà hoàng… Người hầu Bảo Long từ khi cậu mới ra đời đã đưa cậu đến đây cũng như người kéo xe nay nhận công việc gác cổng trường dòng(2).
Mặc dầu hoàn cảnh chật chội chen chúc, gia đình bà hoàng cũng được Cha bề trên thu xếp cho ở trong bốn căn phòng riêng sát liền nhau có cửa ra vào thông nhau để cả nhà đi lại, ra vào gặp gỡ nhau mà không phải đi qua hành lang, tránh không chung đụng với những gia đình lánh nạn khác. Các tu sĩ từ các nơi dồn về làm tu viện trở nên quá chật chội. Sáu mươi cha xứ và tu sĩ một trăm ba mươi chủng sinh, hàng chục gia đình lánh nạn gồm cả Pháp lẫn Việt. Chăn đệm xếp từng chồng khiến hành lang trở nên chật hẹp, không có chỗ len chân.
Những chiếc bàn dài được kê sát tường. Chính các cha đã thu gọn chúng lại, còn các cha được dành ở tầng hai. Đông người ở chung làm cho cuộc sống trở nên khó khăn. Nước rất khan. Các con bà Nam Phương phải học cách rửa mặt mỗi buổi sáng với một ca nước.
***
Ngay đêm đầu mới đến, vào khoảng hai giờ sáng, cả tu viện đột ngột tỉnh giấc vì những tiếng nổ chát chúa. Sau đó là tiếng súng liên thanh, súng cối, lựu đạn xen lẫn tiếng thét xung phong bằng cả hai thứ tiếng Pháp, Việt. Đèn phụt tắt, nước trong vòi ngừng chảy. Mọi người hốt hoảng sợ hãi chạy ào ra sân nhảy xuống các đường hào cuối vườn, dán mình vào các gốc cây. Chiến tranh đã bùng nổ. Việt Minh lần nầy đã áp dụng cách đánh tập kích vào ban đêm y như 21 tháng trước đây Nhật đảo chính Pháp đêm mồng 9 tháng 3 năm 1945. Nhưng lần nầy, quân Pháp được trang bị tốt hơn và ít bất ngờ hơn.
Tại Hà Nội, bộ đội, tự vệ chiến đấu toàn thành phố nhất loạt nổ súng tiến công các vị trí Pháp, đốt cháy hoặc vây hãm các ngôi nhà theo phong cách kiến trúc châu Âu. Đối phương trở tay không kịp, nhiều người bị giết, một số bị bắt làm con tin. Đêm đầu tiên, người ta đã ước tính có 300 người bị mất tích tại thủ đô, trong đó có nhiều thường dân, đa số là phụ nữ và trẻ em, đặc biệt những người lai Âu-Á là những nạn nhân chính.
Ngay cả Jean Sainteny, uỷ viên cộng hoà Pháp cũng bị thương khi xe của ông bị trúng mìn. Lệnh tiến công được quy định đồng loạt là 20 giờ tối 19 tháng Chạp nhưng do thông tin liên lạc chậm trễ nên mãi đến nửa đêm Huế mới nổ súng. Sự sai lệch nầy đã làm cho quân Pháp đề phòng và kịp loan báo cho các nơi đóng quân khác.
Lực lượng Pháp đóng tại cố đô phải đương đầu với hàng loạt cuộc tiến công của đối phương. Tuy được trang bị tốt, có xe bọc thép, nhất là được phi cơ yểm hộ (những chiếcSpitfire nổi tiếng mua của Anh) nhưng đối phương là những chiến sĩ quyết tâm, sẵn sàng hy sinh hơn là đầu hàng, miệng hát vang bài quốc ca Việt Nam. Họ tiến công anh dũng các vị trí Pháp khiến người ta nhớ lại các “hành động tự sát” của quân Nhật trước đây. Đi tiên phong trong các trận đánh là những đội quyết tử gồm những người lính mới qua 10 ngày huấn luyện để sẵn sàng hy sinh ngay trong trận đánh mở màn của cuộc tiến công nổi tiếng đêm 19 tháng Chạp(3). Theo kế hoạch đã định, ngay từ lúc bắt đầu nổ súng, bộ đội Việt Minh được lệnh mở đợt tiến công mãnh liệt, kiên quyết, liên tục để tạo thế bất ngờ, nhanh chóng tiêu diệt gọn không để đối phương kịp trở tay. Thế là họ lao vào cuộc chiến và hàng trăm người đã trúng đạn bỏ lại thi thể ngay trên cánh dồng, các hàng rào, trên đường phố. Họ là một đội quân dũng cảm, vô danh không phiên hiệu cũng như không có các vị tướng nổi danh. Họ chỉ là những người lính, những chiến binh sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cao cả. Họ là những dân quân, không mặc đồng phục, xung trận trong bộ quần áo thường dân. Phần lớn bộ đội Việt Nam tập trung trong hoàng thành. Một số khác giữ trụ được ở đầu cầu bờ nam sông Hương là nhờ lực lượng chốt trong cung An Định. Còn quân Pháp tập trung ở gần đó, đóng quân trong trường Thiên Hựu (Providence), trước đây cũng là một tu viện. Xe bọc thép được bố trí trên một thửa ruộng ngay dưới chân đê, chĩa nòng pháo ra xung quanh. Khu vực trường dòng Cứu thế nằm giữa hai vị trí đối địch cho nên sẽ trở thành điểm tranh chấp ác liệt giữa hai bên Pháp, Việt.
Không ai nói với ai một lời, như những kẻ đi trốn, hai người men theo khu vườn rộng, lùi lũi ra khỏi cung về phía thành phố. Trời hửng sáng rất nhanh và trong chốc lát tia nắng trời rụt rè của mùa đông miền Trung đã chiếu hắt lên những bức tường gồ ghề bao quanh khu nhà hát cũ đằng sau cung. Ở Huế, khu phố nầy mang dáng dấp thôn dã, nhưng trong số những người nhà quê hàng ngày vẫn làm ruộng quanh đó, không ai để ý hai người đang lén lút ra khỏi cung. Trong gia đình hoàng gia, kể cả những người thân cận, không một ai nói lên hai tiếng “đi trốn”. Bản thân bà Nam Phương cũng thấy chối tai. Ngồi trong nhà bà nhìn theo đứa con trai đầu lòng và người hầu cho đến khi hai người đi qua cổng, vượt bức tường ngăn rồi bước lên chiếc xe kéo chờ sẵn. Lúc nầy xe xích lô còn ít người dùng, không phổ biến như những năm sau. Có ít người ở Trung Kỳ sử dụng xích lô mà một vài năm sau nó trở nên rất phổ biến. Hai người bước lên xe lọt thỏm trong thùng xe bên cạnh túi đựng quần áo và đồ dùng vặt vãnh. Người hầu gái của bà Nam Phương cũng vừa đến. Không hề có ôm hôn, chỉ một chút biểu hiện tình cảm. Chiếc xe bắt đầu lăn bánh, lắc lư. Bà Nam Phương lặng lẽ nhìn theo. Thực ra chỉ đi một quãng ngắn hơn trăm mét là đã đến khu nhà thờ dòng Chúa cứu thế. Ở đó đứng sau cánh cổng, một cha cố đã đợi sẵn.
***
Một vài tuần trước đó, Pháp đã nổ súng gây hấn ở Hải Phòng. Sáu nghìn người chết vì trọng pháo từ tàu chiến bắn vào. Sáu nghìn thường dân vô tội đã phải trả giá cho cơn giận dữ của cả hai bên Pháp và Việt Nam.
Tất cả bắt đầu bằng một vụ tranh chấp hải quan ở cảng Hải Phòng. Quan hệ hai bên vẫn rất căng thẳng. Việc hai bên, kẻ thắng cũng như người thua cùng đóng quân cạnh nhau trước đây còn vui vẻ cùng diễu binh ở Huế cũng như ở nhiều nơi khác nay nhường chỗ cho các cuộc đụng độ. Tình trạng lộn xộn và hy vọng qua đi, đến lúc nổ ra xung đột, tóm lại, là không thể tránh khỏi giữa Việt Nam và Pháp. Nó được nhen nhóm từ nhiều tháng nay, gần như hàng năm nay và vào tháng 12 năm 1946, nó đã thực sự nổ ra.
Chính xác hơn là vào đêm 19, đầu tiên là ở Hà Nội, rồi đến Huế, nghĩa là chỉ một vài giờ đồng hồ sau khi Bảo Long rời khỏi cung An Định. Bà Nam Phương đón trước được tình hình nầy là do mạng lưới những người công giáo cung cấp đều đặn tin tức liên quan đến các sự kiện đang diễn ra tại Việt Nam.
Bà muốn đưa hết các con vào lánh trong khu nhà thờ, nhưng bà hoàng thái hậu phản đối. Cuộc tranh luận kịch liệt, không ai chịu ai đôi lúc dẫn đến việc hai mẹ con giận dỗi nhau thật sự…
Thực vậy, vấn đề trở nên nghiêm trọng. Chính quyền cách mạng không hề có thái độ thù nghịch với hoàng gia vậy có nhất thiết phải. rời bỏ cung An Định đang được bộ đội Việt Nam bảo vệ để chạy sang khu vực khác để tìm sự che chở hay không?
Theo tính toán của bà cựu Hoàng hậu, ngài Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ đã bỏ đi, sống đâu đó ở Trung Hoa hay Hongkong, như vậy ông không còn vai vế gì trong chính phủ cách mạng. Ảnh hưởng của ông trên mảnh đất Việt Nam là rất ít, thậm chí là số không. Những người lãnh đạo chính phủ sẽ chuyển sang đường lối cứng rắn. Vì thế bà cựu Hoàng hậu thấy cần phải tìm kiếm một thế lực khác để nương tựa cho chắc chắn.
Biết đi đâu đây? Người Pháp đã cố thuyết phục nhưng bà khước từ dọn đến ở trong khu vực do họ kiểm soát. Đưa ngay gia đình vào khu vực quân đội Pháp để được che chở đưới bóng cờ ba sắc, con trai bà sẽ mất đi mọi cơ may trở lại ngôi báu, tách khỏi trào lưu độc lập trong lúc nầy đang tập hợp được đa số các tầng lớp dân chúng người Việt. Tất nhiên bà cần phải tìm một nơi nào gẩn đó, phòng lúc nguy cấp có thể nhanh chóng đến nơi trú ẩn an toàn. Người nữ sinh cũ của trường dòng Les Oiseaux phải xử sự khôn ngoan để không gây phiền hà cho ngài cố vấn vừa không làm liên luỵ tới con trai bà cho nên đã chọn một nơi tạm trú “trung lập” nghĩa là đứng giữa, không ngả về phía Pháp hay Việt Minh và cũng để chứng tỏ rằng không phải bà đã thay đổi lập trường chính trị. Vì vậy bà đã cho Bảo Long đi trước và đã đến nơi trú ẩn một cách dễ dàng.
Bây giờ, bà chỉ còn lo sao cho bản thân và những đứa con khác cũng sẽ ra đi tiếp. Lần nầy không giữ được bí mật nữa. Người chính trị viên đơn vị bảo vệ đã biết rõ ý định của bà đưa các con ra khỏi cung An Định. Thoạt đầu anh ta tức giận không chấp nhận lời thỉnh cầu của bà. Bà cựu hoàng từ tốn và kiên trì giảng giải lý lẽ. Cuối cùng người chính trị viên cũng mủi lòng đồng ý làm ngơ để bà đưa các con ra khỏi cung An Định(1).
Cả gia đình bà cựu Hoàng hậu Nam Phương nay ở nhờ trong trường dòng Cứu thế do các cha đạo người Canada gốc Pháp cai quản.
Trong khu giáo đường tôn nghiêm phấp phới lá cờ Canada. Trung lập theo ý nghĩa chính trị mà cũng là một địa điểm nằm đúng giữa hai phòng tuyến Việt Nam và Pháp trong cuộc giao chiến sắp xảy ra nay mai. Đúng vậy, tu viện dòng Cứu thế, một bên chỉ cách cung An Định, nơi bộ đội Việt Nam đã chiếm giữ làm vị trí tiền tiêu, một quãng ngắn còn Pháp sẽ đóng quân trong nhà thờ Thiên Hựu ở phía đối diện. Tu viện mang một dáng vẻ cổ kính của các nhà thờ tôn giáo dưới thời quân chủ ngày trước, đó là một toà nhà rộng hình chữ nhật gồm hai dãy phòng dành cho các tu sĩ có hành lang bao quanh. Đó là nơi các cha xứ vẫn thường hành lễ và xưng tội. Một toà nhà thật đẹp, được trang trí một cách cầu kỳ bằng những đường chỉ bằng thạch cao. Toà nhà mang dáng vẻ của một toà lâu đài mà ngày nay các cha trông coi vẫn gọi nó với một giọng đầy mỉa mai là “một cung điện Versailles thu nhỏ”. Tu viện trông càng sâu thêm khi phía bên trong là một toà nhà khác bình dị hơn, đó là giáo đường hay là một trường dòng, vào thời mà gia đình bà Nam Phương tạm lánh ở đây, thật đông đúc chủng sinh trong đó một số chỉ nhỉnh hơn tuổi Bảo Long. Từ năm 1952, một nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc hiện đại bằng bê tông nằm sát ngay bên cạnh tu viện, làm thay đổi phần nào kiến trúc của tu viện.
Tại sao ở Huế lại có mặt người Canada? Các giám mục Việt Nam mong có các tu sĩ đến để giảng đạo cấm phòng. Toà Thánh đã đề nghị các cha người Canada tới vì xem ra dòng tu Canada hợp với ý nguyện của giáo hội châu Á. Do đó vào một ngày đẹp trời năm 1925 khoảng 15 cha cố người Canada gốc Pháp thuộc giáo phận Sainte-Anne-de-Beaupré xứ Québec thuộc Canada đã đến Huế đảm nhiệm công việc truyền giáo.
Cha Larouste, đứng đầu tu viện, buổi sáng hôm ấy đã thân hành đứng đón Bảo Long ở cổng tu viện. Ông có bộ râu rậm và dài, trắng muốt che kín ngực. Ông được làm quen với bà cựu Hoàng hậu chỉ từ khi bà ra khỏi hoàng thành sau lễ thoái vị của Bảo Đại, về ở cung An Định, hàng ngày bà đi chầu ở nhà nguyện trong tu viện ngay sát gần cung An Định.
Cuộc gặp đầu tiên giữa bà cựu hoàng và đứa con trai của mình với cha xứ diễn ra trong không khí nặng nề, gần như ngột ngạt. Theo ý Cha bề trên, nếu để cho gia đình bà lánh nạn trong trường, cộng đồng người Canada và toàn thể tu viện có thể bị liên luỵ. Bộ đội Việt Minh có thể bắt Bảo Long làm con tin để ngăn cản bà chạy sang phía Pháp.
Trong trường dòng, khi mẹ đưa các em đến, Bảo Long thản nhiên, lạnh lùng không mảy may xúc động, không ôm hôn, rơi nước mắt như phong tục yếu đuối của người Tây phương. Trong bữa ăn đầu tiên ở viện, cả nhà ăn uống bình thường, không làm dấu, không đọc kinh cầu nguyện. Bảo Long suốt ngày mặc quần soóc lửng theo lối phương Tây, được bố trí một phòng riêng.
Cậu ta cảm thấy thoải mái, nhanh chóng thích nghi với môi trường tôn giáo nhất vì mẹ của cậu là người sùng đạo Trong tu viện có nhiều chủng sinh hoặc con em các gia đình lánh nạn khác cùng lứa tuổi, cậu làm quen rất nhanh, mặc dù sau một năm học ở trường công trong thành phố cậu đã quen với nền nếp sinh hoạt nhi đồng theo cách giáo dục của Việt Minh, được hưởng thụ nhiều tự do khác hẳn lề thói giáo dục để làm vua trong hoàng cung trước đây, hoặc tác phong sinh hoạt tôn giáo trong tu viện.
Vào đây không còn có nhiều gia nhân đầy tớ nữa, ngoại trừ một cô hầu phòng duy nhất đi theo bà hoàng… Người hầu Bảo Long từ khi cậu mới ra đời đã đưa cậu đến đây cũng như người kéo xe nay nhận công việc gác cổng trường dòng(2).
Mặc dầu hoàn cảnh chật chội chen chúc, gia đình bà hoàng cũng được Cha bề trên thu xếp cho ở trong bốn căn phòng riêng sát liền nhau có cửa ra vào thông nhau để cả nhà đi lại, ra vào gặp gỡ nhau mà không phải đi qua hành lang, tránh không chung đụng với những gia đình lánh nạn khác. Các tu sĩ từ các nơi dồn về làm tu viện trở nên quá chật chội. Sáu mươi cha xứ và tu sĩ một trăm ba mươi chủng sinh, hàng chục gia đình lánh nạn gồm cả Pháp lẫn Việt. Chăn đệm xếp từng chồng khiến hành lang trở nên chật hẹp, không có chỗ len chân.
Những chiếc bàn dài được kê sát tường. Chính các cha đã thu gọn chúng lại, còn các cha được dành ở tầng hai. Đông người ở chung làm cho cuộc sống trở nên khó khăn. Nước rất khan. Các con bà Nam Phương phải học cách rửa mặt mỗi buổi sáng với một ca nước.
***
Ngay đêm đầu mới đến, vào khoảng hai giờ sáng, cả tu viện đột ngột tỉnh giấc vì những tiếng nổ chát chúa. Sau đó là tiếng súng liên thanh, súng cối, lựu đạn xen lẫn tiếng thét xung phong bằng cả hai thứ tiếng Pháp, Việt. Đèn phụt tắt, nước trong vòi ngừng chảy. Mọi người hốt hoảng sợ hãi chạy ào ra sân nhảy xuống các đường hào cuối vườn, dán mình vào các gốc cây. Chiến tranh đã bùng nổ. Việt Minh lần nầy đã áp dụng cách đánh tập kích vào ban đêm y như 21 tháng trước đây Nhật đảo chính Pháp đêm mồng 9 tháng 3 năm 1945. Nhưng lần nầy, quân Pháp được trang bị tốt hơn và ít bất ngờ hơn.
Tại Hà Nội, bộ đội, tự vệ chiến đấu toàn thành phố nhất loạt nổ súng tiến công các vị trí Pháp, đốt cháy hoặc vây hãm các ngôi nhà theo phong cách kiến trúc châu Âu. Đối phương trở tay không kịp, nhiều người bị giết, một số bị bắt làm con tin. Đêm đầu tiên, người ta đã ước tính có 300 người bị mất tích tại thủ đô, trong đó có nhiều thường dân, đa số là phụ nữ và trẻ em, đặc biệt những người lai Âu-Á là những nạn nhân chính.
Ngay cả Jean Sainteny, uỷ viên cộng hoà Pháp cũng bị thương khi xe của ông bị trúng mìn. Lệnh tiến công được quy định đồng loạt là 20 giờ tối 19 tháng Chạp nhưng do thông tin liên lạc chậm trễ nên mãi đến nửa đêm Huế mới nổ súng. Sự sai lệch nầy đã làm cho quân Pháp đề phòng và kịp loan báo cho các nơi đóng quân khác.
Lực lượng Pháp đóng tại cố đô phải đương đầu với hàng loạt cuộc tiến công của đối phương. Tuy được trang bị tốt, có xe bọc thép, nhất là được phi cơ yểm hộ (những chiếcSpitfire nổi tiếng mua của Anh) nhưng đối phương là những chiến sĩ quyết tâm, sẵn sàng hy sinh hơn là đầu hàng, miệng hát vang bài quốc ca Việt Nam. Họ tiến công anh dũng các vị trí Pháp khiến người ta nhớ lại các “hành động tự sát” của quân Nhật trước đây. Đi tiên phong trong các trận đánh là những đội quyết tử gồm những người lính mới qua 10 ngày huấn luyện để sẵn sàng hy sinh ngay trong trận đánh mở màn của cuộc tiến công nổi tiếng đêm 19 tháng Chạp(3). Theo kế hoạch đã định, ngay từ lúc bắt đầu nổ súng, bộ đội Việt Minh được lệnh mở đợt tiến công mãnh liệt, kiên quyết, liên tục để tạo thế bất ngờ, nhanh chóng tiêu diệt gọn không để đối phương kịp trở tay. Thế là họ lao vào cuộc chiến và hàng trăm người đã trúng đạn bỏ lại thi thể ngay trên cánh dồng, các hàng rào, trên đường phố. Họ là một đội quân dũng cảm, vô danh không phiên hiệu cũng như không có các vị tướng nổi danh. Họ chỉ là những người lính, những chiến binh sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cao cả. Họ là những dân quân, không mặc đồng phục, xung trận trong bộ quần áo thường dân. Phần lớn bộ đội Việt Nam tập trung trong hoàng thành. Một số khác giữ trụ được ở đầu cầu bờ nam sông Hương là nhờ lực lượng chốt trong cung An Định. Còn quân Pháp tập trung ở gần đó, đóng quân trong trường Thiên Hựu (Providence), trước đây cũng là một tu viện. Xe bọc thép được bố trí trên một thửa ruộng ngay dưới chân đê, chĩa nòng pháo ra xung quanh. Khu vực trường dòng Cứu thế nằm giữa hai vị trí đối địch cho nên sẽ trở thành điểm tranh chấp ác liệt giữa hai bên Pháp, Việt.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook