Bánh Mì Thơm, Cà Phê Đắng
-
Chương 1: Lan man ẩm thực trời Âu
Rất hồn nhiên và phóng khoáng theo đúng phong cách của Ngô Thị Giáng Uyên từ trước đến nay, cô gái đam mê du lịch tự nhận mình là “tín đồ” sùng bái chuyện ăn uống. Trên bước đường rong ruổi đó đây, cùng với việc khám phá vẻ đẹp nguyên sơ, tiềm ẩn của cảnh vật quanh mình, Uyên cũng kịp thưởng thức không ít món ngon vật lạ ở nơi chốn từng đặt chân qua, thậm chí có những chuyến đi mà ngay từ đầu cô đã xác định là để... ăn, sau một thời gian dài bị nhịn. Khó ai ngờ tác giả của những cuốn Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương, Sống xanh lại có “tâm hồn ăn uống” đến như vậy.
Chắc chắn đây không phải là bộ sưu tập ẩm thực chỉn chu, có hệ thống. Đơn thuần chỉ là sự kết nối cảm xúc theo hứng khởi chủ quan của tác giả mỗi khi dùng xong món ăn mới... Không chỉ miêu tả lại thành phần, cách bài trí mà Uyên còn chịu khó đặc tả lịch sử và cách chế biến món ăn. Này nhé, chẳng hạn như món cá tuyết Thụy Điển trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ: được ngâm nước lạnh từ năm đến sáu ngày, sau đó nhúng vào dung dịch nước hòa tro từ cây linh sam trong vòng hai ngày để miếng cá phồng lên lớn gấp rưỡi, tiếp theo ngâm nước lạnh hai ngày trước khi nấu bằng cách hấp rồi bỏ lò. Trong khi đó, món mứt hoa hồng Bồ Đào Nha được xếp vào hàng quý hiếm trên thế giới, thơm, không dùng hoa hồng công nghiệp, được ướp với đường và các gia vị đặc biệt...
Chưa kể về chủng loại phong phú của bánh mì và cà phê. Nào là bánh mì baguette, bánh mì pita theo phong cách Trung Đông, bánh xứ Galicia, rồi bánh mì Ý, tên ciabatta - tiếng Ý nghĩa là “chiếc dép”...
Tuy nhiên chính Uyên đã xác nhận, dù ăn cao lương mỹ vị ở đâu - “ngon ơi là ngon” - nhưng món ăn của mẹ nấu vẫn là số một. Cô thú nhận rằng “dường như chất nước mắm thấm vào tận xương tủy” rồi. Để đến khi “gặp gỡ” món ba khía mặn mà của quê nhà trong một buổi tình cờ ghé qua siêu thị, khi ăn lại hoài mong người dân nghèo quê mình sẽ sớm sung túc hơn từ các sản vật tự làm. Lan man chuyện ăn uống trời Âu một chút, cũng nhằm hiểu thêm về tính đa dạng và chiều sâu kích cỡ văn hóa ẩm thực của nhiều dân tộc khác. Nhưng đồng thời - từ lăng kính của công dân thời hội nhập như Uyên - mới tự hào quả quyết rằng món ăn Việt Nam tuyệt vời lắm và luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng bè bạn quốc tế.
Chắc chắn đây không phải là bộ sưu tập ẩm thực chỉn chu, có hệ thống. Đơn thuần chỉ là sự kết nối cảm xúc theo hứng khởi chủ quan của tác giả mỗi khi dùng xong món ăn mới... Không chỉ miêu tả lại thành phần, cách bài trí mà Uyên còn chịu khó đặc tả lịch sử và cách chế biến món ăn. Này nhé, chẳng hạn như món cá tuyết Thụy Điển trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ: được ngâm nước lạnh từ năm đến sáu ngày, sau đó nhúng vào dung dịch nước hòa tro từ cây linh sam trong vòng hai ngày để miếng cá phồng lên lớn gấp rưỡi, tiếp theo ngâm nước lạnh hai ngày trước khi nấu bằng cách hấp rồi bỏ lò. Trong khi đó, món mứt hoa hồng Bồ Đào Nha được xếp vào hàng quý hiếm trên thế giới, thơm, không dùng hoa hồng công nghiệp, được ướp với đường và các gia vị đặc biệt...
Chưa kể về chủng loại phong phú của bánh mì và cà phê. Nào là bánh mì baguette, bánh mì pita theo phong cách Trung Đông, bánh xứ Galicia, rồi bánh mì Ý, tên ciabatta - tiếng Ý nghĩa là “chiếc dép”...
Tuy nhiên chính Uyên đã xác nhận, dù ăn cao lương mỹ vị ở đâu - “ngon ơi là ngon” - nhưng món ăn của mẹ nấu vẫn là số một. Cô thú nhận rằng “dường như chất nước mắm thấm vào tận xương tủy” rồi. Để đến khi “gặp gỡ” món ba khía mặn mà của quê nhà trong một buổi tình cờ ghé qua siêu thị, khi ăn lại hoài mong người dân nghèo quê mình sẽ sớm sung túc hơn từ các sản vật tự làm. Lan man chuyện ăn uống trời Âu một chút, cũng nhằm hiểu thêm về tính đa dạng và chiều sâu kích cỡ văn hóa ẩm thực của nhiều dân tộc khác. Nhưng đồng thời - từ lăng kính của công dân thời hội nhập như Uyên - mới tự hào quả quyết rằng món ăn Việt Nam tuyệt vời lắm và luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng bè bạn quốc tế.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook