Bạch Cốt Đại Thánh
-
Chương 4: Có một nơi gọi là huyện Xương
Dịch: Thanh Hoan
***
Trong núi, ánh trăng thưa chiếu xuống thật lạnh lẽo và thê lương.
Khoảng cách rất xa.
Ánh vào tầm mắt là cả một mảnh mênh mông đượm nỗi tịch liêu ấy.
Trong lòng Tấn An ngổn ngang đủ nỗi cô độc và nhớ nhà, có chút buồn man mác dâng lên, hắn khẽ thở dài nặng nề.
Lại thấy.
Hắn quay về phía mảnh đất bằng phía chân núi.
Khom người chắp tay cúi đầu.
Đạo sĩ nhíu mày: “Cậu đang yên đang lành bái lạy cái miếu ăn thịt người kia làm gì?”
Tấn An đáp: “Hai cha con bị hại kia khi còn sống là người lương thiện chất phác, đến sau khi chết rồi cũng chưa từng nghĩ đến chuyện hại tính mạng của ta, cũng không nghĩ kéo ta làm kẻ chết chung. Ngược lại, còn mấy lần đánh thức ta giữa lúc ngủ mơ, nhắc nhở ta trong miếu có quỷ, bảo ta tranh thủ thời gian mà chạy.
Cho nên lần này ta vái, không phải vái quỷ thần được cung phụng trong ngôi miếu kia, mà là vái hai cha con Vương Thiết Căn, cảm tạ ơn cứu mạng của bọn họ, có thể nói bọn họ đã cứu ta hai lần rồi.
Nếu có cơ hội, ta hi vọng tương lai còn có cơ hội về lại nơi đây, nhặt thi cốt của bọn họ đưa về làng, để bọn họ được đoàn tụ với người nhà, không phải làm cô hồn dã quỷ nữa.
Người tốt… không đáng phải chịu khổ như thế.”
Tấn An nói đến câu cuối cùng, giọng rất nặng nề.
Sau cơn mưa, trăng rủ tà tà đủ thấp để cho người ta một cảm giác gần trong gang tấc.
Trăng già treo giữa từng không.
Dưới gốc tùng già có hai bóng người một già một trẻ đang đứng.
Người lớn tuổi mặc áo đạo bào ngũ sắc, dưới chân đi đôi giày thập phương hài trắng pha xanh.
Tuổi chừng xấp xỉ bốn mươi.
Đạo bào ngũ sắc trông đã sờn cũ, giặt đi giặt lại nhiều lần đến trắng bệch, lại sạch sẽ gọn gàng không một nếp nhăn, có thể thấy người mặc cực kì trân trọng chiếc đạo bào này, mặc dù đã rất cũ nhưng vẫn không nỡ vứt bỏ.
Đây là một vị đạo sĩ trân trọng cái cũ, giữ mình trong sạch.
Người còn lại là một thanh niên trông kì quái hơn nhiều.
Da mịn thịt non, trắng trẻo thư sinh, tuổi chạc đôi mươi.
Còn cắt đầu đinh.
Giống một thư sinh thanh tú xuất thân nhà quan, lại vừa giống một tiểu hòa thượng vừa mới hoàn tục, cho người ta một cảm giác rất dở dở ương ương.
“Có người đến!” Đạo sĩ đột nhiên nói một câu không đầu không đuôi, đánh vỡ bầu không khí của đêm trăng trên núi.
Tấn An nhìn chung quanh mà mặt mũi mờ mịt, trời đất mênh mang, trong đêm tối này ngoài những dãy núi chập trùng mờ tỏ không rõ dáng hình ra thì hắn không thấy cái gì nha.
Đạo sĩ đưa tay chỉ về một hướng dưới chân núi, trông cực kì giống một vị tiên nhân đang chỉ điểm bến mê dưới ánh trăng ngà: “Trong quyển “Quảng Bình hữu thuyết thông cảm lục” có một môn là “Vọng Khí Thuật”, nói nguyên thần của người đọc sách là sao Văn Khúc hạ phàm, lại bởi vì người đọc sách họ đọc sách là để rạng danh tiên tổ, nên từng câu từng chữ trong văn chương mà bọn họ từng đọc sẽ tỏa ra ánh sáng lấp lánh, tản ra từ bách khiếu (1) của người đọc sách, như vạn sợi ráng chiều, như sao trời mênh mang. Cho nên cổ nhân mới thường hình tượng hóa thơ có thể thành tiên, văn có thể thành thánh.”
“Cũng giống như những người tài hoa bậc nhất như tiên thơ, tiên văn, thì ánh sáng tỏa ra từ người bọn họ có thể chiếu xuyên mây trời, sánh ngang với tinh tú trên trời cao.”
“Cho dù chỉ là một tú tài nho nhỏ thì trên người cũng có thể tỏa ra hào quang yếu như một ngọn đèn nhỏ, chiếu rọi cửa sổ, giúp người tài làm việc cần mẫn.”
“Trên quan đạo dưới núi cách đây một dặm, ánh sáng tỏa ra từ người kia cao đến gần trượng cho nên ta mới nói có người đến. Người này ít nhất cũng là tiến sĩ có công danh trong người, hoặc là Thám Hoa.”
Tấn An kinh ngạc.
Hắn quay đầu nhìn núi lớn vẫn đen ngòm sâu thẳm như mực, đêm tối làm cho trước mắt hắn chỉ còn lại màu đen, cũng làm hắn chẳng thấy gì trong đêm tối này cả.
Hắn có cảm giác hắn ở trong cái thế giới này càng lâu.
Thì nắp quan tài của thầy vật lý sẽ càng ngày càng ép không nổi nha! (2)
Tấn An đột nhiên nảy ra một ý tưởng.
Hắn quay sang hỏi với vẻ chờ mong: “Đạo trưởng, vậy ngài nhìn ta thấy ánh sáng cao bao nhiêu thước dài bao nhiêu thốn vậy?”
Thân là một thanh niên nghiêm túc ngày ngày ngụp lặn trong đại dương internet ở cái thời buổi thông tin tri thức bùng nổ thế này, chẳng lẽ hắn lại thua chị kém em? Hắn đọc nhiều sách báo như vậy, chắc chắn phải nhiều hơn muối mà người cổ đại từng ăn, nghĩ kiểu gì cũng phải kim quang vạn trượng ấy chứ?
Nào ngờ, khi Tấn An quay đầu nhìn về chỗ đạo sĩ vừa đứng lúc nãy thì thấy, nơi đó không có một ai…
Chỉ có dưới gốc cây tùng già sau lưng kia, có di thể nhuốm máu của đạo sĩ bị vứt lại giữa chốn rừng hoang này thôi.
Di thể của đạo sĩ đã không còn được toàn vẹn nữa, nửa người dưới đã biến mất, chỉ còn nửa người trên mặc một áo đạo bào ngũ sắc nhuộm đẫm máu, giống như đương sống sờ sờ bị một quái vật khổng lồ nào đó xé nát thành hai nửa. Lưng đạo sĩ dựa vào gốc tùng già, hai tay kết ấn, người ra đi rất an tường, trên mặt không có biểu cảm gì là thống khổ cả.
Kì quái nhất là, mùi máu tươi nồng đậm như vậy lại chẳng dẫn đến sài lang dã thú nhòm ngó… chẳng lẽ là do kết ấn trên tay kia?
Ánh trăng bàng bạc như sương trắng chiếu lên mặt Tấn An một thân một mình giữa rừng sâu núi thẳm, lộ ra vẻ tái nhợt.
Núi hoang rừng già.
Hổ gầm vượn hú.
Toàn cô hồn dã quỷ thoắt ẩn thoắt hiện.
Con mẹ nó… Tấn An lại thấy lạnh nữa rồi.
….
Chạng vạng hoàng hôn hai ngày sau.
Một trận sấm mùa xuân đã qua đi, tiết Thanh Minh dần tới, khí trời bắt đầu ấm áp hơn, hôm nay cũng là một ngày nắng ấm chan hòa.
Có một huyện nằm bên dòng Âm Ấp.
Huyện đó gọi là huyện Xương.
Trong huyện Xương, bầu không khí rất là náo nhiệt, tiếng người ồn ào, có tiếng trẻ nhỏ chạy tới chạy lui vui đùa ầm ĩ, có tiếng la hét, cũng có tiếng rao của những người buôn bán nhỏ…
“Đập đá trên ngực, bán mình chôn tỷ…”
“Mứt quả đây, chua chua ngọt ngọt, mứt quả ngậm là sướng đây…”
“Tò he đây, tò he tay nghề tổ truyền đây, muốn lớn có lớn, muốn nhỏ có nhỏ, đều nặn ra được đây…”
“Mẹ, mẹ, con muốn con chó! Con muốn con chó!”
“Đừng mà mẫu thân, con chỉ muốn con chó thôi!”
Có đứa bé chỉ vào sạp hàng tò he ở bên đường, lăn lộn trên mặt đất khóc lóc vòi vĩnh.
Trên con đường người qua lại như thoi đưa, có dân chúng bình dân mặc áo vải, không có trang sức gì.
Cũng có công tử tiểu thư nhà giàu eo thắt đai ngọc hoặc mặc áo bông hồng phấn, choàng khăn cáo tuyết…
Đương nhiên cũng không thiếu được những người lục lâm giang hồ trường đao liếm máu kia…
Những vị lục lâm giang hồ này mặt mũi dữ tợn, khí huyết phương cương, thân hình cơ bắp cuồn cuộn, mỗi khi ánh mắt họ đảo qua chỗ mấy công tử tiểu thư nhà giàu da min thịt mềm kia, vẻ mặt đều rất có ý đồ xấu, tựa như đang chọn ra một con dê béo để chuẩn bị làm thịt.
Lúc này, trời cũng nhá nhem tối, quán rượu, lầu trà, tiệm cơm đều đã ngồi đầy người. Một trong số đó là một tòa lầu ngoài cửa có treo cờ cán trúc, trên đó viết bốn chữ “Trà lâu Từ Ký”, lầu một đã ngồi kín một nửa, trong những người khách ngồi ở đây, có văn nhân mặc trường sam, có viên ngoại lang mặc trang phục của viên ngoại, có thương nhân dắt theo vợ con… Mọi người đều đang thưởng thức trà mới được pha từ những búp trà non nhất hái trước tiết Thanh Minh, vừa nghe thuyết thư tiên sinh kể về chuyện thú vị mới xảy ra ở huyện Xương dạo gần đây.
Nhân gian có câu tục ngữ “Minh tiền trà quý như kim” (Trà trước Thanh Minh đắt như vàng).
Chính là để chỉ lá trà được ngắt trước tiết Thanh Minh này, búp lá non mịn, sắc xanh mướt, thơm đậm đà, vị thuần, hình dạng cũng đẹp mắt, là loại trà cao cấp. Thậm chí có loại trà mới cực phẩm do thiếu nữ trẻ ngắt bằng miệng mới có thể giữ lại hương thơm thuần chất ban sơ, không phải loại mà người bình thường có thể uống.
“Bốp!”
Thuyết thư tiên sinh dùng sách giả làm kinh đường mộc gõ lên bàn một cái, bắt đầu chậm rãi kể chuyện.
“Hôm qua, huyện Xương của chúng ta nổ ra một vụ án ly kì, vụ án này gọi là “Thiên Lôi đánh chết người”. Nhưng đúng vào lúc mà vụ án này đã ra kết luận, đã như ván đã đóng thuyền thì giữa đêm trong thôn đột nhiên có một chiếc xe ngựa đến đây.
Trên xe có tổng cộng ba người chạy suốt đêm mà đến, theo thứ tự là phu xe, một thư sinh, một công tử, ba người họ muốn tá túc qua đêm trong thôn. Vị công tử này có thân cao tám thước, bề ngang cũng tám thước, thân thể cường tráng, oai phong lẫm liệt, sau khi nghe về toàn bộ câu chuyện người chết trong thôn lại mắng to rằng dân trong thôn này coi mạng người như cỏ rác, còn ngu muội và mê tín.
Nhìn như là vụ án “Thiên Lôi đánh chết người”, vậy mà lại là án chồng án, sau khi công tử kia phá án xong, còn bất ngờ liên lụy đến một vụ án lớn liên quan đến quốc sự triều đình. Một cái xác chết lại có thể ẩn giấu án chồng án ở bên trong, thực khiến người ta phải trợn mắt há mồm mà…
Nếu muốn biết tường tận về quá trình xảy ra vụ án này….
Vậy chư vị khách nhân ở dưới xin hãy nghe lão già ta chậm rãi kể cho chư vị nghe đi…
Lại nói, ở mé Tây Nam cách huyện Xương mười dặm có một cái thôn nhỏ vắng lặng, tên là thôn Thượng Phan, chuyện hôm nay ta sắp kể, chính là vụ án ly kì phát sinh ở thôn Thượng Phan hôm trước.
Trong thôn Thượng Phan có một người phụ nữ tên là Lý thị, chồng là Lý Lương Tài, hai người mặc dù không phải giàu có nhưng vợ chồng đồng lòng, cần cù chịu thương chịu khó, cũng xem như có chút gia sản, không phải lo chuyện cơm áo, dưới gối lại có một con trai.
Ngày đó, khi mặt trời đã lặn, một ngày làm mùa vất vả vừa kết thúc, hai vợ chồng Lý Lương Tài vẫn như thường ngày: Lý thị về nhà trước nhóm bếp chuẩn bị bữa tối, Lý Lương Tài chưa về nhà ngay mà vội dắt trâu trong ruộng đưa đến nhà tiếp theo ở trong thôn trước khi trời tối, tránh cho nhà người ta muộn giờ cày ruộng cấy mạ vụ chiêm xuân.
Ở các thôn trang khác, chuyện mấy nhà hoặc cả thôn nuôi chung một con trâu là rất bình thường.
Nhưng ngay khi Lý Lương Tài trả trâu xong, đang trên đường trở về nhà thì chuyện ly kì lại xảy ra…
- -----------
(1) Bách khiếu: Cách nói tắt của bách hải cửu khiếu: chỉ toàn bộ thân thể và mọi cơ quan trong cơ thể.
(2) Câu này đại ý là mọi chuyện càng ngày càng đi ngược lại khoa học, tức là thầy vật lý sắp tức giận đến đội mồ sống lại rồi nè.
***
Trong núi, ánh trăng thưa chiếu xuống thật lạnh lẽo và thê lương.
Khoảng cách rất xa.
Ánh vào tầm mắt là cả một mảnh mênh mông đượm nỗi tịch liêu ấy.
Trong lòng Tấn An ngổn ngang đủ nỗi cô độc và nhớ nhà, có chút buồn man mác dâng lên, hắn khẽ thở dài nặng nề.
Lại thấy.
Hắn quay về phía mảnh đất bằng phía chân núi.
Khom người chắp tay cúi đầu.
Đạo sĩ nhíu mày: “Cậu đang yên đang lành bái lạy cái miếu ăn thịt người kia làm gì?”
Tấn An đáp: “Hai cha con bị hại kia khi còn sống là người lương thiện chất phác, đến sau khi chết rồi cũng chưa từng nghĩ đến chuyện hại tính mạng của ta, cũng không nghĩ kéo ta làm kẻ chết chung. Ngược lại, còn mấy lần đánh thức ta giữa lúc ngủ mơ, nhắc nhở ta trong miếu có quỷ, bảo ta tranh thủ thời gian mà chạy.
Cho nên lần này ta vái, không phải vái quỷ thần được cung phụng trong ngôi miếu kia, mà là vái hai cha con Vương Thiết Căn, cảm tạ ơn cứu mạng của bọn họ, có thể nói bọn họ đã cứu ta hai lần rồi.
Nếu có cơ hội, ta hi vọng tương lai còn có cơ hội về lại nơi đây, nhặt thi cốt của bọn họ đưa về làng, để bọn họ được đoàn tụ với người nhà, không phải làm cô hồn dã quỷ nữa.
Người tốt… không đáng phải chịu khổ như thế.”
Tấn An nói đến câu cuối cùng, giọng rất nặng nề.
Sau cơn mưa, trăng rủ tà tà đủ thấp để cho người ta một cảm giác gần trong gang tấc.
Trăng già treo giữa từng không.
Dưới gốc tùng già có hai bóng người một già một trẻ đang đứng.
Người lớn tuổi mặc áo đạo bào ngũ sắc, dưới chân đi đôi giày thập phương hài trắng pha xanh.
Tuổi chừng xấp xỉ bốn mươi.
Đạo bào ngũ sắc trông đã sờn cũ, giặt đi giặt lại nhiều lần đến trắng bệch, lại sạch sẽ gọn gàng không một nếp nhăn, có thể thấy người mặc cực kì trân trọng chiếc đạo bào này, mặc dù đã rất cũ nhưng vẫn không nỡ vứt bỏ.
Đây là một vị đạo sĩ trân trọng cái cũ, giữ mình trong sạch.
Người còn lại là một thanh niên trông kì quái hơn nhiều.
Da mịn thịt non, trắng trẻo thư sinh, tuổi chạc đôi mươi.
Còn cắt đầu đinh.
Giống một thư sinh thanh tú xuất thân nhà quan, lại vừa giống một tiểu hòa thượng vừa mới hoàn tục, cho người ta một cảm giác rất dở dở ương ương.
“Có người đến!” Đạo sĩ đột nhiên nói một câu không đầu không đuôi, đánh vỡ bầu không khí của đêm trăng trên núi.
Tấn An nhìn chung quanh mà mặt mũi mờ mịt, trời đất mênh mang, trong đêm tối này ngoài những dãy núi chập trùng mờ tỏ không rõ dáng hình ra thì hắn không thấy cái gì nha.
Đạo sĩ đưa tay chỉ về một hướng dưới chân núi, trông cực kì giống một vị tiên nhân đang chỉ điểm bến mê dưới ánh trăng ngà: “Trong quyển “Quảng Bình hữu thuyết thông cảm lục” có một môn là “Vọng Khí Thuật”, nói nguyên thần của người đọc sách là sao Văn Khúc hạ phàm, lại bởi vì người đọc sách họ đọc sách là để rạng danh tiên tổ, nên từng câu từng chữ trong văn chương mà bọn họ từng đọc sẽ tỏa ra ánh sáng lấp lánh, tản ra từ bách khiếu (1) của người đọc sách, như vạn sợi ráng chiều, như sao trời mênh mang. Cho nên cổ nhân mới thường hình tượng hóa thơ có thể thành tiên, văn có thể thành thánh.”
“Cũng giống như những người tài hoa bậc nhất như tiên thơ, tiên văn, thì ánh sáng tỏa ra từ người bọn họ có thể chiếu xuyên mây trời, sánh ngang với tinh tú trên trời cao.”
“Cho dù chỉ là một tú tài nho nhỏ thì trên người cũng có thể tỏa ra hào quang yếu như một ngọn đèn nhỏ, chiếu rọi cửa sổ, giúp người tài làm việc cần mẫn.”
“Trên quan đạo dưới núi cách đây một dặm, ánh sáng tỏa ra từ người kia cao đến gần trượng cho nên ta mới nói có người đến. Người này ít nhất cũng là tiến sĩ có công danh trong người, hoặc là Thám Hoa.”
Tấn An kinh ngạc.
Hắn quay đầu nhìn núi lớn vẫn đen ngòm sâu thẳm như mực, đêm tối làm cho trước mắt hắn chỉ còn lại màu đen, cũng làm hắn chẳng thấy gì trong đêm tối này cả.
Hắn có cảm giác hắn ở trong cái thế giới này càng lâu.
Thì nắp quan tài của thầy vật lý sẽ càng ngày càng ép không nổi nha! (2)
Tấn An đột nhiên nảy ra một ý tưởng.
Hắn quay sang hỏi với vẻ chờ mong: “Đạo trưởng, vậy ngài nhìn ta thấy ánh sáng cao bao nhiêu thước dài bao nhiêu thốn vậy?”
Thân là một thanh niên nghiêm túc ngày ngày ngụp lặn trong đại dương internet ở cái thời buổi thông tin tri thức bùng nổ thế này, chẳng lẽ hắn lại thua chị kém em? Hắn đọc nhiều sách báo như vậy, chắc chắn phải nhiều hơn muối mà người cổ đại từng ăn, nghĩ kiểu gì cũng phải kim quang vạn trượng ấy chứ?
Nào ngờ, khi Tấn An quay đầu nhìn về chỗ đạo sĩ vừa đứng lúc nãy thì thấy, nơi đó không có một ai…
Chỉ có dưới gốc cây tùng già sau lưng kia, có di thể nhuốm máu của đạo sĩ bị vứt lại giữa chốn rừng hoang này thôi.
Di thể của đạo sĩ đã không còn được toàn vẹn nữa, nửa người dưới đã biến mất, chỉ còn nửa người trên mặc một áo đạo bào ngũ sắc nhuộm đẫm máu, giống như đương sống sờ sờ bị một quái vật khổng lồ nào đó xé nát thành hai nửa. Lưng đạo sĩ dựa vào gốc tùng già, hai tay kết ấn, người ra đi rất an tường, trên mặt không có biểu cảm gì là thống khổ cả.
Kì quái nhất là, mùi máu tươi nồng đậm như vậy lại chẳng dẫn đến sài lang dã thú nhòm ngó… chẳng lẽ là do kết ấn trên tay kia?
Ánh trăng bàng bạc như sương trắng chiếu lên mặt Tấn An một thân một mình giữa rừng sâu núi thẳm, lộ ra vẻ tái nhợt.
Núi hoang rừng già.
Hổ gầm vượn hú.
Toàn cô hồn dã quỷ thoắt ẩn thoắt hiện.
Con mẹ nó… Tấn An lại thấy lạnh nữa rồi.
….
Chạng vạng hoàng hôn hai ngày sau.
Một trận sấm mùa xuân đã qua đi, tiết Thanh Minh dần tới, khí trời bắt đầu ấm áp hơn, hôm nay cũng là một ngày nắng ấm chan hòa.
Có một huyện nằm bên dòng Âm Ấp.
Huyện đó gọi là huyện Xương.
Trong huyện Xương, bầu không khí rất là náo nhiệt, tiếng người ồn ào, có tiếng trẻ nhỏ chạy tới chạy lui vui đùa ầm ĩ, có tiếng la hét, cũng có tiếng rao của những người buôn bán nhỏ…
“Đập đá trên ngực, bán mình chôn tỷ…”
“Mứt quả đây, chua chua ngọt ngọt, mứt quả ngậm là sướng đây…”
“Tò he đây, tò he tay nghề tổ truyền đây, muốn lớn có lớn, muốn nhỏ có nhỏ, đều nặn ra được đây…”
“Mẹ, mẹ, con muốn con chó! Con muốn con chó!”
“Đừng mà mẫu thân, con chỉ muốn con chó thôi!”
Có đứa bé chỉ vào sạp hàng tò he ở bên đường, lăn lộn trên mặt đất khóc lóc vòi vĩnh.
Trên con đường người qua lại như thoi đưa, có dân chúng bình dân mặc áo vải, không có trang sức gì.
Cũng có công tử tiểu thư nhà giàu eo thắt đai ngọc hoặc mặc áo bông hồng phấn, choàng khăn cáo tuyết…
Đương nhiên cũng không thiếu được những người lục lâm giang hồ trường đao liếm máu kia…
Những vị lục lâm giang hồ này mặt mũi dữ tợn, khí huyết phương cương, thân hình cơ bắp cuồn cuộn, mỗi khi ánh mắt họ đảo qua chỗ mấy công tử tiểu thư nhà giàu da min thịt mềm kia, vẻ mặt đều rất có ý đồ xấu, tựa như đang chọn ra một con dê béo để chuẩn bị làm thịt.
Lúc này, trời cũng nhá nhem tối, quán rượu, lầu trà, tiệm cơm đều đã ngồi đầy người. Một trong số đó là một tòa lầu ngoài cửa có treo cờ cán trúc, trên đó viết bốn chữ “Trà lâu Từ Ký”, lầu một đã ngồi kín một nửa, trong những người khách ngồi ở đây, có văn nhân mặc trường sam, có viên ngoại lang mặc trang phục của viên ngoại, có thương nhân dắt theo vợ con… Mọi người đều đang thưởng thức trà mới được pha từ những búp trà non nhất hái trước tiết Thanh Minh, vừa nghe thuyết thư tiên sinh kể về chuyện thú vị mới xảy ra ở huyện Xương dạo gần đây.
Nhân gian có câu tục ngữ “Minh tiền trà quý như kim” (Trà trước Thanh Minh đắt như vàng).
Chính là để chỉ lá trà được ngắt trước tiết Thanh Minh này, búp lá non mịn, sắc xanh mướt, thơm đậm đà, vị thuần, hình dạng cũng đẹp mắt, là loại trà cao cấp. Thậm chí có loại trà mới cực phẩm do thiếu nữ trẻ ngắt bằng miệng mới có thể giữ lại hương thơm thuần chất ban sơ, không phải loại mà người bình thường có thể uống.
“Bốp!”
Thuyết thư tiên sinh dùng sách giả làm kinh đường mộc gõ lên bàn một cái, bắt đầu chậm rãi kể chuyện.
“Hôm qua, huyện Xương của chúng ta nổ ra một vụ án ly kì, vụ án này gọi là “Thiên Lôi đánh chết người”. Nhưng đúng vào lúc mà vụ án này đã ra kết luận, đã như ván đã đóng thuyền thì giữa đêm trong thôn đột nhiên có một chiếc xe ngựa đến đây.
Trên xe có tổng cộng ba người chạy suốt đêm mà đến, theo thứ tự là phu xe, một thư sinh, một công tử, ba người họ muốn tá túc qua đêm trong thôn. Vị công tử này có thân cao tám thước, bề ngang cũng tám thước, thân thể cường tráng, oai phong lẫm liệt, sau khi nghe về toàn bộ câu chuyện người chết trong thôn lại mắng to rằng dân trong thôn này coi mạng người như cỏ rác, còn ngu muội và mê tín.
Nhìn như là vụ án “Thiên Lôi đánh chết người”, vậy mà lại là án chồng án, sau khi công tử kia phá án xong, còn bất ngờ liên lụy đến một vụ án lớn liên quan đến quốc sự triều đình. Một cái xác chết lại có thể ẩn giấu án chồng án ở bên trong, thực khiến người ta phải trợn mắt há mồm mà…
Nếu muốn biết tường tận về quá trình xảy ra vụ án này….
Vậy chư vị khách nhân ở dưới xin hãy nghe lão già ta chậm rãi kể cho chư vị nghe đi…
Lại nói, ở mé Tây Nam cách huyện Xương mười dặm có một cái thôn nhỏ vắng lặng, tên là thôn Thượng Phan, chuyện hôm nay ta sắp kể, chính là vụ án ly kì phát sinh ở thôn Thượng Phan hôm trước.
Trong thôn Thượng Phan có một người phụ nữ tên là Lý thị, chồng là Lý Lương Tài, hai người mặc dù không phải giàu có nhưng vợ chồng đồng lòng, cần cù chịu thương chịu khó, cũng xem như có chút gia sản, không phải lo chuyện cơm áo, dưới gối lại có một con trai.
Ngày đó, khi mặt trời đã lặn, một ngày làm mùa vất vả vừa kết thúc, hai vợ chồng Lý Lương Tài vẫn như thường ngày: Lý thị về nhà trước nhóm bếp chuẩn bị bữa tối, Lý Lương Tài chưa về nhà ngay mà vội dắt trâu trong ruộng đưa đến nhà tiếp theo ở trong thôn trước khi trời tối, tránh cho nhà người ta muộn giờ cày ruộng cấy mạ vụ chiêm xuân.
Ở các thôn trang khác, chuyện mấy nhà hoặc cả thôn nuôi chung một con trâu là rất bình thường.
Nhưng ngay khi Lý Lương Tài trả trâu xong, đang trên đường trở về nhà thì chuyện ly kì lại xảy ra…
- -----------
(1) Bách khiếu: Cách nói tắt của bách hải cửu khiếu: chỉ toàn bộ thân thể và mọi cơ quan trong cơ thể.
(2) Câu này đại ý là mọi chuyện càng ngày càng đi ngược lại khoa học, tức là thầy vật lý sắp tức giận đến đội mồ sống lại rồi nè.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook