Bác Sĩ Zhivago
-
Chương 19
Tuyến đường Petrovka tạo ra ấn tượng có một khu vực Petersburg ở Moskva. Sự giống nhau của các toà nhà ở hai bên đường phố, những cổng lớn có hình đắp nặn cực đẹp, hiệu sách, phòng đọc, sở địa đồ, cửa hiệu thuốc lá trình bày rất mỹ thuật, tiệm ăn trang hoàng hết sức lịch sự - đằng trước tiệm có những cột đèn thắp bằng khí, chụp đèn tròn mờ mờ tựa trên các giá đỡ to dày.
Về mùa đông, cảnh nơi này ảm đạm, khó đăm đăm, ít cho ai tới. Dân phố là những vị nghiêm trang, những người làm nghề tự do biết tự trọng và giỏi kiếm tiền.
Luật sư Vichto Ippolitovich Komarovski thuê một căn hộ riêng sang trọng ở tầng hai, có cầu thang rộng với lan có thể bằng gỗ sồi to bản. Mụ Emma Ernestovna, quản gia của ông, nói đúng hơn, người giặt giũ quần áo trong căn nhà vắng lặng của ông, một phụ nữ quan tâm đến mọi việc, đồng thời không xen vào bất cứ việc gì, đã kín đáo săn sóc chuyện nội trợ giúp ông chủ. Komarovski đáp lại bằng lòng biết ơn rất nghĩa hiệp, sẵn có ở một trang thượng lưu như ông, và ông không ưa sự hiện diện trong nhà của những ông khách và bà khách có thể làm rối loạn cái thế giới yên ổn của cô gái già ấy. Nhà ông lúc nào cũng tĩnh mịch như ở tu viện: các rèm cửa bao giờ cũng buông, không một hạt bụi, không một vết bẩn, cứ y như trong phòng phẫu thuật.
Thường các ngày chủ nhật, trước bữa ăn trưa, Komarovski có thói quen dắt con chó Zech đi dạo dọc đường Petrovca và đường Kuznesky. Tại một góc phố, có diễn viên Konstantin Satanidi, một tay hám chơi bài, bước ra, cùng dạo bước với Komarovski và con Zech.
Họ thủng thẳng đi trên vỉa hè, trao đổi với nhau những giai thoại tiếu lâm ngắn ngủi và những nhận xét giống một, vặt vãnh, đầy vẻ miệt thị đối với mọi chuyện trên đời, tới mức, giá có thay thế các lời lẽ ấy bằng tiếng bò rống thì cũng chẳng thiệt hại gì, nghĩa là hai bên vỉa hè đường Kuznesky cứ oang oang cái giọng nói vang trầm như sấm, cái tiếng thở chẳng chút ý tứ của họ, và hình như chính họ cũng bị nghẹt thở vì độ rung gớm ghiếc của dây thanh đới nơi cổ họng.
12.
Thời tiết mùa đông đang tập trung những sức lực cuối cùng của nó. Những giọt nước nhỏ tí tách đều đều dọc máng tôn và các gờ tường. Nước rỏ lộp bộp từ mái trên xuống mái dưới như líu lo nói chuyện với nhau vào mùa xuân. Dạo này đang tan giá.
Suốt dọc đường, nàng đi như người mất hồn, và chỉ khi về đến nhà, nàng mới hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Mọi người đã yên giấc. Nàng lại rơi vào trạng thái sững sờ, bối rối. Nàng gieo mình xuống chiếc ghế dựa trước bàn trang điểm của mẹ nàng trong chiếc áo váy màu tím nhạt, gần như màu trắng, viền đăng- ten, với chiếc khăn voan dài, hai thứ nàng đã mượn ở xưởng may nói là để đi dự dạ hội hoá trang tối hôm đó Nàng ngồi trước gương mà chẳng nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương. Sau đó, nàng gục đầu xuống đôi tay đặt khoanh trên bàn.
Nếu mẹ nàng biết chuyện, bà sẽ giết nàng. Giết nàng rồi bà sẽ tự tử.
Chuyện đó xảy ra như thế nào nhỉ? Làm sao lại đến nông nỗi ấy? Bây giờ nghĩ đến thì muộn mất rồi. Đáng lý phải suy xét từ trước chứ.
Bây giờ thì nàng đã là - người ta gọi là gì nhỉ - một ả gái hư. Nàng đã như người đàn bà trong tiểu thuyết Pháp, vậy mà ngày mai nàng còn đến trường ngồi cùng bàn với những thiếu nữ ngây thơ chưa biết gì, những thiếu nữ sọ với nàng chỉ là con nít. Ôi lạy Chúa, lạy Chúa, sao lại có thể thế được!
Rồi một ngày kia, phải nhiều năm nữa, bao giờ thuận tiện, nàng sẽ kể chuyện đó cho Olia Demina biết. Olia hẳn sẽ ôm lấy đầu nàng mà la tướng lên.
Ngoài cửa sổ những giọt nước vẫn rỏ tí ta tí tách, băng giá vẫn tan dần thành các giọt nước chảy rì rầm. Có ai ở ngoài đường đập cửa nhà bên cạnh. Lara vẫn gục đầu trên bàn. Đôi vai nàng rung rung. Nàng khóc.
Về mùa đông, cảnh nơi này ảm đạm, khó đăm đăm, ít cho ai tới. Dân phố là những vị nghiêm trang, những người làm nghề tự do biết tự trọng và giỏi kiếm tiền.
Luật sư Vichto Ippolitovich Komarovski thuê một căn hộ riêng sang trọng ở tầng hai, có cầu thang rộng với lan có thể bằng gỗ sồi to bản. Mụ Emma Ernestovna, quản gia của ông, nói đúng hơn, người giặt giũ quần áo trong căn nhà vắng lặng của ông, một phụ nữ quan tâm đến mọi việc, đồng thời không xen vào bất cứ việc gì, đã kín đáo săn sóc chuyện nội trợ giúp ông chủ. Komarovski đáp lại bằng lòng biết ơn rất nghĩa hiệp, sẵn có ở một trang thượng lưu như ông, và ông không ưa sự hiện diện trong nhà của những ông khách và bà khách có thể làm rối loạn cái thế giới yên ổn của cô gái già ấy. Nhà ông lúc nào cũng tĩnh mịch như ở tu viện: các rèm cửa bao giờ cũng buông, không một hạt bụi, không một vết bẩn, cứ y như trong phòng phẫu thuật.
Thường các ngày chủ nhật, trước bữa ăn trưa, Komarovski có thói quen dắt con chó Zech đi dạo dọc đường Petrovca và đường Kuznesky. Tại một góc phố, có diễn viên Konstantin Satanidi, một tay hám chơi bài, bước ra, cùng dạo bước với Komarovski và con Zech.
Họ thủng thẳng đi trên vỉa hè, trao đổi với nhau những giai thoại tiếu lâm ngắn ngủi và những nhận xét giống một, vặt vãnh, đầy vẻ miệt thị đối với mọi chuyện trên đời, tới mức, giá có thay thế các lời lẽ ấy bằng tiếng bò rống thì cũng chẳng thiệt hại gì, nghĩa là hai bên vỉa hè đường Kuznesky cứ oang oang cái giọng nói vang trầm như sấm, cái tiếng thở chẳng chút ý tứ của họ, và hình như chính họ cũng bị nghẹt thở vì độ rung gớm ghiếc của dây thanh đới nơi cổ họng.
12.
Thời tiết mùa đông đang tập trung những sức lực cuối cùng của nó. Những giọt nước nhỏ tí tách đều đều dọc máng tôn và các gờ tường. Nước rỏ lộp bộp từ mái trên xuống mái dưới như líu lo nói chuyện với nhau vào mùa xuân. Dạo này đang tan giá.
Suốt dọc đường, nàng đi như người mất hồn, và chỉ khi về đến nhà, nàng mới hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Mọi người đã yên giấc. Nàng lại rơi vào trạng thái sững sờ, bối rối. Nàng gieo mình xuống chiếc ghế dựa trước bàn trang điểm của mẹ nàng trong chiếc áo váy màu tím nhạt, gần như màu trắng, viền đăng- ten, với chiếc khăn voan dài, hai thứ nàng đã mượn ở xưởng may nói là để đi dự dạ hội hoá trang tối hôm đó Nàng ngồi trước gương mà chẳng nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương. Sau đó, nàng gục đầu xuống đôi tay đặt khoanh trên bàn.
Nếu mẹ nàng biết chuyện, bà sẽ giết nàng. Giết nàng rồi bà sẽ tự tử.
Chuyện đó xảy ra như thế nào nhỉ? Làm sao lại đến nông nỗi ấy? Bây giờ nghĩ đến thì muộn mất rồi. Đáng lý phải suy xét từ trước chứ.
Bây giờ thì nàng đã là - người ta gọi là gì nhỉ - một ả gái hư. Nàng đã như người đàn bà trong tiểu thuyết Pháp, vậy mà ngày mai nàng còn đến trường ngồi cùng bàn với những thiếu nữ ngây thơ chưa biết gì, những thiếu nữ sọ với nàng chỉ là con nít. Ôi lạy Chúa, lạy Chúa, sao lại có thể thế được!
Rồi một ngày kia, phải nhiều năm nữa, bao giờ thuận tiện, nàng sẽ kể chuyện đó cho Olia Demina biết. Olia hẳn sẽ ôm lấy đầu nàng mà la tướng lên.
Ngoài cửa sổ những giọt nước vẫn rỏ tí ta tí tách, băng giá vẫn tan dần thành các giọt nước chảy rì rầm. Có ai ở ngoài đường đập cửa nhà bên cạnh. Lara vẫn gục đầu trên bàn. Đôi vai nàng rung rung. Nàng khóc.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook