Bác Sĩ Zhivago
-
Chương 14
Khoảng ba, bốn giờ sau, lúc hoàng hôn, có hai bóng người hiện ra, như từ dưới đất chui lên, trên cánh đồng cách xa đường cái. Họ nhìn trước nhìn sau rồi rảo bước đi. Đó là Antipop và Tiverzin.
- Nhanh lên bác, - Tiverzin giục, - Tôi không ngại tụi mật thám theo dõi, mà biết rằng cuộc bàn cãi dai dẳng ấy sắp kết thúc, các cha ấy sẽ chui ra khỏi nhà hầm và đuổi kịp chúng mình. Tôi thì tôi ghét mặt các cha ấy lắm rồi. Nếu cứ dây dưa mãi thế, thì thà đừng có đề xuất chuyện lớn. Đã vậy lập ra Uỷ ban để làm gì, và nếu cả gan chơi với lửa, sao cứ lẩn tránh như chuột chũi! Và còn bác nữa, cũng hay gớm, lại đi ủng hộ cái thằng cha thỏ đế, đại diện tuyến đường Nicolaiev ấy làm gì.
- Bà Daria nhà tôi bị bệnh thương hàn. Chắc phải đưa đi nhà thương. Chưa lo liệu xong việc ấy, thì tôi chẳng nghĩ ra chuyện gì được.
- Nghe đâu hôm nay là ngày phát lương. Tôi sé ghé qua sở xem sao. Nếu không phải ngày lĩnh tiền, thì thề có Chúa, tôi đã mặc xác các ông và không chút do dự tự giải quyết dứt điểm cái vụ dây dưa này.
- Cậu định giải quyết bằng cách nào, nói nghe thử.
- Có gì đâu. Tôi chỉ việc xuống gian nồi hơi, kéo còi làm hiệu là xong.
Họ từ giã nhau rồi mỗi người đi một ngả.
Tiverzin theo đường xe lửa đi về phía thành phố. Anh gặp rất nhiều người đi lĩnh lương về. Anh ước lượng rằng số người còn lại ở ga chẳng bao nhiêu.
Trời bắt đầu sẩm tối. Ở bãi trống trước trụ sở phát lương, những anh em thợ nghỉ việc đang túm nhau nói chuyện dưới ánh đèn của trụ sở. Chiếc xe ngựa của Fufolygin đứng chực sẵn ở cổng bãi. Bà vợ ông kỹ sư ngồi trong xe với tư thế cũ, tựa hồ bà ta vẫn yên vị ở đó từ sáng tới giờ. Bà ta đang chờ ông chồng vào sở lĩnh lương.
Đột nhiên mưa tuyết đổ xuống. Người đánh xe vội tụt xuống đất để kéo cái mũ da lên, trong lúc bác ta tì một chân lên đuôi xe để kéo căng các gọng mui, bà Fufolygin ung dung ngồi ngắm các bông tuyết lẫn nước trắng bạc như hạt cườm đang thấp thôáng dưới ánh đèn trụ sở. Bà ta ném cái nhìn mơ màng, bất động phía trên đầu đám thợ, với vẻ mặt như muốn bảo họ rằng, nếu cần, cái nhìn ấy có thể dễ dàng xuyên qua người họ như xuyên qua một đám sương mù hay mưa bụi.
Tiverzin vô tình bắt gặp vẻ mặt đó. Anh bị nó khuất phục. Anh đi ngang qua, không chào bà ta và quyết định chốc nữa mới vào lĩnh lương để khỏi chạm trán chồng bà ta trong đó. Anh đi về phía dãy xưởng thiếu ánh sáng, nơi có cái vòng quay đen đen với những đường ray hình sao chạy vào đề- pô.
- Tiverzin! Kuprich! - Từ trong bóng tối có mấy tiếng gọi anh vọng ra. Một tốp người tự tập trước dãy xưởng. Bên trong có tiếng ai đó quát tháo và hếng khóc của một chú bé. Một phụ nữ đứng trong đám đông gọi - Anh Tiverzin ơi, vào mà bênh thằng nhỏ đi!
Lão thợ cả Petr Khudoleev lại đang đánh đập chú bé học việc tên là Yuxupka nạn nhân thường ngày của lão.
Lão thợ cả xưa kia đâu phải là kẻ rượu chè, thích hành hạ đám thợ nhỏ mới học nghề và ưa gây sự đánh lộn. Đã có thời nhiều cô con gái các nhà buôn và mục sư ở khu kỹ nghệ ngoại ô Moskva từng để mắt đến tay thợ điển trai ấy. Hồi đó, bà mẹ của Tiverzin mới học xong trường nhà xứ, đã được Petr cầu hôn, nhưng bà từ chối và đã lấy một người bạn của Petr là anh thợ lái tàu Saveli Nikitich Tiverzin.
Sáu năm sau cái chết thảm khốc của Saveli Tiverzin (ông bị thiêu cháy năm 1888 trong một vụ đụng xe lửa làm chấn động dư luận đương thời). Petr lại đến cầu hôn lần nữa, và bà Marfa Gavrilovna lại khước từ. Từ đó Petr bắt đầu uống rượu và trở nên hung dữ, để trả thù cái thế giới mà lão cho rằng đã gây cho lão tất cả những buồn phiền hiện tại.
Yuxupka là con bác lao công Ghimazetdin ở khu nhà Tiverzin đang sống. Tại xưởng, Tiverzin đứng ra che chở chú bé, và cũng vì thế chú lại càng bị lão Petr căm ghét.
- Mày cầm giũa như thế à, cái thằng da vàng khốn kiếp này! - Lão Petr hét lên, nắm tóc Yuxupka và đập vào gáy chú bé.
- Mày giũa gang thế này à, đồ mọi đen, thằng Ả Rập mắt xếch?
- Tao hỏi mày, có phải mày định làm hỏng việc của tao thì bảo?
- Ái ái dau quá! Cháu xin ông, cháu không dám thế nữa, ôi đau quá.
- Đã bảo đi bảo lại hàng nghìn lần là trước khi vặn chặt ốc phải xoay cái trục cái đã, nhưng nó lại cứ làm theo lối riêng của nó. Đồ chó đẻ, suýt nữa làm gãy cái trục của người ta.
- Thưa ông, cháu có động đến cái trục đâu ạ, thật tình cháu không động đến.
Lúc đó Tiverzin rẽ đám đông chạy vào.
- Thằng bé làm gì mà lão hành hạ nó thế?
- Người ta đang ẩu đả thì đừng có dính vào, - Lão Petr xẵng giọng.
- Tôi hỏi lão vì cớ gì mà lão hành hạ thằng bé?
- Còn tôi thì mời ông xéo đi cho, thưa ông chỉ huy. Tôi tha giết nó là phúc, cái thằng khốn kiếp ấy, suýt nữa nó làm gãy cái trục của tôi. Đáng ra nó phải hôn tay tôi để cảm ơn tôi đã tha chết cho nó, cái thằng quỷ mắt lé ấy. Đằng này tôi mới chỉ véo tai, túm tóc, dạy bảo nó chứ có gì đâu.
- Vậy là chỉ vì thế mà lão định giết nó hả, lão Petr? Lão nên biết xấu hổ thì mới phải. Một bậc thợ cả già đời mà vẫn ngu!
- Xéo đi xéo ngay di trong lúc mày còn lành lặn. Mày đòi lên mặt dạy tao hả, đồ chó dái, tao thì móc họng mày ra. Mẹ mày đã ngủ với trai trên đống tà vẹt, trước mặt cha mày, rồi đẻ ra mày, quân đàng điếm. Cái con mẹ mày tao còn lạ gì, cái đồ mèo chuột, cái quân đĩ thoã lẳng lơ ấy!
Toàn bộ chuyện xảy ra tiếp đó không đầy một phút. Trên bàn thợ để ngổn ngang các loại dụng cụ đồ nghề và các cục sắt cả hai chộp lấy mỗi người một thứ làm khí giới và hẳn là sẽ giết nhau, nếu ngay lúc đó mọi người không đổ xô lại lôi họ ra.
Lão Petr và Tiverzin đứng đối diện nhau, mặt tái nhợt, đầu chúi ra đằng trước đến mức gần chạm trán vào nhau, mắt đỏ nọc. Đôi bên tức quá, chỉ hằm hè không thốt được câu nào.
Người ta ghìm chặt tay họ lại đằng sau. Cả hai cứ vùng vẫy, vặn vẹo cả người, cố gắng giằng tay ra, kéo theo cả từng đám bạn đang đeo bám. Áo ngoài và sơ mi của họ bật cúc, để trơ cả vai ra. Xung quanh họ không ngớt tiếng ồn ào.
- Cái dùi kìa! Giằng cái dùi ra, kẻo nó chọc thủng sọ thằng cha kia bây giờ.
- Này lão Petr, có chịu đứng yên không, chúng tôi bẻ quặt tay lão cho coi!
- Mất công có thể chúng làm gì mãi? Lôi chúng đi nhốt mỗi thằng một chỗ là xong chuyện.
Đột nhiên, bằng một cố gắng phi thường, Tiverzin gạt văng cả chùm người đang bám chặt anh, tiện đà anh vọt ngay ra cửa. Mọi người định chạy theo níu giữ, nhưng thấy anh không có vẻ quay lại đánh nhau, nên họ lại thôi. Anh đóng sầm cửa, bước đi không thèm ngoái lại. Xung quanh anh là đêm tối và sự ẩm ướt của mùa thu. Anh lẩm bẩm: "Mình muốn điều hay cho họ, mà họ chỉ rắp tâm hại mình". Anh không biết mình đang đi đâu và để làm gì.
Cái xã hội đê tiện và gian lận, nơi một bà quý tộc giàu sang nhìn đám cần lao ngớ ngẩn bằng nửa con mắt, còn một con sâu rượu, nạn nhân của chế độ ấy, lấy làm thích thú được hành hạ chửi bới những người cùng cảnh ngộ, cái xã hội đó, Tiverzin chưa bao giờ thấy căm ghét bằng lúc này. Anh bước nhanh, tựa hồ dáng đi vội vã của anh có thể làm gần lại cái thời mọi chuyện trên đời sẽ trở nên hợp lý và hoà hợp như điều khối óc cuồng nhiệt của anh đang tưởng tượng. Anh biết rằng các khát vọng của bọn anh trong những ngày vừa qua, tình trạng lộn xộn trên tuyến đường, các lời phát biểu tại các cuộc họp và quyết định bãi công, tuy chưa được thực hiện song cũng chưa bị bãi bỏ, - tất cả những thứ đó đều là từng chặng riêng trên con đường lớn sẽ đi.
Nhưng lúc này anh hăng hái muốn chày một hơi hết toàn bộ quãng đường dài ấy mà không cần dừng nghỉ. Anh chưa hiểu mình đang sải bước đi đâu, nhưng đôi chân của anh thì biết rõ nó đang đưa anh đến chốn nào.
Rất lâu Tiverzin không ngờ, rằng sau khi anh và Antipop bỏ ra về, Uỷ ban họp trong căn nhà hầm đã quyết định công bố lệnh đình công ngay tối hôm đó. Các thành viên của Uỷ ban cũng đã phân công ngay với nhau, ai sẽ đi đâu và làm gì, ở khu vực nào. Khi từ xưởng sửa chữa đẩu máy bật ra tiếng còi tín hiệu, thoạt đầu còn khàn khàn, sau mỗi lúc một trong và đều như tiếng kêu tự đáy lòng Tiverzin, thì đã có những đoàn người xuất phát từ đề- pô và từ ga hàng hoá, nhập bọn với một đoàn người vừa bỏ việc theo hiệu còi của Tiverzin phát ra tại gian nồi hơi, để cùng tiến vào thành phố từ chỗ cột tín hiệu cho tàu vào ga.
Trong nhiều năm, Tiverzin cứ tưởng rằng đêm hôm ấy một mình anh đã làm ngừng toàn bộ công việc giao thông trên tuyến đường. Mãi đến ngày bị đưa ra toà, bị ghép vào nhiều tội trong đó không hề có tội xúi giục bãi công, anh mới hiểu ra sự thật. Người ta chạy ra hỏi: "Kéo còi có việc gì vậy? Họ gọi đi đâu thế?" Rồi tiếng trả lời từ trong bóng tối: "Điếc hay sao mà không nghe thấy còi báo động. Gọi đi chữa cháy đấy". - "Cháy ở đâu vậy" "Nếu người ta kéo còi, ắt là có hoả hoạn ở đâu đó".
Những tiếng sập cửa, thêm những người mới bước ra. Vài giọng nói khác vang lên.
- Nói bậy đấy, cháy đâu mà cháy! Đồ dân quê! Đừng nghe lời bọn ngốc. Tiếng còi ấy là hiệu lệnh bãi công, hiểu chưa?
- Đây, xin giao trả dây cương và roi ngựa, từ nay tôi chẳng hầu hạ ông nữa. Về nhà thôi, anh em ơi.
Người ta bỏ việc ra về mỗi lúc một nhiều. Công nhân xe lửa đã bãi công.
- Nhanh lên bác, - Tiverzin giục, - Tôi không ngại tụi mật thám theo dõi, mà biết rằng cuộc bàn cãi dai dẳng ấy sắp kết thúc, các cha ấy sẽ chui ra khỏi nhà hầm và đuổi kịp chúng mình. Tôi thì tôi ghét mặt các cha ấy lắm rồi. Nếu cứ dây dưa mãi thế, thì thà đừng có đề xuất chuyện lớn. Đã vậy lập ra Uỷ ban để làm gì, và nếu cả gan chơi với lửa, sao cứ lẩn tránh như chuột chũi! Và còn bác nữa, cũng hay gớm, lại đi ủng hộ cái thằng cha thỏ đế, đại diện tuyến đường Nicolaiev ấy làm gì.
- Bà Daria nhà tôi bị bệnh thương hàn. Chắc phải đưa đi nhà thương. Chưa lo liệu xong việc ấy, thì tôi chẳng nghĩ ra chuyện gì được.
- Nghe đâu hôm nay là ngày phát lương. Tôi sé ghé qua sở xem sao. Nếu không phải ngày lĩnh tiền, thì thề có Chúa, tôi đã mặc xác các ông và không chút do dự tự giải quyết dứt điểm cái vụ dây dưa này.
- Cậu định giải quyết bằng cách nào, nói nghe thử.
- Có gì đâu. Tôi chỉ việc xuống gian nồi hơi, kéo còi làm hiệu là xong.
Họ từ giã nhau rồi mỗi người đi một ngả.
Tiverzin theo đường xe lửa đi về phía thành phố. Anh gặp rất nhiều người đi lĩnh lương về. Anh ước lượng rằng số người còn lại ở ga chẳng bao nhiêu.
Trời bắt đầu sẩm tối. Ở bãi trống trước trụ sở phát lương, những anh em thợ nghỉ việc đang túm nhau nói chuyện dưới ánh đèn của trụ sở. Chiếc xe ngựa của Fufolygin đứng chực sẵn ở cổng bãi. Bà vợ ông kỹ sư ngồi trong xe với tư thế cũ, tựa hồ bà ta vẫn yên vị ở đó từ sáng tới giờ. Bà ta đang chờ ông chồng vào sở lĩnh lương.
Đột nhiên mưa tuyết đổ xuống. Người đánh xe vội tụt xuống đất để kéo cái mũ da lên, trong lúc bác ta tì một chân lên đuôi xe để kéo căng các gọng mui, bà Fufolygin ung dung ngồi ngắm các bông tuyết lẫn nước trắng bạc như hạt cườm đang thấp thôáng dưới ánh đèn trụ sở. Bà ta ném cái nhìn mơ màng, bất động phía trên đầu đám thợ, với vẻ mặt như muốn bảo họ rằng, nếu cần, cái nhìn ấy có thể dễ dàng xuyên qua người họ như xuyên qua một đám sương mù hay mưa bụi.
Tiverzin vô tình bắt gặp vẻ mặt đó. Anh bị nó khuất phục. Anh đi ngang qua, không chào bà ta và quyết định chốc nữa mới vào lĩnh lương để khỏi chạm trán chồng bà ta trong đó. Anh đi về phía dãy xưởng thiếu ánh sáng, nơi có cái vòng quay đen đen với những đường ray hình sao chạy vào đề- pô.
- Tiverzin! Kuprich! - Từ trong bóng tối có mấy tiếng gọi anh vọng ra. Một tốp người tự tập trước dãy xưởng. Bên trong có tiếng ai đó quát tháo và hếng khóc của một chú bé. Một phụ nữ đứng trong đám đông gọi - Anh Tiverzin ơi, vào mà bênh thằng nhỏ đi!
Lão thợ cả Petr Khudoleev lại đang đánh đập chú bé học việc tên là Yuxupka nạn nhân thường ngày của lão.
Lão thợ cả xưa kia đâu phải là kẻ rượu chè, thích hành hạ đám thợ nhỏ mới học nghề và ưa gây sự đánh lộn. Đã có thời nhiều cô con gái các nhà buôn và mục sư ở khu kỹ nghệ ngoại ô Moskva từng để mắt đến tay thợ điển trai ấy. Hồi đó, bà mẹ của Tiverzin mới học xong trường nhà xứ, đã được Petr cầu hôn, nhưng bà từ chối và đã lấy một người bạn của Petr là anh thợ lái tàu Saveli Nikitich Tiverzin.
Sáu năm sau cái chết thảm khốc của Saveli Tiverzin (ông bị thiêu cháy năm 1888 trong một vụ đụng xe lửa làm chấn động dư luận đương thời). Petr lại đến cầu hôn lần nữa, và bà Marfa Gavrilovna lại khước từ. Từ đó Petr bắt đầu uống rượu và trở nên hung dữ, để trả thù cái thế giới mà lão cho rằng đã gây cho lão tất cả những buồn phiền hiện tại.
Yuxupka là con bác lao công Ghimazetdin ở khu nhà Tiverzin đang sống. Tại xưởng, Tiverzin đứng ra che chở chú bé, và cũng vì thế chú lại càng bị lão Petr căm ghét.
- Mày cầm giũa như thế à, cái thằng da vàng khốn kiếp này! - Lão Petr hét lên, nắm tóc Yuxupka và đập vào gáy chú bé.
- Mày giũa gang thế này à, đồ mọi đen, thằng Ả Rập mắt xếch?
- Tao hỏi mày, có phải mày định làm hỏng việc của tao thì bảo?
- Ái ái dau quá! Cháu xin ông, cháu không dám thế nữa, ôi đau quá.
- Đã bảo đi bảo lại hàng nghìn lần là trước khi vặn chặt ốc phải xoay cái trục cái đã, nhưng nó lại cứ làm theo lối riêng của nó. Đồ chó đẻ, suýt nữa làm gãy cái trục của người ta.
- Thưa ông, cháu có động đến cái trục đâu ạ, thật tình cháu không động đến.
Lúc đó Tiverzin rẽ đám đông chạy vào.
- Thằng bé làm gì mà lão hành hạ nó thế?
- Người ta đang ẩu đả thì đừng có dính vào, - Lão Petr xẵng giọng.
- Tôi hỏi lão vì cớ gì mà lão hành hạ thằng bé?
- Còn tôi thì mời ông xéo đi cho, thưa ông chỉ huy. Tôi tha giết nó là phúc, cái thằng khốn kiếp ấy, suýt nữa nó làm gãy cái trục của tôi. Đáng ra nó phải hôn tay tôi để cảm ơn tôi đã tha chết cho nó, cái thằng quỷ mắt lé ấy. Đằng này tôi mới chỉ véo tai, túm tóc, dạy bảo nó chứ có gì đâu.
- Vậy là chỉ vì thế mà lão định giết nó hả, lão Petr? Lão nên biết xấu hổ thì mới phải. Một bậc thợ cả già đời mà vẫn ngu!
- Xéo đi xéo ngay di trong lúc mày còn lành lặn. Mày đòi lên mặt dạy tao hả, đồ chó dái, tao thì móc họng mày ra. Mẹ mày đã ngủ với trai trên đống tà vẹt, trước mặt cha mày, rồi đẻ ra mày, quân đàng điếm. Cái con mẹ mày tao còn lạ gì, cái đồ mèo chuột, cái quân đĩ thoã lẳng lơ ấy!
Toàn bộ chuyện xảy ra tiếp đó không đầy một phút. Trên bàn thợ để ngổn ngang các loại dụng cụ đồ nghề và các cục sắt cả hai chộp lấy mỗi người một thứ làm khí giới và hẳn là sẽ giết nhau, nếu ngay lúc đó mọi người không đổ xô lại lôi họ ra.
Lão Petr và Tiverzin đứng đối diện nhau, mặt tái nhợt, đầu chúi ra đằng trước đến mức gần chạm trán vào nhau, mắt đỏ nọc. Đôi bên tức quá, chỉ hằm hè không thốt được câu nào.
Người ta ghìm chặt tay họ lại đằng sau. Cả hai cứ vùng vẫy, vặn vẹo cả người, cố gắng giằng tay ra, kéo theo cả từng đám bạn đang đeo bám. Áo ngoài và sơ mi của họ bật cúc, để trơ cả vai ra. Xung quanh họ không ngớt tiếng ồn ào.
- Cái dùi kìa! Giằng cái dùi ra, kẻo nó chọc thủng sọ thằng cha kia bây giờ.
- Này lão Petr, có chịu đứng yên không, chúng tôi bẻ quặt tay lão cho coi!
- Mất công có thể chúng làm gì mãi? Lôi chúng đi nhốt mỗi thằng một chỗ là xong chuyện.
Đột nhiên, bằng một cố gắng phi thường, Tiverzin gạt văng cả chùm người đang bám chặt anh, tiện đà anh vọt ngay ra cửa. Mọi người định chạy theo níu giữ, nhưng thấy anh không có vẻ quay lại đánh nhau, nên họ lại thôi. Anh đóng sầm cửa, bước đi không thèm ngoái lại. Xung quanh anh là đêm tối và sự ẩm ướt của mùa thu. Anh lẩm bẩm: "Mình muốn điều hay cho họ, mà họ chỉ rắp tâm hại mình". Anh không biết mình đang đi đâu và để làm gì.
Cái xã hội đê tiện và gian lận, nơi một bà quý tộc giàu sang nhìn đám cần lao ngớ ngẩn bằng nửa con mắt, còn một con sâu rượu, nạn nhân của chế độ ấy, lấy làm thích thú được hành hạ chửi bới những người cùng cảnh ngộ, cái xã hội đó, Tiverzin chưa bao giờ thấy căm ghét bằng lúc này. Anh bước nhanh, tựa hồ dáng đi vội vã của anh có thể làm gần lại cái thời mọi chuyện trên đời sẽ trở nên hợp lý và hoà hợp như điều khối óc cuồng nhiệt của anh đang tưởng tượng. Anh biết rằng các khát vọng của bọn anh trong những ngày vừa qua, tình trạng lộn xộn trên tuyến đường, các lời phát biểu tại các cuộc họp và quyết định bãi công, tuy chưa được thực hiện song cũng chưa bị bãi bỏ, - tất cả những thứ đó đều là từng chặng riêng trên con đường lớn sẽ đi.
Nhưng lúc này anh hăng hái muốn chày một hơi hết toàn bộ quãng đường dài ấy mà không cần dừng nghỉ. Anh chưa hiểu mình đang sải bước đi đâu, nhưng đôi chân của anh thì biết rõ nó đang đưa anh đến chốn nào.
Rất lâu Tiverzin không ngờ, rằng sau khi anh và Antipop bỏ ra về, Uỷ ban họp trong căn nhà hầm đã quyết định công bố lệnh đình công ngay tối hôm đó. Các thành viên của Uỷ ban cũng đã phân công ngay với nhau, ai sẽ đi đâu và làm gì, ở khu vực nào. Khi từ xưởng sửa chữa đẩu máy bật ra tiếng còi tín hiệu, thoạt đầu còn khàn khàn, sau mỗi lúc một trong và đều như tiếng kêu tự đáy lòng Tiverzin, thì đã có những đoàn người xuất phát từ đề- pô và từ ga hàng hoá, nhập bọn với một đoàn người vừa bỏ việc theo hiệu còi của Tiverzin phát ra tại gian nồi hơi, để cùng tiến vào thành phố từ chỗ cột tín hiệu cho tàu vào ga.
Trong nhiều năm, Tiverzin cứ tưởng rằng đêm hôm ấy một mình anh đã làm ngừng toàn bộ công việc giao thông trên tuyến đường. Mãi đến ngày bị đưa ra toà, bị ghép vào nhiều tội trong đó không hề có tội xúi giục bãi công, anh mới hiểu ra sự thật. Người ta chạy ra hỏi: "Kéo còi có việc gì vậy? Họ gọi đi đâu thế?" Rồi tiếng trả lời từ trong bóng tối: "Điếc hay sao mà không nghe thấy còi báo động. Gọi đi chữa cháy đấy". - "Cháy ở đâu vậy" "Nếu người ta kéo còi, ắt là có hoả hoạn ở đâu đó".
Những tiếng sập cửa, thêm những người mới bước ra. Vài giọng nói khác vang lên.
- Nói bậy đấy, cháy đâu mà cháy! Đồ dân quê! Đừng nghe lời bọn ngốc. Tiếng còi ấy là hiệu lệnh bãi công, hiểu chưa?
- Đây, xin giao trả dây cương và roi ngựa, từ nay tôi chẳng hầu hạ ông nữa. Về nhà thôi, anh em ơi.
Người ta bỏ việc ra về mỗi lúc một nhiều. Công nhân xe lửa đã bãi công.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook